当前位置:首页 > Thời sự > Bơm nhiệt CO2 lớn nhất thế giới có thể sưởi cho 25.000 hộ 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Maccabi Tel Aviv, 0h45 ngày 24/1: Khó có bất ngờ
Cho mượn xe là vấn đề khá tế nhị mà không phải ai cũng muốn nói ra. (Ảnh minh hoạ) |
Dưới đây là câu chuyện của độc giả Hoàng Bình Minh (36 tuổi, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) về trường hợp cho bạn mượn xe mới đây của mình:
Tôi đang sử dụng chiếc Hyundai Accent đời 2017, đây là chiếc ô tô đầu tiên của tôi, được mua sau nhiều năm làm việc, tích cóp. Tuy chỉ là xe bình dân nhưng từ lúc mua đến nay, chiếc xe được tôi nâng niu, trân trọng như một người bạn của gia đình vậy.
Với tính sạch sẽ, cẩn thận, cộng với việc thường xuyên để dưới hầm chung cư nên chiếc xe của tôi sau hơn 4 năm sử dụng vẫn còn rất mới. Hễ đi đâu xa về là tôi thường rửa sạch, hút bụi kỹ càng nội thất rồi mới đem cất.
Dịp trước Tết Dương lịch vừa qua, tôi có dịp ngồi nhậu với mấy ông bạn thân thời đại học. Trong buổi hôm đó, tôi đã chia sẻ về việc năm nay dịch bệnh và con nhỏ nên dịp nghỉ lễ sắp tới sẽ không có kế hoạch đi đâu.
Thấy vậy, một trong những người bạn của tôi đã không ngần ngại hỏi mượn ô tô để đưa gia đình về quê trong mấy ngày nghỉ. Cậu bạn này quê ở tận Lào Cai, còn vợ quê Thanh Hoá. Tết Nguyên đán không về được cả 2 nơi nên muốn tranh thủ cho vợ con về ngoại dịp Tết Dương lịch, tiện thể đi lễ tết bố mẹ vợ luôn.
Nghĩ rằng mình không dùng gì đến xe trong vài ngày tới, trong khi bạn lại đang cần, cộng thêm có chút "húng" trên bàn nhậu nên tôi đã đồng ý luôn. Các chiến hữu còn chúc mừng cậu bạn kia vì đã mượn được xế hộp, yên tâm đưa gia đình về ngoại, đồng thời “chốt” thêm mấy chén để chứng kiến.
Chẳng mấy khi bạn mượn xe, lại sợ bạn không có thời gian nên trước hôm giao xe, tôi đã cẩn thận mang đi rửa sạch và đổ hơn nửa bình xăng. Đồng thời, không quên chúc chuyến về quê của gia đình bạn được an toàn, vui vẻ.
4 ngày sau, cậu bạn tôi mang xe đến trả vào lúc tối muộn. Lúc này xe đã được đỗ dưới hầm, cậu bạn mang chìa khoá lên tận nhà và chúng tôi tạm biệt nhau. Tôi rất vui vì mình đã ít nhiều giúp bạn có một chuyến đưa vợ con về quê vui vẻ.
Sau đó mấy ngày, tôi có việc khá gấp cần đi tỉnh để giải quyết công việc đột xuất và phải dùng đến ô tô. Nhưng khi xuống hầm lấy xe thì tôi thực sự bị sốc, thậm chí không còn nhận ra chiếc xe của mình nữa.
Bên ngoài chiếc xe dính đầy bụi bẩn, đỏ lòm trên các cửa kính, bùn đất két cả vào các hộc bánh xe. Bên trong khoang nội thất thì thực sự kinh khủng, còn nguyên các loại rác từ giấy ăn, vỏ chai nước ngọt uống dở, giấy kẹo, mẩu bánh vụn rơi vãi lên ghế,…
Khi tôi mở cốp xe thì suýt ngất vì mùi nồng nặc không thể chịu nổi. Đó là thứ mùi của tanh tanh của cá tôm cộng với mùi hôi "váng não" của... phân gia cầm. Tôi đoán cậu bạn đã chở gà vịt và hải sản sống trong cốp xe khi đi từ quê ra.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, sau khi lau tạm ghế lái và ngồi lên xe, tôi phát hiện ra kim xăng đang chỉ ở vạch đỏ. Có thể từ hôm cho mượn đến nay, xe của tôi chưa được đổ xăng lần nào. Đúng là bó tay!
Dù khá vội nhưng tôi vẫn đành phải đánh xe đi rửa và hút bụi, hút mùi, đồng thời đổ đầy bình xăng mới tiếp tục đi công tác được. Trong lòng vừa bực, vừa buồn và cả thất vọng vì trong khi bản thân đã rất nhiệt tình, chu đáo khi cho mượn xe thì không ngờ người bạn của mình lại thiếu trách nhiệm như vậy.
Trong lúc bực tức, tôi định nhắn tin cho bạn nhưng sau đó lại kìm chế lại bởi dù sao việc đã xảy ra rồi, có làm ầm lên thì xe mình cũng không sạch hơn được, chỉ sứt mẻ tình cảm bạn bè.
Có lẽ, đây sẽ là lần cuối cùng tôi cho người bạn này mượn xe.
Độc giả Hoàng Bình Minh (quận Tây Hồ, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Biết tôi không sử dụng đến xe ô tô trong dịp Tết Dương lịch sắp tới, cậu em vợ đã nhanh nhảu hỏi chị gái cho mượn xe để cùng các bạn đi chơi xa. Khi tôi nhất quyết từ chối thì bị vợ nói keo kiệt.
" alt="Tôi rửa sạch và đổ đầy xăng trước khi cho bạn mượn xe, lúc nhận lại thì…"/>Tôi rửa sạch và đổ đầy xăng trước khi cho bạn mượn xe, lúc nhận lại thì…
Trong bài phỏng vấn ngày cuối năm với Báo Gia đình và xã hội, Hiệp Gà thẳng thắn chia sẻ về cuộc sống "gà trống nuôi con", đồng thời bày tỏ mong muốn trở lại nghệ thuật với một sự chỉn chu, "sạch sẽ". Đặc biệt anh chia sẻ khát khao được trở lại sân khấu Táo quân - dù chỉ là vài phút.
Khát khao, hy vọng, "thèm muốn" sân khấu
Hiệp Gà được coi là một trong những nghệ sĩ hài được nhà Đài ưu ái khi đời tư bê bối nhưng vẫn nhiều lần được tham gia "bom tấn" Táo quân. Thế nhưng nhiều năm gần đây, anh không còn được ưu ái nữa?
Chính vì thế, nhiều người cũng hỏi tôi: Sao không thấy xuất hiện nữa? Nhưng mình phải hiểu tố chất diễn xuất vẫn còn đó, có cơ hội, có vai phù hợp thì các anh sẽ vẫn nhớ đến mình. Họ chưa nhớ đến là cũng có lý do bởi Táo quân là sân khấu không phải có thể dùng tiền hay vật chất mua được mà phải bằng khả năng, bằng cuộc sống nghệ thuật chỉn chu để tạo ra cơ hội. Chứ không thể vì không được "gọi" mà đến cổng Đài "ăn vạ": Các anh ơi cho em làm Táo với! (Cười)
Những năm qua, tôi hiểu, nghệ sĩ nên giữ gìn hình ảnh còn tôi lại ít quan tâm điều đó. Bản tính hay pha trò cộng thêm sự "cổ vũ" của mọi người rằng ở đâu có Hiệp Gà ở đó vui nên đôi khi tôi lại càng thể hiện sở trường đến mức "lố". Bởi thế, việc để "trượt dài" hình ảnh là điều tôi không lường tới.
Sau những vấp ngã và trong lúc chờ đợi cơ hội trở lại, tôi hiểu bản thân cần thay đổi, "update" thành một phiên bản tốt hơn. Không là bây giờ thì không còn lúc nào cả. Mình không phải còn có thể lớn nữa mà là già rồi!
Khi đã già, anh nhìn lại khoảng chục năm trước đứng sân khấu Táo quân, trải nghiệm và cảm giác khi đó thế nào?
Khi đó chỉ nghĩ rằng đó là một công việc, một vai diễn chứ ít nghĩ rằng đó là một trải nghiệm. Nhưng đến tầm này - khi đã trải qua nhiều biến cố - tôi mới hiểu sâu sắc hơn sự trải nghiệm. Đặc biệt, từ lúc làm bố đơn thân tôi có thời gian nhiều để nghĩ lại, nhìn lại quãng đường đã đi qua.
Nhớ lại nhiều hơn những năm 2009-2011 khi vẫn còn được đứng trên sân khấu Táo quân… Biết nói gì bây giờ? Tôi luôn có trong mình sự khát khao đúng nghĩa, hy vọng được quay trở lại, "thèm muốn" sân khấu ấy. Nếu đánh đổi rằng phải bỏ tất cả show diễn trong vài tháng để được có mặt lại sân khấu Táo quân - dù chỉ vài phút - tôi cũng sẵn sàng.
Vậy chắc hẳn, những ngày cuối năm này, nhìn đồng nghiệp và nhiều diễn viên trẻ đứng trên sân khấu đó, cảm giác rất chạnh lòng?
Nói không chạnh lòng là nói dối. Nhiều khi, tôi thấy xấu hổ và có chút tự ti. Tôi từng tự vấn chính mình: Giá như lúc ấy mình làm thế này, mình không làm thế kia, có lẽ mọi chuyện đã khác. Nhưng đó không phải áp lực hay là điều khiến tôi trăn trở nhất. Tôi tiếc vì khi cơ hội đến mà mình không thể phát huy, tận dụng để đẩy nó lên một tầm cao mới.
Nhưng tiếc nuối hay chạnh lòng cũng không thể làm gì khác. Tất cả là bài học trong cuộc sống và là động lực để mình cố gắng hơn. Và quan trọng nhất là phải biết mình là ai, mình ở đâu, mình đang làm gì. Tôi biết chắc chắn rằng khả năng nghệ thuật của mình còn đến đâu, có thể cố gắng đến đâu. Nắm được điều đó thì mình có niềm vui, niềm tin và có thể làm tốt để đảm bảo cuộc sống. Hiện tại có thể nói cuộc sống của tôi rất tốt, tuyệt vời hơn nhiều so với năm tháng trước đây. Chỉ có công việc là chưa như ý!
"Nhớ thương" sân khấu Táo quân như thế thì đêm Giao thừa anh cũng đợi chờ "bom tấn" này hơn cả một khán giả?
Đây chắc chắn là chương trình tôi đợi chờ mỗi dịp Tết nhưng không phải năm nào cũng xem được đúng lịch lên sóng vì có thể vướng lịch diễn. Dù sao thì tôi vẫn sẽ xem lại vào ngày hôm sau. Tôi không chỉ xem mà còn xem chi tiết, để ý từng li từng tí và luôn khách quan để nhìn nhận.
Tôi thấy hầu như năm nào Táo quân cũng có khán giả chê thế này thế kia nhưng mình từng đứng trên đó, biết được sự sáng tạo của các nghệ sĩ qua từng vai diễn mỗi năm. Khách quan mà nói, theo tôi, Táo quân mỗi năm đều hay, chất hơn những năm trước rất nhiều. Bởi nghệ sĩ thì tinh tế, sắc nét, có kỹ thuật, hỗ trợ hiện đại và đạo diễn luôn già dơ, sáng tạo hơn. Không thể vì năm nay ít "trend", ít câu hài hước mà cho rằng "Táo dở". Như thế là rất buồn với các nghệ sĩ!
Vậy trong dàn nghệ sĩ nhà Táo, ngay cả những "Táo trẻ" kế cận vài năm gần đây, anh ấn tượng với ai nhất?
Trong dàn Táo kỳ cựu thực sự chẳng có ai để chê, toàn những người được "trời" cho sự thông minh, duyên dáng, hài hước,...chẳng còn gì bàn cãi.
Còn dàn "Táo trẻ"? Như tôi đã nói, chỉ nghệ sĩ thực sự xuất sắc mới được chọn vào Táo quân. Trong dàn nhân tố trẻ mà họ được chọn thì chắc chắn phải có lý do. Tôi nhìn thấy ở các bạn ấy nhiệt huyết, sức sáng tạo, sự update 4.0 thành công. Tất nhiên, còn xét đến độ duyên thì dù sao đứng cùng dàn Táo kỳ cựu các bạn ấy vẫn còn hơi non. Đôi chỗ còn có sự vội vàng, vụng về non trẻ, chưa thể già dơ được bằng các anh chị.
Nhưng nên nhớ, ai cũng có giai đoạn đầu non trẻ, các bạn tiến bộ theo từng năm, nỗ lực rất nhiều. Tôi nghĩ các bạn ấy dần dần tiến bộ, xứng đáng là đội ngũ Táo kế cận.
"Không có vợ nhưng tôi may mắn có đến 2 người phụ nữ tuyệt vời bên cạnh"
Rời màn ảnh khá lâu như thế, không biết điều này có "làm khó" cuộc sống "gà trống nuôi con" của anh?
Nói thật là cuộc sống của tôi không quá giàu có, không có nhiều tài sản tích lũy chứ nói khó khăn thì chưa bao giờ. Vì tôi chỉ không xuất hiện trên truyền hình nhưng tại các sân khấu biểu diễn ở ngoài trời, diễn tỉnh, event,... Hiệp Gà vẫn là cái tên được bầu show yêu thích vì tính tôi thoải mái, dễ chịu, dễ giảm cát-xê nên được lòng. (Cười lớn)
Tôi hay nói vui trên mạng xã hội là cố làm đi kiếm nồi bánh chưng chứ nhà tôi nhiều thịt, nhiều đỗ, nhân bánh chưng đủ cả, có thiếu gì đâu. Cũng rủng rỉnh để đáp ứng chi tiêu và mua sắm cho con cái. Như Tết năm nay tôi vẫn có show đến hết tối 29 Tết chứ thường niên là tôi đi diễn qua Giao thừa và về xông nhà luôn. Có năm nào không đi diễn đêm 30, các con còn ngạc nhiên: Sao năm nay bố không đi?
Hiệp Gà và con trai trong những ngày chuẩn bị cho Tết Nguyên đán
Dù thế nhưng ngôi nhà thiếu bàn tay phụ nữ chắc những ngày cuối năm vẫn gặp chút khó khăn - nhất là khi anh còn đi diễn xuyên Tết?
Lý thuyết thì đúng là như thế nhưng tôi may mắn gia đình có đến 2 người phụ nữ là mẹ và con gái. Cô con gái lớp 11 lo toan cho bố từ đôi giày, đôi tất, quần áo đi làm rồi biết cả nấu ăn chiều bố. Còn mẹ tôi thì quá tuyệt vời, biết con thích ăn cá kho là cho ăn cá kho cả tuần. Thích ăn gì là mẹ ốp cho ăn bằng chán thì thôi. (Cười)
Tất nhiên, nói thế thôi chứ thiếu bàn tay người vợ cũng có những bất tiện. Ví dụ: con gái chuẩn bị 5 đôi tất thể nào cũng có 3 đôi trượt; quần áo đôi khi cũng lôm côm; mẹ không tỉ mỉ khi sơ mi trắng chưa giặt kỹ cổ - tay áo đã bỏ máy giặt;... Thế nhưng để lựa chọn giữa việc có 1 người phụ nữ bên cạnh và cuộc sống độc thân vui vẻ hiện tại thì tôi thích như hiện tại hơn. Tất nhiên có cả 2 thì trọn vẹn hơn nhưng không cân đối được thì chấp nhận điều đó.
Tôi đang hình dung, đi diễn xuyên Tết như thế không biết anh đi sắm Tết vào lúc nào đây?
Có sao đâu, vì các show diễn của tôi chủ yếu vào buổi tối nên vẫn còn thời gian ban ngày đưa con sắm tết và trang trí ngôi nhà, bên cạnh người thân. Tôi rất thích không khí chuẩn bị Tết này. Đặc biệt, khi sống đơn thân, việc sắm Tết có phần rôm rả hơn vì tính vốn xông xênh giờ lại không bị ai quản lý tài chính.
Tôi thực sự không thiếu thốn gì - kể cả thời gian, chỉ thiếu bờ vai để tựa vào - nhưng nó không hẳn là quan trọng và không thực sự là cần thiết với tôi trong lúc này.
Tôi muốn nói tôi hài lòng nhưng không phải đang cổ súy chuyện sống đơn thân. Không ai nên chọn cuộc sống đơn thân, đặc biệt là phụ nữ. Sẽ vất vả nhất là cuối năm, có quá nhiều nỗi niềm. Tôi đơn thân nhưng có nhiều may mắn đó là lý do tôi chọn về quê sống.
"Con gái nói bố nên dùng sản phẩm nghệ thuật để chứng tỏ khát khao trở lại"
Con trai 4 tuổi của diễn viên hài Hiệp Gà
Nhưng có một vấn đề là con gái anh năm nay lớp 11 - tuổi ẩm ương như thế không có mẹ bên cạnh, một ông bố đơn thân "đối phó" với rắc rối này ra sao?
Tôi biết con gái đôi khi ngại tâm sự với bố những vấn đề nhạy cảm - nhất là con đang ở tuổi mới lớn nên tôi quan sát con từ xa và đặt nhiều "camera" bạn bè, anh em, thầy cô,… Chỉ cần có 1 vấn đề gì đó tôi sẽ nhẹ nhàng nói với con bằng cách bóng gió xa xôi 1 câu chuyện nào đó. Con cũng đã lớn khôn nên mưa dầm thấm lâu sẽ hiểu vấn đề. Còn về việc học, tôi không bao giờ chọn cách chỉ chích mà luôn đón nhận kết quả và động viên, không gây sức ép.
Bên cạnh đó, thực tế mối quan hệ của con với mẹ đẻ vẫn đặc biệt tốt nên mọi câu chuyện, công việc hàng ngày con vẫn thoải mái chia sẻ với mẹ. Và mối quan hệ giữa tôi và vợ cũ cũng rất tốt, có khi còn tốt hơn xưa. Mối quan hệ 2 bên rất ổn chỉ là không phù hợp để sống chung nữa nên các con cũng thoải mái.
Nói như thế là anh thuộc tuýp phụ huynh nói không với việc giáo dục con bằng roi vọt?
Không! Chính xác thì tôi vẫn thuộc tuýp quan niệm "thương cho roi cho vọt". Có hai lần cụ thể tôi dùng đòn với con gái - đó là khi đã là bố đơn thân. Tôi không phải kiểu bộc phát mà đánh con, mỗi lần đánh tôi đều có lập trình cụ thể và nói rõ với con: nếu con còn lặp lại lỗi đó, con sẽ tiếp tục bị như thế.
Còn với cậu con trai 4 tuổi, thì roi được rải khắp nhà. Tôi đánh là lằn mông đít cho sợ chứ không kiểu doạ doạ vì như thế trẻ con sẽ nhờn.
Đó là những lúc cần dạy con thôi chứ bình thường tôi là ông bố được yêu thương lắm. Mỗi khi về nhà tôi trở thành cái "rốn" để từ bà rồi đến các con trút lên tâm sự.
Riêng cậu con trai, tôi chỉ dám nói chuyện 10 phút chứ đến phút thứ 11 là không thể chịu được vì cậu ấy hỏi nhiều quá. (Cười)
Cô con gái là Bí thư đoàn đấy, không thiếu một chương trình nào ở trường là không đến tay. Tôi còn phải tiết chế bớt lại nhưng con vẫn thích và làm rất tốt các phong trào của trường, thậm chí dàn dựng tiết mục múa như một biên đạo. Khả năng thẩm âm cũng tốt. Nhiều lúc tôi nói vui, hồi bằng tuổi nó bố có mà xách dép.
Còn cậu con trai thì chắc không trượt được nghệ thuật vì có tố chất lắm, bộc lộ từ nhỏ và thần thái rõ ràng.
Con gái tham gia các phong trào đoàn trường như thế thì liệu có khi nào cô bé "ngại" trước những thông tin tiêu cực liên quan đến bố không?
Tôi cũng từng hỏi con, có ảnh hưởng gì hay suy nghĩ gì không? Bạn ấy nói chẳng sao, con chẳng bận tâm. Thực sự, tôi không để con thiếu thốn, thua kém các bạn về điều kiện nhưng nhưng vẫn có nhiều cái lại không bằng. Chính vì thế con có ý thức tự lập rất cao, rất bản lĩnh.
Cũng có khi tôi nói chuyện phỏng vấn, con bảo bố bây giờ lên báo dễ bị ném đá, nói xấu nên con không thích. Nó bảo bố nên im lặng và chứng minh sự trở lại của mình bằng những sản phẩm nghệ thuật thôi!
(Theo GĐXH)
Phong cách biểu diễn đa dạng cùng khả năng hát và biến hóa thành nhiều nhân vật khác nhau khiến những màn biểu diễn của Tự Long trong 'Táo Quân' luôn được khán giả mong chờ.
" alt="Hiệp Gà: Nếu phải đánh đổi để lại được xuất hiện vài phút ở Táo quân, tôi cũng sẵn sàng"/>Hiệp Gà: Nếu phải đánh đổi để lại được xuất hiện vài phút ở Táo quân, tôi cũng sẵn sàng
Hay tại các ngã ba, ngã tư, khi thấy đèn sắp chuyển đỏ, thay vì giảm tốc thì nhiều người đi xe máy lại cố vít ga, tranh thủ vượt qua vạch dừng. Còn người lái ôtô thì dù thấy phía bên kia đang kẹt vẫn đi cố dù chỉ còn mấy giây đèn xanh để rồi không thoát kịp khỏi giao lộ, dẫn đến khóa lộ, làm kẹt cứng luôn mọi ngả. Ở đây, nếu mọi người tham gia giao thông có ý thức nhường nhịn, thì có lẽ đã không đến mức kẹt xe trầm trọng như vậy, có chăng chỉ là ùn ứ, lưu thông chậm lại thôi.
Ngay như đường Phạm Văn Đồng (TP HCM) rộng tới cả 12 làn xe mà vẫn kẹt đều, do ý thức tham gia giao thông quá kém. Thế nên, tôi cho rằng, hạ tầng đường sá chỉ là một phần nguyên nhân. Có khi đường hai chiều mà bị tắc một bên là người ta lại tràn hết qua hướng ngược lại, gây xung đột các làn xe, dẫn tới kẹt cả đường. Đi như vậy thì đường nào không tắc? Văn hóa giao thông không phân biệt trình độ. Cả người đi xe máy lẫn lái ôtô, ai cũng chen lấn mỗi khi đường tắc cả thôi.
Tôi đồng ý rằng người điều khiến ôtô được đào tạo bài bản hơn, nhưng giờ ra đường chẳng khó để bắt gặp các tài xế khôn lỏi chiếm làn xe máy, nhất là mấy xe chạy dịch vụ. Rồi tại các giao lộ, lẽ phải mở cua nhưng nhiều ôtô vẫn ngang nhiên "chặt cua"... Người đi xe máy ý thức kém không nói, nhưng người lái ôtô cũng có hơn gì khi dàn hàng ngang, chiếm hết đường của xe máy. Nếu ôtô mà leo lề được thì tôi nghĩ nhiều người cũng chẳng bỏ qua, làm tới.
>> Cần phạt nguội 164 xe máy vượt đèn đỏ trong hai phút ở Hà Nội
Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều là nguyên nhân kẹt xe nếu người điều khiển không có ý thức.
Tôi ủng hộ hạn chế xe cá nhân nói chung và khuyến khích người dân đi xe công cộng. Nhưng phải thừa nhận rằng năng lực vận chuyển và tuyến đi của các phương tiện công cộng hiện nay chưa thuận lợi nên người dân vẫn chưa mặn mà. Chỉ khi nào dịch vụ tốt, người dân thấy thuận lợi thì sẽ từ bỏ dần xe cá nhân.
Gần đây, có ý kiến cho rằng nên điều chỉnh giờ làm việc lệch 30 phút để chống kẹt xe. Nhưng theo tôi, điều đó không thể giải quyết được vấn đề. TP HCM đã áp dụng lệch giờ học, giờ làm rồi đó nhưng có hết kẹt xe đâu? Cha mẹ đi làm trễ nhưng vẫn phải đưa đón con đi học chứ có ở nhà đâu, nên họ vẫn phải tham gia giao thông như thường.
Hãy nhìn vào thực trạng giao thông để thấy, tại các điểm nóng kẹt xe, phần lớn các phương tiện đều chạy rất lộn xộn, không tuân thủ quy tắc. Đa phần ý thức tham gia giao thông của người Việt vẫn còn rất thấp, mặc dù được đào tạo bài bản hơn xe máy nhưng rất nhiều tài xế ôtô vẫn lái xe bằng tư duy như đang đi xe máy, rất tùy tiện. Chỉ khi nào ý thức của người tham gia giao thông được nâng cao thì lúc đó tình trạng kẹt xe mới giảm. Cần xác định như vậy để có giải pháp căn cơ, đánh trúng vấn đề cốt lõi.
* Bạn có giải pháp gì để giải bài toán ùn tắc giao thông?
Gửi bài viết về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
" alt="'Tắc đường vì ý thức tài xế ôtô chẳng hơn gì người đi xe máy'"/>'Tắc đường vì ý thức tài xế ôtô chẳng hơn gì người đi xe máy'
Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ
Chia sẻ với VietNamNet, NSƯT Thanh Loan cho biết đây là lần đầu tiên bà được cơ quan, các đồng nghiệp động viên cô làm hồ sơ xét tặng NSND dù là NSƯT từ năm 1993 qua các vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng yêu mến của công chúng. ''Theo tiêu chí trước đây tôi chưa có giải huy chương vàng nên vui vẻ xác định không nghĩ đến làm hồ sơ xét NSND. Lần xét tặng này có NĐ 40 cho những nghệ sĩ có cống hiến cho điện ảnh cách mạng Việt Nam nên mới làm hồ sơ''
Ngoài ra sau này tôi làm đạo diễn và quản lý điện ảnh công an, phim tài liệu tôi đạo diễn: "Những người trong truyện" đạt giải Cánh Diều Bạc; phim "Bộ trưởng của chúng tôi" được giải khuyến khích Hội Điện ảnh VN và Bằng khen Liên hoan phim quốc gia Việt Nam. Hiện nay niềm vui của tôi dành tâm huyết thời gian cho công tác hội nghề nghiệp: Phó chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật HN; Phó chủ tịch phụ trách Hội Điện ảnh Hà Nội!'' - NSƯT Thanh Loan nói.
Diễn viên Thanh Loan là trường hợp đặc biệt được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND lần thứ 10. Đây là kỳ xét tặng đầu tiên áp dụng Nghị định 40/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. NĐ 40 bổ sung một số trường hợp đặc biệt dành cho các nghệ sĩ có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng thiếu giải thưởng nên diễn viên Thanh Loan đã được đưa vào danh sách.
" alt="Thanh Loan 'Biệt động Sài Gòn' được xét Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 70"/>Thanh Loan 'Biệt động Sài Gòn' được xét Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 70
Ở tuổi 52, chính tình yêu đã làm cho cuộc sống của Thanh Lam ngày càng viên mãn. Nhan sắc của chị trở nên rực rỡ hơn mỗi khi xuất hiện bên cạnh bác sĩ Tiến Hùng. Nhiều người nhận xét từ khi bên nhau, Thanh Lam thăng hoa hơn trong âm nhạc lẫn nhan sắc.
Nữ diva nhạc Việt cũng luôn thể hiện "chủ quyền" tình yêu của mình bằng những hình ảnh cực kỳ tình tứ bên bác sĩ Tiến Hùng. Họ thường xuyên có những chuyến đi chơi cùng nhau và ghi lại rất nhiều khoảnh khắc đẹp.
Trong các sự kiện Thanh Lam góp mặt nếu không bận bác sĩ Tiến Hùng - người chồng hiện tại của nữ diva đều thu xếp đồng hành. Đổi lại, Thanh Lam cũng luôn sát cánh với dịp đặc biệt quan trọng của ông xã.
‘’Chúng tôi làm ở hai lĩnh vực khác hoàn toàn nhau nhưng lại luôn có sự hỗ trợ cho nhau về mặt tình cảm. Không phải vì tôi đi theo Thanh Lam mà bỏ bê công việc này và càng không phải vì việc của tôi mà Thanh Lam sẽ bỏ hát. Chúng tôi có thể gắn bó được với nhau, hợp nhau từ cách sinh hoạt đến quan điểm sống, càng ngày càng hòa hợp. Bởi thế, chúng tôi tin tưởng vào tình cảm hiện tại của mình”, bác sĩ Tiến Hùng chia sẻ.
Thanh Lam bảo ông xã cùng các cộng sự ấp ủ mở một bệnh viện mắt từ lâu và nay khi điều đó trở thành hiện thực, là hậu phương của chồng, chị rất vui và tự hào. ‘"Ngoài những kinh nghiệm, luôn tâm niệm sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân, anh Hùng đam mê công việc còn lớn hơn nhiều tình yêu với vợ. Sau rất nhiều va vấp trong cuộc sống. Đây là điều mà tôi trân quý ở anh thời điểm này và lựa chọn sát cánh cùng anh trên đường đời. Tình yêu giúp chúng tôi thêm năng lượng để chia sẻ và đóng góp trong sáng tạo. Anh Hùng còn nhiều chương trình từ thiện mổ mắt cho cộng đồng”, Thanh Lam bày tỏ.
Mai Linh
Ảnh: Bình Quách
Cuốn sách mở đầu bằng một chiều hè oi ả năm 1992, tại vùng thung lũng hẻo lánh ở phía đông nước Pháp. Bên hồ nước tĩnh lặng, Anthony, 14 tuổi, cùng người anh họ quyết định đánh cắp chiếc thuyền kayak để chèo sang bờ bên kia nơi có bãi tắm khỏa thân trứ danh. Tại đây, cậu thiếu niên lần đầu rơi vào lưới tình với con gái của ứng cử viên chức thị trưởng. Khởi nguồn từ mối tình đơn phương này, tuổi thanh xuân đầy biến động của Anthony bắt đầu.
Đối với Anthony, Steph giống như một "tia sáng đẹp đẽ" mà cậu bé không thể chạm tới. Bởi cô bé vẫn ý thức được mình thuộc tầng lớp cao hơn. Tuy khinh thường cha mẹ mình - những người theo chủ nghĩa vật chất, nhưng cô bé cũng không thể thoát khỏi sự gọt giũa từ họ. Mặt khác, dường như phần nào đó Steph vẫn bị hấp dẫn từ cậu bé Anthony bởi chính sự nghèo khổ của cậu giống như một “ảo vọng” để cô tạm xa lánh hiện thực.
Dù tới cuối cùng, không ai có thể vượt qua được sự ngăn trở của bức tường giai cấp. Nhưng trong những giờ phút ngắn ngủi bên nhau, họ vẫn có thể tạm quên đi thân phận của mình để đắm chìm vào thế giới cảm xúc tươi đẹp của tuổi trẻ.
Tác giả Nicolas Mathieu đã khéo léo khắc họa câu chuyện của họ với sự nhạy cảm sắc bén cùng giọng điệu đủ sức truyền tải những rung động của trái tim, cơn thịnh nộ và cả sự mong manh của tuổi mới lớn.
Đặc biệt, chính cấu trúc của tiểu thuyết được chia thành 4 phần với quy mô không đồng đều, giúp tạo ra hiệu ứng phễu:
Phần đầu (1992 – Smells Like Teen Spirit): 13 chương
Phần thứ hai (1994 – You Could Be Mine): 11 chương
Phần thứ ba (1996 – La Fièvre): 8 chương
Phần thứ tư (1998 –I Will Survive): 5 chương
Như thể, từng chút một, thời gian và không gian đang bị thu hẹp lại. Khoảng thời gian rộng rãi và chậm chạp của tuổi thanh xuân đã lao thẳng vào vòng xoáy của cuộc sống thực tế, không thể lay chuyển được. Những thiếu niên Anthony, Hacine, Steph và Clem trong Con cháu của họ cũng thế thôiđều bị hút vào “cái phễu xã hội”.
Bốn mùa hè trải dài từ những giai điệu của Nirvana và Johnny Hallyday đến chiến thắng của đội tuyển Pháp tại kỳ World Cup 1998, cuốn sách tái hiện khung cảnh đầy hoài niệm và gợi sự đồng điệu sâu sắc với cả một thế hệ lớn lên trong thập niên 90.
Tổng quan, Con cháu của họ cũng thế thôilà một câu chuyện đầy bất ngờ, đẹp đẽ một cách tàn nhẫn về những nỗ lực biến cuộc sống thành một thứ gì đó khác, mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn, để nó không trở nên tầm thường, cằn cỗi và đơn điệu.
Nicolas Mathieu là tiểu thuyết gia người Pháp sinh năm 1978 tại Épinal, trong một gia đình có cha là thợ cơ điện và mẹ là kế toán. Anh tốt nghiệp ngành Nghệ thuật biểu diễn tại Đại học Metz (nay là Đại học Paul-Verlaine) và trải qua nhiều công việc như nhà báo, thư ký… trước khi bắt đầu sáng tác văn học. Tuy mới ra mắt tiểu thuyết đầu tay năm 2014, tác giả người Pháp đã giành được giải thưởng Goncourt 2018 danh giá với tác phẩm thứ hai - Con cháu của họ cũng thế thôi. Được đánh giá là cây bút tài năng của thế hệ nhà văn mới, trong các tác phẩm của mình, Mathieu thường đan xen những điều bình dị thân thuộc với yếu tố chính trị, qua đó thể hiện nỗi bất lực trước xã hội và cơn thịnh nộ mang tính hiện sinh. |