- Hơn cả việc "mắng" thầy vì một chiếc quần đùi,ủtiệmvàngchạyxộcvàonóicôkhôngdạyđượccontôithìđểngườikhá24h. com. vn nhiều phụ huynh còn có hành động thiếu tôn trọng, thậm chí sẵn sàng gây gổ với giáo viên.
Thầy giáo bị phụ huynh mắng te tát vì cái quần: "Tôi rất sốc"
Nhập vai giáo viên, phụ huynh chia sẻ áp lực đứng lớp
Vợ mắng thầy vì cái quần, chồng đến trường xin lỗi thầy giáo
Câu chuyện một phụ huynh ở miền Tây chỉ vì chiếc quần đùi của con bị thất lạc đã có lời nói khiếm nhã với thầy giáo, khiến dư luận xôn xao vừa qua, chỉ là một trong những trường hợp điển hình của tình trạng coi thường giáo viên, vốn đã không còn là hiếm.
Hình minh họa: DAD |
Đó chỉ là một trong hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện ứng xử của phụ huynh với giáo viên hiện nay. Trên thực tế, thậm chí nhiều phụ huynh có địa vị, kinh tế còn cho mình "quyền" xúc phạm nhà giáo.
Hiệu trưởng, đồng thời là người sáng lập một trường tiểu học quốc tế ở Bình Chánh, TP.HCM (xin giấu tên), kể rằng hơn 20 năm làm nghề, cô gặp phải nhiều tình huống dở khóc dở cười mà phụ huynh đưa lại.
Nhưng điều khiến cô thấy tổn thương nhất là phụ huynh nghĩ mình giàu mà thiếu tôn trọng giáo viên.
Vì không hài lòng, phụ huynh là chủ một tiệm vàng đã chạy xộc vào phòng, chỉ tay vào mặt cô và quát lớn "Cô không dạy được con tôi thì để người khác dạy. Tôi thừa tiền cho con học trường tốt hơn ở đây".
"Cách đây một năm, trường chúng tôi có một học sinh rất cá biệt. Cháu chống đối mọi việc giáo viên yêu cầu, không tự giác tham gia các hoạt động trường lớp.
Ở trường chúng tôi dạy học sinh tự giác. Ngay cả việc ăn uống, sau thời gian ban đầu học sinh được hướng dẫn cụ thể thì sau khi quen, tới giờ các phải tự lấy đồ ăn. Khi ăn xong, học sinh cũng biết đổ thức ăn thừa, để chén đĩa bẩn vào nơi quy định.
Nhưng với học sinh kia, dù giáo viên đã cố gắng rất nhiều để hướng dẫn nhưng vẫn không cải thiện. Có lẽ, cháu được gia đình bao bọc quá kỹ nên ỉ lại. Nhà trường thông báo với phụ huynh để cùng phối hợp thì không ngờ, gia đình lại nổi đóa lên" - cô hiệu trưởng kể.
"Hôm ấy, phụ huynh đánh thẳng xe vào trường. Chị chạy thẳng vào phòng tôi nói to "Các cô không dạy được con tôi thì để người khác dạy. Cô đừng nghĩ trường của các cô là tốt nhất. Tôi thừa điều kiện cho con học trường tốt hơn ở đây" - cô hiệu trưởng kể tiếp.
Cô cho hay, làm lãnh đạo trường quốc tế nên cô hiểu những phụ huynh cho con theo học là gia đình có điều kiện kinh tế. Việc mỗi tháng chi vài chục triệu cho con đi học không phải là nhỏ, nhà trường ý thức được trách nhiệm nên luôn cố gắng rèn dũa học sinh với điều kiện tốt nhất.
Nhưng không chỉ học, mà môi trường ở đây còn cố gắng rèn luyện cho các em tính tình tự lập, tự chủ.
Cô hiệu trưởng đồng ý rằng ý phụ huynh hoàn toàn có quyền lựa chọn trường cho con. "Nhưng nếu không hài lòng có thể chuyển trường hoặc cả hai bên cùng bàn bạc phối hợp. Đừng nghĩ mình có tiền mà thiếu tôn trọng giáo viên".
Còn chỉ vì hai bé trêu chọc nhau dẫn tới xây xát mà cô Liên, giáo viên trường mầm non K, ở Thủ Đức, TP.HCM từng bị phụ huynh bóng gió "không hoàn thành nhiệm vụ thì chuyển nghề".
Cô Hương kể, lớp mầm có 30 bé, được nhà trường phân công hai giáo viên. Ngoài cô Liên còn có một giáo viên khác đã tương đối lớn tuổi.
Trong lớp 30 bé thì 1 bé có triệu chứng tự kỷ, không hòa đồng với các bạn mà ra ngồi ngoài cửa lớp. Bé không tự thay quần áo hay vệ sinh cá nhân từ những việc đơn giản nhất, nên giáo viên phải ưu tiên chăm nhiều hơn. Thành ra, 29 bé còn lại phần lớn do một tay giáo viên còn lại đảm nhiệm.
Cả lớp đều rất ngoan nhưng có vài em nam hiếu động hay lao vào đánh, bứt bấu, cắn bạn dẫn tới xây xước. Biết điều này, hai cô giáo gắng tách các bé ra - khi bé này ngồi đằng này thì cho bé còn lại ngồi đằng kia.
Cô Liên kể, một hôm do cô giáo không quán xuyến hết nên hai bé nam đánh nhau và bị trầy xước. Một bé bị bạn cắn 5 miếng vào lưng, một bé cũng bị trầy xước mặt, cổ.
Khi thấy con như vậy, một trong hai phụ huynh khó tính hơn đã không kiềm chế được.
Đưa con tới lớp, anh chạy vào chỉ thẳng vào mặt bé kia rồi dọa dẫm. Chiều tới đón con, gặp phụ huynh của bé kia, anh này cũng chỉ mặt và nói rằng "Đây là con cô phải không? Cô về dạy lại con đi, đi học sao cứ đánh con tôi'.
"Khi thấy anh làm lớn chuyện, tôi lên tiếng mong phụ huynh thông cảm vì một phần là lỗi của cô giáo. Không ngờ, vị phụ huynh còn làm ầm lên và nói rằng "các cô không hoàn thành công việc thì chuyển nghề đi". Lúc đó, tôi chỉ biết im lặng.
Rất may, vị phụ huynh còn lại rất điềm tĩnh, chị nhỏ nhẹ nói với anh kia rằng "Anh không nên chỉ tay vào mặt đứa trẻ như vậy. Chúng tôi cũng muốn dạy con thật ngoan, tới lớp hòa đồng với bạn bè. Nhưng tuổi các bé ở tuổi còn quá nhỏ, các cháu năng động, trêu chọc dẫn tới trầy xuớc là bình thường""...
Một thầy giáo dạy cấp 3 ở TP.HCM cho hay chuyện giáo viên gặp phải những phụ huynh thiếu tôn trọng là... bình thường.
Trong cuộc đời đi dạy, đặc biệt khi dạy lớp có nhiều học sinh cá biệt, anh từng gặp rất nhiều lần và lần nào cũng dở khóc dở cười. Trong môi trường sư phạm, các anh gọi đó là tai nạn nghề nghiệp.
"Bây giờ, phụ huynh còn không nói giáo viên nữa mà đi thẳng lên hiệu trưởng "tố cáo". Nhưng điều kỳ lạ là những phụ huynh tác quái thường thường là trí thức, có điều kiện kinh tế. Tất nhiên, đây không phải số đông và tôi không vơ đũa cả nắm. Còn phụ huynh bình dân, buôn thúng bán bưng, họ rất nể và tôn trọng giáo viên" - thầy giáo này nhận xét.
Lê Huyền
Người mẹ thay đổi tính cách con từ nếp áo
Chị Hạnh đã dạy con nhẹ nhàng, không roi đòn, lớn tiếng hay nặng nhẹ nhưng đã đem lại một kết quả vô cùng to lớn.