Tuy thế, lần cuối cùng Liverpool lập cú đúp giành chiến thắng trước kình địch ở Ngoại hạng Anh diễn ra từ mùa bóng 2013/14. Lữ đoàn đỏ đang đứng trước cơ hội tuyệt vời chấm dứt sự chờ đợi đó trong trận đá bù đêm nay.
MU rất muốn ngăn đà tiến của The Kop. Vậy nhưng, dường như họ lực bất tòng tâm khi phong độ sa sút, còn tinh thần thi đấu luôn bị đặt dấu hỏi.
Nếu không có sự tỏa sáng của "ông già gân" Ronaldo cuối tuần trước, có lẽ đoàn quân HLV Ralf Rangnick đã phải nhận thất bại bẽ mặt trước đội bét bảng Norwich.
Hàng thủ MU chơi cực tệ, đặc biệt cặp đôi hậu vệ biên. Ngoài ra, việc thiếu vắng cặp đôi McTominay - Fred ở khu giữa sân khiến khả năng bảo vệ từ tuyến hai giảm đi đáng kể.
Hành quân đến Anfield, tình hình nhân sự đội khách chưa được cải thiện. Thế nên, nguy cơ De Gea sẽ phải nhận liên tiếp những cú đánh vỗ mặt từ đội chủ nhà là rất cao.
MU chỉ thắng 2/6 trận gần nhất và để lọt lướt trung bình 1,53 bàn mỗi trận sân khách. Các tiêu chuẩn phòng ngự của họ đang tuột dốc khiến HLV Rangnick chỉ còn biết... than trời.
Trái ngược là một Liverpool đang thăng hoa rực rỡ. Liverpool đều xé lưới ít nhất 3 bàn 3/4 trận gần nhất. Tinh thần Salah cùng đồng đội được đẩy lên cao vút khi họ vừa giành vé bán kết Champions League và loại Man City để vào chung kết FA Cup.
Ngoài sự ổn định dưới hậu tuyến, hàng công The Kop đang chơi bùng nổ, với sự xuất sắc của từng cá nhân như Sadio Mane (trước Man City), Luis Diaz (gặp Benfica) hay Diogo Jota (ghi bàn 3 vòng vừa qua tại Ngoại hạng Anh).
Nếu tiếp tục duy trì sự hưng phấn cộng thêm lợi thế được chơi trên sân nhà, Liverpool tự tin sẽ tiếp tục "làm gỏi" MU, tương tự trận lượt đi.
Tỷ lệ châu Á: Liverpool chấp 1 1/4 (0: 1 1/4)
Dự đoán: Liverpool thắng 4-1
Đội hình dự kiến
Liverpool:Alisson; Alexander-Arnold, Matip, van Dijk, Robertson; Henderson, Fabinho, Thiago; Salah, Jota, Diaz.
MU: De Gea; Wan-Bissaka, Maguire, Lindelof, Telles; Fernandes, Matic, Pogba; Elanga, Ronaldo, Sancho.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) cho biết, năm nay tất cả 608 học sinh lớp 12 của trường đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.
Đặc biệt, có một học sinh đăng ký xét tuyển đến 28 nguyện vọng.
“Nữ sinh này học tốt và bản thân em cũng không muốn đăng ký nhiều nguyện vọng như vậy. Song, do phụ huynh em lo lắng nên khuyên con đăng ký nhiều để đảm bảo chắc ăn. Nhà trường cũng có cán bộ tư vấn nhưng phụ huynh vẫn nhất quyết nói con đăng ký như vậy”, ông Kiên nói.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho hay, hiện học sinh lớp 12 của trường cũng đã hoàn tất việc đăng ký.
Theo thống kê sơ bộ, năm nay tổng số học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT là 640, trong đó 11 em không đăng ký xét tuyển đại học với lý do đi du học. Tổng số nguyện vọng xét tuyển đại học của khối 12 là 5.900.
Theo bà Hiền, trung bình mỗi học sinh đăng ký khoảng 9 nguyện vọng, tuy nhiên số học sinh đăng ký từ 5-6 nguyện vọng chiếm đa số. Cá biệt có học sinh đăng ký 20 nguyện vọng.
Số học sinh đăng ký dự thi bài tổ hợp Khoa học tự nhiên là 275; số chọn thi bài tổ hợp Khoa học xã hội là 365.
Theo bà Hiền, nhìn chung so với năm ngoái, số lượng đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học không biến động nhiều.
Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa cho biết, năm nay 374 học sinh lớp 12 của trường đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, có 5 học sinh chỉ thi THPT để xét tốt nghiệp, không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.
Trong đó, 164 học sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (chiếm 43,9%), 210 học sinh chọn theo bài tổ hợp Khoa học xã hội (chiếm 56,1%).
Tổng số nguyện vọng xét tuyển của học sinh lớp 12 toàn trường là 2.618, trung bình mỗi học sinh đăng ký 7 nguyện vọng. Có 2 học sinh đăng ký 18 số nguyện vọng xét tuyển.
Qua thống kê, các học sinh của trường đăng ký xét tuyển đại học theo mã tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) và A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) là nhiều nhất, chiếm tỷ lệ chủ đạo.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Trong khi đó, ở Trường THPT Đống Đa (Hà Nội), 604 học sinh lớp 12 đã đăng ký dự thi với tổng số 4.537 nguyện vọng.
Bà Trần Thị Bích Hợp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trung bình mỗi học sinh đăng ký từ 7-8 nguyện vọng. Trong đó, học sinh đăng ký số nguyện vọng xét tuyển đại học nhiều nhất là 20, song cũng có em chỉ đăng ký duy nhất 1 nguyện vọng.
Số học sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội chiếm đến 70%, còn lại chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Tại Hải Phòng, bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền cho biết, tính đến sáng nay, có 490 học sinh khối 12 của trường đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 5 em không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Tổng số nguyện vọng xét tuyển đại học là 4.333, học sinh đăng ký số nguyện vọng nhiều nhất là 23, ít nhất là 2.
Số học sinh chọn bài thi Khoa học tự nhiên là 350, bài thi Khoa học xã hội là 140.
Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (TP.HCM) - ông Nguyễn Bảo Quốc, cho hay trường có 896 học sinh. Theo ông Quốc, tới thời điểm hiện tại có 64,67% số học sinh đăng ký môn tự chọn là tổ hợp Khoa học tự nhiên, còn lại chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội.
Theo ông Quốc, trung bình mỗi học sinh đăng ký từ 4-5 nguyện vọng để xét tuyển đại học. Học sinh đăng ký số nguyện vọng nhiều nhất lên tới 20.
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí - Công nghệ thông tin Sở GD-ĐT Tây Ninh, cho biết theo thống kê ban đầu của Sở (tính tới ngày 27/6), có 8.102 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp năm 2020. Trong số này, có 7.785 học sinh đang học tại các trường THPT và trung tâm GDTX và 317 thí sinh tự do. Có hơn 800 thí sinh (chiếm 10%) chỉ dự thi để xét tốt nghiệp và không đăng ký sử dụng kết quả để xét tuyển ĐH.
Cụ thể, trong 7.559 thí sinh đang học tại các trường THPT thì có 605 thí sinh chỉ thi xét tốt nghiệp (chiếm tỷ lệ 8%). Đặc biệt, trong 226 học sinh đang học tại trung tâm GDTX có tới 184 thí sinh chỉ thi xét tốt nghiệp (chiếm tỷ lệ 81%).
Tới chiều nay, Sở GD-ĐT Tây Ninh sẽ hoàn tất việc nhận hồ sơ đăng ký dự thi.
Thanh Hùng - Lê Huyền
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho hay Bộ sẽ cố gắng để đề thi có tính phân hóa ở vùng điểm cao từ 9 đến 10.
" alt=""/>Một thí sinh đăng ký 28 nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2020Quan sát một giờ học thông qua camera tại lớp, không khỏi xúc động khi chứng kiến tư thế ngồi học đầy vất vả của Linh Thị Hồng – lớp 3A2 Trường Tiểu học Ngọc Thanh C (Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Do viết bằng chân nên trong lớp, Hồng được bố trí ngồi chiếu, gần bục giảng.
Em rất chăm chú nghe cô hướng dẫn, miệt mài ghi chép bài vào vở. Chân phải luôn kẹp chiếc bút máy, khi viết, em phải cúi khom lưng, rạp người về phía trước, mặt chỉ cách trang vở khoảng 30cm, chân cẩn thận đưa từng nét chữ tròn trịa.
Tư thế ấy, cộng với thời tiết nắng nóng cao điểm của tháng 6, lớp học tầng 2 không có điều hòa, gương mặt lấm tấm mồ hôi nhưng dường như, khó khăn từ ngoại cảnh không làm lay động tâm trí em.
Các thao tác như viết, đặt thước kẻ bài, thay mực cho bút máy, lấy và mở sách vở… được em thực hiện bằng hai chân hết sức nhẹ nhàng, thuần thục. Cô bé thực hiện mọi yêu cầu của cô giáo với sự nhẫn nại và hiệu suất cao nhất.
![]() |
Linh Thị Hồng ngồi chiếu nghe cô giảng bài |
Kiên trì, bền bỉ
Linh Thị Hồng là người dân tộc Sán Dìu. Ngôi trường em học nằm trên địa bàn xã miền núi duy nhất của thành phố Phúc Yên với gần nửa (147/312) học sinh là người dân tộc thiểu số.
Theo cô giáo Đỗ Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng, Hồng là học sinh khó khăn nhất trong sinh hoạt và học tập, vì từ khi sinh ra, em đã dị tật 2 cánh tay. Ẩn sau vẻ ngoài ít nói, là một cô bé đầy nghị lực, thông minh, hiếu học.
![]() |
Hồng cặm cụi bên trang viết |
Sinh năm 2007, đáng lẽ Hồng đã học lớp 7, nhưng do bệnh tật, sức khỏe yếu nên 10 tuổi, em mới bắt đầu học lớp 1.
Nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng con gái đầu lòng ở viện nhiều hơn ở nhà, anh Linh Văn Ba – bố của Hồng cho biết, em bị bệnh về tiêu hóa, có năm phải mổ 4 lần.
Năm 2015, khi ấy Hồng 8 tuổi, “địa chỉ thường trú” của 2 bố con là Bệnh viện Nhi trung ương. Nằm viện lâu, các bác sĩ động viên bố đưa em xuống lớp trẻ của bệnh viện để chơi cho “đỡ chán”. Ở đó có nhiều đồ chơi, sách truyện, cô bé khuyết tật đã tỏ ra rất thích thú.
Khi đỡ bệnh, trở về nhà, Hồng được đi học mẫu giáo. Đến khi em trai thứ hai của Hồng chuẩn bị vào lớp 1, thấy bố mẹ kèm em tập tô chữ, Hồng đòi bố mẹ cho học cùng.
“Con thích viết và tự rèn luyện, tự học. Nét nào viết sai hay chưa đẹp, con tự sửa lại ngay. Trải qua thời gian, dưới sự chỉ bảo của các cô giáo, con đã có được nét chữ sạch đẹp như ngày hôm nay” – anh Linh Văn Ba chia sẻ.
Không chỉ viết chữ đẹp, vẽ đẹp, Hồng còn yêu thích làm đồ thủ công, may vá.
![]() |
Thời gian rảnh, Hồng tự cắt may quần áo búp bê - Ảnh: Gia đình cung cấp |
Cô giáo Hiệu trưởng cho biết, nhà trường sẽ giúp Hồng tăng khả năng giao tiếp, tự tin để năm học tới đưa em tham dự giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Cô tin tưởng, Hồng sẽ tỏa sáng.
Lớp học của tình yêu thương
Gây ấn tượng bằng nét chữ, nhưng theo cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Nhàn, Toán là môn học nổi bật nhất của Linh Thị Hồng. Có lẽ, là học sinh lớn tuổi nhất lớp nên em có sự tập trung, tiếp thu và tính toán rất nhanh, luôn nằm trong nhóm học tốt của lớp.
Bạn Lã Thị Thanh Thúy cùng lớp cho biết, do Hồng học tốt nên vài lần chưa hiểu bài Toán, em thường đem hỏi Hồng.
Các bạn học sinh còn vui vẻ khoe, cô giáo chủ nhiệm rất quan tâm đến Hồng, thường gọi bạn trả lời câu hỏi hay đọc bài. Theo phân công của cô, hàng ngày, các bạn trong lớp trải và cất chiếu cho Hồng trước và sau mỗi buổi học; giúp đeo khăn quàng và dẫn bạn đi vệ sinh.
Bạn Hồ Ngọc Phương Trinh kể, giờ ra chơi, các bạn thường rủ Hồng xuống sân, lúc thì chơi nhảy dây, lúc thì lên thư viện đọc sách, truyện. “Em luôn kể chuyện về Hồng cho bố mẹ nghe khi về nhà”.
Được biết, vài năm trước, gia đình Hồng thuộc diện hộ nghèo (nhà có 3 con nhỏ, riêng Hồng thường xuyên ở viện). Hiện nay, do mẹ em đi làm công nhân, thu nhập bình quân của gia đình đã thoát mức nghèo. Hồng được hưởng trợ cấp khuyết tật hơn 900.000 đồng/tháng, đồng thời, được miễn giảm các khoản đóng góp khi học tập.
Nguyễn Nga
Lên 4 tuổi, cậu học sinh nghèo Trần Việt Hoàng hỏng võng mạc dẫn đến bị mù. Nghị lực phi thường đã biến cuộc đời em thành ánh sao sáng trong đêm.
" alt=""/>Đôi chân diệu kỳ của cô học trò người dân tộc Sán Dìu