Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Puebla, 08h00 ngày 20/1: Nối dài mạch toàn thắng
(责任编辑:Giải trí)
- Siêu máy tính dự đoán AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
Khoảng giữa tháng 11/2023, T. và H. quan hệ tình dục tại nhà nghỉ trên đường Lạc Long Quân. Khi đó, T. quay lại video và gửi qua Zalo cho H..
Đến khoảng tháng 6 năm nay, T. tiếp tục yêu cầu H. gửi video hình ảnh cho mình nhưng thiếu nữ từ chối. T. liền đe dọa sẽ đăng những video nhạy cảm của H. lên mạng.
Khi bị H. kiên quyết cắt đứt mối quan hệ, T. dùng một tài khoản Facebook khác để kết bạn và gửi video nhạy cảm của H. cho nạn nhân, nhằm đánh động H. sợ.
Trưa 1/12, H. được mẹ đưa đến Công an quận Tây Hồ trình báo sự việc. Bằng biện pháp nghiệp vụ, biết đối tượng sẽ hẹn gặp nạn nhân ở khu vực đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), Công an quận Tây Hồ đã tiếp cận, đưa đối tượng nêu trên về trụ sở.
" alt="Hà Nội: Thiếu nữ 14 tuổi bị hiếp dâm, đe dọa bằng clip "nóng"" />Hà Nội: Thiếu nữ 14 tuổi bị hiếp dâm, đe dọa bằng clip "nóng"- - Sáng 10/8, Trường ĐH Thương Mại đã chính thức công bố điểm trúng tuyểnnguyện vọng 1. Theo đó điểm trúng tuyển vào trường đối với khối A là19,5 và khối D1 là 18,5. >> 90 trường công bố điểm chuẩn" alt="Điểm chuẩn ĐH Thương mại cao nhất là 22,5" />Điểm chuẩn ĐH Thương mại cao nhất là 22,5
Từ xây dựng quy trình tới triển khai, vận hành là khoảng cách rất lớn. Theo ông Phan Sơn, chuyên gia trưởng Học viện quản trị HRD Academy, có 5 thực trạng chính của doanh nghiệp hiện nay, đó là doanh nghiệp không có quy trình hay hoạt động triển khai, làm việc theo “chỉ đạo miệng”; doanh nghiệp có quy trình nhưng các quy định còn rời rạc, không gắn kết với nhau; Có độ vênh giữa quy trình và công việc thực tế; doanh nghiệp có quy trình nhưng nhân viên không làm theo; doanh nghiệp không có cách thức quản lý quy trình.
Trong khi đó, có 5 cấp độ ứng dụng quy trình thường gặp trong các doanh nghiệp Việt Nam, đó là: doanh nghiệp chưa có quy trình; Có quy trình nhưng rời rạc, không có tính thống nhất; doanh nghiệp đã có hệ thống quy trình cụ thể nhưng chưa số hóa; doanh nghiệp có quy trình và đã số hóa; Vận hành theo quy trình đã trở thành văn hóa của doanh nghiệp, mọi quyết định đều theo hệ thống.
Khi xây dựng quy trình, doanh nghiệp cần có công cụ để số hóa. Theo nhà sáng lập kiêm CEO 1Office Lê Việt Thắng, “Quy trình là vấn đề lớn nhất không chỉ trong doanh nghiệp mà là cả xã hội. Quy trình là sự tương tác, hỗ trợ giữa các bộ phận để cùng thực hiện một vấn đề, mục tiêu chung”. Theo ông Thắng, một công ty muốn hoạt động trơn tru, thì 10 đầu công việc thì 7 đầu phải thực hiện theo quy trình.
Ông Thắng cho hay 5 yếu tố cơ bản trong chuẩn mọi quy trình là: Việc, người thực hiện, hành động, biểu mẫu, đối tượng liên quan, ký số đều có thể số hoá trên 1Office. Từ đó, giúp công việc thực hiện trơn tru; nhà quản lý đánh giá chính xác hiệu quả của từng bộ phận; nhân viên tránh khỏi tình trạng quên việc, lỡ việc; doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí về văn phòng phẩm, cũng như thời gian thực hiện công việc.
Là một trong các nền tảng Make in Vietnam được Bộ TT&TT bảo trợ, 1Office đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp Việt trong công cuộc chuyển đổi số nội bộ, quản trị nhân lực và quy trình công việc như Yody, Ahamove, Minh Kha… Đại diện Yody cho biết với 1Office, dữ liệu nhân sự cập nhật kịp thời, chính xác; đơn từ duyệt chi chuyển từ giấy tờ sang phần mềm nhanh chóng, đầy đủ; chấm công chuyển từ excel sang phần mềm, tránh được nhầm lẫn.
Hải Lam
" alt="Số hóa quy trình doanh nghiệp bằng nền tảng Make in Vietnam" />Số hóa quy trình doanh nghiệp bằng nền tảng Make in Vietnam- Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs Dynamo Kyiv, 22h30 ngày 21/1
- Kèo vàng bóng đá Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: Trở lại Top 4
- Phi Thanh Vân khoe căn hộ Penthouse 200 m2
- Tạ Đình Phong vui vẻ mừng sinh nhật giữa tin đồn Trương Bá Chi sinh con
- Cáp Ni Khắc Tư được mời nhảy múa trong đêm hội năm mới
- Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs Dynamo Kyiv, 22h30 ngày 21/1
- Thi công ì ạch, đường thành sông sau mỗi trận mưa lớn
- Dừng học 1 năm, ở Jordan nhiều thứ 'đầu tiên trong đời'
- CEO Việt học cách vượt khủng hoảng
-
Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Al Jubail, 21h50 ngày 22/1: Bắt nạt đối thủ
Pha lê - 22/01/2025 08:29 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Chê trường học vô ích, phụ huynh tự dạy con tại nhà
...[详细] -
Chàng mồ côi và quyết định làm thầy mẫu giáo
- Ngày mẹ mất, Hậu như sụp đổ vì đau đớn. Nhưng nhờ từ tình yêu trẻ cũng như quyết định có phần “mạo hiểm” – như chính lời tâm sự, Phan Tuấn Hậu đã quyết định thi vào khoa giáo dục mầm non, Trường CĐ Sư phạm Cà Mau. Hiện anh đang là GV Trường MN thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau.Thầy giáo Trần Tuấn Hậu. (Ảnh: Văn Chung)
Sóng gió cuộc đời và chọn lựa “mạo hiểm”
Hậu sinh ra trong gia đình có hai chị em. Mẹ Hậu làm thợ may, còn bố làm ruộng. Năm Hậu lên 3 tuổi thì bố mất vì bị rách bao tử. Mẹ Hậu vừa là mẹ, vừa phải kiêm trách nhiệm làm cha vất vả chèo chống nuôi 2 chị em khôn lớn.
Có lẽ vì cuộc sống khốn khó, mẹ Hậu ốm đau nhưng cố giấu các con. Năm Hậu lên lớp 12 bệnh thận của mẹ ngày càng nặng. Ngày Hậu nhận tin đỗ tốt nghiệp THPT thì mẹ cũng bỏ hai chị em về với người cha ở nơi xa.
Căn nhà từ khi vắng người cha đã trống vắng, nay chỉ còn chị em Hậu càng thêm cô quạnh. Thương chị, Hậu quyết định không thi ĐH-CĐ mà chọn ở nhà cùng chị lo chuyện đồng áng.
Qua một năm, từ tình yêu trẻ đã có lại được sự động viên của chị và xuất phát từ thực tế tại huyện Thới Bình chưa có giáo viên mầm non là nam Phan Tuấn Hậu đã “mạo hiểm” thi vào ngành giáo dục mầm non, Trường CĐ Sư phạm Cà Mau.
Ở khóa học của Hậu có gần 100 sinh viên được chia làm 2 lớp. Chỉ mình Hậu là con trai.
“Ban đầu nhiều bạn thấy mình mình là con trai nên lạ lắm. Ai cũng dòm ngó rồi bàn tán” – Hậu cười nhớ lại. “Nhưng vì đã xác định những khó khăn này nên mình cũng sớm vượt qua cảm giác ngại ngùng đó. Bạn bè, thầy cô từ ngạc nhiên chuyển sang yêu mến và giúp đỡ mình nhiều trong học tập và cuộc sống”.
“Mỳ chính cánh” của lớp được tín nhiệm cử làm lớp phó văn nghệ và bí thư chi đoàn. Tiếng hát của Hậu trong trẻo từng làm biết bao cô giáo tương lai phải nghiêng ngả.
Năm nào cũng vậy, Hậu được các bạn trong lớp tổ chức cho ngày sinh nhật thật đáng nhớ với những món quà và lời động viên.
Từng bị trò gọi bằng “cô”
Tốt nghiệp cao đẳng năm 2010, Hậu được nhận ngay về quê công tác tại Trường MN thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Và ở trường cũng chỉ duy nhất có Hậu là thầy giáo.
Mới về trường lại là nam nên thầy Hậu được mọi người trong trường giúp đỡ nhiều trong công tác chuyên môn và cả cuộc sống.
“Thầy Hậu rất nhiệt tình trong công việc. Với trẻ là nam, phụ huynh khá tin tưởng thầy nhưng một số trẻ là nữ, phụ huynh có phần rụt rè và e ngại không biết thầy có quan tâm được như mẹ các cháu không.
Đây chính là lúc các giáo viên chúng tôi làm công tác tư tưởng cho phụ huynh cũng như giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng cùng thầy Hậu” – cô Nguyễn Thùy Trang, hiệu trưởng nhà trường cho biết.
Được làm công việc mình yêu thích, thầy Hậu coi trường học như ngôi nhà thứ hai của mình. Mất đi những người mình yêu thương đau khổ bao nhiêu thì giờ đây thầy dành tặng những thương yêu cho các trò nhỏ của mình, quan tâm trò đến từng bữa ăn giấc ngủ hay uốn nắn cho cách cư xử lễ phép.
“Trẻ em như tờ giấy trắng. Là người lớn lại là người thầy nên mình thấu hiểu cần truyền cho trẻ tình thương yêu và cách sống nhân ái. Dù nhiều khi áp lực, thậm chí trẻ khiến thầy bực bội nhưng mình phải kiềm chế để không quát mắng khiến trẻ dễ tổn thương” – thầy Hậu tâm sự.
Đã 3 năm nay, người dân ở thị trấn Thới Bình đã quen với hình ảnh thầy giáo mầm non Phan Tuấn Hậu ngày ngày tới trường MN của thị trấn chăm sóc và dạy dỗ con em họ.
Chia sẻ về kỉ niệm khi đi dạy, thầy cười tươi: “Làm việc với trẻ đem lại cho mình nhiều niềm vui, cảm giác như mình được trẻ lại. Mình phải đặt vị trí của mình vào trí trẻ mới có thể chiếm được tình cảm của các con. Kỉ niệm thì có nhiều. Thường khi mới vào lớp các bé rất bỡ ngỡ khi đứng lớp không phải cô mà là thầy.
Có bé gọi thầy bằng chú, nhiều khi còn gọi bằng cô. Mình phải dành thời gian để tập dần cho trẻ quen cách gọi bằng thầy. Niềm vui còn đến khi mình cũng nhận được động viên từ phía phụ huynh. Nhiều người ban đầu có e ngại nhưng khi đứng quan sát thầy dạy con đã trở nên tin tưởng, an tâm. Được trẻ và phụ huynh tin yêu là hạnh phúc lớn nhất của mỗi giáo viên như mình”.
Yêu trường, nói nhiều về các trò nhưng thầy Hậu lại rụt rè khi được hỏi về hạnh phúc riêng tư. “Hiện mình chỉ nghĩ đến trẻ. Chuyện lập gia đình là do duyên số thôi”.
- Văn Chung
- Văn Chung
-
Người tiêu biểu cho nền học thuật của chế độ mới
- Sau khi thế hệ các giáo sư thời trước vì các lí do chính trị rời khỏi các giảng đường đại học, nhiệm vụ xây dựng nền học thuật đại học mới đặt trên vai một loạt các nhà khoa học đầy tài năng.Đó là các nhà sử học như Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn…, các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản…, các nhà nghiên cứu văn học như Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, Lê Đình Kỵ, Huỳnh Lý, Nguyễn Lương Ngọc, Trương Chính…
Thế hệ trẻ hơn như Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Văn Ba,… Họ là những người vừa tự học, vừa đặt nền móng cho hệ thống học thuật trong các trường đại học của chế độ mới.
Trong số đó, giáo sư Đinh Gia Khánh là người đặt nền móng cho khoa văn học dân gian và văn học cổ.
Cuộc đời học thuật của ông rất tiêu biểu cho thế hệ các nhà trí thức yêu nước đương thời.
Học dở dang thì nghe theo tiếng gọi núi sông ra đi kháng chiến. Tham gia ngành giáo dục từ thấp đến cao, suốt đời tự học và trưởng thành cùng chế độ.
Thời kì mà GScho công bố các công trình cơ bản của mình cũng chính là lúc GS Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ đại học và sự ra đời của nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. Đó là lúc sự nghiệp đào tạo đại học nước ta đạt đến cực thịnh trong điều kiện chiến tranh.
Đặc điểm của thế hệ học giả này là nồng nàn yêu nước, nắm vững và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối văn học nghệ thuật của Đảng Cộng sản, giàu tinh thần chiến đấu chống các tư tưởng thực dân và tư sản, các tư tưởng xét lại.
Mặc dù ông vốn là giáo sư dạy tiếng Anh, thông thạo tiếng Pháp, song các tài liệu, học thuyết tư sản phương Tây rất ít khi được ông sử dụng mà thường là đối tượng phê phán. Tư liệu trích dẫn của ông ngoài Mác, Ăng ghen, Lên nin, Nghị quyết, là Gorki và một số nhà folklore xô viết. Tuy vậy, ông đã cố gắng vượt qua dần dần sự hạn hẹp thế giới quan của mình để xây dựng nền tảng học thuật.
Đặc điểm nổi bật của giáo sư Đinh Gia Khánh là ông là người học rộng, uyên bác.
Ông không chỉ làm chủ toàn bộ các tư liệu, thành quả nghiên cứu văn học dân gian rất phong phú của người đi trước và các học giả đương thời, mà ông còn làm chủ cả khối tư liệu văn học thành văn, từ chữ Hán đến chữ Nôm.
Tự bản thân ông tham gia dịch thuật Lĩnh Nam chích quái,phiên âm, chú thích Thiên Nam ngữ lụcdài trên 8000 câu lục bát, soạn sách Truyện hay nước Việt,chủ biên tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIIdo ông viết Lời giới thiệu (1962). Ông là người khởi xướng, chủ biên bộ lịch sử văn học Việt Nam, gồm Văn học dân gian(1972), Văn học trung đại,gồm Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII cùng với các đồng nghiệp Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1978), và tập Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIIIđến hết thế kỉ XIX do Nguyễn Lộc viết, được tái bản nhiều lần.
Ông cũng là người đề xuất và làm chủ tịch Hội đồng biên tập bộ sách Tổng tập văn học Việt Namđồ sộ bậc nhất, gồm 42 tập, coi như một tập đại thành toàn bộ thành tựu nghiên cứu văn học Việt Nam dưới chế độ mới. Nhờ thế mà ông nổi hẳn lên so với nhiều đồng nghiệp khác ở tầm nhìn xa và tầm bao quát.
Đinh Gia Khánh là người chứng kiến bước trưởng thành vượt bậc của ngành nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam cũng như ngành nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, trước sự xâm lăng của văn hóa và văn học Pháp, các trí thức yêu nước Việt Nam khởi đầu sưu tầm, nghiên cứu và phác thảo lịch sử văn học Việt Nam cùng các thể loại văn học dân gian Việt Nam. Các công trình văn học sử của Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi, Ngô Tất Tố, Bùi Hữu Sủng, Kiều Thanh Quế, Giản Chi… dù rất cố gắng tìm tòi, song do thiếu tư liệu và phương pháp luận cho nên còn nhiều hạn chế.
Nói đến các tuyển tập văn học thì lại càng sơ lược, chủ yếu đáp ứng nhu cầu thưởng lãm và học tập ở trình độ trung học. Tác phẩm của các tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đều chưa được phát hiện và phiên dịch.
Sau năm 1954 một nhu cầu viết lại văn học sử dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác, song lúc đầu khó tránh sơ lược, giáo điều và dung tục. Phải gần 20 năm sau, trên cơ sở phiên âm, phiên dịch, bổ sung tư liệu, đẩy mạnh sưu tầm văn học dân gian người Việt và các dân tộc thiểu số, bấy giờ mới có điều kiện nhìn lại văn học sử cũng như văn học dân gian một cách khoa học và hệ thống.
Ông là ngườihệ thống hóa văn học dân gian Việt Nam và đưa nó dần sang quỹ đạo văn hóa dân gian.
Tôi nghĩ, trước năm 1945 nước ta chưa có thuật ngữ văn học dân gian, mà chỉ có thuật ngữ văn học truyền khẩu, văn học bình dân. Các sách của các học giả như Giản Chi, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ đều chưa có khái niệm văn học dân gian nói chung, họ chỉ trình bày một số thể loại. Văn học dân gian là thuật ngữ Trung Quốc xuất hiện từ sau thời Ngũ Tứ 1919, nhưng nội hàm vẫn không ổn định.
Ở họ từ Kinh Thi đã là văn học và cho đến nay vẫn là một bộ phận quan trọng của Văn học Tiên Tần. Cái khái niệm lục nghĩa: phú, tỉ, hứng, phong, nhã, tụng làm cho nó văn học hóa và có lẽ Việt Nam tiếp thu khái niệm ấy từ sau năm 1950. Tất nhiên khái niệm văn học dân gian của các học giả Trung Quốc hiện đại rất phát triển, nhưng hồi xưa cũng còn thô sơ, chưa phân biệt với văn học thông tục, văn học bình dân. Giáo trình Đại học Sư phạm năm 1961 nói đến văn học dân gian chỉ nói đến bắt nguồn từ lao động, phản ánh đời sống nhân dân, tính giai cấp…
Có lẽ bắt đầu từ giáo sư Đinh Gia Khánh mới nhấn mạnh đầy đủ tính nguyên hợp và các tính chất khác và chuyển dần sang văn hóa dân gian theo thông lệ quốc tế, nhưng vẫn giữ tính chất nghệ thuật ngôn từ dân gian, lấy đó làm cái cốt của văn học dân gian. Và hướng mở rộng này đã làm cho nghiên cứu văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Về nghiên cứu văn học dân gian ông cũng là người quan tâm nghiên cứu so sánh qua tác phẩm Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (1968) và công trình Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á(1993). Đó là những bước mở đầu rất đáng quý.
Về văn học viết Việt Nam trung đại, ông là người có cái nhìn bao quát trong bài lời nói đầu tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XVIIcó tên Vài nét về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII đã trình bày cụ thể tình hình phát triển của thể loại và tác phẩm văn học cụ thể.
Trong Phần Mở đầu: Mười thế kỉ của tiến trình văn học Việt và viết 15 chương sách trên tổng số 24 chương của cuốn giáo trình năm 1978.
Đặc điểm nổi bất của giáo trình của Đinh Gia Khánh là sự phân tích cặn kẽ tình hình xã hội, điều kiện lịch sử, sự phân hóa giai cấp từng thời kì, mô tả tình hình trạng thái văn hóa xã hội, bao gồm tổ chức chính quyền, tổ chức việc học, các giai cấp xã hội các tôn giáo, các học thuyết thẩm thấu vào nhau, rồi sau đó mới đi sâu phân tích các tác phẩm văn học cụ thể như là sự phản ánh tinh thần của thời đại.
Thiếu một vốn tri thức bậc thầy thì khó mà làm được các yêu cầu đó. Trong suốt thời trung đại, điều ông thấm nhuần nhất là ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết Việt Nam và khi phát triển văn học viết ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian.
Có thể nói đó là sự vận dụng đến mức mẫu mực của phương pháp nghiên cứu mác xít đương thời với ý thức duy vật rất tỉnh táo, tính chiến đấu chống mê tín, dị đoan rất cao, sự quán triệt các chỉ đạo của các văn kiện của Đảng rất chặt chẽ. Chỉ trong phần mở đầu của cuốn giáo trình đã có bốn trích dẫn văn kiện, mà đến thời Đổi mới, khi tái bản các phần đó đã được tác giả lược bỏ theo tinh thần Đổi mới (1998). Toàn bộ công trình khoa học của giáo sư phần lớn đều hoàn thành trước thời kì đổi mới, khi sự giao lưu học thuật Đông Tây còn có nhiều hạn chế, tất khó tránh khỏi các hạn chế lịch sử. Các hạn chế ấy, các học trò của giáo sư sẽ bù đắp, nhưng địa vị mở đầu của giáo sư là rất to lớn.
Giáo sư Đinh Gia Khánh còn là người tôn trọng các quy phạm khoa học.
Trong nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học trung đại, ông cũng như các nhà nghiên cứu khác chọn cách tính mốc bằng thế kỉ, mà không chọn các mốc theo triều đại như văn học Trung Quốc hay Nhật Bản. Các học giả Miền Nam cũng xét văn học trung đại theo “lịch triều”. Ví dụ, bộ văn học sử nổi tiếng của Phạm Thế Ngũ có hai phần:Phần văn học truyền khẩu và phần văn học lịch triều. Cách tính mốc thế kỉ chó thể cho ta cái mẫu số chung để xem văn học Việt Nam trong bối cảnh thế giới. Đó là điều mà bộ Lịch sử văn học thế giới của các học giả Nga đã làm. Theo cái mốc đó ta có thể thấy vào thế kỉ XV, khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập, ghi dấu sáng tạo văn học bằng ngôn ngữ dân tộc thì cũng là lúc Dante viết Thần khúcbằng tiếng Ý, Chause viết bằng tiếng Anh và Grimenhausen sáng tác bằng tiếng Đức. Tính mốc thế kỉ có giá trị so sánh khi xét văn học Việt trong bối cảnh thế giới.
Cách dùng thuật ngữ của giáo sư cũng mang tính mẫu mực. Cho đến lúc bấy giờ trong văn giới ta các khái niệm văn thơ, văn học, văn chương được dùng thay thế nhau coi như từ đồng nghĩa. Bộ sách Hợp tuyển thơ văn Việt Namdo Nxb Văn hóa in năm 1962 có thể coi là quy mô nhất, nhưng cái tên Hợp tuyển thơ vănlà lặp lại tên sách của Dương Quảng Hàm Việt Nam thi văn hợp tuyển.Nguyễn Huệ Chi chủ biên bộ Thơ văn Lí Trầncũng lặp lại cái tên thơ văn.
Điều thú vị là bìa ngoài cuốn hợp tuyển do Trần Đình Thọ trình bày ghi là Hợp tuyển thơ văn, nhưng bìa trong do Văn Cao trình bày thì lại ghi là Văn học Việt Nam. Tính chất nước đôi trong tên gọi chứng tỏ sự thiếu nhất quán về thuật ngữ.
Sau này khi đề xuất ý tưởng làm bộTổng tập văn học Việt Nam, giáo sư Đinh Gia Khánh đã dứt khoát dùng từ văn học. Theo tôi, đó là cách dùng quy phạm, bởi vì tất cả các sách văn học sử Việt Nam từ trước 1945 đều viết là văn học, các tác phẩm đều là văn học, đó là cách gọi chuẩn hóa, quy phạm về mặt thuật ngữ. Văn học đây là từ dịch từ thuật ngữ literature trong tiếng Anh, thông dụng ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Một học giả lớn, theo tôi nghĩ, không chỉ có cống hiến nhiều về các phát hiện khoa học, mà còn là người xác lập, tuân thủ các quy phạm khoa học. Riêng mặt này giáo sư cũng là bậc thầy của nhiều thế hệ.
- GS Trần Đình Sử
-
Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
Hư Vân - 22/01/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Giang Hồng Ngọc lần đầu công khai hình ảnh con trai đầu lòng
- Sau một thời gian im lặng trước thông tin mang thai và sinh con bí mật, nữ ca sĩ bất ngờ đăng tải hình ảnh cậu con trai đáng yêu trên trang cá nhân.'Gạo nếp gạo tẻ' tập 101: Hồng Vân bị người tình con rể xô ngã bất tỉnh khi đến đòi cháu
Kim Lý hôn Hà Hồ say đắm dưới tháp Eiffel ngày Giáng sinh
Giang Hồng Ngọc tiết lộ sở thích ít người làm
Thực hư chuyện Giang Hồng Ngọc bị bầu show đòi tẩy chay?
Giang Hồng Ngọc đăng quang ‘Cặp đôi hoàn hảo - Trữ tình và Bolero’
Mới đây, Giang Hồng Ngọc gây bất ngờ khi lần đầu tiên đăng tải hình ảnh đang ôm chặt cậu con trai nhỏ trên tay lên trang cá nhân. Nữ ca sĩ hạnh phúc viết: 'My son. Welcome to the first Christmas together' (Tạm dịch: Con trai yêu của tôi. Chào mừng Giáng sinh đầu tiên của mẹ con mình).
Dù đã là bà mẹ một con nhưng trong bức ảnh, Giang Hồng Ngọc vẫn giữ được vóc dáng thon thả cùng gương mặt xinh đẹp vốn có. Tuy nhiên, nữ ca sĩ đã cố tình chọn góc chụp để không lộ gương mặt cậu con trai.
Giang Hồng Ngọc lần đầu công khai hình ảnh con trai sau thời gian úp mở. Liên hệ với Giang Hồng Ngọc, đại diện của nữ ca sĩ xác nhận việc cô đã bí mật sinh con trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Giang Hồng Ngọc chưa muốn chia sẻ quá nhiều thông tin về chuyện cá nhân vì muốn tập trung cho việc chăm sóc con và công việc. Phía Giang Hồng Ngọc cũng cho biết, nữ ca sĩ sẽ có thông báo chính thức tới báo chí về việc này trong thời gian tới.
Từ giữa tháng 9/2018, thông tin Giang Hồng Ngọc mang thai với bạn trai sau một thời gian công khai hẹn hò liên tục được cư dân mạng lan truyền. Trong nhiều bức ảnh, Giang Hồng Ngọc để lộ vòng 2 lớn bất thường khiến dân tình càng tin rằng tin đồn là thật.
Tuy nhiên, khi nói về việc mang bầu, Giang Hồng Ngọc chia sẻ úp mở: "Tôi 29 tuổi rồi, vậy là đã ngấp nghé 30. Vì vậy nếu tin đồn tôi mang thai là sự thật đi chăng nữa thì tôi thấy đó là chuyện rất thường tình và tôi xem điều đó như là một sự may mắn, một niềm hạnh phúc cho riêng mình trong cuộc sống. Tôi thấy trong thời buổi này để có được một đứa con do ông trời ban tặng là điều rất thiêng liêng và không phải ai cũng dễ dàng có được".
Nữ ca sĩ hạnh phúc bên bạn trai. Giang Hồng Ngọc công khai chuyện tình cảm vào tháng 6 vừa qua. Vào đầu tháng 6/2018, Giang Hồng Ngọc chính thức công khai hình ảnh thân mật bên bạn trai lên trang cá nhân. Thời gian gần đây, nguồn tin thân cận cho biết Giang Hồng Ngọc đã hạ sinh con đầu lòng là một bé trai. Đây là kết quả tình yêu của cô với bạn trai sau khoảng thời gian tìm hiểu. Hình ảnh Giang Hồng Ngọc đăng tải cùng con trai như một lời khẳng định và nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ bạn bè, người hâm mộ.
T.N
Giang Hồng Ngọc lần đầu lên tiếng về tin đồn mang thai
Nữ ca sĩ "Tình" chia sẻ mình cũng đã khá cứng tuổi nên việc có mang thai hay không cũng là chuyện hết sức bình thường.
" alt="Giang Hồng Ngọc lần đầu công khai hình ảnh con trai đầu lòng" /> ...[详细] -
Đào tạo giáo viên nhà trẻ đang bị teo nhỏ
“Do những thay đổi trong nhu cầu xã hội, việc đào tạo giáo viên mầm non cho lứa tuổi nhà trẻ đã bị teo nhỏ lại. Gần đây, lại có nhiều tai nạn đáng tiếc trong trường học xảy ra với các bé nhà trẻ nhắc nhở các cấp quản lý và đào tạo cần phải quan tâm đặc biệt đến đối tượng này".Nguyên hiệu phó Trường CĐ Sư phạm mẫu giáo trung ương Trần Thị Nga chia sẻ trước sự kiện đau lòng vừa xảy ra của ngành giáo dục.
Bên trọng, bên khinh
Một thực tế ở nước ta là trẻ nhỏ khó có thể được gia đình chăm sóc hoàn toàn cho đến khi bước vào tuổi mẫu giáo, tức là 3 tuổi. Vì thế, hầu như gia đình nào cũng có nhu cầu gửi con đi nhà trẻ khi trẻ còn rất nhỏ, có thể mới chỉ 4 hay 5 tháng tuổi. Thế nhưng nguồn cung giáo viên để chăm nom cho các bé nhà trẻ lại rất thiếu. Cô Trần Thị Nga cho biết trên thực tế, nhiều cơ sở giáo dục phải điều chuyển giáo viên già, thừa biên chế hoặc chưa được đào tạo chuyên môn trong trường đi làm công việc này. Điều đó khiến cho chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ thật giống như trò chơi bập bênh.
TS Trần Thị Nga cho rằng trước hết cần đầu tư thêm cho nhà trẻ, thể hiện sự quan tâm thực sự đến nội dung này ngay ở cơ sở đào tạo giáo viên
Đã từng gắn bó với công việc đào tạo giáo viên nhà trẻ từ hàng chục năm nay, TS Trần Thị Nga cho biết, bà vẫn có phần hoài cổ với chương trình đào tạo từ khi chưa sáp nhập các trường với nhau.
Từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, việc đào tạo giáo viên cho đối tượng trẻ từ 0-3 tuổi và từ 3-6 tuổi là ở các cơ sở khác nhau. Giáo viên nhà trẻ trước đây thuộc trường trung học nuôi dạy trẻ trung ương, trực thuộc Ủy ban bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em. Sau hai lần sáp nhập các cơ quan cấp bộ, việc đào tạo cô giáo nhà trẻ (nuôi dạy trẻ từ 0-3 tuổi) cũng được nhập vào làm một với đào tạo giáo viên mầm non nuôi dạy trẻ từ 3-6 tuổi).
“Tất nhiên khi kết hợp hai nhóm giáo viên vào làm một thì nội dung đào tạo sẽ không thể đầy đủ và kỹ lưỡng như trước đây.”- cô Nga cho biết.- “Khi còn dạy riêng, học sinh Trường Trung học nuôi dạy trẻ trung ương đều phải mất 2 năm học chuyên môn về chăm sóc và nuôi dạy trẻ độ tuổi từ 0-3 tuổi. Nhưng khi hợp lại, hệ trung cấp cũng chỉ 2 năm, hệ cao đẳng 3 năm nhưng sinh viên vẫn phải hoàn thành các kiến thức chuyên môn nuôi dạy trẻ từ 0-6 tuổi.”
Còn nhớ, học sinh trung cấp nhà trẻ trước kia có thể nói, các cô được học rất kỹ lưỡng về trẻ 0-3 tuổi, chương trình toàn diện nhưng rất chú trọng vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Theo cô Nga, vấn đề quan trọng nhất của các bé độ tuổi này là dinh dưỡng và bảo đảm an toàn. Vì thế, những chuyện nhỏ nhất như lựa chọn thực phẩm hay phòng tránh nguy hiểm cho trẻ đều được đưa vào chương trình.
“Làm cô giáo nhà trẻ là phải cẩn thận, chu đáo lắm, và nhất là lúc nào cũng phải để ý đến trẻ. Trẻ đi đâu cũng phải nằm trong tầm quan sát của cô. Chúng tôi dạy cả những cái như thế.”
“Thế nhưng việc đào tạo giáo viên ở nội dung nhà trẻ hiện nay chưa ổn không phải vì lý do hai đối tượng này hợp lại.”- TS Trần Thị Nga nói- “Hợp lại cũng là xu thế chung của thế giới. Hơn nữa, trong một thời gian dài, các trường công, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội không nhận trông trẻ ở độ tuổi nhà trẻ. Vì thế, hợp lại cũng là để giáo viên được học tổng quát về lứa tuổi này, họ có thêm cơ hội tìm việc làm. Việc luân chuyển cán bộ linh hoạt hơn.”
Nhưng cũng vì thế mà dẫn đến nội dung đào tạo giáo viên mẫu giáo được coi trọng hơn, dành nhiều thời lượng hơn và nhận được sự quan tâm hơn. Đào tạo nội dung nhà trẻ từ đó mà bị teo nhỏ lại, có lẽ chỉ còn 1/3 so với trước kia. Dù rằng, trong mỗi học phần, mỗi kỳ thực tập đều dành thời lượng cho đối tượng này và sinh viên vẫn được dạy đầy đủ những kiến thức cơ bản, nhưng phần chuyên sâu có phần hạn chế.
Trải qua nhiều cung bậc của nghề, TS Trần Thị Nga nhận định: Từ cấp lãnh đạo cho đến quản lý và đào tạo lâu nay vẫn mang tâm lý coi trọng mầm non hơn nhà trẻ. Và ngay trong trường cũng vậy thôi, giáo viên nhà trẻ rất vất vả nhưng thu nhập có thể không bằng giáo viên mầm non. Bởi lứa tuổi này chưa có nhiều nội dung giáo dục, chưa làm quen với ngoại ngữ nhiều hay chưa có các lớp ngoại khóa như vẽ, múa, âm nhạc…hay đơn giản chỉ là các cuộc thi mang danh hiệu, giải thưởng về cho trường. Mặc dù học phí thu cao hơn nhưng đầu tư cho lứa tuổi này cũng nhiều hơn.
Trước thực tế ấy, TS Trần Thị Nga cho rằng trước hết cần đầu tư thêm cho nhà trẻ, thể hiện sự quan tâm thực sự đến nội dung này ngay ở cơ sở đào tạo giáo viên. “Tôi đã có những trao đổi với hiệu trường Trường CĐSPMG trung ương, thầy Đặng Lộc Thọ, cần dành thêm thời lượng từ 45 học trình tự chọn để đào tạo chuyên sâu hơn nữa cho sinh viên về nuôi dạy trẻ từ 0-3 tuổi.”
Đừng yêu cầu cô giáo như bác sĩ
Chia sẻ về sự việc đau lòng gây ra cái chết cho cháu Trần Nhật Hương, mặc dù cho rằng cô giáo sẽ phải là người chịu trách nhiệm chính vì đã không đảm bảo an toàn được cho bé thì cô Nga vẫn đồng ý với quan điểm không thể coi cô giáo cũng như bác sĩ.
TS Nga cho biết, trước kia có quan điểm cho rằng cô giáo mầm non vừa là thầy thuốc giỏi, vừa là mẹ hiền, là cô giáo. Nhưng quan điểm hiện đại thấy rằng mỗi nghề có một nhiệm vụ riêng. Cô giáo mầm non cần phải biết về bệnh học, về sơ cứu ban đầu nhưng không thể là thầy thuốc. “Tốt nhất, khi có vấn đề xảy ra thì phải gọi ngay người có chuyên môn đến. Nhiều khi, do không giữ được bình tĩnh, sơ cứu không đúng, cô giáo có thể làm cho bé bị sặc, hóc sâu hơn. Đã có những trường hợp như thế xảy ra và không cứu được cháu bé!”.
Với những trường hợp cấp cứu như hóc, sặc, thời gian chờ đợi rất ngắn nhưng cô Nga chia sẻ, người cần có mặt ngay là người có chuyên môn y tế. Ngay cả với cô, dù biết lý thuyết sơ cứu nhưng cô vẫn không dám chắc có thể cứu được cháu bé trong gang tấc.
“Trong điều lệ trường mầm non đều có yêu cầu về phòng y tế và sơ cấp cứu nhưng thực tế không phải trường nào cũng tuân thủ nghiêm túc quy định này. Vì thế mà những trường hợp hóc, sặc, đuối nước hay điện giật… tuy không là thường xuyên nhưng hậu quả đáng tiếc vẫn có thể xảy ra.” – TS Trần Thị Nga cảnh báo.
- Nguyễn Hường
-
Một số ĐH ngoài công lập làm mất môi trường sư phạm
Trong bối cảnh khó khăn chung, vẫn có nhiều trường ngoài công lập luôn đạt được tỷlệ tuyển sinh cao như Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, TrườngĐH Thăng Long, Trường ĐH FPT… Đây là những trường đã tạo được uy tín, hoạt động ổnđịnh, chú trọng đầu tư chiều sâu, có chiến lược phát triển dài hạn, tập trung pháttriển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển chương trình đào tạo đápứng nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, cũng có một số trường ngoài công lập chỉ tuyển đượcdưới 100 thí sinh.
Bộ trưởng Luận khẳng định: Những trường ĐH ngoài công lập tuyển sinh được ít lànhững trường chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên,chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa tạo được uytín trong xã hội. Cá biệt, có một số trường nội bộ mất đoàn kết, mâu thuẫn kéo dài,làm mất môi trường sư phạm, không còn là gương sáng cho học sinh, sinh viên và xãhội.
Để góp phần giúp các trường ngoài công lập khắc phục các khó khăn, Bộ trưởng Luậncho biết đã rà soát, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh quy hoạch mạnglưới các trường ĐH, CĐ trong cả nước cho phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lựcquốc gia và của từng địa phương; Ban hành Quyết định để tháo gỡ khó khăn cho cáctrường ngoài công lập trong việc được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp vàcác ưu đãi khác của nhà nước đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa; sửa đổi, bổ sungNghị định số 49/2010/NĐ-CP về miễn giảm học phí, trong đó bổ sung nội dung cấp trựctiếp tiền miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc đối tượng chính sáchhọc tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập, qua đó tạo điều kiện tăng nguồn tuyển sinhcho các cơ sở này.
Về phía Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Luận cho biết, đã đề nghị các trường ngoài công lậpxây dựng đề án tuyển sinh riêng. Nếu có được phương án khả thi, đảm bảo chất lượngnguồn tuyển, đảm bảo sự công bằng, minh bạch, không phát sinh khó khăn cho thí sinh,không tái diễn luyện thi, dạy thêm, học thêm tràn lan thì Bộ sẽ cho phép các trườngthực hiện.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện điều kiện đảm bảo chất lượng theocam kết thành lập trường, kịp thời cảnh báo, yêu cầu các trường khắc phục sai sót,khiếm khuyết để nâng cao chất lượng đào tạo...
Bộ trưởng Luận cho hay: "Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Hiệp hội các trườngĐH, CĐ ngoài công lập để chuẩn bị tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển mô hìnhgiáo dục ngoài công lập. Trên cơ sở kết quả của Hội nghị, Bộ GD-ĐT sẽ có báo cáo đềxuất với Thủ tướng Chính phủ những giải pháp để tiếp tục phát triển các trường ngoàicông lập”.
(Theo Dân trí)
" alt="Một số ĐH ngoài công lập làm mất môi trường sư phạm" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Puebla, 08h00 ngày 20/1: Nối dài mạch toàn thắng
Linh Lê - 19/01/2025 10:12 Mexico ...[详细] -
Không chấm điểm, hết nơm nớp lấy lòng cô giáo
- Năm học 2013 - 2014, ngành giáo dục khuyến khích các trường tiểu học không chấm điểm cho học sinh lớp 1. Thử nghiệm này đang có những đón nhận khác nhau. Một số địa phương đã hướng dẫn những cách thức khen, động viên và góp ý kết quả cho học sinh. Tuy nhiên, ở không ít nơi, giáo viên vẫn còn rối vì không có hướng dẫn cụ thể. Phụ huynh đón nhận sự thay đổi này như thế nào? VietNamNet giới thiệu ý kiến của của phụ huynh có con học tại một trườngtiểu học ở Hà Nội.>> Không chấm điểm lớp 1, phụ huynh càng rối" alt="Không chấm điểm, hết nơm nớp lấy lòng cô giáo" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Bengaluru vs Odisha, 21h00 ngày 22/1: Bỏ lỡ top 2
ĐH Bách Khoa HN, Điện lực dự kiến điểm chuẩn tăng thêm 3
Ngày 25/7, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và Trường ĐH Điện lực (Hà Nội) vừa công bố điểm thi của thí sinh. Dự kiến điểm trúng tuyển vào hai trường sẽ tăng từ 2- 3 điểm so với năm 2012.Những bất ngờ về điểm chuẩn 2013" alt="ĐH Bách Khoa HN, Điện lực dự kiến điểm chuẩn tăng thêm 3" />
- Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pumas UNAM, 06h00 ngày 20/1: Khách làm chủ
- Điểm chuẩn ĐH Y Dược TP.HCM dự kiến tăng 1 điểm
- Trộm lái xe húc tung cửa hàng đồ trang sức trong đêm
- Hoàng Mập kể tai nạn kinh hoàng suýt chết
- Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Malavan, 19h00 ngày 20/1: Cửa trên thắng thế
- Học bổng UNIS Hanoi mở rộng diện tuyển sinh
- Giáo dục Malaysia tốt lên thế nào?