Soi kèo góc Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4
本文地址:http://jp.tour-time.com/news/97f396412.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Defensor vs Miramar Misiones, 07h15 ngày 1/4: Bệ phóng sân nhà
![]() |
Đề thi chuyên Lý vào chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2021 |
Năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên được tổ chức thành 2 đợt.
Đợt 1 dành cho các thí sinh Hà Nội, không thuộc diện F0, F1, F2 và trong khu vực cách ly, phong tỏa. Đợt 2, dành cho các thí sinh còn lại, bao gồm cả các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 và trong khu vực cách ly, phong tỏa không thể dự thi đợt 1.
Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển phải là những thí sinh dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi. Điểm thi của từng môn Ngữ văn, môn Toán (vòng 1) và môn chuyên phải đạt từ 4 trở lên. Điểm môn Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên.
Điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) nhân hệ số 1 và điểm thi môn chuyên nhân hệ số 2, không cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh.
PV
Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên được đánh giá là dài, tuy nhiên về cơ bản phù hợp với những học sinh thi chuyên.
">Đề thi vào lớp 10 chuyên Lý Trường Khoa học Tự nhiên
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chuyển đổi số mạnh mẽ cả khu vực công và tư
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đang rà soát lại việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; những việc đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn, những mục tiêu có khả năng đạt được thì cần tăng tốc, những gì chưa đạt được thì phải có giải pháp đột phá.
Mặt khác, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng chính phủ số, đạt hiệu quả nổi trội; việc tổ chức Hội nghị tại đây nhằm hoan nghênh, động viên và học tập Đà Nẵng.
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia. Trong chuyển đổi số, Việt Nam xác định cách tiếp cận toàn cầu, toàn diện, toàn dân nhưng có trọng tâm, trọng điểm, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể. Cả phía quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công và phía đối tượng thụ hưởng, sử dụng dịch vụ công đều phải vận dụng chuyển đổi số đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc, chuyển đổi số được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cả khu vực công và khu vực tư, từ Trung ương đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ các cháu nhỏ đến các ông, các bà hay nói cách khác chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người".
Tư duy, hành động, thói quen của cơ quan hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính chuyển dần từ giấy tờ truyền thống sang môi trường mạng, giúp nâng cao hiệu quả và năng suất các hoạt động kinh tế, xã hội.
Từ phong trào, xu thế này đã xuất hiện nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong chuyển đổi số nói chung, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói riêng.
Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, còn có những tồn tại, hạn chế liên quan tới tư duy, nhận thức, hành động về chuyển đổi số, có nơi, có lúc chưa như mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hạ tầng số chưa đồng bộ, có nơi, có lúc còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến chưa đạt như kỳ vọng, (mới chỉ 17% hồ sơ ở địa phương được xử lý trực tuyến toàn trình)…
Đồng thời, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến phải đối mặt, giải quyết những thách thức rất lớn như phải đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao của hệ thống hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong quá trình vận động, phát triển rất nhanh của các hoạt động kinh tế, xã hội; cần số hóa một lượng lớn thông tin giấy tờ; nguồn lực Nhà nước có hạn, do đó phải huy động nguồn lực xã hội, sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp bằng tư duy, tầm nhìn, đổi mới sáng tạo; phát triển sản phẩm công nghệ số Việt Nam trước hết phải phục vụ tốt nhu cầu của người Việt Nam, rồi vươn ra khu vực và thế giới…
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá đúng những kết quả đã đạt được trong chuyển đổi số quốc gia nói chung, đặc biệt về triển khai dịch vụ công trực tuyến, những lợi ích mang lại cho người dân và doanh nghiệp; chia sẻ những mô hình hay, cách làm hiệu quả để tham khảo, nhân rộng; nhìn nhận thẳng thắn những thách thức, tồn tại, bất cập, nhất là những điểm nghẽn; chỉ ra nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) và bài học kinh nghiệm; xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Mục tiêu chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 02 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến tính từ năm 2011 đến nay.
Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khởi động khi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức cao được triển khai rất ít trên phạm vi cả nước; giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển theo chiều rộng, khi có bước phát triển đột phá về số lượng dịch vụ công trực tuyến.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã có thành công nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị đạt kết quả rất thấp, đặc biệt là hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Một số địa phương đạt tỉ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỉ lệ rất thấp. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan nhà nước, thể hiện thông qua tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Để bước vào giai đoạn 3-phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%.
Việc phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.
Để triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng trực tuyến toàn trình, các bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển dịch vụ công trực tuyến toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025.
Cụ thể, năm 2024, với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan nhà nước: (1) Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế; (2) Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; (3) Phát triển nhân lực số; (4) Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị.
Theo Hà Văn/Chinhphu.vn
Hội nghị toàn quốc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Ngày 14/9/2023, trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ I do Bộ TT&TT tổ chức, Tập đoàn FPT trưng bày hệ sinh thái giải pháp toàn diện dành cho chính quyền, doanh nghiệp ở mọi quy mô để góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Theo đó, tại Diễn đàn, Tập đoàn FPT trình diễn loạt giải pháp tiên tiến, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của tỉnh thành, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm: Hệ sinh thái xác thực số với các giải pháp Hợp đồng điện tử - FPT.eContract, Chữ ký số từ xa - FPT.eSign, Giải pháp chống giả mạo xác thực số FPT.IDCheck, Hệ thống Chứng thực hợp đồng điện tử - FPT.CeCA; Giải pháp tự động hoá quy trình nghiệp vụ - akaBot; FPT Camera cùng loạt tiện ích song hành toàn diện với Đề án 06 của Chính phủ, hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số.
Giải pháp hỗ trợ xây dựng kinh tế số bền vững
Trong nhóm giải pháp phục vụ phát triển kinh tế số, FPT giới thiệu hợp đồng điện tử - FPT.eContract. Trong 3 năm ra mắt, hợp đồng điện tử - FPT.eContract là giải pháp hàng đầu thị trường ký kết điện tử với những dấu ấn như: Hơn 2 triệu giao dịch, hơn 4 triệu đối tác ký và hơn 1.500 khách hàng doanh nghiệp ký kết từ xa trên nền tảng, tiêu biểu như: VNPay, Vietjet, Be, Tiki, 30Shine...
Cùng với hợp đồng điện tử, FPT.eSign là dịch vụ ký số dẫn đầu thị trường Việt Nam với hơn 70% thị phần, cấp phát hơn 10 triệu chứng thư số mỗi năm. FPT.eSign đang trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho các giao dịch điện tử thuộc mọi lĩnh vực như Ngân hàng - Tài chính, Bảo hiểm, Chứng khoán, Bất động sản, Thuế, Kho bạc, Hải quan…
Nhằm giúp doanh nghiệp tăng tốc vận hành, FPT giới thiệu akaBot - giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ (Robotic Process Automation - RPA) toàn diện cho doanh nghiệp với các “trợ lý robot ảo” có khả năng mô phỏng thao tác của con người, giúp thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn. Tính đến hiện tại, akaBot đã phục vụ hơn 3.500 doanh nghiệp tại 21 quốc gia với hơn 10.000 robot ảo được triển khai. Các trợ lý ảo của akaBot đã giải phóng hơn 11 triệu nhân viên của toàn bộ khách hàng khỏi các tác vụ nhàm chán; rút ngắn 70% thời gian xử lý quy trình và tiết kiệm tới 21,9 triệu giờ làm việc/năm.
Giải pháp thúc đẩy xây dựng xã hội số
Để thúc đẩy xây dựng xã hội số, FPT giới thiệu giải pháp xác thực thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn Chip FPT.IDCheck và thiết bị đọc thẻ CCCD FPT.IDReader. Hai giải pháp này có thể nhận diện khuôn mặt với độ chính xác 100%, đáp ứng nhu cầu xác thực định danh ở đa dạng lĩnh vực: Ngân hàng - Tài chính, Bảo hiểm, Thương mại điện tử, Bất động sản…, cũng như tại bất kỳ tổ chức nào (trường học, văn phòng công chứng, bệnh viện…).
Cũng tại sự kiện, Tập đoàn FPT giới thiệu giải pháp an ninh thương hiệu Việt FPT Camera. Giải pháp đồng bộ, toàn diện, tích hợp công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép giám sát, lưu trữ, quản lý dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud). Giải pháp có khả năng nhận diện khuôn mặt, phân biệt người lạ, người quen giúp đảm bảo an toàn cho gia đình, đặc biệt hữu ích cho gia đình có người già và trẻ nhỏ; hỗ trợ phân biệt chuyển động giữa con người và vật thể giúp hạn chế cảnh báo không cần thiết.
Chuyên gia FPT chia sẻ giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu
Tại phiên chuyên đề của sự kiện, ông Lê Thanh Bắc, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ điện tử - Công ty Hệ thống thông tin FPT - Tập đoàn FPT đã chia sẻ đến lãnh đạo tỉnh, thành, doanh nghiệp bài tham luận với chủ đề: “Nền tảng ký kết và xác thực số toàn trình - thúc đẩy kinh tế số Việt Nam”.
Theo ông Lê Thanh Bắc, FPT đã đồng hành đào tạo và chuyển đổi số cùng 40 tỉnh, thành. Hiện nay, Tập đoàn FPT có 30 mô hình tiện ích gắn với Đề án 06. Trong đó, FPT đặc biệt coi trọng việc xây dựng cơ sở dữ liệu giúp lãnh đạo các địa phương chỉ đạo tức thời bằng dữ liệu thời gian thực. Cũng trong quá trình đồng hành với lãnh đạo tỉnh, thành, FPT thiết kế giải pháp giúp nâng cao năng suất lao động của cán bộ công chức, viên chức, tạo ra phúc lợi cho người dân. Nhờ vậy, người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ hành chính công nhanh chóng, thuận tiện.
“FPT đã và đang cung cấp những giải pháp công nghệ tiên tiến để cùng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp giải các bài toán chuyển đổi số. Hệ sinh thái nền tảng, giải pháp, sản phẩm và dịch vụ Made by FPT bao trùm các vấn đề trong hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”, ông Lê Thanh Bắc cho biết.
Ngoài những chia sẻ tại sự kiện, chuyên gia FPT cũng mô phỏng quy trình ký kết trên nền tảng Hợp đồng điện tử - FPT.eContract, cho phép doanh nghiệp có thể tiến hành ký kết an toàn, đảm bảo xác thực trên một nền tảng chung thống nhất. Đặc biệt, FPT vừa cho ra mắt phiên bản FPT.eContract Lite hoàn toàn miễn phí, không giới hạn thời gian sử dụng, phù hợp với nhu cầu ký kết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
">FPT trình diễn hệ sinh thái số thúc đẩy kinh tế số Việt Nam
Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3
Cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ chưa đến giai đoạn khiếu nại chính thức. Nhà chức trách chỉ đang đặt câu hỏi về việc liệu có phải Nvidia làm khó khách hàng khi muốn chuyển sang chip AI của nhà cung ứng khác hay không. Nvidia đang chiếm hơn 80% thị trường chip trung tâm dữ liệu AI.
Thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng sau khi Viện quản trị cung ứng (ISM) công bố khảo sát hằng tháng cho thấy số liệu của hoạt động sản xuất trong nước thấp hơn dự báo, gây lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế nhưng đồng thời cũng dấy lên hi vọng FED sẽ giảm lãi suất.
Trong năm qua, cổ phiếu bán dẫn tăng mạnh dựa trên kỳ vọng sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thúc đẩy các công ty mua nhiều chip và bộ nhớ hơn để theo kịp yêu cầu tính toán đối với các ứng dụng AI. Phân khúc này do Nvidia – hãng thống trị thị trường chip trung tâm dữ liệu AI – dẫn đầu. Năm 2024, cổ phiếu Nvidia đã tăng 118%.
Tăng trưởng mạnh mẽ của Nvidia trong vài năm gần đây gắn trực tiếp với chip AI trong trung tâm dữ liệu. Công ty đã theo đuổi nó nhiều năm trước khi các đối thủ AMD và Intel nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Gần một thập kỷ trước, hãng phát triển ngôn ngữ lập trình cho chip của mình có tên CUDA. Đây là công cụ quan trọng dành cho các kỹ sư đào tạo mô hình AI tiên tiến như thứ đứng sau ChatGPT.
Nhiều khách hàng hàng đầu của Nvidia là những doanh nghiệp đám mây cũng như “ông lớn” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Meta, Amazon và Tesla.
Khi chip AI của Nvidia trở thành món hàng “nóng”, công ty lại giới thiệu các gói thuê bao phần mềm doanh nghiệp mới và tiếp thị các sản phẩm mạng như bổ sung quan trọng để tận dụng tối đa sức mạnh các con chip.
Các doanh nghiệp chip khác cũng đang cố gắng tận dụng “cơn sốt” để tăng trưởng. Intel và AMD bán chip AI dù tỷ lệ còn thua xa Nvidia. Broadcom sản xuất chip TPU cho Google còn Qualcomm quảng cáo chip của hãng là loại tốt nhất để chạy AI trên điện thoại Android.
Tuần trước, Nvidia báo cáo doanh thu 30 tỷ USD trong giai đoạn 3 tháng kết thúc vào tháng 7, cao hơn mong đợi của nhà đầu tư. Doanh thu từ mảng trung tâm dữ liệu – bao gồm chip AI – tăng 154% so với cùng kỳ năm 2023, một phần nhờ các “gã khổng lồ” Internet và đám mây mua hàng tỷ USD chip của hãng mỗi quý.
Nvidia dự đoán doanh số quý này tăng trưởng 80%.
(Theo CNBC, Bloomberg)
">Nvidia mất gần 300 tỷ USD trong một ngày
Nhắc đến giải pháp Cloud Native CI/CD Pipeline, ông Minh Quang nhấn mạnh: “Thiết kế theo hướng Cloud Native, giải pháp CI/CD Pipeline kết hợp hiệu quả các dịch vụ và tài nguyên trên nền tảng đám mây, giúp đơn giản hoá các quy trình phát triển phần mềm. Điều này giúp các đội ngũ phát triển dễ dàng hơn trong việc quản lý hạ tầng. Bằng việc ứng dụng CI/CD Pipeline, khách hàng của CMC Telecom không chỉ tiết kiệm thời gian, tài nguyên mà còn nhân lực triển khai, vận hành”.
Theo ông Quang, dịch vụ CI/CD Pipeline của CMC Telecom mang lại khả năng mở rộng linh hoạt, hiệu năng vượt trội và bảo mật cao, đồng thời tối ưu chi phí dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế. Hơn nữa, dịch vụ này được xây dựng với sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn dữ liệu và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của từng khách hàng.
CMC Telecom và thế mạnh của “Cloud nội”
CMC Cloud của CMC Telecom là giải pháp được nhiều đối tác lớn lựa chọn, điển hình là Ahamove với việc hỗ trợ đơn vị này ký kết hợp đồng điện tử với hơn 200.000 tài xế. Hay tập đoàn Wilmar nổi bật trong ngành Manufacturing, giúp tập đoàn này vận hành trơn tru chuỗi nhà máy sản xuất “khủng" với hơn 500 nhà máy sản xuất và hệ thống phân phối trải dài hơn 50 quốc gia.
Nhờ vào sự đổi mới không ngừng và cam kết chất lượng, CMC Cloud của CMC Telecom đã được vinh danh với nhiều giải thưởng uy tín: Gartner Cool Vendor Award 2022, Forrester Wave™ Award 2023 và Red Hat Innovation Award 2023.
Với giải pháp Cloud Native CI/CD Pipeline, CMC Telecom không chỉ cung cấp một công cụ mạnh mẽ mà còn là đối tác đáng tin cậy trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Giải pháp này giúp các tổ chức triển khai ứng dụng một cách nhanh chóng, bảo mật và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu.
CMC Telecom là công ty thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC và là doanh nghiệp hạ tầng viễn thông duy nhất của Việt Nam có cổ đông nước ngoài (TIME dotCom, tập đoàn viễn thông Top 2 Malaysia) với định hướng trở thành nhà cung cấp dịch vụ toàn diện (Comprehensive Services Provider) về Dịch vụ Truyền dẫn và Internet, dịch vụ Trung tâm dữ liệu, dịch vụ Cloud, dịch vụ Managed Service và dịch vụ Security. CMC Cloud được xây dựng và vận hành trên hệ thống Data Center đạt chuẩn quốc tế Tier III của CMC Telecom, đảm bảo mức độ HA (High Availability) cao nhất. CMC Telecom cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt 2 chứng chỉ Uptime Tier III về Data Center. Ngoài ra, CMC Cloud còn đạt rất nhiều chứng chỉ, tiêu chuẩn về an toàn hệ thống đạt chuẩn quốc tế như: Tiêu chuẩn ISO 2700:2013; Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý bảo mật thông tin ISO/IEC 27001; Chứng chỉ ISO /IEC 27018:2014; Tiêu chuẩn PCI-DSS (Payment Card Industry Data Security Standard - Chuẩn bảo mật an ninh dữ liệu thẻ thanh toán); Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành. Để biết thêm thông tin chi tiết, truy cập: www.cmctelecom.vn. |
Thuý Ngà
">CMC Telecom khẳng định thế mạnh với Cloud Native CI/CD
Tại diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất chủ đề "Mang nền tảng số đến hộ gia đình" mới được tổ chức tại Nam Định, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùngđã một lần nữa nêu ra hình dung về kinh tế số để giúp mọi người hiểu và từ đó thúc đẩy phát triển nó.
Theo phân tích của người đứng đầu Bộ TT&TT, kinh tế số là tất cả các hoạt động dựa trên hoặc được đổi mới bởi: Công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số, và kỹ năng số.
Kinh tế số đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt. Mọi doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới. Người lao động có kỹ năng số để làm việc. Người dân tự tin và an toàn sử dụng các dịch vụ số.
Chính phủ cung cấp dịch vụ công online, dễ dùng, sử dụng dữ liệu để dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá thể hoá của người dân. Chính phủ tạo ra môi trường sống, làm việc online, tạo ra niềm tin trong nền kinh tế số.
Theo ước tính của Bộ TT&TT, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt gần 15%.
Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu cao, đó là đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%. Trong đó, kinh tế số của từng ngành, từng lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10%, đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%. Bộ TT&TT xác định rõ để hiện thực hóa được nhiệm vụ đầy thách thức này, cần có những giải pháp đột phá.
Tại tuyên bố bế mạc phiên cấp cao của Diễn đàn, đại diện Bộ TT&TT cũng đã nêu ra chương trình hành động với 10 hành động cụ thể. Trong đó có việc Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phát triển kinh tế số và xã hội số trong phạm vi địa phương; đồng thời trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số để hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025.
Thông tin cụ thể về các nội dung công việc mà Bộ TT&TT tập trung triển khai trong hơn 1 năm tới, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số Trần Minh Tuấn cho biết, dự kiến chậm nhất tháng 11/2023 Bộ sẽ phát hành các ấn phẩm, cẩm nang, chuyên đề về phát triển kinh tế số và xã hội số, và các ấn phẩm này sẽ được định kỳ cập nhật, bổ sung hàng năm.
Tháng 10/2023, Bộ TT&TT sẽ ban hành hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực. Hệ thống thông tin tổng hợp hỗ trợ giám sát, quản lý thúc đẩy kinh tế số, xã hội số sẽ được triển khai thử nghiệm trong tháng 11/2023.
Năm 2024, Bộ TT&TT sẽ chủ trì xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, cùng với bộ chủ quản ngành, lĩnh vực xác định vai trò, vị trí pháp lý của các nền tảng số; đồng thời tiếp tục thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi số và sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi từng khâu của nền kinh tế lên online.
3 tài liệu hỗ trợ các bộ, tỉnh phát triển kinh tế số và xã hội số
Đáng chú ý, đại diện Vụ Kinh tế số và xã hội số cũng cho biết, 3 tài liệu hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương phát triển kinh tế số và xã hội số sẽ lần lượt được xuất bản trong 3 tháng tới gồm: Báo cáo kinh tế số Việt Nam năm 2022, cẩm nang “Làng số”, và cẩm nang “Doanh nghiệp số”.
Trong đó, Báo cáo kinh tế số Việt Nam 2022 có nội dung chính tập trung vào lý luận con đường phát triển kinh tế số Việt Nam, kinh nghiệm phát triển kinh tế số Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số, dự kiến được xuất bản ngay trong tháng 9 này.
Dự kiến được xuất bản vào tháng 10/2023, cẩm nang “Làng số” sẽ hướng dẫn mỗi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động xây dựng làng số, là mô hình kinh tế số và xã hội số nhỏ nhất. Mang đến tri thức và nguồn cảm hứng để các doanh nghiệp chủ động tham khảo áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cẩm nang “Doanh nghiệp số” dự kiến được xuất bản vào tháng 11/2023.
Với quan điểm coi phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả, thời gian qua, Bộ TT&TT đã cùng các Sở TT&TT địa phương lựa chọn khoảng 30 nền tảng số, dự kiến sẽ được cung cấp miễn phí với những chức năng cơ bản.
Hướng dẫn sử dụng 30 nền tảng số này sẽ giúp từng người dân, hộ gia đình, làng xã biết cách xây dựng hộ kinh doanh số, làng số, xã số, không cần phụ thuộc vào nguồn lực nào.
Ngay sau khi Bộ TT&TT xuất bản cẩm nang “Làng số”, các Sở TT&TT tỉnh thành phố sẽ tổ chức Tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, phổ biến cho người dân, các hộ gia đình, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số.
Bộ TT&TT phát hành cẩm nang “Làng số” vào tháng 10
Hành trình của cụ ông chết khi đi tìm đường xây nhà B6 Giảng Võ
友情链接