“Trước đây, các chủ đầu tư tự tính tiền sử dụng đất rồi mở bán. Nhưng sau đó, một số trường hợp giá đất do cơ quan Nhà nước xác định lại cao hơn giá dự kiến, dẫn đến chủ đầu tư không có lợi nhuận. Chưa kể, khâu định giá đất kéo dài nhiều năm khiến cho người mua nhà không được cấp sổ hồng, xảy ra tranh chấp”, vị này chia sẻ.
Theo tổng giám đốc này, khâu định giá đất phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp muốn nhanh cũng không được. Việc chậm tính tiền sử dụng đất gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà, về lâu dài sẽ gián tiếp làm tăng giá nhà.
Nói về khó khăn khi định giá đất, đại diện đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất cho rằng các doanh nghiệp đăng ký thì nhiều nhưng hoạt động thực tế lại không bao nhiêu.
Như tại TP.HCM, gần 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động có chức năng thẩm định giá đất. Tuy nhiên, thực tế chưa đầy 10 đơn vị có thực hiện công việc này. Hay như thông báo mời thầu định giá đất của Sở TN-MT Bình Dương mới đây, thông tin thầu gửi đến hàng chục công ty thẩm định nhưng chỉ có 2 đơn vị đăng ký hoạt động tại Bình Dương.
Một lý do chính khiến cho các đơn vị thẩm định không mặn mà tham gia các gói thầu định giá đất là rủi ro pháp lý. Chi phí nhận được không bao nhiêu nhưng trách nhiệm lại nặng nề, nhất là những dự án có nguồn gốc đất công.
“Rủi ro pháp lý đến từ việc có nhiều phương án định giá đất nhưng thông tin giá đất giao dịch trên thị trường lại chưa minh bạch. Vì vậy, có tình trạng đơn vị thẩm định xong vẫn không biết mình làm đúng hay sai”, đại diện đơn vị thẩm định giá đất nói.
Nghị định số 12/2024 đã mở ra hướng giải quyết đối với những trường hợp không lựa chọn được đơn vị thẩm định giá đất. Sở TN-MT các tỉnh thành sẽ giao nhiệm vụ này cho đơn vị sự nghiệp công có chức năng tư vấn, thẩm định giá đất hoặc thành lập tổ công tác liên ngành để định giá đất.
Tuy nghị định trên đã có hiệu lực thi hành từ ngày 5/2/2024 nhưng đến nay công tác định giá đất tại các địa phương vẫn còn chậm trễ, chưa đáp ứng nhu cầu. Các chủ đầu tư và người mua nhà kỳ vọng cần sự vào cuộc quyết liệt hơn để thủ tục này được đẩy nhanh.
Là mẫu SUV chạy điện hàng đầu của nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc, EV9 từng xuất hiện trước công chúng vào năm 2021 dưới dạng concept. Phiên bản sản xuất thương mại gây bất ngờ khi gần như không thay đổi. Thiết kế táo bạo, hầm hố mang triết lý thiết kế của Opposites United khiến nhiều người liên tưởng như một chiếc Telluride chạy điện.
Phần đầu xe có phong cách quen thuộc nhờ mặt ca-lăng kiểu “mặt hổ điện hóa”. Cụm đèn pha đặt dọc kéo dải LED địn vị kéo dài từ cản trước lên mặt nắp ca-pô. Cản trước với bộ ốp sơn màu tương phản và gân guốc tạo sự nam tính, mạnh mẽ cho xe.
Ngoại hình của EV9 được đánh giá cao về tính thẩm mỹ do kết hợp giữa đường cong mềm mại và đường nét sắc sảo. Bộ mâm 4 chấu kép với thiết kế đặc trưng trên các mẫu xe điện đã được cách tân, hoàn thiện bề mặt 2 tông màu sáng-tối. Tay nắm cửa đặt ẩn vào thân xe nhằm tăng tính khí động học.
Phần đuôi thiết kế cầu kỳ hơn khi KIA trang bị cánh lướt góc mang phong cách thể thao. Cản sau bằng vật liệu composite sơn đen cùng bộ ốp đơn giản nhưng không kém phần cơ bắp. Cụm đèn hậu dạng LED uốn lượn khá lạ mắt.
Mặc dù hàng ghế thứ ba là ưu điểm trên mẫu SUV này, nhưng KIA chủ yếu tập trung vào việc quảng bá không gian nội thất có thể thoải mái như kiểu phòng chờ thương gia. Khách hàng có thể lựa chọn cấu hình 6 hoặc 7 chỗ ngồi.
Tâm điểm trên KIA EV9 là hàng ghế thứ hai có thể xoay 180 độ, vì vậy người ngồi trong xe có thể tương tác với những người ngồi ở hàng ghế thứ ba. Điều đó khiến không gian để chân bị thu hẹp, nhưng hãng xe xứ sở kim chi cho biết hành khách ở hành ghế thứ ba vẫn có sự thoải mái bởi họ đã trang bị hộc để cốc và cổng sạc riêng.
Khoang lái của xe nổi bật nhờ màn hình rộng kéo dài, bao gồm một màn hình kỹ thuật số 12,3 inch, một màn hình thông tin giải trí 12,3 inch và một màn hình nhỏ 5 inch nhằm cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của người dùng. KIA không nói rõ về chi tiết này, nhưng màn hình nhỏ dường như được dành riêng cho điều khiển khí hậu.
Hiện tại, KIA chưa công bố các thông số kỹ thuật nhưng EV9 được phát triển trên Nền tảng mô-đun toàn cầu (E-GMP) và phạm vi hoạt động dự đoán trên 480 km. Dự kiến mẫu SUV chạy điện này sẽ đi vào sản xuất từ quý 3 năm nay. Giá bán bị lộ từ một cuộc khảo sát khách hàng cho thấy dao động ở mức 56.000-70.000 USD.
Tiến Dũng(Theo Carscoops)
Bạn đánh giá thế nào về mẫu KIA EV9? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiếc SUV đầy tính sáng tạo của KIA được tôn vinh là Xe của năm 2022 của châu Âu trong buổi lễ tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 28-2.
" alt=""/>KIA EV9 2024 ra mắt, hàng ghế thứ hai có thể xoay 180 độTheo tìm hiểu của VietNamNet, chiếc Rolls-Royce Phantom này có năm sản xuất 2013, thuộc sở hữu của một showroom xe sang có tiếng ở Hà Nội. Giá trị của xe hiện được định giá khoảng 16 tỷ đồng.
Tại đám cưới diễn ra sáng nay, chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom đưa dâu của Quang Hải được trang trí nhẹ bằng hoa cưới trên ca-pô đầu xe, một chút ở đuôi và thân xe, và vẫn để khoảng trống đủ để khoe logo mạ vàng.
Với hầu hết những chiếc Rolls-Royce, logo trên nắp ca-pô là hình một thiếu phụ với tên gọi Spirit of Ecstasy, đặc trưng lâu đời của hãng xe sang Anh quốc.
Xem video xe cưới của Quang Hải:
Chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom trong đám cưới Quang Hải thuộc thế hệ Series II (2012-2017), được trang bị động cơ loại V12, dung tích 6,75 lít, tạo ra công suất tối đa 453 mã lực, mô-men xoắn cực đại lên tới 720 Nm, kết hợp hộp số tự động 8 cấp mới. Nhờ đó xe có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 6,1 giây và đạt tốc độ tối đa 240 km/h.
Trong đời sống hàng ngày, cầu thủ Quang Hải sử dụng xe sang Mercedes-Benz GLC 300, được mua hồi tháng 3/2020 với giá khoảng 2,5 tỷ đồng.
Trước đó vào tháng 10/2022, giới yêu xe cả nước đã được dịp mãn nhãn khi chứng kiến chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom "Hòa bình Vinh quang" đắt nhất Việt Nam thuộc sở hữu của doanh nhân Đỗ Quang Hiển (hay còn được gọi là bầu Hiển) xuất hiện trong đám cưới của con trai với Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh.
Được biết thời điểm chiếc xe Phantom "Hòa bình Vinh quang" được nhập khẩu về năm 2016 có giá lên đến 83 tỷ đồng, trở thành chiếc Phantom đắt nhất Việt Nam, hơn cả Phantom "Lửa Thiêng" của ông Trịnh Văn Quyết (50 tỷ đồng) và Phantom "Mặt trời phương Đông" giá 43 tỷ đồng của đại gia Lê Thanh Thản.
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!