Nói ngắn gọn, Digital Twin là quá trình mà một thực thể trong thế giới vật lý được thể hiện bằng một bản sao trong thế giới ảo. Bản chính và bản sao trao đổi thông tin hai chiều liên tục qua đó thực thể vật lý được giám sát, phân tích, tối ưu hóa và thể dự báo được quá trình vận động ở thực tại và tương lai.
Mặc dù đã được đưa vào thực tế sử dụng tại một số cường quốc số như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ nhưng trên thế giới và tại Việt Nam, Digital Twin vẫn là một công nghệ khá mới mẻ. |
Digital Twin hướng đến một thành phố phát triển bền vững, quản lý tốt không gian, tối ưu hóa quá trình vận hành |
Theo ông Nguyễn Đình Chiến, Phó TGĐ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), trong phát triển, ứng dụng công nghệ, Viettel xác định phải làm chủ được trên 80% và quan trọng nhất là bám sát thị trường.
Thế hệ tương lai xây công nghệ tương lai
TS Trịnh Đình Hoàn, Giám đốc Sản phẩm, Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel Cyberspace) cho biết, Viettel đang phát triển Digital Twin cho thành phố thông minh. Điểm mới là Viettel định hướng xây dựng Bản sao xã hội số (Social Digital Twin) làm nền tảng để xây dựng vũ trụ ảo trong tương lai mà ở đó chủ quyền quốc gia và phát luật được thực thi.
Theo đại diện Viettel Cyberspace, xét về từng ngành, lĩnh vực thì chuyển đổi số là theo chiều dọc, do đó tính liên thông, kết nối sẽ khó khăn. Tuy nhiên xét về địa lý và dòng chảy xã hội thì tính liên thông liên kết giữa các ngành, lĩnh vực rất mạnh. Vì thế Digital Twin tích hợp tất cả các chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau vào chung một nền tảng quản lý.
Ví dụ, một khu phố có hệ thống ngầm, giao thông, năng lượng, đất đai, các tòa nhà, các trụ sở cơ quan cung cấp dịch vụ công, dân cư, môi trường sống (nước, không khí), hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong mỗi tòa nhà lại có các yếu tố như điện nước, rác thải… được ảo hóa để quản lý.
“Digital Twin hướng đến một thành phố phát triển bền vững, quản lý tốt không gian, tối ưu hóa quá trình vận hành”, TS Hoàn giải thích.
Bài toán nan giải hàng đầu đối với Digital Twin chính là yếu tố nhân sự với yêu cầu chuyên môn tốt, khả năng thích nghi và đặc biệt là khả năng làm việc nhóm. Digital Twin liên quan rất nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin địa không gian, AI, dữ liệu lớn (Big Data), blockchain, tính toán mô phỏng, thiết kế và vận hành hệ thống lớn, an ninh mạng… Đội ngũ phát triển phải có nền tảng vững từ các cấu phần đó mới làm chủ được Digital Twin cho cả một thành phố với rất nhiều khía cạnh, ngành nghề.
Tiết lộ từ Viettel Cyberspace cho biết, 80% lực lượng tham gia dự án Digital Twin của Viettel là các nhân sự trẻ thuộc Gen Z. Có trình độ chuyên môn giỏi, thích ứng nhanh và đầy quyết tâm là những nét phác họa nhanh về thế hệ tương lai đang đứng sau một dự án mang tầm quốc gia. Đặc biệt các kĩ sư trẻ này có động lực, khát vọng lớn trong chinh phục đỉnh cao.
Tháng 5/2022, trong giai đoạn đầu của dự án, khi mới chỉ có 3 người nhưngchỉ trong 3 tuần, các chuyên gia GenZ của Viettel đã hoàn thành bản mẫu Digital Twin “Make-in-Vietnam” cho một thành phố lớn và gây ấn tượng mạnh với đội ngũ lãnh đạo của thành phố này.
Điều quan trọng, theo TS Hoàn là đội ngũ chuyên gia trẻ đã nhanh chóng thấm nhuần tinh thần máu lửa, cách làm quyết đi đến cùng của Viettel. “Văn hóa này đã ăn sâu vào mỗi người Viettel, từ ban lãnh đạo đến các kỹ sư triển khai trực tiếp”.
Đi lên từ những nền tảng công nghệ cốt lõi
Theo TS Hoàn, Social Digital Twin được phát triển thành công sẽ là một nền tảng rất lớn, tạo ra một cuộc cách mạng. Đây sẽ là một dạng vũ trụ ảo (Metaverse) được xây dựng dựa trên thế giới thực, với hàng triệu người dùng cùng lúc, mở ra nhiều không gian việc làm mới, lực lượng lao động mới.
 |
Làm chủ các công nghệ quan trọng như IoT, Big Data và AI, giúp Viettel có lợi thế trong phát triển Digital Twin |
“Nền tảng này sẽ phân tích dữ liệu ở dạng vĩ mô, thay đổi cách nhìn nhận và hỗ trợ ra quyết định, quyết sách dựa trên số liệu và cơ sở khoa học rõ ràng, không cảm tính. Đặc biệt những chính sách lớn, có tác động sâu rộng thì càng thấy rõ vai trò”, đại diện Viettel chia sẻ.
Là chuyên gia nghiên cứu về Toán ứng dụng, Big Data, AI trở về từ Pháp, TS Hoàn đánh giá Viettel là nơi rất phù hợp để nghiên cứu dự án này. Ở Viettel, có những yếu tố quan trọng để nghiên cứu công nghệ mới. Digital Twin là sự tổng hòa của các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), Big Data và AI. “Viettel hiện đều làm chủ các công nghệ này, đặc biệt là AI, linh hồn của Digital Twin, đồng thời có lực lượng nhân sự ICT chất lượng cao ở nhiều lĩnh vực”, TS Hòa cho biết.
Trong lĩnh vực AI, Viettel tập trung xây dựng hệ sinh thái Viettel AI bao gồm 6 dòng sản phẩm chính: Nền tảng robot thông minh; nền tảng trợ lý ảo; nền tảng giám sát không gian mạng; nền tảng Tổng hợp và phân tích dữ liệu; nền tảng AI và nền tảng Bản sao số.
Trong 6 tháng đầu 2022, số lượng tài khoản đăng ký sử dụng mới các dịch vụ trong nền tảng Viettel AI tăng trưởng 94% so với cả năm 2021. Số lượng khách hàng thuộc các bộ, ngành, chính quyền tỉnh và các doanh nghiệp lớn nhóm VNR 2000 ký hợp đồng các dịch vụ AI của Viettel đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2021.
“Là một doanh nghiệp đang trẻ hóa việc Viettel tìm một không gian mới để phát triển là tất yếu. Digital Twin hay Metaverse là những công nghệ mới đang được thế giới đang quan tâm và Viettel với vai trò tiên phong, chủ lực của mình không thể đứng ngoài”, TS Hoàn nhấn mạnh.
Tháng 6/2022, Viettel đã ký kết với NVIDIA, tập đoàn cung cấp phần cứng, nền tảng về AI lớn nhất thế giới, đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, ứng dụng AI. Theo ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Sáng kiến AI Toàn cầu của NVIDIA, hai bên sẽ hợp tác triển khai các hoạt động đảm bảo đủ nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng máy tính cần thiết để đưa Việt Namtrở thành một Quốc gia AI. “Trong vòng 3 năm tới, tôi kỳ vọng các quốc gia khác sẽ khao khát trở thành một Việt Nam của khu vực”, lãnh đạo NVIDIA bày tỏ." alt="Từ bản sao số đến bản sao xã hội số"/>
Từ bản sao số đến bản sao xã hội số
- Khẳng định năng lực kiến tạo quản trị của nhà nước là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN), Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải đổi mới kiến tạo lại nền hành chính mới có thể phát huy vai trò của KHCN. |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành KHCN sáng 4/1. Ảnh: Lê Văn. |
Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành KHCN diễn ra sáng nay, 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, có 5 yếu tố cơ bản để tạo nên sự phát triển của KHCN, gồm: thể chế, cơ chế, môi trường; con người; nguồn lực; cơ sở hạ tầng cho KHCN và năng lực hội nhập cho đất nước.
"Tại sao có nước KHCN phát triển tốt như vậy, nhiều tập đoàn KHCN lớn như vậy, như Singapore nhưng nước ta KHCN lại phát triển chưa tốt. Đó chính là do thể chế chính sách của chúng ta" - Thủ tướng nói.
Một yếu tố nằm ngoài 5 yếu tố trên song rất quan trọng đối với sự phát triển của KHCN, theo Thủ tướng chính là năng lực kiến tạo quản trị của nhà nước.
"Làm Nhà nước, Bộ, tỉnh thậm chí là Chính phủ mà không kiến tạo được sự phát triển của KHCN thì trách nhiệm là của chúng ta" - Thủ tướng khẳng định.
Do vậy, theo Thủ tướng, cần tạo ra những thể chế thông thoáng để phát huy nhân tài, sử dụng người tài, kể cả những người chưa vào Đảng, kiều bào, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến cho quê hướng đất nước. "Thực tế đất nước ta có nhiều cá nhân trẻ tuổi và tài năng" - Thủ tướng cho hay.
"Điều này đòi hỏi phải kiến tạo lại hành chính để phát huy vai trò của KHCN trước hết là con người, là thể chế. Tinh thần chung là phải khai phóng mọi nguồn lực sáng tạo để đưa đất nước tiến lên vững vàng".
Thủ tướng cho rằng, việc chỉ ra những những cơ chế đang kìm hãm sự phát triển của KHCN và đề xuất với TW Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ để cùng tháo gỡ là trách nhiệm của Bộ KHCN và những người làm KHCN nói chung.
"Các bộ, ngành, viện quản lý nhà nước phải coi việc hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về KHCN. Cần phải tập trung vào các nút thắt trong thể chế quản lý" - Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng khẳng định, cần phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính. Tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học.
"Nếu nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ chuyện thủ tục hành chính thì am hiểu về chuyên môn có khi rơi rụng am hiểu hành chính tăng lên. phải Làm quen tư duy quản lý KH chỉ dựa vào kết quả chứ không phải dựa vào quá trình" - Thủ tướng nói. "Đừng để nhà KH phải vất vả lo mua hóa đơn".
Từ đó, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe tháo gỡ nếu cơ chế, thể chế đó tạo nên sự phát triển của KHCN Việt Nam.
Nhà khoa học phải lắng nghe hơi thở cuộc sống
Nhắc lại nhiều lần yêu cầu nghiên cứu KH, các nhà KH phải gắn liền với đời sống, với thực tiễn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đầu tư cho KHCN cần phải bám sát hơn nhu cầu thực tiễn, thiết thực hơn.
Theo Thủ tướng, thực tiễn phát triển KHCN trên thế giới cho thấy, đầu tư nghiên cứu (R) cần ít nhất 10 năm mới đem lại hiệu quả thực tiễn, tỉ lệ thành công rất thấp. Đầu tư cho phát triển (D) phải mất hàng trăm năm, tỉ lệ thất bại không nhỏ.
Trong khi đó, đầu tư nghiên cứu ứng dụng KHCN để tạo ra sản phẩm thiết thực phục vụ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường chỉ mất 2-3 năm, chi phí thấp, tỉ lệ thành công cao, mang lại hiệu quả kinh tế ngay, từ đó có nguồn thu đầu tư ngược lại cho KHCN.
"Chúng tôi đồng ý nghiên cứu KHCN có tính mạo hiểm và phải chú ý nghiên cứu cơ bản nhưng phải làm sao sử dụng hiệu quả nguồn lực trong điều kiện đất nước còn hạn chế" - Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng cũng yêu cầu cán bộ KHCN phải biết vận dụng kiến thức KHCN vào kinh tế, đời sống. "KHCN giữa trời thì biết đời sống thực tiễn ra sao?" - Thủ tướng đặt câu hỏi. "Đề nghị các đợn vị KHCN, Bộ KHCN phải bám sát thực tiễn, bám sát doanh nghiệp, lắng nghe hơi thở cuộc sống xem cuộc sống cần gì, ta hỗ trợ được cái gì".
Thủ tướng cũng dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định, khoa học phải từ sản xuất mà ra, phải quay lại phục vụ sản xuất quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm CNXH thắng lợi. Các tổ chức KH và nhà khoa học phải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất, phải biết công nhân yêu cầu gì, làm ăn sinh sống như thế nào, họ cần chuyển giao, giúp đỡ phổ biến những tiến bộ KHCN như thế nào.
"Đó là những lời dạy của Bác Hồ và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là định hướng chung cho KHCN nước nhà" - Thủ tướng khẳng định.
Lê Văn

"Phải coi đầu tư cho khoa học như đầu tư mạo hiểm"
Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh cho rằng, để giải quyết tận gốc rễ những vướng mắc trong cơ chế tài chính của hoạt động KHCN, phải coi đầu tư cho KHCN như đầu tư mạo hiểm.
" alt="Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Đừng để các nhà khoa học vật vã lo mua hóa đơn'"/>
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Đừng để các nhà khoa học vật vã lo mua hóa đơn'