Nhận định, soi kèo Farashganj SC vs Arambagh KS, 15h45 ngày 27/3: Nỗi buồn xa nhà
本文地址:http://jp.tour-time.com/news/8b693223.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Kashiwa Reysol vs Tokyo Verdy, 12h00 ngày 29/3: Tin vào chủ nhà
Chồng dắt tôi về nhà ra mắt, bà chê lên chê xuống. Ngay trước cả mặt tôi bà nhận xét "bé nhỏ thế này chắc không đẻ được đâu", "hay gì cái ngữ học hành, người ta nói nghèo như kẻ sĩ". Tôi chỉ gầy gò chứ cao cũng được tầm mét sáu, mà bị bà chê vậy tôi rất buồn. Tôi theo đuổi học hành là niềm tự hào của bố mẹ, nhưng sang nhà bạn trai ngay lập tức trở thành "cái ngữ vứt đi".
Mẹ chồng còn đánh tiếng sang tận nhà tôi, là tôi đừng mong lấy con trai bà, vì bà không bao giờ đồng ý. Rất nản lòng, tôi đã nói với chồng tôi khi đó rằng yêu nhau thì phải được hai bên gia đình chấp nhận mới tiến tới, còn không thì thôi, đừng làm lỡ dở đời nhau. Tôi có ý chia tay để đi tìm người đàn ông khác, nhưng anh không chịu.
Vì rất thương yêu tôi nên chồng tôi kiên nhẫn thuyết phục mẹ, tới chừng một năm sau anh mới vui vẻ báo với tôi rằng mẹ đã đồng ý cho hai đứa kết hôn rồi. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, cưới xong về nhà chồng là tôi "lãnh đủ" với mẹ.
Tôi làm gì mẹ cũng không vừa ý. Tôi nấu ăn mẹ bữa chê mặn bữa chê nhạt, có trưa ở nhà với con dâu mẹ mang cả nồi canh hắt đổ đi, nhất quyết không ăn nhưng chiều khi chồng tôi đi làm về thì mẹ lại mách tôi tội bỏ đói mẹ chồng.
5 giờ sáng tôi dậy quét sân đun nước thì mẹ mắng "mày làm cái gì quèn quẹt trước sân, không để cho ai ngủ à, muốn tao chết sớm à". 7 giờ sáng tôi chưa dậy thì cả ngày mẹ ngân nga "giàu đâu những kẻ ngủ trưa, sang đâu những kẻ say sưa tối ngày".
Tôi đối đãi rất thảo với họ hàng nhà chồng, thì mẹ bảo "con này thâm, nó lôi kéo cả họ hàng đối đầu tao đấy". Tôi đi làm cô giáo, đêm khuya chong đèn chấm bài cho học sinh, ngày đến trường giảng dạy không hỗ trợ mẹ làm hàng như các chị em dâu khác, mẹ càng có cớ nói tôi lười nhác việc gia đình.
Tôi từng bức xúc ghê gớm vì mẹ ăn không nói có, dựng ngược chuyện để mách tội tôi với chồng. Nhiều khi tôi khóc một mình bởi trong lòng ấm ức quá. Chồng rất thương tôi, bảo tôi hãy vì anh mà cố gắng, đừng trách mẹ. Nhưng đã có lúc tôi chịu không nổi, nói tôi với anh chia tay đi, chứ tôi sống không nổi với mẹ chồng. Sau buổi nói chuyện đó của hai vợ chồng, chồng tôi nhất mực xin phép bố mẹ cho vợ chồng tôi ra ở riêng. Vừa vặn lúc chồng tôi xin được cái nhà tập thể cơ quan phân cho, vợ chồng con cái dọn ra đấy sống. Buổi đầu chẳng có gì, thiếu thốn đủ thứ nhưng tôi ngập tràn hạnh phúc.
Chồng tôi vẫn qua lại thăm nom bố mẹ anh ấy rất đều, thỉnh thoảng lại mua món nọ đồ kia cho các cụ nhưng lại bảo là do tôi mua gửi biếu. Anh cũng hay mang đồ về nhà cho tôi, cũng nói là do bà nội gửi. Tháng đôi ba lần tôi cũng sang nhà nội thăm bố mẹ chồng, tôi chủ động mua quà bánh, quần áo biếu bố mẹ. Thấy tình cảm giữa tôi và mẹ bớt căng thẳng hơn.
Thế rồi có đợt mẹ ngã gãy chân, phải bó bột đến một hai tháng. Các em dâu đều không muốn chăm mẹ vì mẹ khó quá, nên tôi bảo chồng đưa mẹ về đây tôi chăm, nhà tôi cũng gần bệnh viện hơn, tiện đường cho mẹ đi khám. Lúc này chúng tôi đã không còn ở nhà tập thể, mà xây được một cái nhà khá khang trang rồi.
Tính cách tôi trước giờ vẫn vậy, dù mẹ đối xử với mình ra sao thì mình vẫn đối đãi rất thật lòng. Tôi chăm mẹ mỗi ngày, cơm nước đủ 3 bữa mang vào tận giường, đấm bóp hỏi han, hỏi mẹ đau chỗ nào tôi day bóp cho, hỏi mẹ có cần gì nữa tôi mua cho, nhưng tôi không chiều mẹ thái quá, cũng không chịu để mẹ mắng chửi tôi nữa, có gì bà quá lời là tôi cũng nói luôn. Cứ thế, riết rồi hôm nào tôi bận đi đâu không có nhà, con trai chăm, mẹ còn khó chịu vì không được như con dâu chăm mẹ.
Mẹ bắt đầu khen tôi trước mặt chồng tôi, bà nói tôi coi vậy mà lại là đứa tốt tính nhất nhà, chân thành nhất nhà, sau rồi có cái gì mẹ cũng bảo nhớ phần cho tôi. Mẹ có tuổi rồi không làm hàng nữa mà truyền nghề lại hẳn cho gia đình các con. Nhà mẹ để không, còn mẹ lại sang nhà chúng tôi ở. Mẹ làm di chúc bảo cái nhà của mẹ giao cho vợ chồng tôi, nhưng tôi gạt đi, bảo giờ mẹ vẫn khỏe mạnh ở với các con thì cái nhà cứ để nguyên đó, sau này bố mẹ mà khuất núi, nhà sẽ thành nơi chúng tôi về hương khói cho ông bà, nếu phải bán đi thì tất cả các con của ông bà cũng đều sẽ có phần trong đó.
Giờ mẹ chồng rất thương yêu tôi, thương nhất trong các nàng dâu. Mẹ cũng có tuổi rồi không còn ghê gớm như xưa, không mắng chửi đứa nào nữa. Tôi mong mẹ có thể sống lâu sống thọ cùng các con các cháu, đó là cái phúc của gia đình.
Các bạn trẻ, đừng sớm nản lòng nếu phải làm dâu mẹ chồng khó tính, chân thành đối đãi rồi đôi bên sẽ hiểu nhau. Chồng là người mà tôi rất biết ơn, nhờ có anh, mối quan hệ của tôi với mẹ đã trở nên tốt đẹp hơn cả sự mong đợi.
Theo Dân Trí
Khi bị tôi phát hiện chuyện ngoại tình, anh ta không hối lỗi mà bắt tôi lựa chọn, một là chấp nhận chung chồng, hai là ra đi tay trắng.
">Mẹ chồng siêu khó tính rồi cũng phải phục con dâu chân thành
Tháng 5/2020, cặp đôi chuyển về nhà mới và bắt tay vào thực hiện dự án đặc biệt của mình. Họ lên danh sách những món đồ dùng cần có, bao gồm rèm cửa, giường, tủ, ghế sofa, các loại kệ… Brett xung phong làm đồ gỗ và các việc nặng, còn Thu nhận nhiệm vụ may rèm, chăn, ga, gối, đệm…
Là những người thích phong cách sống tối giản và tái chế đồ đạc, cặp đôi ưu tiên sửa lại những món đồ cũ, dùng những chất liệu thân thiện với sức khoẻ và môi trường.
Khi dọn vào căn nhà mới gần như trống trơn, họ chỉ đặt tạm tấm đệm xuống sàn nhà để ngủ, lấy vài bộ quần áo không quá cầu kỳ để mặc luân phiên. Đồ nấu ăn chỉ có 2 chiếc nồi, 1 cái chảo gang, vài chiếc đĩa, 2 bộ dao dĩa và vài lọ gia vị. Còn lại tất cả những món đồ không cần dùng, hoặc ít dùng, họ vẫn để nguyên trong hộp rồi để ở phòng kho hoặc phòng ngủ.
“Chúng mình vẫn nấu và ăn cùng nhau mỗi ngày. Nếu trước kia bàn ăn được sắp xếp gọn gàng thì giờ chúng mình lấy hộp gỗ làm bàn, đám gỗ đang dở dang làm ghế, cơm vẫn ngon mà cuộc sống của 2 đứa lại nhiều màu sắc hơn” – Hoài Thu chia sẻ về những ngày nhà cửa còn ngổn ngang.
![]() |
Bộ sofa tốn nhiều thời gian nhất của cặp vợ chồng trẻ. Trong khi Brett đóng ghế thì Thu may vỏ đệm và gối dựa. |
![]() |
Chiếc ghế sofa đang thành hình. |
Những ngày mới bắt đầu, họ mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện một món đồ, vì phải vừa học vừa thực hành. “Anh là người có khả năng tự học tốt và rất ham học hỏi. Những lúc rảnh hay cần làm chi tiết gì chưa chắc chắn lắm, anh lại ngồi xem Youtube hoặc các trang DIY nhiều giờ liền, bao giờ thấy thật ưng thì mới thôi”.
Về sau, khi công việc đã quen thì tốc độ làm nhanh hơn rất nhiều. Nếu không kể thời gian chờ dầu Trẩu khô (loại dầu để bảo vệ đồ gỗ), thì cặp đôi mất khoảng 7-10 ngày để hoàn thiện chiếc giường, 2-3 ngày cho cái tủ, kệ bếp đơn giản nên chỉ cần 2-3 tiếng. Trong khi đó, Thu may rèm cửa mất khoảng nửa ngày một bộ, nhưng ghế sofa thì mất khoảng 1 tuần…
Sau hơn 2 tháng, Thu và Brett đã hoàn thiện những món đồ thiết yếu nhất. Tuy nhiên, sau đó cặp đôi vừa phải đi làm vừa tranh thủ thời gian rảnh rỗi nên đến hơn 1 năm sau, họ mới hoàn thiện mảnh rèm cửa cuối cùng của căn hộ.
![]() |
Chiếc giường, kệ quần áo, ghế ngồi, chăn ga gối đệm, rèm cửa... đều là sản phẩm "nhà làm". |
![]() |
Họ chọn cách đóng tủ quần áo dạng mở để nhắc mình luôn phải sắp xếp đồ gọn gàng. |
Nhớ lại hơn 1 năm qua, Thu chia sẻ: “Thời điểm chúng mình mới bắt đầu dự án này, căn hộ của chúng mình vừa là chỗ ăn ở, vừa là cái xưởng của 2 đứa. Có hôm đi làm về mệt quá mà nhìn đồ đạc trong nhà bừa bộn, bụi bặm, lại không biết đến ngày nào mới xong mình thấy nản ghê gớm, thế là mình rưng rưng nước mắt nói với anh cảm xúc của mình. Anh lại rỉ mật vào tai, thế là mình cũng quên hết mệt mỏi luôn”.
Và những ngày sau, mỗi khi làm xong việc sớm hoặc biết Thu sắp về, Brett lại chủ động dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để khi vợ về không phải cáu bẳn nữa. Đó cũng là một đức tính mà Thu rất trân trọng ở chồng.
![]() |
Chiếc ghế được nhặt từ bãi rác về, hai vợ chồng tháo ra giữ lại khung ghế và may thêm đệm ngồi. |
Suốt hơn 1 năm cùng nhau thực hiện dự án cho ngôi nhà nhỏ, ngoài việc giảm được rất nhiều chi phí thuê nhà và mua đồ mới, điều mà cặp đôi nhận được nhiều nhất là sự kết nối với mỗi món đồ trong nhà. Bởi vì mỗi sản phẩm dường như đều có tâm hồn riêng sau khi được hoàn thành.
“Thỉnh thoảng, Brett còn ngồi nói chuyện với mấy khúc gỗ như nói chuyện với con mình, hoặc vuốt ve mấy thanh gỗ rồi nói với mình ‘Anh yêu tất cả những chi tiết trên thanh gỗ này, cả những mấu tròn, cả những chỗ chưa hoàn hảo của nó’. Đó là thứ kết nối mà với mình việc mua những sản phẩm làm sẵn khó có được”.
![]() |
Căn bếp xinh xắn nơi hai vợ chồng cùng nhau nấu nướng, dọn dẹp. |
Hiện tại, cả 2 vợ chồng Thu và Brett đều đang phải ở nhà vì công việc tổ chức các khoá học kỹ năng sống của cặp đôi tạm dừng vì dịch bệnh. Tuy nhiên, họ chọn nhìn vào phần tích cực của vấn đề và tự tìm niềm vui mỗi ngày trong không gian căn hộ của mình.
Những lúc rảnh, họ lại cùng nhau làm thêm mấy món đồ trong nhà, chơi với mèo, may vá, nướng bánh, nấu ăn, hoặc cùng ngồi xem phim với nhau. Cả hai còn có sở thích leo núi, cắm trại, nên nếu nhớ ngủ lều quá họ lại mang lều, trại, bàn ghế ra dựng lên rồi pha trà luôn trong phòng khách. “Tuy không được như cắm trại thật nhưng vẫn vui vô cùng” – Thu chia sẻ.
![]() |
Là người ham học hỏi, Brett vừa tự tìm tòi vừa thực hành từng sản phẩm. |
![]() |
May vá cũng là công việc Thu yêu thích những lúc rảnh rỗi. |
![]() |
Cặp đôi có rất nhiều sở thích chung. Hiện tại, cả hai đang tự tìm niềm vui với những công việc ở nhà trong thời gian giãn cách. |
Đăng Dương
Tranh thủ thời gian nghỉ dịch Covid-19, chị Mỹ Hiền đi gom bã mía, đất, thùng nhựa... mang lên sân thượng tự thiết kế vườn rau. Gần ba tháng sau, chị thu hoạch đủ loại rau cho bữa cơm gia đình.
">Tranh thủ nghỉ dịch Covid
Hội thảo quản lý tài chính cá nhân hút hơn 1.000 sinh viên
Soi kèo góc Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3
Sau thành công của MV cộng đồng Sống như tia nắng mặt trời, một sáng tác của Đình Bảo, Hoàng Mỹ An bất ngờ tiết lộ mối quan hệ thầy trò với nam ca sĩ - nhạc sĩ Đình Bảo - cựu thành viên nhóm nhạc AC&M .
Chia sẻ về ca khúc Sống như tia nắng mặt trời, Đình Bảo cho biết: Tôi đã viết bài hát này nhưng nó đã không còn là bài hát của riêng tôi mà nó đã trở thành bài hát của tất cả những nghệ sĩ tham gia với tôi và là bài hát của tất cả những con tim yêu thương Sài Gòn.
![]() |
Ca sĩ Mỹ An và nhạc sĩ Đình Bảo |
Hai thầy trò cùng nhau kết nối, mời nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong nước lẫn hải ngoại tham gia MV. Trong đó, Đình Bảo sáng tác ca khúc, Hoàng Mỹ An ngoài việc góp giọng, cô nhận lời mời Quang Đăng, Hải Anh, Xuân Thảo, Đình Lộc, Minh Anh, Mạnh Quyền.. những vũ công, biên đạo 'hot' nhất hiện nay góp phần vào thành công của MV.
Hoàng Mỹ An hào hứng kể: "An rất vui khi nhận được lời mời từ anh Đình Bảo cũng là người thầy dạy thanh nhạc của An tại Mỹ, tham gia vào dự án ý nghĩa trong thời điểm dịch bệnh khó khăn tại Việt Nam. Là một người con xa quê, An rất xúc động với những lời hát và hình ảnh khắc hoạ trong bài hát".
Ca sĩ Đình Bảo, hiện sống hạnh phúc tại Mỹ và có một cô con gái lên 4 tuổi. Giọng ca của nhóm AC&M giờ vẫn duy trì việc hát, sáng tác nhạc và dạy âm nhạc.
Trong liveshow của mình, anh tiết lộ với khán giả rằng Hoàng Mỹ An chính là một trong những học trò của mình kể từ khi cô bắt đầu qua Mỹ vì thấy được tiềm năng cũng như thái độ tích cực, làm việc hết mình của An. Nam ca sĩ cũng thừa nhận Hoàng Mỹ An là người học trò tiến bộ rất nhanh trong số tất cả những người học trò của mình.
Với Mỹ An, Đình Bảo là người thầy rất có tâm và có tầm. "Thầy chỉ dạy rất tận tình và có sự mong đợi cao. Thầy không chỉ dạy về kĩ thuật, cách trình diễn giọng hát, mà thầy còn dạy về cách làm việc, cách sống và cái tâm với mọi người".
![]() |
Mỹ An sở hữu gương mặt khả ái và thân hình chuẩn. |
Hoàng Mỹ An sinh năm 1996, từng đoạt giải á quân Thử thách cùng bước nhảy 2013. Dù gặt hái nhiều thành tích ở lĩnh vực nhảy múa, cô vẫn quyết định theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp và hiện là giọng ca độc quyền của trung tâm ca nhạc lớn tại Mỹ. Các ca khúc như 'No More', 'Ngày xuân rực rỡ'... do Hoàng Mỹ An thể hiện trên sân khấu hải ngoại được đông đảo khán giả yêu thích.
Nữ ca sĩ cùng hướng về quê nhà qua những đóng góp thiện nguyện cùng Bếp Thương Sài Gòn, dự án Giving Hope to Vietnam của Chùa Viên Quang kết hợp Hội chữ Thập đỏ huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; chiến dịch Hands for Hope quyên góp hỗ trợ các bạn sinh viên nghèo và những người khuyết tật... Nữ ca sĩ cũng đang kĩ lưỡng phối lại những bài nhạc Latin xưa để sớm ra mắt khán giả.
Xem video: MV Sống như tia nắng mặt trời
Đinh Anh
Bật khóc khi bị người dân mắng mỏ, rưng rưng xúc động khi được người dân dúi vào tay lốc sữa... - những trải nghiệm vui buồn đã giúp cô gái 19 tuổi trưởng thành và trân quý cuộc sống hơn.
">Hoàng Mỹ An tiết lộ về thầy giáo Đình Bảo tại Mỹ
Người chồng với tư tưởng “vợ có thế nào thì cũng phải phục tùng chồng”
Hạnh (33 tuổi) chia sẻ cô và Long kết hôn cách đây 5 năm, hiện tại đã sinh được một bé gái. “Thời điểm làm đám cưới, lương của tôi gấp đôi chồng, song tôi không quá để ý đến điều đó. Bởi tính tôi vốn đề cao tình cảm, hơn nữa cũng tin rằng chồng sẽ không ngừng phấn đấu”, Hạnh nói.
Ai ngờ sau 5 năm, mức lương của Long vẫn là con số 10 triệu, thu nhập của Hạnh đã gấp 6 lần anh. Long có thời gian và đủ sức khỏe nhưng anh không nỗ lực gây dựng sự nghiệp. Anh dành phần lớn tâm trí để bù khú với bạn bè, chơi game, xem phim, bởi vậy mà thu nhập dậm chân tại chỗ. Còn Hạnh dù phải mang thai và sinh con, chăm sóc con nhỏ cùng những trách nhiệm khác nhưng cô vẫn không xao nhãng công việc.
Khi Long chợt nhận ra khoảng cách giữa mình và vợ đã quá xa, anh không hề thấy xấu hổ rồi phấn đấu cho bằng vợ. Ngược lại Long tuyên bố thẳng “vợ có thế nào thì cũng phải phục tùng chồng”. Càng thấy mọi người khen ngợi và ngưỡng mộ Hạnh, Long càng đối xử khắt khe và cay nghiệt với cô để chứng tỏ cái uy của mình.
Hạnh nói gì Long không nghe hết mà lập tức mắng cô xơi xơi, to tiếng át vợ để thấy anh là người đàn ông quyền lực và có tiếng nói trong nhà. Hạnh đi đâu, anh cũng tra khảo, chất vấn gay gắt khiến cô vô cùng mệt mỏi. Mọi chuyện trong nhà chủ yếu trông chờ vào thu nhập của cô nhưng đi làm thêm tăng ca mà Hạnh phải xin phép chồng, nói mãi Long mới đồng ý.
Hạnh cho biết: “Anh ấy về nhà không động tay vào việc gì, cũng không cho tôi thuê người giúp việc. Song hễ vợ làm không chu toàn là kiếm cớ chê bai không tiếc lời. Ban đầu tôi vẫn nín nhịn vì muốn giữ nhà cửa êm ấm, nghĩ rằng từ từ khuyên bảo thì anh sẽ thay đổi. Nhưng đúng là chuyện gì cũng có giới hạn mà thôi”.
Tức nước vỡ bờ
Vừa đi làm chịu áp lực công việc, về lại quán xuyến việc nhà và chăm sóc con nhỏ, thêm sự đè nén tinh thần từ chồng, Hạnh thực sự không thể chịu đựng hơn được nữa.
Hôm đó cô xin nghỉ làm về sớm vì bị đau đầu, con gái đành nhờ bà ngoại đón về bên đó tắm rửa, cho ăn giúp. Gần 7h tối Long mới về đến nhà sau cuộc họp mặt ngắn với bạn bè, đồng nghiệp ngoài quán bia.
Vừa mở cửa, như thể muốn khẳng định vị thế của mình trong gia đình, Long đá văng giày, đóng mạnh cửa, ồn ào quát gọi vợ. Và bình thường Hạnh sẽ là người đi sau để thu dọn tất cả mớ hỗn độn ấy.
“Tìm được tôi đang nằm nghỉ trong phòng ngủ, chồng tức giận ném cả đống quần áo dài vừa cởi và chiếc cặp đi làm lên người vợ rất mạnh. Chẳng hỏi han lấy một câu, anh ấy sa sả mắng tôi lười biếng không chịu chăm chút việc nhà, đến giờ đó mà cơm nước còn chưa có, đừng cậy làm ra tiền mà lên mặt”, Hạnh tâm sự.
Sự chán chường lên đến cực điểm, Hạnh bật dậy cầm những thứ mà chồng vừa ném vào người mình, dùng hết sức quăng trả lại cho Long. “Ly hôn đi! Tôi nợ gì anh mà phải sống như thế này?”, Hạnh buông một câu ngắn gọn rồi ngay lập tức thu dọn đồ đạc về bên nhà mẹ đẻ với con. Cô không chê chồng lười biếng, thiếu chí tiến thủ, chấp nhận nín nhịn đủ điều vì gia đình. Nhưng cuối cùng cô nhận được gì ngoài việc chồng ngày càng được đà lấn tới?
“Từ đó tới nay đã 2 tháng, anh ấy từng tới xin lỗi mong đón vợ con về nhưng tôi không đồng ý. Nếu có đoàn tụ với chồng cũng không phải là bây giờ. Chồng tôi cần thời gian để nhận ra mình sai ở đâu rồi sửa đổi. Bản thân tôi đồng thời cần xem xét thành ý của anh ấy tới đâu. Tôi nhận ra phụ nữ không nên nín nhịn những điều vô lý quá đáng, bởi càng nhún nhường thì sẽ càng phải chịu thêm đau khổ mà thôi”, Hạnh chia sẻ.
Theo Gia đình & Xã hội
Luân nhìn Miên mang lá đơn ly hôn 4 tháng trước anh từng đưa cho cô đi nộp, trong lòng đau xót và hối hận vô vàn.
">Vợ lương cao gấp 6 lần nhưng lúc nào cũng phải khép nép vì chồng gia trưởng
"Bài toán từ mấy thế kỷ mà bây giờ vẫn thấy khó vậy sao? Rồi bao nhiêu thành tựu về khoa học, văn hóa, nghệ thuật của thế giới mà chúng ta đang được tận hưởng như điện thoại, máy tính, internet hay những tác phẩm văn học nổi tiếng... đều xuất phát từ những quốc gia khác chứ không phải xuất phát từ đất nước mình. Hóa ra mình chỉ thường là người tiếp nhận tri thức chứ không phải là người tạo ra tri thức", tôi chợt nghĩ vậy.
Mang những suy nghĩ này nên tôi hay quan tâm đến "giáo dục khai phóng". Theo nhiều chuyên gia thì mô hình này là trang bị cho người học năng lực thích ứng với thay đổi trong môi trường công việc và xã hội nhờ phông nền kiến thức rộng và những kỹ năng sống còn như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Khi đi dạy học, tôi được biết việc thúc đẩy tính tích cực trong học tập của học sinh luôn là việc mà ngành giáo dục chú trọng. Trong giáo dục hiện đại, ngành Giáo dục luôn mong muốn có những tiết học mà người giáo viên chỉ đóng vai trò điều hành, giữ nhịp; còn các em học sinh mới là người chủ động tìm tòi, phát hiện... Nhưng từ trước nay, giờ lên lớp của chúng tôi thường theo một công thức sẵn có: kiểm tra bài cũ, giảng bài mới theo kiểu thầy giảng trò chép, tổng kết bài học, rồi giao bài tập cho học sinh.
Tuy nhiên, do được học hỏi nhiều và tự tìm hiểu, nên tôi đã nhận thấy rằng cách giảng dạy như vậy chứa nhiều bất cập: lớp học có thể trật tự, nhưng hiệu quả không cao, cách giải thường chỉ do thầy cô giáo làm mẫu, học sinh bắt chước chứ không hiểu sâu bài học...
>> 12 năm học Toán, Lý, Hóa cũng chỉ để quên
Được lãnh đạo nhà trường khuyến khích, tôi cùng nhiều giáo viên trong trường cố gắng thay đổi từng bước. Ngoài việc khơi gợi niềm yêu thích, đam mê, tôi luôn tuyệt đối tôn trọng mỗi học sinh của mình. Với tôi, từ mẫu giáo đến lớp 12, học sinh luôn là chủ thể có suy nghĩ, chính kiến..., dù đúng dù sai các em vẫn cần được tự làm việc mà mình thấy đúng, tuyệt đối không phải nhận những lời trách mắng từ phía giáo viên.
Tôi được biết nhiều nền giáo dục tiên tiến coi trọng việc đặt câu hỏi hơn việc trả lời câu hỏi. Bởi vậy, với tôi, các em được quyền đặt mọi câu hỏi, không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn. Trong một chương trình trên truyền hình cách đây mấy năm, có kể về trường hợp một học sinh Israel bày tỏ mong muốn bay lên mặt trăng và được thầy giáo khuyến khích. Tôi cũng có những học sinh với mong muốn như vậy và luôn khuyến khích em thực hiện giấc mơ của mình.
Ngoài ra, phương châm chủ đạo của tôi là luôn để các em được làm chính mình, coi học sinh là trung tâm. Ít khi tôi dùng từ "dạy" với các em, mà tôi hay dùng từ "thảo luận, tranh luận" – thảo luận về một vấn đề, tranh luận về một bài toán... Trong giờ học hay đời thường, tôi không bao giờ áp đặt chính kiến của mình, ít khi yêu cầu các em "phải làm thế này" mà luôn quan niệm "nên làm như thế này". Nếu ý kiến của các em đúng, tôi sẵn sàng nghe theo.
Để giờ học đạt kết quả cao, tôi thường giới thiệu qua bài học mới để học sinh về nhà tự tìm hiểu, nghiên cứu trước khi lên lớp. Khi các em đã tìm hiểu trước, khi đến lớp, học sinh sẽ sôi nổi thảo luận về bài học, dễ hiểu bài hơn. Giờ học của tôi bây giờ không còn thụ động một chiều nữa mà thường thực sự sôi động. Nếu giáo dục khai phóng rèn cho con người tính phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, sự sáng tạo, thì những điều này thường được thể hiện rõ ở mỗi giờ lên lớp của tôi.
>> Để Toán, Lý, Hóa không 'cướp đi thanh xuân' của học sinh Việt
Với cách dạy mới, học sinh được quyền hỏi bất cứ điều gì, đưa ra bất kỳ cách giải nào, nhiều khi tôi còn rất bất ngờ, thậm chí là bối rối trước các cách giải mới mẻ, độc đáo của các em. Tôi thực sự là chỉ là người điều phối, giữ nhịp cho tiết học, quyền chủ động hoàn toàn thuộc về các em, điều đó có nghĩa là, tính chủ động của học sinh đã được phát huy tối đa. Buổi học thường có kết quả cao là điều hiển nhiên.
Tôi thường được phân công dạy lớp chuyên, lớp chọn Toán, học sinh là các em rất thông minh, có những em phải nói là cực kỳ thông minh. Thú thực, có nhiều bài toán tôi không giải ngay được nhưng các em học sinh lại giải được trước. Tôi có thể là người thầy không giải được nhiều bài toán khó, nhưng trong quá trình dạy học, tôi luôn cố gắng khơi gợi để các em có thể tự giải được chúng.
"Khi rời ghế nhà trường, chúng ta thường không nhớ đến những thầy cô đã giải cho ta bài toán khó, mà chỉ nhớ đến những người biết khơi gợi cho ta tự giải được chúng", nhà báo Thomas Friedman đã viết như vậy trong cuốn Thế giới phẳng.
Để mỗi tiết học thực sự khai phóng, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ cao để có thể giải đáp được các ý tưởng, thắc mắc của các em học sinh, hoặc có thể khơi gợi để các em có thể tự giải quyết những thắc mắc này. Đồng thời, người giáo viên phải có tâm hồn rộng mở để bỏ qua suy nghĩ: "người thầy là chân lý tuyệt đối", để có thể chấp nhận mọi suy nghĩ, ý tưởng dù có là khác biệt của các em.
>> Học Toán, Lý, Hóa không phải để tìm đáp số
Trong khi đợi ngành giáo dục có những điều chỉnh toàn diện, hướng tới nền giáo dục khai phóng, tôi cho rằng, mỗi gia đình cũng nên chủ động cho con em mình. Việc thực hiện giáo dục khai phóng trong gia đình nghe có thể to tát, xa xôi, nhưng thực chất chỉ đơn giản là: tôn trọng con em mình, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các con có thể làm những điều mình thích; không chỉ trích hay cấm đoán một cách cực đoan. Nhiều người dù không được đến trường, chỉ nhờ tự học nhưng vẫn thành công, đó là minh chứng rõ nét cho việc giáo dục khai phóng tại gia đình.
Để phát huy hết tiềm năng của con người, để con người có thể trở thành "người mình có thể là". Cũng theo tác giả cuốn Thế giới phẳng: "Chiến lược trước kia của các quốc gia là phát triển quốc gia hùng mạnh, ngày nay là tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân có thể trở nên hùng mạnh. Mỗi cá nhân hùng mạnh thì quốc gia sẽ hùng mạnh".
Có người nói "No fantasy, no art" (không có sự tưởng tượng thì không có nghệ thuật), cũng có thể suy rộng ra rằng: "không có sự khai phóng để tự do tưởng tượng, tìm tòi khám phá thì không thể có thành tựu". Ở phương Tây, người ta có câu "reinvent the wheel" (tái sáng chế cái bánh xe), hàm ý nói "mất thì giờ, tiền bạc và công sức để làm ra cái mà người khác đã sáng chế và đã hoàn thiện".
Một người bạn đại học với tôi có dịp qua Quảng trường Thời đại của Mỹ. Tại đây, bạn tôi có suy nghĩ đau xót là: "chúng ta chỉ có thể đi bên cạnh họ chứ không thể sánh vai được với họ". Giaó dục khai phóng là để góp phần tạo ra tri thức, chứ không đơn thuần là tiếp nhận tri thức. Đó chính là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để chúng ta có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu.
Anh Phạm
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">Tôi không biến học sinh thành những cỗ máy giải Toán
友情链接