- Chồng nổi đóa vì tôi không lấy tiền con gà mua giúp mẹ chồng
Chồng bảo: 'Người vợ có dát vàng cũng không đẹp'


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Oxford United, 22h00 ngày 29/3: Cửa dưới ‘tạch’ -
Nhớ mùa ổi chín
Đung đưa chùm quả nặng
Oằn mình trên lá xanh
Trái căng mọng tròn vành
Hương gọi bầy chim đến
Mùa ổi chín đúng hẹn
Đón thu sang nồng nàn
Thả hồn ai mơ màng
Bầy chim chuyền tíu tít
Quả vàng xanh kẻ lá
Cứ trần mình trêu ngươi
Hái ít thôi bé ơi
Để bà còn đi chợ
Gió đung cây nhắc nhớ
Mùa ổi chín đến rồi
Thu về khắp muôn nơi
Quả khoe mình ai nhớ!
Phương Tâm"> -
Một sáng chủ nhật cuối tuần, Mai Anh - Tuấn Hoàng và Phương Anh cùng đến chợ thực phẩm Thủ Đức với các dụng cụ là máy ảnh, bút, giấy… Nhóm đã bốc thăm ngẫu nhiên để làm bài tập ngoại khóa theo phương thức này. Cởi trói để học sinh không phải làm hàng chục bài kiểm tra trong nămTại đây, 3 học sinh tới khu hải sản quay sản phẩm các loài cá ngọt. "Chúng con là học sinh của Trường THPT N.H.H, xin cô cho chúng con quay một số hình ảnh để hoàn thiện bài tập"- 1 trong 3 học sinh nói với người bán hàng.
(Ảnh: Thanh Tùng) Khi được đồng ý, ba học sinh lấy máy ảnh chụp lại các loại hải sản, hỏi về đặc điểm từng loại, quy trình bảo quản… để về nhà dựng thành một đoạn phim. Cùng với kiến thức trong sách giáo khoa, các em làm thuyết trình trước lớp. Sản phẩm sẽ được chấm điểm để thay thế cho một bài kiểm tra.
Theo hướng dẫn thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá năm học 2019 - 2020, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị các trường THCS, THPT thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.
Các hình thức để đánh giá như bài thuyết trình, thái độ học tập của học sinh, hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập, việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường…
Lãnh đạo Sở khẳng định, giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá này để thay cho các bài kiểm tra hiện hành.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên môn Lịch sử, từ 5-6 năm nay mình và ác đồng nghiệp tại Trường Lê Quý Đôn, Quận 3 đã làm như đề nghị của Sở.
"Khi dạy học sinh bằng phương pháp dự án thì đương nhiên phải thay đổi cách đánh giá. Ở Trường THPT Lê Qúy Đôn, ngoài bài thi học kỳ, các điểm số còn lại điều dùng dự án hay hoạt động kĩ năng để đánh giá"- thầy Du nói.
Lấy dẫn chứng từ môn Lịch sử mình trực tiếp đứng lớp, thầy Du cho biết nếu làm bài kiểm tra thường xuyên, trong 1 học kỳ, học sinh sẽ phải làm 2 bài kiểm tra 15 phút viết, 1 bài kiểm tra miệng, 1 bài kiểm tra 45 phút.
Tuy nhiên, thầy Du đã thay đổi cách dạy học và thay đổi cách đánh giá để học sinh không phải làm bài kiểm tra. Cụ thể, với những dự án dạy học lớn từ 1-3 tháng thầy tính điểm 45 phút. Bài kiểm tra 15 phút là tổng kết chuyên đề như làm mind map, thuyết trình, làm video clip. Bài kiểm tra miệng là kết quả của trò chơi 30s.
"Như vậy chỉ còn bài kiểm tra học kỳ làm theo quy định của sở với yêu cầu câu hỏi phải mang tính mở, vận dụng kiến thức"- thầy Du cho hay.
Với cách đánh giá này, vị giáo viên dạy lịch sử cho biết, học sinh rất hứng thú vì các dự án giúp các em thể hiện bản thân, rèn luyện kĩ năng mềm và thể hiện sự ganh đua giữa các team, nên rất hứng khởi.
"Nhưng giáo viên chúng tôi tất nhiên cực hơn"- ông nói.
Theo thầy Du, điều hài lòng là điểm của dự án được công nhận, khiến cho việc dạy theo dự án có sự phát triển, kích thích học sinh đam mê nghiên cứu.
"Là người dạy theo dự án, tôi luôn đánh giá học sinh theo cách này và dùng điểm đánh giá dự án là đúng đắn. Việc này là đang dần đi theo con đường đổi mới giáo dục cấp tiến. Còn nếu khuyến khích lối dạy và học đổi mới mà vẫn kiểm tra theo kiểu cũ, bắt học sinh học thuộc lòng thì làm dự án để làm gì, làm nghiên cứu để làm gì"- thầy Du đưa ra quan điểm.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, cho hay tại trường thầy làm quản lý, 3 năm học qua và nay là năm thư tư trường đánh giá học sinh theo nhiều hình thức, nên những bài kiểm tra thường xuyên cho học sinh đã vô cùng ít.
Thầy Phú liệt kê những cách đánh giá học sinh ở trường được giáo viên thực hiện như: Học nhóm (cho điểm nhóm tùy vào vai trò của cá nhân trong nhóm hoặc cho chung); Sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong môn Ngữ văn; Học tập dự án đánh giá theo từng giai đoạn; Thuyết trình hùng biện vấn đề; Một học sinh trả lời sai giáo viên tiếp tục phát các vấn đề nhỏ gợi mở cho học sinh trả lời đến khi các em nhận ra tại sao mình trả lời sai đúng là như thế này và lúc này giáo viên đánh giá học sinh và cho điểm tốt; Cho bài tập về nhà thông qua các phần mềm trắc nghiệm; Kiểm tra trên máy tính phần mềm 789; Hát các ca khúc tiếng Anh để kiểm tra ngoại ngữ; Tạo điều kiện cho học sinh cải tạo điểm số để khích lệ học tập...
Thầy Phú cho biết, với các cách đánh giá này học sinh cảm thấy không bị áp lực điểm số còn giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục làm chi tiết học sinh động. Ngoài ra, phần kiến thức đời sống và ứng dụng thực tiễn làm các em hứng thú học tập.
(Ảnh: Thanh Tùng) "Tuy nhiên để làm được điều này không dễ vì đòi hỏi người đứng đầu phải chịu đổi mới, giáo viên phải đam mê đổi mới sáng tạo, cơ sở vật chất nhà trường phải được đầu tư đúng chuẩn. Đặc biệt ở TP.HCM càng chú trọng đội ngũ dạy ngoại ngữ, năng lực đủ mạnh để thuyết phục các em"- vị hiệu trưởng cho hay.
Câu hỏi đặt ra cho thầy Phú là liệu khi thực hiện một cách đánh giá, cụ thể như sân khấu hóa văn học có đánh giá yêu cầu mà môn Ngữ văn đặt ra? Vị hiệu trưởng cho hay "không phải các tác phẩm đều phải sân khâu hóa và phải tùy đề cương của mỗi lớp. Khi thực hiện cách học này chúng tôi phải làm bài bản, mời những nghệ sĩ ở sân khấu về, tập huấn giáo viên và phải xem đây là sân chơi. Như vậy việc này thực ra chính là giáo dục STEM".
Thầy Phú cũng cho hay hiện nay đánh giá thay thế cho bài kiểm tra nhiều thầy cô áp dụng, tuy nhiên có những lớp, môn vẫn đánh giá bằng kiểm tra nhưng không đáng kể.
"Nếu là kiểm tra hôm đó em học sinh bị ốm hoặc có tâm lý bị điểm thấp sẽ phải chấp nhận điểm số này. Việc đánh giá mới giúp các em không phải áp lực điểm số lại vừa cải tạo được điểm số. Vì vậy cách đánh giá mới học sinh thoải mái"- thầy Phú cho hay.
Còn một giáo viên dạy Hóa cho hay, nếu đánh giá theo kiểm tra, thì riêng môn Hóa, mỗi học kỳ học sinh sẽ phải làm 3 bài kiểm tra 15 phút, 2 bài 1 tiết (chưa tính bài học kỳ). Ở các môn như Văn, Toán, Tiếng Anh học sinh sẽ phải làm nhiều bài kiểm tra hơn vì đây là 3 môn học có nhiều tiết nhất.
Hiện số lần kiểm tra đối với học sinh THCS và THPT trong Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành. Cụ thế số lần kiểm tra thường xuyên trong mỗi học kỳ như môn học có 1 tiết trở xuống/tuần thì it nhất 2 lần; Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần thì ít nhất 3 lần; Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần thì ít nhất 4 lần.
Với bài kiểm tra thường xuyên có thể thực hiện kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ - chưa đạt (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét).
Như vậy nếu làm một phép tính, nếu chỉ đánh giá bằng kiểm tra thì mỗi năm học sinh phải làm hàng chục bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết (tất cả môn học).
Lê Huyền
Học sinh TP.HCM không nhất thiết phải làm bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết
- Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường học đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau thay cho bài kiểm tra.
"> -
1. Khi tỷ số đang là 1-1 trên bảng điểm và trước những tiếng hét vang dội của người hâm mộ phủ kín khán đài, Mauricio Pochettino đã thay Messi bằng Achraf Hakimi, ở phút 70. Sự thay đổi, ngoài việc chuyển sang sơ đồ với 5 hậu vệ, còn kết hợp một thông điệp mâu thuẫn kỳ lạ. Messi nổi giận Pochettino, những hoài nghi ở PSGMessi bị thay ra khi PSG bế tắc trước Lyon Mục tiêu mà PSG hướng đến, được coi là biểu hiện rõ ràng của bóng đá nghệ thuật và tấn công, có nhiều điều cần phải làm rõ. Việc chiến thắng nhọc nhằn trước Lyon tại Parc des Princes đã phơi bày những hoài nghi của một dự án với một tương lai không chắc chắn.
Khi được hỏi về việc thay thế Messi, người chơi mờ nhạt trong hiệp hai, Pochettino giải thích rằng đó là một quyết định chiến thuật hoàn toàn tự chủ.
"Không thể đá với nhiều hơn 11 người và các HLV cần phải có lựa chọn", Pochettino nói trong cuộc họp báo, trước khi nhấn mạnh nội dung cuộc trao đổi ngắn ngủi mà ông đã với người đồng hương của mình. "Tôi hỏi cậu ấy thế nào và cậu ấy nói 'ổn'.".
Đây thực sự là một điều gì đó bất thường, trong trường hợp của một cầu thủ mà Barcelona và đội tuyển quốc gia Argentina không bao giờ thay thế mà không có sự đồng ý của anh.
Cảm xúc của Messi, được ký miễn phí ở tuổi 34 để hoàn thành giấc mơ của Nasser Al-Khelaifi và các Hoàng tử Qatar, thể hiện rõ qua những cử chỉ mà anh thể hiện trên băng ghế dự bị. Messi đã rất tức giận.
Pochettino nói rõ hơn về các lập luận của mình: "Chúng tôi đã đưa ra quyết định để tránh chấn thương có thể xảy ra trong tương lai; các trận quan trọng đang đến gần và cầu thủ phải được bảo vệ".
2. Chiến thắng, sản phẩm của những khoảnh khắc tình cờ chứ không phải đến từ chiến thuật, sẽ tạo thêm chất xúc tác cho xung đột.
Messi không hiệu quả trong lần đầu tiên đá chính ở Công viên các Hoàng tử PSG đã có trận đấu không tốt với nhiều vấn đề sau khi bóng lăn. Sau đó, bộ phim chuyển sang vận may, cùng với sự hào phóng của trọng tài, Clement Turpin. Chỉ có một quả phạt đền mới cho phép PSG lội ngược dòng thắng Lyon 2-1, trong ngày Messi, Mbappe và Neymar lần đầu tiên cùng nhau đá chính ở Ligue 1.
Lyon là đội vươn lên dẫn trước nhờ pha ghi bàn của Lucas Paquete, sau một pha phản công nhanh, chính xác tuyệt đối do Toko Ekambi và Emerson Palmieri khởi xướng.
Một pha phối hợp khiến PSG hoàn toàn lép vế, không chủ động được về mặt thời gian, với Kherer chống đỡ trong tuyệt vọng và các trung vệ không hoạt động để bù đắp cho những khoảng trống vô định vì hàng tiền vệ bị chia cắt.
Tỷ số 0-1 phản ánh thực tế trái ngược rõ rệt. Một mặt, lối chơi trôi chảy và mạch lạc của Lyon, tập thể được lắp ráp tốt và rất an toàn với bóng, mặt khác, PSG phụ thuộc vào những đường bóng từ chân Messi để ứng biến những bước tiến ngày càng khó khăn.
Lyon tấn công dứt điểm tốt hơn. Đội khách chiếm ưu thế bất kể Messi chơi chói sáng như thế nào, tung cú sút dội xà ngang và khiến thủ môn Lopes phải trổ tài hai lần sau hai cú đánh gót của Neymar và Mbappe.
3. Tỷ số nghiêng về đội khách dường như là hệ quả tự nhiên nhất của thế trận.
Mọi ánh mắt hướng về cảm xúc của Messi Sự thay đổi đến khi Neymar vật lộn với Malo Gusto trong vòng cấm Lyon, túm cổ đối phương và trung vệ này ngã xuống đất. Có vẻ như đó là một pha phạm lỗi trong tấn công. Nhưng trọng tài Turpin đã tuyên bố một hình phạt.
Quyết định cho PSG phạt đền không thay đổi. Không có sự can thiệp của VAR. Không cần tham khảo ý kiến. Không một chút nghi ngờ. Như ngày xưa, khi VAR chưa được áp dụng. Bàn thắng từ chấm 11 m của Neymar, được ăn mừng bởi sự điên cuồng của tất cả mọi người, ngoại trừ Messi.
Sự thay đổi liên quan đến Messi hầu như không củng cố hàng phòng ngự của PSG trước một đối thủ khăng khăng tìm kiếm chiến thắng với cùng một tư thế.
Thời gian bổ sung sắp hết khi Mauro Icardi đánh đầu chuyền ngang từ Mbappe ở góc hẹp. Tỷ số 2-1 nghiêng về PSG sau một đêm chật vật và may mắn, cho phép Pochettino có bài phát biểu lạc quan trong buổi họp báo. "Tôi nghĩ chúng tôi đã chơi một trận đấu hay", Pochettino nói. "Tôi nghĩ rằng đã có sự cải thiện so với trận đấu gặp Club Brugge, trước một đội bóng rất tốt như Lyon".
Pochettino thấy tốt, nhưng Messi và các Hoàng tử Qatar thì không.
Thiên Thanh
Messi vô duyên, Neymar và Icardi giúp PSG thắng kịch tính Lyon
Messi tiếp tục thi đấu vô duyên nhưng sự tỏa sáng của Neymar và cầu thủ vào sân thay người Icardi giúp PSG ngược dòng hạ Lyon 2-1 ở vòng 6 Ligue 1.
">