Thời gian đầu, vì không muốn làm mọi người "mất vui", Khôi thỉnh thoảng giả vờ hưởng ứng, hùa theo trò đùa. Nhưng càng ngày lời nói, hành động trêu chọc càng quá trớn.
Tuy vậy, Khôi không dám thể hiện thái độ quá rõ ràng. Anh cũng không muốn làm to chuyện bằng cách báo cáo với cấp trên. "Tôi từng tâm sự với một người bạn. Người này khuyên tôi 'cứ lơ đi mà sống', đừng quá nhạy cảm với mọi chuyện".
Khôi đã nghe theo lời khuyên này suốt một năm qua. Anh không chắc mình có thể chịu đựng đến bao giờ. Trong trường hợp xấu nhất, Khôi chỉ nghĩ đến cách bỏ việc.
Sự chấp nhận đối với cộng đồng LGBTQ+ trên toàn cầu đã tăng trong hai thập kỷ qua, từ 51% vào năm 2002 lên 72% vào năm 2019. Mặc dù vậy, một báo cáo vào năm 2021 cho thấy phần lớn công nhân LGBTQ+ vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong công việc.
Các phát hiện được công bố hồi tháng 9/2021 trong một báo cáo có tên LGBT People’s Experiences of Workplace Discrimination and Harassment của Viện Williams tại Đại học California, Los Angeles. Nghiên cứu cho thấy 46% người lao động LGBTQ+ cho biết bị đối xử bất công tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp vì khuynh hướng tính dục hoặc bản dạng giới của họ, bao gồm cả việc bị sa thải, quấy rối tại nơi làm việc, từ chối thăng chức hoặc tăng lương, loại trừ khỏi các sự kiện của công ty.
![]() |
LGBTQ+ vẫn đối mặt với sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Ảnh: Robert Neubecker. |
Ước tính có khoảng 9% báo cáo bị từ chối việc làm hoặc bị sa thải trong 12 tháng qua vì khuynh hướng tính dục. Các nhà nghiên cứu tại viện đã khảo sát 935 người trưởng thành đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới vào tháng 5/2021, hơn một năm sau khi đại dịch bùng phát làm gián đoạn thị trường lao động.
Để loại trừ sự phân biệt đối xử, kỳ thị, các công ty, doanh nghiệp cần phải hướng đến đa dạng giới, thay đổi cách nhìn về giới.
Đa dạng giới và tính dục (Gender and sexual diversity - GSD) chỉ tất cả những sự đa dạng liên quan tới các đặc điểm giới tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới mà không nhất thiết phải làm rõ từng bản dạng, hành vi hay đặc điểm thuộc mỗi cụm đó.
Tại Việt Nam, đa dạng giới vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ.
Trong buổi chia sẻ chủ đề Đa Dạng Giới ở nơi làm việc được tổ chức bởi Trung tâm ICS, Doanh nghiệp xã hội ECUE, AusCham và Vietnam Corporate Pride Network hôm 1/10, ông Lê Quang Bình, Giám đốc ECUE, cho rằng cần bàn về đa dạng giới thay vì chỉ nói đến bình đẳng giới như hiện tại.
"Khung hiện tại là nhị nguyên về giới, tức xem thế giới chỉ có hai giới là nam và nữ nên đã loại trừ một lực lượng rất lớn là người đồng tính, song tính, chuyển giới. Làm thế nào để dung hợp nhóm này vào, theo tôi điều quan trọng nhất đó là phải thay đổi góc nhìn về giới, khung nhận thức của xã hội, các nhà hoạch định chính sách và của mỗi người trong chúng ta. Con người, xã hội không chỉ có hai giới mà có rất nhiều giới, đó nên là nền tảng không chỉ trong cuộc sống, mà còn trong cả luật pháp", ông Bình giải thích.
Trong môi trường làm việc, vẫn còn rất nhiều định kiến, kỳ thị về giới tồn tại, không phải bất kỳ sự khác biệt nào về tính dục cũng được chấp nhận.
Theo ông Bình, điều này có liên quan đến lịch sử, trong đó nam giới là những người đầu tiên tham gia lực lượng lao động, kiến tạo nơi làm việc.
"Từ thời xa xưa, nam giới là những người đầu tiên đi làm. Từ đó, họ định hình ra thế giới công việc mà ở đó nam tính, dị tính là chủ chốt. Vì vậy, phụ nữ và LGBT+ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia lực lượng lao động. Ngay cả ngôn ngữ quản trị hiện tại cũng bị ảnh hưởng bởi sự nam tính: cạnh tranh, hiệu quả, chuyên nghiệp hóa, đột phá, tối đa hóa giá trị...".
![]() |
Đa dạng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ảnh: Unsplash. |
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những định kiến, kỳ thị, lời trêu chọc tưởng như vô hại nhưng gây ra rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần đối với cộng đồng LGBTQ+.
Và ngược lại, khi bị ảnh hưởng, người lao động không thể làm việc tốt, không thể coi chỗ làm là nơi gắn bó, cống hiến. Điều này chắc chắn làm giảm hiệu suất chung, gây bất lợi cho công ty, doanh nghiệp.
"Sự đa dạng không được thừa nhận, tính sáng tạo của doanh nghiệp cũng giảm đi. Như vậy nếu không thúc đẩy đa dạng giới ở nơi làm việc, hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến người lao động thuộc cộng đồng LGBTQ+, mà còn gây cản trợ sự phát triển của mỗi doanh nghiệp", ông Bình nhận định.
Theo Zing
" alt=""/>Trò đùa giới tính độc hại ở nơi làm việcCác mẫu xe ô tô nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan nổi bật hiện đang bán tại Việt Nam gồm có: Toyota Corolla Cross, Toyota Camry, Toyota Corolla Altis, Honda HR-V, Ford Everes, Subaru Forester, Isuzu Mu-X...
Xếp sau Thái Lan là Indonesia với 4.749 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam, kim ngạch đạt 62,642 triệu USD. Dù lượng xe nhập khẩu không thua kém so với Thái Lan nhưng giá trị các mẫu xe nhập khẩu từ nước này lại tương đối thấp.
Các mẫu xe được người tiêu dùng Việt ưa chuộng đến từ xứ "Vạn đảo" gồm có Mitsubishi Xpander/Xpander Cross, Toyota Veloz Cross/Avanza Premio, Toyota Raize, Hyundai Creta, Hyundai Stargazer, Suzuki XL7/Ertiga,...
Cũng trong tháng 2/2023, Việt Nam nhập khẩu xe nguyên chiếc từ thị trường Trung Quốc đạt 775 xe với kim ngạch 30,34 triệu USD, Nhật Bản là 242 xe (15,57 triệu USD), Đức là 123 xe (8,579 triệu USD), Mỹ là 80 xe (2,926 triệu USD) và Anh 25 (2,36 triệu USD). Nếu xét về giá trị trung bình, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Anh dẫn đầu với giá bán mỗi xe vào khoảng 94.414 USD.
Qua 2 tháng đầu năm, thị trường ô tô Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 26.780 ô tô nguyên chiếc với kim ngạch hơn 570 triệu USD, tăng 96,1% về số lượng và 68,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngô Minh
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, tết Đoan ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Điển tích này có nhiều dị bản khác nhau.
Theo dân gian, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân đang ăn mừng thì sâu bọ kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.
Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết làm cách gì để giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: Bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rã rượi.
Ông hướng dẫn thêm, hàng năm vào ngày này, sâu bọ rất hung hăng. Vì vậy, mỗi năm vào đúng mùng 5/5, mọi người cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Từ đó, dân chúng đặt cho ngày này là Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi là tết Đoan ngọ.
Quan niệm của người xưa cho rằng, ngày 5/5 âm lịch là thời điểm kết thúc vụ mùa, người dân làm lễ thắp hương tết Đoan ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên. Đồng thời phát động phong trào tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.
Bên cạnh đó, mọi người ăn hoa quả, cơm rượu nếp vào ngày 5/5 như một cách diệt trừ sâu bọ. Trong ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Ở nhiều địa phương, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro (bánh gio), chè trôi nước, hạt sen... để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.
(Tổng hợp)