Giải trí

Ngành Ngân hàng nên đi đầu về phân tích dữ liệu lớn

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-02 23:38:41 我要评论(0)

Lời toà soạn: Tham dự sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng lkết qua bóng đákết qua bóng đá、、

Lời toà soạn: Tham dự sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng lần thứ hai vào 18/5/2023,ànhNgânhàngnênđiđầuvềphântíchdữliệulớkết qua bóng đá Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận ngành chưa khai thác hết công suất một trong hai loại tài sản lớn của mình là dữ liệu; nếu canh tác trên mảnh đất mới này thì sẽ tạo ra rất nhiều giá trị mới cho ngành, cho đất nước. Dưới đây, VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Ngành Ngân hàng mà đi tiên phong về CĐS thì sẽ kéo theo cả đất nước CĐS.  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Ngân hàng Nhà nước là một điểm sáng về chuyển đổi số (CĐS). Đứng thứ 4 về xếp hạng CĐS, đứng thứ nhất về ATTT, 99% hồ sơ dịch vụ công được xử lý trực tuyến toàn trình, trên 50% các nhiệm vụ được giao trong Chương trình CĐS Quốc gia đến năm 2025 đã được Ngân hàng hoàn thành. Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia và chuyên ngành khác, đặc biệt là CSDL dân cư, đã thu được kết quả bước đầu khả quan. Nhiều dịch vụ tài chính số, ngân hàng số mới đã được phát triển và cung cấp cho người dân.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng lần thứ hai vào 18/5/2023. Ảnh: Hoàng Hà

Ngành Ngân hàng mà đi tiên phong về CĐS thì sẽ kéo theo cả đất nước CĐS. 

CĐS có mạnh mẽ hay không, có đi nhanh hay không thì chủ yếu là phụ thuộc vào người đứng đầu. Và do vậy, CĐS ngành Ngân hàng thành hay không thành, nhanh hay chậm là phụ thuộc vào Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

CĐS thì khác với ứng dụng CNTT chủ yếu ở chỗ, CNTT thì làm rời rạc, làm từng phần, còn CĐS thì làm toàn trình, đưa mọi hoạt động lên môi trường số. Khi đó, mọi hoạt động của tổ chức sẽ được ghi nhận lại dưới dạng dữ liệu. Dữ liệu được sinh ra từng ngày. Dùng công nghệ số (CNS) để phân tích, đánh giá những dữ liệu này thì sẽ giám sát, sẽ nhìn thấy được toàn ngành một cách online và toàn diện. Các quyết định sẽ được đưa ra dựa trên dữ liệu. Các giá trị mới được tạo ra dựa trên dữ liệu. Và tất cả những việc này được thực hiện dựa trên CNS.

 Ngành Ngân hàng đã đi đầu về ứng dụng CNTT, cần đi đầu về CĐS. Ảnh: Hoàng Hà

CĐS có một nội dung quan trọng là quản trị số. Mô hình ở đây là quản trị cộng với công nghệ. Dùng CNS để thay đổi cách quản trị tổ chức, quản trị ngành. Quản trị truyền thống trên môi trường thực thì tiền kiểm nhiều, dựa trên báo cáo nhiều. Quản trị số trên môi trường số thì có thể hậu kiểm, vì nhà quản lý nhìn thấy tức thời mọi hoạt động. Quản trị số thì có thể giảm cấp dưới báo cáo cấp trên vì dữ liệu của các cấp đã có sẵn trên môi trường số. CĐS của chúng ta chưa nhấn mạnh đến quản trị số và điều này cần thay đổi.

Ngân hàng có nhiều dữ liệu nhất và dữ liệu đang tăng lên từng ngày. Canh tác trên mảnh đất mới này thì sẽ tạo ra nhiều, rất nhiều giá trị mới cho ngành, cho đất nước.  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Ngành Ngân hàng có hai loại tài sản rất lớn. Một loại thì đang được sử dụng rất hiệu quả là tiền. Một loại thì chưa được khai thác hết công suất là dữ liệu. Dữ liệu là một loại tài nguyên mới, người thì gọi là dầu mỏ, người thì coi là đầu vào mới của sản xuất tương tự như đất đai. Ngân hàng là ngành có nhiều dữ liệu nhất. Dữ liệu này lại đang tăng lên từng ngày. Ngành Ngân hàng canh tác trên mảnh đất mới này thì sẽ tạo ra nhiều, rất nhiều giá trị mới cho ngành, cho đất nước. Dữ liệu mà được đánh thức thì cũng giống như con hổ ngủ được đánh thức, sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành Ngân hàng và cho đất nước. Ngành Ngân hàng nên đi đầu về phân tích dữ liệu lớn, hưởng ứng phát động của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về CĐS là lấy năm 2023 làm năm dữ liệu quốc gia: Xây dựng hạ tầng dữ liệu, xây dựng ngành công nghiệp về dữ liệu, bao gồm thu thập dữ liệu, xác định quyền sở hữu dữ liệu, gán nhãn dữ liệu, định giá dữ liệu, giao dịch dữ liệu, lưu thông và bảo vệ dữ liệu. Rồi đến phân tích dữ liệu để tạo ra giá trị. Tạo ra giá trị mới từ dữ liệu là căn bản của CĐS.

Muốn thúc đẩy cái gì, muốn quản lý cái gì thì phải đo lường được cái đó. Ngân hàng Nhà nước có thể cùng với Bộ TT&TT xây dựng bộ chỉ số đo lường mức độ CĐS của các ngân hàng. Tiến hành đo lường và công bố hàng năm. Đây là cách tốt để thúc đẩy các ngân hàng CĐS.

Xây dựng bộ chỉ số đo lường mức độ CĐS của các ngân hàng. Đo lường và công bố hàng năm là cách tốt để thúc đẩy các ngân hàng CĐS. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Uỷ ban Quốc gia về CĐS đã công bố các nền tảng số quốc gia phải được phát triển để làm hạ tầng phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ngân hàng Nhà nước đã công bố và đưa vào hoạt động 4 nền tảng số dùng chung toàn ngành là Thanh toán điện tử liên ngân hàng, Thông tin tín dụng, Tích hợp chia sẻ dữ liệu, Phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp. Nền tảng số là một loại hạ tầng trên không gian số. Ngân hàng Nhà nước có thể phát triển thêm nữa các nền tảng số dùng chung toàn ngành Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước có thể cùng Bộ TT&TT xây dựng bộ chỉ số đo lường mức độ CĐS của các ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà

CĐS thì chuyển đổi là quan trọng. CĐS thì thay đổi mô hình vận hành là quan trọng. CĐS thì đổi mới sáng tạo (ĐMST) là quan trọng. CĐS, CNS tạo ra thay đổi nhiều nhất là trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Có đến 23% các công ty Unicorn (là các công ty khởi nghiệp ĐMST có giá trị trên 1 tỷ $) là thuộc lĩnh vực công nghệ tài chính. Ngành Ngân hàng cần cho phép thử nghiệm có kiểm soát nhiều hơn các công nghệ mới, như ngân hàng số, tiền kỹ thuật số.

CĐS thì chuyển đổi, thay đổi mô hình vận hành, đổi mới sáng tạo là quan trọng. Ngành Ngân hàng cần cho phép thử nghiệm có kiểm soát nhiều hơn các công nghệ mới, như ngân hàng số, tiền kỹ thuật số.  Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Ngành Ngân hàng là ngành có điều kiện về nhân lực, tài lực, lại là ngành hội nhập cao, là ngành có tư duy đổi mới. Bộ TT&TT rất mong muốn Thống đốc, ngành Ngân hàng đi đầu về CĐS quốc gia, để ngành Ngân hàng Việt Nam thuộc nhóm đầu về CĐS, tạo ra sự phát triển mới cho ngành và gây cảm hứng cho cả đất nước về CĐS. Về ứng dụng CNTT thì ngành Ngân hàng đã đi đầu. Nay sẽ là đi đầu về CĐS. Nếu làm được việc này thì Thống đốc, ngành Ngân hàng sẽ có thêm một sự đóng góp mới cho đất nước phát triển.

Ngành Ngân hàng CĐS sẽ tạo ra thị trường CĐS cho các doanh nghiệp CNS Việt Nam. Các doanh nghiệp CNS Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, đặc biệt là về sự tuỳ biến linh hoạt và giá cả phù hợp. Bộ TT&TT kêu gọi các ngân hàng Việt Nam sử dụng các trung tâm dữ liệu Việt Nam, Cloud Việt Nam, lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam tại Việt Nam và dùng các công nghệ số Việt Nam.

Xin chúc ngành Ngân hàng CĐS mạnh mẽ hơn nữa và thành công hơn nữa. Chúc ngành Ngân hàng Việt Nam luôn ở trong nhóm đầu thế giới về sử dụng CNS để sáng tạo thêm các sản phẩm, dịch vụ tài chính số cho khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ mới phức tạp có tính chuyển đổi đột phá mà chỉ có công nghệ số4.0 mới thực hiện được, như chuyển dịch từ bên cho vay truyền thống trở thành bên cung cấp vốn hàng ngày (Everyday Banking), xét duyệt các khoản vay phức tạp hơn (Complex Banking), tư vấn đầu tư (Investment Advisory), cung cấp hoạt động ngân hàng như một dịch vụ (Banking As A Service), trung gian bán buôn (Mass Wholesale Intermediation). Xin chúc ngành Ngân hàng CĐS để hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn, giảm được lãi suất cho vay, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Bộ TT&TT dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ làm việc với Thừa Thiên - Huế

Bộ trưởng Bộ TT&TT dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ làm việc với Thừa Thiên - Huế

Tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị địa phương cần mạnh dạn đề xuất với Trung ương những khó khăn, hạn chế, vướng mắc để cùng tháo gỡ.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
phở Việt 1.jpg
 Anh Lưu Huỳnh Châu có niềm đam mê mãnh liệt với ẩm thực Việt. Ảnh: NVCC

Trên hành trình theo đuổi đam mê, anh Lưu Huỳnh Châu đã ghi dấu ấn sau một thời gian làm việc cho các tập đoàn danh tiếng như Vingroup.

Không chỉ làm việc tại các nhà hàng và khách sạn, anh Lưu Huỳnh Châu còn được mời giảng dạy tại trường hướng nghiệp Á Âu. Việc này giúp anh Châu chia sẻ kiến thức và kỹ năng của mình với các học viên, đồng thời lan tỏa niềm đam mê và tình yêu với ẩm thực truyền thống.

phở Việt2.png
Ảnh: NVCC
phở Việt 3.jpg
Ảnh: NVCC

Thông qua việc giảng dạy, Lưu Huỳnh Châu truyền nhiệt lan tỏa niềm say mê của mình đối với ẩm thực truyền thống đến các học viên. Mỗi người học đều được trải nghiệm thêm vẻ đẹp của ẩm thực quê hương và áp dụng nó vào quá trình học tập và làm việc. Anh hướng dẫn học viên hiểu rằng ẩm thực không chỉ đơn giản là để thưởng thức, mà nó còn mang truyền thống và giá trị văn hóa dân tộc. 

phở Việt 4.jpg
 Một buổi giảng dạy tại Trường hướng nghiệp Á Âu của anh Lưu Huỳnh Châu (Đứng thứ ba từ trái qua phải). Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, anh Châu cũng mang tình yêu đặc biệt với món phở Việt. Anh không ngừng nỗ lực tìm các phương pháp để tạo nên món phở Việt đậm hương vị truyền thống ngày càng hấp dẫn, đáp ứng được mọi tầng lớp trong xã hội.

“Văn hóa ẩm thực lâu đời của người Việt không chỉ dừng lại ở các món ăn và công thức chế biến mà còn chứa đựng nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Phở Việt là một ví dụ điển hình về sự hài hòa về màu sắc và hương vị trong ẩm thực Việt Nam. Việc giữ gìn và phát huy các món ăn truyền thống như phở là cách để bảo tồn văn hóa ẩm thực Việt Nam”, anh Châu chia sẻ.

phở Việt 5.jpg
 Không chỉ chế biến những món ăn ngon, anh Lưu Huỳnh Châu còn truyền lửa đam mê về nghề đến với các bạn trẻ ngày nay. Ảnh: NVCC

Theo anh Châu, mong muốn của anh là tạo ra những trải nghiệm không chỉ để thực khách thưởng thức hương vị ngon lành của phở, mà còn để đọng lại một chút hoài niệm về một thời ngày xưa. Đồng thời, anh cũng đảm bảo rằng nước dùng và bánh phở luôn giữ trọn hương vị phở xưa, tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời cho thực khách.

Ngọc Diệp

" alt="Đầu bếp 8x mang khát vọng lan tỏa ẩm thực Việt" width="90" height="59"/>

Đầu bếp 8x mang khát vọng lan tỏa ẩm thực Việt

Vừa qua chính phủ Mỹ đã ra lệnh cấm Công ty nước mình không được bán các bộ phận, phần mềm cũng như cung cấp dịch vụ viễn thông cho ZTE của Trung Quốc trong vòng 7 năm nữa. Bộ Thương Mại Mỹ đã áp đặt lệnh cấm lên ZTE sau khi Công ty này vi phạm một thỏa thuận trừng phát các nhân viên - những người bị bắt quả tang vận chuyển hàng hóa Mỹ đến Iran

Lệnh cấm của Mỹ có thể là thảm họa đối với ZTE vì ước tính tới 25% đến 30% các công ty công nghệ Mỹ hiện nay đều sử dụng thiết bị của ZTE, bao gồm điện thoại thông minh và các thiết bị xây dựng mạng viễn thông. "Nếu vấn đề không thể được giải quyết suôn sẻ ngay lập tức, chúng tôi nghĩ ZTE sẽ buộc phải dừng mảng kinh doanh điện thoại thông minh, không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước khác", nhà phân tích Woody Oh của Strategy Analytics nói.

Thiệt hại lớn về tài chính và các đơn đặt hàng

Ngoài việc ZTE không còn được sử dụng CPU Snapdragon từ nhà sản xuất chip Qualcomm, các công ty khác của Mỹ có thiết bị sử dụng trực tiếp các sản phẩm của ZTE như bộ chip cũng không được xuất hàng sang quốc gia khác. ZTE cũng không được sử dụng hệ điều hành Android của Google, có nghĩa là những ứng dụng như Gmail, Google Maps hay cửa hàng ứng dụng Google Play cũng sẽ không có mặt trên các điện thoại của ZTE.

Lệnh cấm đặc biệt đe dọa nặng đề đến lĩnh vực tài chính và các đơn đặt hàng của ZTE. Không những nhà sản xuất thiết bị viễn thông số 2 của Trung Quốc sau Huawei Technologies Co Ltd, ZTE còn là công ty bán điện thoại lớn thứ 4 tại Mỹ. Tính đến tháng 4 vừa qua, ZTE có vốn hóa thị trường là 20 tỷ USD, năm 2017 Công ty thu được 59% từ việc kinh doanh dịch vụ mạng và 32% từ các doanh nghiệp tiêu dùng của mình.

Thế nhưng ZTE đã phải trả 890 triệu USD tiền phạt sau vụ việc của nhân viên tại Mỹ, và có thể bị mất một số lượng lớn các đơn đặt hàng sau lệnh cấm của Mỹ. Công ty môi giới Jefferies đã hạ vị trí xếp hạng của ZTE xuống mức "kém hiệu quả", đồng thời giá trị của công ty cũng giảm gần 40% vào tháng 4 vừa qua.

ZTE đang có tầm ảnh hưởng lớn và thao túng ngành viễn thông Mỹ

Nhưng điều đáng nói hơn cả, lệnh cấm đối với ZTE cũng trực tiếp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các nhà mạng viễn thông và các công ty sản xuất công nghệ khác tại Mỹ. Vì phần lớn hãng chip Qualcomm (Mỹ) đều cung cấp con chip được sử dụng trong smartphone của ZTE.

Cụ thể như cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị mạng Acacia Communications Inc - chỉ chiếm 1/3 trong doanh thu của ZTE vào năm 2017, cũng đã giảm 35%. Acacia cho biết Công ty đã đình chỉ các giao dịch bị ảnh hưởng và các đánh giá tác động khác. Các công ty chuyên sản xuất các thành phần quang học khác là Lumentum Holdings Inc giảm 8,9% và Finisar Corp giảm 4%. Hay Oclaro Inc - chiếm 18% doanh thu tài chính 2017 từ ZTE, cũng bị mất 14% cổ phiếu.

" alt="Đòn trừng phạt của Mỹ gây nguy hiểm như thế nào đối với ZTE của Trung Quốc?" width="90" height="59"/>

Đòn trừng phạt của Mỹ gây nguy hiểm như thế nào đối với ZTE của Trung Quốc?