Thông tin từ Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) vừa cho biết, kể từ hôm nay, ngày 24/5/2018, Viettel cung cấp gói cước VDR50 dành cho thuê bao trả sau roaming vào 19 mạng thuộc 9 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: Trung Quốc (China Unicom), Đài Loan (Chunghwa, Taiwan Mobile, T-star), Hong Kong (SmarTone, China Mobile HK), Myanmar (Telenor), Indonesia (Indosat, XL), Philippines (Smart), Úc (Optus, Telstra), Pháp (Orange) và Canada (Rogers, Bell, SaskTel, Telus).
Theo đó, với cước phí 150.000 đồng, thuê bao trả sau của Viettel đăng ký gói VDR50 sẽ có 100MB data dùng cho 7 ngày. Theo hướng dẫn của nhà mạng, để sử dụng gói cước ưu đãi này, khách hàng đã đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế chỉ cần soạn tin VDR50 gửi 191.
Hiện tại, với chính sách giá “dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu”, khách hàng phải chi trả từ 90.000 đồng đến 240.000 đồng để có 1MB Data Roaming tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên. Như vậy, nếu đăng ký gói cước VDR50 mà Viettel mới cung cấp, khách hàng sẽ tiết kiệm được tới 99% chi phí (150.000 đồng/100MB).
" alt=""/>Gói cước 150.000 đồng có 100MB data roaming được áp dụng cho cả thuê bao trả sau ViettelAnh cũng là người chơi thứ hai của khu vực Đông Nam Á đạt được thành tích này – MidOne có quốc tịch Malaysia, trong khi Abed là người Philippines. MidOne đã giành được 10k MMR ở server Dota 2châu Âu, nơi các thành viên Secret đang ăn tập.
Hiện tịa, MidOne đang có nhiều hơn midlaner của Team Liquid, Amer "Miracle-" Al-Barkawi, người hiện đang đứng thứ hai trên BXH server EU, 500 MR.
MidOne đã đem đến bầu không khí tích cực cho Secret kể từ khi gia nhập team vào hồi tháng 8 năm ngoái, giúp họ vô địch ROG Masters và DreamLeague EU Season 7 vừa qua.
Player người Malaysia nổi tiếng với các hero Ember Spirit, Storm Spirit, Invoker và Templar Assassin với phong cách chơi bùng nổ, bắt mắt.
Anh cùng các thành viên còn lại của Secret đã chắc suất tham dự The International 7 sau khi vượt qua vòng loại khu vực châu Âu. Đây sẽ là kỳ TI thứ hai liên tiếp mà MidOne tham dự. Trước đó, anh là thành viên của Fnatic tham gia tranh tài tại TI6.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: MidOne đạt 10k MMR, sau Abed nửa thángTại cuộc làm việc chiều qua, ngày 5/6 với Ban Điều hành triển khai công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đại diện VHTT&DL đã cho biết, tại Bộ VHTT&DL, công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng luôn được coi trọng và được lãnh đạo Bộ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Thời gian qua, song song với việc ban hành cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT bao gồm cả các quy định về an toàn thông tin, Bộ VHTT&DL còn đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị máy móc bổ sung, nâng cao tính bảo mật cho các hệ thống thông tin hiện có của Bộ. Đồng thời, Bộ cũng đầu tư bổ sung một số phần mềm ứng dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý an toàn an ninh thông tin mạng thuộc dự án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng của Bộ; định kỳ đầu tư và nâng cấp hệ thống chống virus máy tính và thư rác (spam).
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ VHTT&DL, từ tháng 7/2016, Bộ này đã ra Quyết định 2593 ban hành Quy chế bảo đảm an toàn thông tin mạng của Bộ VHTT&DL.Tiếp đó, trong năm 2017, Trung tâm CNTT - đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ VHTT&DL đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Cục An toàn thông tin thuộc Bộ TT&TT và Cục An ninh mạng - Bộ Công an để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thông tin, ứng cứu sự cố cho hơn 20 lượt cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin; xử lý các sự cố mất an toàn thông tin và ứng cứu cho một số đơn vị thuộc Bộ.
Cũng trong năm ngoái, Trung tâm CNTT của Bộ VHTT&DL đã được đầu tư các thiết bị đầu cuối và thiết bị bảo mật chuyên dụng Cisco; các thiết bị này được cấu hình luật, chính sách chặt chẽ, được cập nhật bản vá các lỗ hổng mới phát hiện, tương tự các phần mềm máy chủ Windows/Linux. Tường lửa mềm của các hệ thống hạ tầng dùng chung của Bộ cũng được cập nhật thường xuyên để phòng ngừa các phương thức tấn công khai thác hệ thống mới của nhóm tin tặc “Shadow Brokers”; tổ chức triển khai rà quét và cập nhật các bản vá các lỗ hổng bảo mật cập nhật các bản vá, tiến hành sao lưu dự phòng, hệ thống dự phòng tránh thảm họa cho các hệ thống thông tin của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
" alt=""/>Bộ VHTT&DL gia tăng biện pháp bảo vệ an toàn các hệ thống thông tin quan trọng