Phát biểu tại hội nghị, ông Bùi Tuấn Tự, Phó trưởng Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các Khu công nghiệp Thanh Hóa giới thiệu khái quát chung về tình hình sản xuất, kinh doanh tại KKT Nghi Sơn.
Theo ông Tự, hiện nay 100% các phòng ban của đơn vị và doanh nghiệp đều quản lý văn bản bằng phần mềm công nghệ thông tin (CNTT). Việc chuyển đổi số giúp cho quản lý điều hành được thuận tiện hơn, bảo mật thông tin... các thủ tục đều được công khai minh bạch, tránh được sự nhũng nhiễu trong công việc.
Ông Trịnh Thế Dũng, Công ty cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn cho biết, hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng 12 phần mềm trong việc kinh doanh bán hàng, lập kế hoạch sản xuất, quản lý dự án, quản lý tài chính, nhân sự, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ... Việc sử dụng phần mềm chuyển đổi số giúp dễ dàng kiểm soát quy trình vận hành trong doanh nghiệp.
Tại hội nghị, đại diện doanh nghiệp cũng trình bày các khó khăn trong việc tiếp cận các phần mềm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, các giải pháp về CNTT, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất...
Cũng tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phần mềm chuyển đổi số đã trình bày, giới thiệu về các phần mềm trong quản lý doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Tước, Phó Giám đốc Sở TT&TT Thanh Hóa nêu các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc triển khai chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó cục trưởng Cục công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT) đánh giá cao UBND tỉnh Thanh Hóa đi đầu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.
Cũng theo ông Tuyên, Cục công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT) luôn đồng hành cùng tỉnh Thanh Hóa và các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số.
Ngọc Dũng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Thanh HóaCông ty Lạc Tỷ II giải quyết bài toán sinh kế cho 12.000 lao động địa phương và khu vực.
Không chỉ có lương thưởng rõ ràng, chế độ phúc lợi và chăm sóc người lao động cũng được doanh nghiệp quan tâm. Công ty có nhà ăn phục vụ miễn phí tất cả người lao động, phòng y tế trực 24/7 cho các nhu cầu về sức khỏe, đối với lao động ở xa công ty có xe buýt đưa đón hoặc được hỗ trợ tiền xăng xe, nhà trọ. Ngoài ra, đối với lao động có con nhỏ dưới 6 tháng công ty còn có chế độ hỗ trợ tiền nuôi con để người lao động an tâm công tác.
Bên cạnh môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng, ứng cử viên cũng không cần lo lắng chưa biết nghề có thể ứng tuyển được hay không, bởi nhân viên mới sẽ được hướng dẫn đầu vào về nội quy công ty, quy trình làm việc rõ ràng, đối với người lao động có nhu cầu muốn học nghề sẽ được đào tạo tay nghề may, cùng với nhiều chương trình đào tạo nâng cao giúp người lao động dễ thăng tiến trong công việc. Đặc biệt, nếu người lao động có tay nghề từ 1 năm trở lên sẽ được ưu đãi lương khi vào làm việc.
![]() ![]() |
Người lao động làm việc trong môi trường chuyên nghiệp an toàn, chế độ phúc lợi tốt. |
Ngoài những hỗ trợ về tài chính và môi trường làm việc, công ty còn kết hợp với công đoàn tích cực tổ chức thêm các hoạt động tập thể, hội thao nhằm nâng cao trí lực, tăng cường sức khỏe và tính đoàn kết của tập thể. Trong nhiều năm qua, công nhân viên Lạc Tỷ II thường xuyên được gia tăng sức khỏe thể chất qua hội thao gồm các môn như bóng đá, bóng chuyền hơi, chạy việt dã, hay tham gia Ngày hội tháng công nhân với nhiều hoạt động như tiếng hát công nhân, rút thăm may mắn, trò chơi dân gian, hội thi ẩm thực, gian hàng giảm giá…
![]() ![]() |
Người lao động Lạc Tỷ II hào hứng tham gia các hoạt động hội thao, văn nghệ do công ty khởi xướng. |
Thấu hiểu có an cư mới lạc nghiệp, không chỉ có chế độ lương thưởng và phúc lợi làm việc tốt, công đoàn và công ty Lạc Tỷ II còn có nhiều hoạt động thiện nguyện, chương trình mừng xuân, trao mái ấm tình thương để người lao động an tâm sinh hoạt, công tác.
Tính đến hết tháng 5 năm nay, Công ty Lạc Tỷ II cùng với Công đoàn đã trao tặng 39 mái ấm đoàn viên cho người lao động, cũng như thực hiện thăm hỏi và tặng quà cho 537 gia đình người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí trên 272,1 triệu đồng. Ước tính trong năm nay, tổng kinh phí cho các hoạt động chăm lo các dịp như Tết, 30/4 và Trung thu cho 12.000 người lao động lên trên 7 tỷ đồng.
![]() |
Công đoàn Lạc Tỷ II trao tặng mái ấm cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. |
Những con số cho thấy nỗ lực của Công ty Lạc Tỷ trong mục tiêu hỗ trợ và đồng hành cùng người lao động giải quyết những khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống và yên tâm làm việc. Ông Nguyễn Văn Trường - đại diện Công ty Lạc Tỷ II chia sẻ: “Chỉ khi người lao động được an cư lạc nghiệp thì công ty mới có thể phát triển bền vững. Hiểu được điều đó, công ty luôn mong muốn đồng hành cùng người lao động đảm bảo việc làm và không ngừng cải tiến môi trường làm việc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động làm việc tại công ty”.
Công ty Lạc Tỷ II hiện tuyển dụng 2.000 lao động phổ thông không cần tay nghề với chế độ lương thưởng hấp dẫn, được đào tạo nghề và bố trí việc làm, hỗ trợ ăn uống, phúc lợi và các hoạt động tăng cường tinh thần, thể chất trong quá trình làm việc. Độc giả tìm hiểu thêm thông tin tuyển dụng liên hệ:
"Như vậy, bố Huy vẫn cùng tham dự ngày khởi đầu năm học mới với ba mẹ con" - chị Hiền xúc động nói.
![]() |
Hai con chị Hiền vẫn được cùng bố dự khai giảng |
Bé Nguyễn Phương Chi, học sinh lớp 7 Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội) thì cho biết dù chỉ được dự lễ khai giảng trên truyền hình, nhưng từ tối hôm qua Chi vẫn cảm thấy khá háo hức.
"Sáng nay, bố mẹ giục con dậy sớm hơn bình thường, cùng với các em mặc trang phục nghiêm chỉnh để chuẩn bị khai giảng" - Phương Chi kể.
Phương Chi cũng nói rằng cả mấy chị em đều rất mong được đến trường.
"Mấy tháng nay phải ở nhà, chúng con chán lắm rồi. Từ năm ngoái đến năm nay học online mấy đợt rồi nên con cũng đã quen với cách học này nhưng vẫn thích đến trường hơn. Con mong dịch Covid-19 mau bị đẩy lùi để được sớm gặp lại bạn bè, thầy cô".
Chị Trịnh Thị Thu, một phụ huynh ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, cho hay đã rơi nước mắt vì xúc động khi nhìn hình ảnh các con bắt đầu năm học mới qua màn hình.
Chị Thu kể cả đêm qua chị không ngủ được vì hồi hộp và lo lắng, năm nay 2 con của chị đều vào những lớp đầu cấp, đặc biệt bạn nhỏ mới bắt đầu vào học lớp 1.
“Con trai vào lớp 1, việc học online tới đây chắc cũng sẽ gặp khó khăn nhất định bởi con có vấn đề về mắt (tật khúc xạ). Tuy vậy, gia đình chúng tôi thống nhất với nhau sẽ luôn đồng hành cùng nhà trường và các con để đạt được hiệu quả cao nhất”.
![]() |
Năm nay vào lớp 6, nhưng cô bé này mới chỉ được gặp bạn mới, thầy cô mới ở lớp học trực tuyến |
"Việc cô trò chưa được làm quen nhau thì việc học trực tuyến là điều rất khó khăn.Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không còn cách nào khác, gia đình sẽ kiên trì đồng hành cùng các con.
Tôi muốn chúc các học sinh trên cả nước như những đứa con của mình một năm học đạt được nhiều thành tựu, hạnh phúc, vui vẻ và bình an”, chị Thu chia sẻ.
Trong khi đó, dù cũng bày tỏ sự tiếc nuối nhưng chị Nguyễn Thị Minh Trang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) cũng cho rằng lễ khai giảng online được chính quyền và nhà trường tổ chức phần nào cũng đem đến cho con những nhận thức, cảm xúc háo hức của một ngày tựu trường đầu tiên.
“Đây cũng là lần đầu tiên tôi trải qua một lễ khai giảng trực tuyến, có lẽ là một trải nghiệm mà chúng tôi sẽ nhớ mãi”, vị phụ huynh có con năm nay vào lớp 1 chia sẻ.
![]() |
Con trai chị Nguyễn Thị Minh Trang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) năm nay vào lớp 1, tham dự lễ khai giảng đầu tiên trong đời học sinh của mình. |
“Đường truyền mạng có ổn định không? Sĩ số lớp khá đông tới 56 học sinh trong 1 phòng học zoom liệu cô giáo có thể theo dõi được hết tới từng cháu hay không?”… - đây là những băn khoăn của chị Nguyễn Thị Ánh Phượng (quận Hà Đông, Hà Nội).
Chị Phượng cho biết đã có sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý cũng như một số kiến thức cơ bản cho con nên dù có chút lo lắng nhưng cả nhà vẫn rất háo hức chào đón năm học mới này, năm học đầu đời của con ở tuổi học sinh.
“Tôi mong là con sẽ có một năm học thành công và tràn đầy niềm vui. Nhưng trước mắt, mong dịch bệnh sớm qua để các con sớm được đến trường với thầy cô và các bạn”.
Ở nơi dịch Covid-19 đang nóng bỏng nhất cả nước, chị Bích Thanh (Thủ Đức, TP.HCM) xúc động cho biết trong ngày này chị cảm thấy rất thương con và bạn bè.
“Năm học trước đã kết thúc một cách bất ngờ vì dịch bùng phát rồi một mùa hè, lẽ ra các con được vui chơi thì hàng ngày chỉ đối mặt với những bức tường bất động và chỉ biết nhìn ngắm bầu trời qua khung cửa sổ nhỏ hẹp vì “ai ở đâu ở yên đó”.
Tôi dặn lòng và luôn động viên con, cần tạo cho mình một thái độ, một suy nghĩ tích cực, để ngày mai khi cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, con sẽ có một trải nghiệm đáng nhớ. Từ đó hiểu sự cố gắng trước những khó khăn của những ngày đã qua sẽ là động lực, là nền tảng để con bước tiếp.
Tôi cũng mong thầy cô và các con tạo cho mình những vắc xin tích cực để khởi động một năm học thách thức”.
Nỗi lòng thầy cô
Giảng dạy tại ngôi trường nằm ở vùng biên giới, với cô giáo trẻ Nàng Xô Vi (giáo viên Phân hiệu Trường PTDTNT tỉnh Kon Tum tại huyện Ia H’Drai), năm học mới này sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức.
“Khó khăn lớn nhất vẫn là chuyện thiếu sách vở. Trong năm học mới, mặc dù nhà trường đã cố gắng cung cấp sách giáo khoa cho học sinh, nhưng hiện số lượng vẫn còn đang rất thiếu. Do đó, mong muốn của cô trò lúc này là có đủ sách giáo khoa, chứ chưa mong đến chuyện có tivi, máy tính”, cô giáo sinh năm 1996 nói.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hiện ngành giáo dục của tỉnh Kon Tum đã lên phương án cho việc dạy và học trong năm học mới, trong đó có tính đến phương án học trực tuyến. Tuy nhiên, theo cô Vi, để triển khai việc học trực tuyến tại Ia H’Drai cũng không dễ dàng khi có quá nửa học sinh thiếu trang thiết bị phục vụ cho học tập như điện thoại, máy tính.
“Thậm chí, ngay trước thềm khai giảng, nhiều phụ huynh đã tới hỏi giáo viên năm học này sẽ học trực tuyến hay trực tiếp. Vì dịch bệnh, nhiều phụ huynh không thể đi làm thuê; do đó, nếu học trực tuyến sẽ tiết kiệm được tiền mua quần áo mới cho con”.
![]() |
Các thầy cô giáo của TP.HCM trong lễ khai giảng đầy cảm xúc |
Tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu), mặc dù chưa bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, nhưng lễ khai giảng năm nay vẫn được diễn ra ngắn gọn. Mọi hoạt động trong buổi lễ được rút ngắn lại, không có các tiết mục văn nghệ và hoạt động vui chơi.
Dù không rực rỡ cờ hoa, nhưng thầy cô và học trò vẫn cảm thấy hào hứng và ấm áp.
Vừa đưa 5 học sinh đi phẫu thuật từ Hà Nội trở về, vì thế, cô giáo Bùi Minh Khuyên (giáo viên lớp 3 của trường) không thể tham dự lễ khai giảng năm nay. Là giáo viên chủ nhiệm, điều cô Khuyên hụt hẫng nhất là không thể đến trường cùng đón chào và làm quen với học sinh.
“Mấy ngày trước, nhà trường đã thông báo đến từng trưởng bản để huy động học sinh tới lớp. Hàng năm, mình cũng thường cùng các đồng nghiệp đến từng bản làng để đón học sinh quay lại trường. Năm nay vì phải cách ly 14 ngày tại nhà, chỉ được dõi theo đồng nghiệp đón học sinh tới trường, trong mình cảm thấy hơi buồn vì như bỏ lỡ một điều gì đó”.
Vì thế, cô giáo trẻ đã nhờ đồng nghiệp quay lại những thước phim của buổi lễ, cũng háo hức dõi theo từng giây từ khi khai mạc cho đến lúc buổi lễ kết thúc.
“Mong muốn của mình trong năm học mới, cũng như nhiều giáo viên vùng cao khác, là học trò có thể đến lớp đầy đủ. Cuối tuần, thầy cô sẽ không còn phải đến vận động từng em; các em cũng tự giác đến lớp chứ không còn cảnh giáo viên phải đi rượt đuổi học trò trong rừng”, cô Khuyên chia sẻ.
Cô Trần Thị Tuyến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) so sánh thiên nhiên cũng như con người, thời khắc này đã thể hiện rất rõ rằng sẽ có gian khó. Nhưng càng những lúc như thế này, thầy cô cần sáng tạo và thay đổi để bắt nhịp với những đổi thay đó và để làm điểm tựa tinh thần cho các học trò.
Đồng thời, theo cô Tuyến, mô hình gia đình học tập sẽ là mô hình rõ ràng nhất cũng là cách để thích ứng và gắn kết mọi người, cùng nhau thấu hiểu và chia sẻ để vượt qua khó khăn.
![]() |
“Thầy và trò không được gặp trực tiếp, hẳn ai cũng buồn và thiệt thòi. Nhưng lạc quan, nghĩ rộng hơn thì mọi người vẫn được gặp nhau qua phần mềm trực tuyến. Quan trọng là mọi người cùng nhau thay đổi cách tương tác trong trong bối cảnh bất khả kháng như bây giờ” - cô Tuyến nói.
Nhóm PV
Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh cả nước dự lễ khai giảng năm học mới mà chỉ được nghe tiếng trống khai trường qua sóng truyền hình hay máy tính. Gần chục ngàn học sinh đón khai giảng tại địa phương khác.
" alt=""/>Những háo hức và âu lo của năm học mới sau lễ khai giảng