
Khu nhà ở xã hội Định Hòa (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do Becamex IDC xây dựng. Ảnh: Duy Hiệu.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề xuất các cơ chế, giải pháp để phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM. Tại đây, HoREA góp ý về quy định xây dựng nhà ở xã hội bên trong dự án nhà thương mại, vốn được xem là một trong những giải pháp tạo dựng quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được quy định tại Luật Nhà ở năm 2023.
Bắt buộc với dự án bình dân, trung và cao cấp tách riêng
Luật Nhà ở năm 2023 yêu cầu chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Nếu không, chủ đầu tư phải chọn phương án hoặc quy đổi quỹ đất khác để làm nhà ở xã hội, hoặc đóng bằng tiền tương đương. Việc quyết định 1 trong 3 phương án trên do UBND cấp tỉnh quyết định.
UBND TP.HCM đang nghiên cứu để đưa ra phương án tối ưu, sau đó áp dụng thống nhất trên toàn thành phố.
Trong văn bản kiến nghị, HoREA cho rằng chỉ nên áp dụng quy định dành 20% quỹ đất dự án thương mại làm nhà ở xã hội với các dự án nhà ở bình dân vì loại hình này không chênh lệch đáng kể về giá với nhà ở xã hội. Còn các dự án nhà ở thương mại trung cấp, cao cấp trở lên, chủ đầu tư có thể đề xuất phương án xây hoặc không xây nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của toàn dự án.
Lý giải đề xuất trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng việc xây dự án nhà ở xã hội bên trong dự án thương mại trung hoặc cao cấp trở lên sẽ khó khả thi. Nguyên nhân là các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng và chi phí quản lý sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án trung và cao cấp đều rất cao, vượt khả năng tài chính của nhóm người mua nhà ở xã hội.
Với phương án đóng tiền tương ứng, HoREA cho rằng TP.HCM có thể sử dụng khoản thu này để tạo lập quỹ đất phát triển nhà ở xã hội tại các khu vực phù hợp hơn.
Quy định dùng 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại để xây nhà ở xã hội cũng từng gây tranh luận trước đó. Tại phiên thảo luận về các vấn đề liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội của Quốc hội hôm 28/10, nhiều đại biểu cũng góp ý về quy định này.
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) cho rằng quy định về 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội này chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của người dân, từ đó ảnh hưởng đến kết quả phát triển các dự án nhà ở xã hội thời gian qua.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cũng đánh giá quy định về quỹ đất 20% trong dự án thương mại để làm nhà ở xã hội là không phù hợp. Ông cho rằng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại thường được xây với các tiêu chuẩn khác nhau, nếu xây 2 khu với tiêu chuẩn chênh lệch ở cạnh nhau sẽ phát sinh nhiều điểm không hợp lý cả về mỹ quan lẫn giá cả.
"Nếu xây khu nhà ở xã hội với chất lượng thấp thì làm xấu khu thương mại, còn xây theo tiêu chuẩn như nhà ở thương mại thì quá đắt", đại biểu nói.
Từ đó, đại biểu cho rằng thay vì dùng 20% quỹ đất để xây dự án nhà ở xã hội thì chủ đầu tư quy đổi phần đất đó ra tiền, nộp về ngân sách Nhà nước để tạo thành quỹ hỗ trợ cho nhà ở xã hội.
TP.HCM phát triển nhà ở xã hội còn khiêm tốn
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, từ năm 2021 đến nay, thành phố chỉ có 10 dự án nhà ở xã hội, trong đó 6 dự án đã hoàn thành, 4 dự án đang triển khai thi công với tổng số gần 6.000 căn. Đây là kết quả khiêm tốn và đặt ra nhiều thách thức để TP.HCM thực hiện được chỉ tiêu phát triển 69.700-93.000 căn nhà ở xã hội đã đề ra trong giai đoạn 2021-2030.
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030 mới đây, đã có 21 doanh nghiệp đăng ký đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại quỹ đất do doanh nghiệp tự tạo lập với khoảng 52.000 căn, trong đó có 40.000 căn sử dụng quỹ đất hiện có của doanh nghiệp và 12.000 căn hộ đang phải tìm quỹ đất trên địa bàn TP.
Để thực hiện mục tiêu phát triển 69.700-93.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030, TP.HCM cần khoảng 69-93 dự án với tổng diện tích đất cần bố trí 96-130 ha
Theo HoREA
Theo HoREA, để thực hiện mục tiêu phát triển khoảng 69.700-93.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030, TP.HCM cần có khoảng 69-93 dự án nhà ở xã hội độc lập với quy mô trung bình 1.000 căn hộ/dự án với tổng diện tích đất cần bố trí lên đến 96-130 ha.
Trường hợp sử dụng quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại để xây dựng 69.700-93.000 căn nhà ở xã hội thì tổng diện tích đất của các dự án nhà ở thương mại này cần phải có khoảng 480-650 ha.
Nếu kết hợp cả hình thức đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội độc lập với việc sử dụng quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại dành để xây dựng 69.700-93.000 căn nhà ở xã hội thì tổng diện tích đất cần phải bố trí cũng có thể lên đến vài trăm ha.
Do đó, ông Lê Hoàng Châu đánh giá việc bố trí đủ quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, xây dựng để phát triển nhà ở xã hội có tính quyết định để thực hiện mục tiêu đề ra.
TP.HCM dự kiến giá thuê nhà ở xã hội từ 2,4 triệu đồng/thángTheo dự thảo khung giá thuê nhà ở xã hội đang được Sở Xây dựng TP.HCM lấy ý kiến, tùy thuộc vào chi phí bồi thường, giá đất mà giá thuê nhà tại mỗi dự án sẽ khác nhau. 20:55 21/10/2024 ">
Đề xuất dự án cao cấp không cần dành quỹ đất xây nhà ở xã hội
|
 |
Cảnh sát treo thưởng 10.000 USD cho người cung cấp thông tin về vụ CEO UnitedHealthcare bị giết hại giữa phố New York. Ảnh: New York Times. |
Chính quyết định phát tán ảnh rộng rãi, thay vì công nghệ nhận dạng khuôn mặt tinh vi, đã giúp cảnh sát Mỹ lần ra người đàn ông “đáng chú ý” trong vụ nổ súng giết chết CEO UnitedHealthcare Brian Thompson ở Midtown Manhattan tuần trước.
Sở Cảnh sát New York đã công khai một loạt hình ảnh, cho thấy nghi phạm là một người đàn ông trẻ tuổi, có làn da sáng và các đường nét khuôn mặt nổi bật. Một bức ảnh còn chụp lại toàn bộ khuôn mặt người này.
Ngay cả khi cảnh sát thu thập được “một lượng lớn” bằng chứng pháp y và video, chính bức ảnh này đã giúp bắt giữ một người đàn ông ở cách thành phố New York khoảng 500 km vào sáng 9/12, theo New York Times.
Chia sẻ ảnh nghi phạm là quyết định đúng đắn trong vụ án
Vào khoảng 8h sáng 9/12 (giờ địa phương), tại cửa hàng McDonald’s ở Altoona, Pennsylvania, một nhân viên nhận thấy một khách hàng trông giống nghi phạm trong ảnh. Người này đã gọi cảnh sát đến và bắt giữ người đàn ông để thẩm vấn.
Cảnh sát xác định đây là Luigi Mangione, 26 tuổi, đến từ Maryland, mang theo một khẩu súng, một ống giảm thanh và một số giấy tờ.
Joseph Kenny - Cảnh sát trưởng Sở Cảnh sát New York - nói nếu phải ghi nhận bước tiến đột phá trong vụ án nhờ một bằng chứng hoặc khoảnh khắc cụ thể, “đó chính là quyết định công bố bức ảnh đó cho giới truyền thông”.
 |
Một nhân viên McDonald's trông Luigi Mangione giống người trong các bức ảnh được công bố nên đã báo cảnh sát. Ảnh: The Pennsylvania Daily. |
Vụ bắt giữ, cùng với cáo buộc sử dụng súng và thẩm vấn liên quan tới vụ giết người, diễn ra 5 ngày sau khi ông Thompson bị bắn chết bên ngoài một khách sạn ở New York. Trong vòng vài giờ sau vụ việc, cảnh sát đã công bố những bức ảnh mờ về một người đàn ông đeo balo, đứng trong tư thế chuẩn bị bắn, cùng với cảnh anh đạp xe bỏ chạy khỏi hiện trường.
Nhiều hình ảnh về nghi phạm sau đó sớm được hé lộ. Hai bức ảnh ghi lại bằng camera an ninh của nhà trọ ở Upper West Side của Manhattan, nơi nghi phạm thuê phòng bằng giấy phép lái xe giả. Trong một bức ảnh, anh cười rạng rỡ và để lộ hoàn toàn khuôn mặt. Một nhân viên nữ tại nhà trọ từng bảo nghi phạm tháo khẩu trang trong lúc 2 người tán tỉnh nhau.
Sau đó, cảnh sát tiếp tục nắm trong tay hình ảnh về một người đàn ông có trang phục hơi khác trong những bức ảnh trước, đeo khẩu trang và mặc áo khoác đen. Bức ảnh này chụp từ một chiếc taxi, khi anh ngồi ghế sau xe và nhìn qua vách ngăn với tài xế. Đôi mắt đen và lông mày lộ rõ.
Những hình ảnh này đã thúc đẩy sự quan tâm rộng rãi của công chúng tới vụ án.
Một số người so sánh nghi phạm với người nổi tiếng. Thậm chí, một cuộc thi hóa thân ăn mặc giống nghi phạm còn được tổ chức tại một công viên ở Manhattan. Nghi phạm thậm chí còn có người hâm mộ, bởi theo lời chuyên gia Michael C.Farkas, “nhiều người ghét ngành bảo hiểm chăm sóc sức khỏe”.
Trong khi đó, những người khác muốn giúp cơ quan thực thi pháp luật phá án, ông Farkas nói thêm. “Có thể giải thích vì sao mọi người vẫn làm những việc trông có vẻ kỳ lạ, như in áp phích ‘Truy nã’. Đó là bởi công chúng có thể nhận ra (nghi phạm) từ những bức ảnh đó”, ông giải thích.
  |
Những bức ảnh về nghi phạm được cảnh sát chia sẻ với công chúng. Ảnh: NYPD. |
Lời nhắc nhở cho cảnh sát
Đối với các chuyên gia, vụ án này là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc lan truyền hình ảnh và dựa vào người dân để nhận dạng khuôn mặt trong tiến trình điều tra, ngay cả khi công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng tiên tiến.
Sean Patrick Griffin - cựu cảnh sát Philadelphia và là giáo sư tư pháp hình sự tại trường cao đẳng quân sự The Citadel - cho biết vụ sát hại CEO UnitedHealthcare không phải một vụ án điển hình. “Bức ảnh này được phát tán rộng rãi hơn nhiều so với một vụ giết người thông thường”, ông nói, đồng thời nhận định những bức ảnh ghi lại vừa đủ khuôn mặt nghi phạm đóng vai trò then chốt.
Trong bức ảnh đó, nghi phạm có những đường nét khuôn mặt đặc biệt: Mắt và lông mày đen, gò má cao và nụ cười tươi. “Lông mày người này không chỉ đen mà còn nổi bật”, ông Griffin nói, cho biết đặc điểm nhận dạng này khiến nghi phạm khó thoát được vòng vây truy tìm của cảnh sát.
Trong khi đó, Robert Baer - cựu sĩ quan CIA và là tác giả sách - cảm thấy ngạc nhiên khi cảnh sát mất từng đó thời gian để tìm ra nghi phạm. “Một khi nắm trong tay ảnh chụp anh chàng đó, khoảnh khắc anh ta kéo khẩu trang xuống, chắc chắn anh ta sẽ bị bắt”, ông nói.
Giống nhiều chuyên gia khác, ông Baer nói một sát thủ chuyên nghiệp sẽ cẩn trọng hơn, tránh để lộ khuôn mặt trước camera an ninh.
Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.
">