Trong số các tên tuổi mới trong làng smartphone,ĐánhgiásơbộOnePlusSátthủxếp hạng ngoại hạng anh OnePlus có lẽ là một trong những cái tên thu hút được nhiều sự quan tâm nhất, cả từ truyền thông lẫn người dùng. Mặc dù mới chỉ bắt đầu sản xuất điện thoại từ năm ngoái (2014), nhưng ngay ở sản phẩm đầu tay - chiếc OnePlus One - điện thoại của OnePlus nhanh chóng "cháy hàng" nhờ có giá bán hợp lý so với cấu hình phần cứng. Tất nhiên cũng cần nói thêm rằng việc máy nhanh chóng được bán hết một phần bởi số lượng bán ra không quá nhiều.
Ngày 28/7 hôm qua, OnePlus chính thức trình làng thế hệ smartphone thứ hai có tên gọi OnePlus 2. So với người tiền nhiệm, OnePlus 2 được bán với giá cao hơn - 329 USD so với 300 USD (mức giá áp dụng cho bản có bộ nhớ 16 GB, phiên bản 64 GB có giá 389 USD), nhưng bù lại cấu hình, thiết kế cũng được nâng cấp đáng kể. Nhờ đó, smartphone này vẫn rất thu hút sự chú ý của thị trường.
Thiết kế
OnePlus 2 có kích thước gần như ngang ngửa model tiền nhiệm, dù máy nhỏ hơn một chút. OnePlus cũng quyết định giữ lại một số tính năng của OnePlus One như màn hình 5,5 inch fullHD. Phần viền máy được làm bằng kim loại mang lại (phần nào) cảm giác cao cấp khi cầm nắm. Phần vỏ sau máy có 5 tùy chọn khác nhau, trong đó, phiên bản vỏ đen sa thạch (sandstone black) gây ấn tượng nhờ cho cảm giác như giấy nhám. Nó giúp bạn cầm rất chắc tay và không lo bị trơn trượt. Tuy nhiên, nếu sở thích của bạn là những bộ vỏ bóng bẩy, bạn có thể chọn mua các bộ vỏ màu tre, rosewood, mơ đen (black apricot), và kevlar với giá 27 USD.
Một trong những yếu tố chính trong thiết kế của OnePlus One chính là màn hình được làm nổi lên; và yếu tố này được nhà sản xuất giữ lại trên OnePlus 2. Ngay dưới màn hình là cảm biến vân tay giúp bạn dùng để mở khóa máy. Tuy nhiên, đây không phải là nút home mà chỉ là một vùng lõm để bạn đặt đầu ngón tay lên thay vì ấn xuống.
Thay vì thiết kế khe cắm SIM dọc theo các cạnh giống các smartphone khác, OnePlus 2 đặt khe SIM dưới lớp vỏ mặt sau một cách khá gọn gàng. Cả 2 SIM đều là SIM nano.
Các phím điều chỉnh âm lượng cũng đã được di chuyển sang cạnh phải, cạnh nút nguồn nhằm lấy chỗ đặt một nút bấm mới có tên Alert Slider. Về cơ bản, đây là một nút gạt cho phép bạn thiết lập 3 kiểu nhận thông báo notification khác nhau: nhận toàn bộ notification, tắt toàn bộ notification, và chỉ nhận các notification từ một số ứng dụng mà bạn ưu tiên. Về cơ bản, đây hứa hẹn sẽ là một nút bấm hữu ích trong quá trình sử dụng thực tế hàng ngày.
Phía dưới cùng của máy là cổng USB Type-C - cổng kết nối giúp loại bỏ tình trạng cắm ngược trên cổng microUSB hiện nay. Máy có camera sau 13 MP hỗ trợ lấy nét laser cùng camera trước 5 MP. Mặc dù cho phép người dùng tháo lớp vỏ phía sau, máy không hỗ trợ mở rộng bộ nhớ lưu trữ qua thẻ microSD, cũng không cho phép tháo rời pin.
Phần cứng và phần mềm
OnePlus hướng smartphone của mình trở thành "sát thủ" của các flagship (smartphone cao cấp, đầu bảng) đến từ những tên tuổi lớn như Apple, Samsung; và trên lý thuyết, OnePlus 2 có khả năng làm được điều đó. Máy sở hữu chip xử lý 8 nhân Qualcomm Snapdragon 810 tốc độ 1,8 GHz, 4 GB RAM ở phiên bản 64 GB và 3 GB RAM trên bản 16 GB. 810 bị nhiều lời phàn nàn là chạy nóng, tuy nhiên, OnePlus nói rằng hệ điều hành OxygenOS của họ được tối ưu để chạy tốt cùng con chip này.
Camera 13 MP ở mặt sau của máy hỗ trợ công nghệ ổn định hình ảnh quang học, khẩu độ f/2.0, hỗ trợ lấy nét laser. Ngoài ra, kích thước điểm ảnh trên cảm biến cũng lớn hơn, giúp camera chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn. OnePlus 2 dùng pin dung lượng 3.300 mAh.
Hệ điều hành
Chiếc OnePlus One ra mắt năm ngoái chạy hệ điều hành CyanogenMod, một bản build tùy biến trên nền Android; còn năm nay, máy sử dụng nền tảng OxygenOS do chính OnePlus phát triển. OxygenOS cũng được tùy biến trên nền Android (bản Lollipop 5.1) nhưng giao diện này khá giống với bản Android gốc của Google.
OxygenOS hỗ trợ một số tính năng thú vị như gõ 2 lần vào màn hình để mở khóa; các biểu tượng (icon) được tùy biến; tính năng Shelf giúp truy cập nhanh các ứng dụng bạn thường xuyên sử dụng. Shelf hiện vẫn mới chỉ ở giai đoạn beta và người dùng được phép tùy chọn có kích hoạt nó hay không.
Theo thông tin được OnePlus công bố trong buổi giới thiệu, máy sẽ bán ra từ 11/8 tại Mỹ, Ấn Độ và châu Âu. Sang quý 4/2015, OnePlus 2 sẽ có mặt ở thị trường Đông Nam Á. Tuy nhiên, khi mà nhà sản xuất này vẫn chỉ bán điện thoại qua hệ thống lời mời, người dùng sẽ không hề dễ dàng để đặt mua. "Cơ hội" để mua được OnePlus 2 đó là bạn phải nhận được một lời mời thông qua một trong cố các cách sau:
- Tham gia sự kiện được OnePlus tổ chức tại 9 thành phố sau vào ngày 31/7: Bangalore, Berlin, Delhi, Jakarta, London, Milan, New York, Paris và San Francisco.
- Nhờ một người khác chia sẻ lời mời qua mạng xã hội.
- Tham gia các cuộc thi trong diễn đàn của OnePlus.
OnePlus 2 sẽ có 3 phiên bản, một phiên bản LTE dành cho thị trường Mỹ, một phiên bản toàn cầu được bán ở Anh, Úc, và châu Á; và một phiên bản dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
Giá bán lẻ của OnePlus 2 là 389 USD cho bản có bộ nhớ 64 GB. Bản 16 GB được tung ra thị trường muộn hơn, vào cuối năm nay, với giá 329 USD.
Ảnh trái là chiếc OnePlus One, còn chiếc OnePlus 2 nằm bên phải. Hai máy trông rất ngang ngửa nhau về mặt kích thước, mặc dù model mới nhìn "bóng bẩy" hơn.
Các yếu tố thiết kế của OnePlus One, như màn hình được làm nổi lên, vẫn được giữ lại ở model mới. OnePlus 2 có màn hình 5,5 inch fullHD.
Một góc nhìn khác về màn hình với thiết kế nổi của OnePlus 2.
OnePlus 2 được trang bị chip Qualcomm Snapdragon 810 (phiên bản v2.1 giúp máy không bị nóng) và 4 GB RAM.
Máy có camera sau 13 MP hỗ trợ lấy nét laser.