当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Travnik vs Jedinstvo Bihac, 21h00 ngày 9/4: Đối thủ khó lường 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Atletico GO vs Athletic Club, 05h00 ngày 8/4: Bắt nạt ‘lính mới’
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.
Dự kiến, sẽ có 36 điều thuộc 10 chương trên tổng số 73 điều, 12 chương của Luật GD ĐH sẽ được sửa đổi nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GD ĐH, nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GD ĐH cũng như đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế.
Đầu tư theo cơ chế đặt hàng
Ở phần những quy định chung (Chương 1), dự thảo sửa đổi các điều quan trọng như Điều 9 về phân tầng, xếp hạng ĐH, Điều 11 về quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và Điều 12 về Chính sách của Nhà nước về phát triển GD ĐH.
Cụ thể, Điều 9 được sửa đổi theo hướng các cơ sở GD ĐH được tự xác định sứ mạng, mục tiêu phát triển theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng chứ không phải do Nhà nước quyết định.
Bên cạnh đó, việc xếp hạng cơ sở GD ĐH chỉ được dự thảo quy định là “được thực hiện bởi các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng nhiệm vụ phù hợp, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật” chứ không phải do Nhà nước thực hiện như trước.
![]() |
Việc đầu tư cho các cơ sở GD ĐH sẽ không phân biệt cơ sở GD ĐH. |
Điều 11 quy định về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GD ĐH được sửa đổi theo hướng chuyển từ quy hoạch theo đơn vị hành chính sang quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, nhu cầu của xã hội và thị trường, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 19 tháng 10/2017 vừa ban hành.
Ở Điều 12 về chính sách đầu tư cho GD ĐH, quy định việc đầu tư sẽ thực hiện thông qua các đề dự án, chương trình, chính sách tín dụng sinh viên và đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Chính sách đấu thầu, đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, không phân biệt loại hình cơ sở GD ĐH.
Dự thảo cũng quy định việc các cơ sở GD ĐH thực hiện xã hội hóa được ưu tiên giao đất không thu tiền hoặc cho thuê đất để xây dựng trường, được miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Đây là những điểm rất mới so với các quy định tại Luật GD ĐH ban hành năm 2012.
Hội đồng trường bầu hiệu trưởng
Trong phần quy định về tổ chức cơ sở GD ĐH cũng có nhiều quy định mới.
Tại Điều 14 quy định cơ cấu tổ chức của các trường ĐH, học viện, dự thảo Luật bổ sung cơ cấu doanh nghiệp trong cơ cấu tổ chức của trường ĐH, học viện và cả các ĐH. Bên cạnh đó, bổ sung điều khoản cơ sở GD ĐH có từ 51% vốn của nhà đầu tư nước ngoài trở lên được tự quyết định cơ cấu tổ chức.
Về cơ cấu tổ chức của các ĐH, dự thảo đưa ra 2 phương án để lựa chọn: Phương án thứ nhấtlà trong các ĐH sẽ có “trường” và “viện nghiên cứu”. Phương án hai là trong ĐH sẽ có “trường thành viên” và “viện nghiên cứu thành viên”.
Đây là một trong những vấn đề mà theo Bộ GD-ĐT còn có ý kiến khác nhau và muốn xin ý kiến Chính phủ. Bộ GD-ĐT đưa ra 2 phương án và đề xuất phương án 1 với lý do: Theo thông lệ chung trên thế giới, mô hình ĐH đa lĩnh vực mang tên tiếng Anh là University.
Về mặt quản trị, các ĐH đa lĩnh vực thường có cấu trúc 3 cấp: cấp ĐH (University), cấp trường và tương đương (College, Faculty, School) và cấp khoa (Deparment).
Việc không quy định thuật ngữ “thành viên” trong mô hình ĐH như quy định tại khoản 3 Điều 15 nhằm phát huy ưu điểm của các ĐH đa lĩnh vực, là huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống để giải quyết các nhiệm vụ to lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa học mà một trường ĐH chuyên ngành không thể đảm đương nổi.
Điểm mới nhất trong phần này chính là những quy định về hội đồng trường và hiệu trưởng.
![]() |
Hội đồng trường sẽ bầu hiệu trưởng, Bộ GD-ĐT sẽ công nhận các hiệu trưởng các trường công lập. |
Cụ thể, tại Điều 16 quy định về Hội đồng trường đã quy định cụ thể về số lượng thành viên hội đồng trường là 17 người và phải là số lẻ, hay các thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số thành viên, trong đó bao gồm một đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Về quyền hạn, nhiệm vụ của hội đồng trường cũng được quy định khá chi tiết, trong đó có quyền tổ chức thực hiện quy trình bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng.
Về việc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tại Điều 16 và Điều 20 quy định về Hiệu trưởng, dự thảo đưa ra 2 phương án. Phương án thứ nhấtlà việc công nhận sẽ do Bộ GD-ĐT thực hiện và phương án hailà sẽ do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Đây cũng là một trong những vấn đề Bộ GD-ĐT muốn xin ý kiến của Chính phủ.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, với phương án thứ nhất, do dự thảo đã quy định Hội đồng trường là cơ quan quản trị, quyền lực cao nhất trong trường ĐH nên Hội đồng trường thực hiện quyền tự chủ trong việc bầu hiệu trưởng và trình kết quả bầu để Bộ GDĐT công nhận, nhằm thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về GD ĐH, thực hiện giám sát các tiêu chuẩn cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các chức danh lãnh đạo trong các cơ sở GD ĐH, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD ĐH trên toàn hệ thống.
Bộ GD-ĐT không can thiệp vào công tác nhân sự và quá trình bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của hội đồng trường; chỉ công nhận nếu kiểm tra hồ sơ thấy đã thực hiện đầy đủ các quy trình và tiêu chuẩn đã được quy định, nhằm quản lý chức danh hiệu trưởng trên mặt bằng tiêu chuẩn năng lực chung trong toàn hệ thống.
Đối với phương án hai, Bộ GD-ĐT cho rằng vẫn nhằm trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD ĐH công lập trong công tác nhân sự, tuy nhiên, quy định theo hướng như vậy có thể có những hạn chế nhất định trong việc thống nhất thực hiện tiêu chuẩn năng lực chung trên toàn hệ thống đối với các chức danh quan trọng này.
Do đó, Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thứ nhất.
Về chủ tịch hội đồng trường, dự thảo quy định do hội đồng trường bầu trong số các thành viên hội đồng trường và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Đối với quy định về Hội đồng quản trị trong các trường tư thục, dự thảo sửa đổi, bổ sung theo hướng phân biệt rõ Hội đồng quản trị của trường ĐH tư thục và trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; bỏ quy định về “đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở GD ĐH có trụ sở”.
Trường ĐH tự quyết mức học phí
Dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường.
Cụ thể, các cơ sở GD ĐH được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.
![]() |
Các trường ĐH sẽ được xây dựng mức học phí theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo. |
Trong khi đó, theo Luật GD ĐH 2012 quy định: “Chính phủ quy định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh, khung học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở GD ĐH công lập”, và “Cơ sở GD ĐH công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định”.
Ngoài ra, về quy định đối với việc quản lý tài chính của cơ sở GD ĐH, dự thảo quy định cơ sở GD ĐH công lập thuộc loại tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư hoặc loại tự chủ chi thường xuyên, có nghị quyết thông qua chủ trương của hội động trường được sử dụng nguồn tài chính trong việc quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp của cơ sở GD ĐH và các nguồn hợp pháp khác do cơ sở GD ĐH tự huy động; Quyết định việc sử dụng vốn, tài sản và giá trị thương hiệu của nhà trường để liên kết với các tổ chức và cá nhân thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà Nước; Quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở GD ĐH.
Về hoạt động đào tạo, dự thảo quy định mở ngành đào tạo theo hướng làm rõ quyền được tự chủ mở ngành và các cơ sở GD ĐH được mở ngành khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng như được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở GD ĐH, có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành của hội đồng trường, hội đồng quản trị và đáp ứng các điều kiện mở ngành theo quy định được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ; trừ nhóm ngành sức khoẻ, an ninh quốc phòng.
Về chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác.
Cơ sở GD ĐH tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH; đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.
Xem toàn văn dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật GD ĐH 2012 tại đây.
Lê Văn
" alt="Hội đồng trường bầu hiệu trưởng, Bộ Giáo dục công nhận"/>
![]() |
Loạt thiết kế được hai người mẫu Tuyết Lan và Shizuka Na diện. Các mẫu đầm măng tô và váy dáng dài thể hiện sự lãng mạn nhờ ứng dụng tông màu chủ đạo là xanh rêu, nâu sậm, trắng và đen. |
![]() |
Những màu sắc nhã nhặn này được Lê Thanh Hòa bóc tách từ chính những cảnh vật thiên nhiên mà anh tương tác trong những chuyến đi trước đó của mình. Từ nhành hoa dại, bụi cây ven đường, làn nước chảy từ khe suối Mường Hoa, con đường đất chạy dọc bản làng hoặc hàng cột gỗ tại ngôi nhà của những người dân bản địa hiếu khách… |
![]() |
Bên cạnh màu sắc hướng về sự nguyên thủy, các thiết kế còn tạo hiệu ứng thị giác từ những hình ảnh ruộng bậc thang hoặc cây lá ban sơ được in kỹ thuật số. |
![]() |
“Another Day” là dự án được nhà thiết kế đầu tư lớn nhất trong 2019. |
![]() |
Bộ sưu tập bao gồm hai trường phái ready-to-wear và haute couture. |
![]() |
Nhằm thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp dung hòa giữa thời trang hiện đại và cảnh vật ban sơ, nhà thiết kế bắt tay với Long Kan. |
![]() |
Bộ sưu tập gồm ba phần, vẫn được nhà thiết kế giữ bí mật về nội dung. |
Ngân An
– “Theo tôi, chân dài đi với đại gia là một điều hết sức bình thường. Có chăng là do mọi người cứ mặc định những điều xấu xa để rồi gán ghép vào mối quan hệ ấy, khiến chúng trở nên rẻ tiền mà thôi”, Tuyết Lan chia sẻ.
" alt="Tuyết Lan đẹp đầy mê hoặc giữa núi rừng Tây Bắc"/>Nhận định, soi kèo Nữ Đức vs Nữ Scotland, 22h45 ngày 8/4: Cuộc đua song mã
Với chủ đề “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng", sự kiện sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/11 và Hà Nội ngày 2/12.
Theo BTC, Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2016 diễn ra trong bối cảnh gia tăng các nguy cơ trên không gian mạng. Tại Việt Nam, rất nhiều hệ thống công nghệ thông tin đã bị xâm nhập như việc hacker tấn công hệ thống cụm cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất; tấn công sever của NetLink làm tê liệt truy cập vào một số website, báo điện tử…
Theo các chuyên gia nhận định, đã bắt đầu của một thập kỷ của hình thái tấn công mới trên không gian mạng thay vì thập kỷ phá hoại trên mạng (những năm 90) hoặc thập kỷ tội phạm mạng (những năm 2000).
Dự kiến trong khuôn khổ sự kiện sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế với các báo cáo của Google, Microsoft, CISCO, IBM, Samsung về kinh nghiệm, giải pháp trong việc đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống trọng yếu.
Bên cạnh đó là một số hoạt động như: Cuộc thi quốc gia Sinh viên với an toàn thông tin; Khoá đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin với chủ đề “Lập trình an toàn trên điện thoại di động” cho cán bộ quản trị hệ thống thông tin…
T.C
" alt="Công bố chỉ số an toàn thông tin 2016"/>![]() |
Bạn Lê Trung Thông chọn học song song hai trường để phát triển toàn diện năng lực bản thân? |
Nỗi lo không làm được nghề
Trong năm 2017 này sẽ có khoảng 200.000 cử nhân sẽ thất nghiệp và thiếu việc làm. Tuy nhiên, sinh viên ngành CNTT thậm chí vẫn được các doanh nghiệp đến “rước” tận nơi.
Ông Trần Quang Tộ - phụ huynh của một sĩ tử vừa đỗ tại trường Đại học dạy CNTT có tiếng tại Hà Nội tâm sự: “Khi biết tin con đỗ CNTT ở trường này tôi cũng vừa mừng vừa lo. Mừng vì con được học cao, lo vì chặng đường phía trước còn dài, không biết khi nào con mới thành tài?”.
Chia sẻ của ông Tộ cũng giống với chia sẻ của nhiều phụ huynh khác vì tình trạng sinh viên ra trường không làm được việc đáng lo ngại của các cử nhân Đại học chuyên ngành CNTT hiện nay.
Những lý do sinh viên CNTT thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề rơi vào những trường hợp sau: Không nắm bắt được các công nghệ mới mà doanh nghiệp cần, không có kinh nghiệm làm dự án trước đó, kỹ năng mềm và khả năng tiếng Anh rất yếu…
Nhưng làm sao để có thể nắm bắt đầy đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm, kỹ năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường? Để trả lời câu hỏi này, nhiều sĩ tử đã chọn học song song với ước mong có được lượng kiến thức vững chắc lẫn kinh nghiệm làm dự án.
Đông sĩ tử năm nay chọn học liền… 2 trường
Giữa những thống kê thất nghiệp, thiếu việc làm tràn lan, trào lưu học song song đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết và trở thành “cứu cánh” duy nhất của các tân sinh viên.
Cho đến hiện tại, rất nhiều cựu sinh viên chọn học song song và ra trường đều thành công thì điều này lại càng làm cho các tân sinh viên thêm nóng lòng.
Đồng Sỹ Trung - Lập trình viên tại một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam với mức lương hàng ngàn USD chia sẻ: “Trước kia tôi cũng chọn học song song Đại học và Aptech. Điều này không những giúp tôi đảm bảo chắc chắn kiến thức cơ bản mà cả kỹ năng và kinh nghiệm làm dự án cũng tốt hơn hẳn. Khi đi phỏng vấn tại ngân hàng, tôi cũng tự tin hơn hẳn với vốn kiến thức mà mình đã tích lũy”.
![]() |
Bạn Đồng Sỹ Trung chọn học song song hai trường và hiện giờ đang làm Lập trình viên của một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. |
Các phụ huynh hiện tại cũng không ngần ngại bỏ ra những khoản chi phí để đầu tư cho con em trong học tập.
Phụ huynh Phạm Đức Hùng (Hà Nội) cho hay: “Con tôi cũng đang học CNTT song song tại Aptech. Tôi nghĩ việc đầu tư tầm khoảng 70 triệu để đổi lấy năng lực làm việc của con hợp lý hơn so với việc sau này phải chạy đi vay mượn mấy trăm triệu đồng để đi xin việc làm. Mà chưa kể việc bỏ tiền xin việc cho con nhưng với năng lực hạn hẹp chưa chắc nó đã thành công về lâu dài trong sự nghiệp”.
Lý giải về việc học song song, bạn Đồng Sỹ Trung cũng giải thích, hiện nay đến năm thứ 3 sinh viên đã phải đi thực tập nhưng trên thực tế có rất nhiều sinh viên không đủ kiến thức và kỹ năng để thực tập. Vì thế, mỗi sinh viên bắt buộc phải tự bổ sung kiến thức và kĩ năng cho mình bằng nhiều cách khác nhau: tự học, đi thực tập nhiều nhưng phương pháp hiệu quả nhất vẫn là học song song.
Theo các chuyên gia phân tích, 2 năm đầu học tại các trường Đại học hầu hết là những môn đại cương với kiến thức đơn giản. Bước vào năm thứ 3, các sinh viên mới được tiếp xúc các kiến thức chuyên ngành. Vì thế, nhiều sinh viên mặc sức chơi trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 khi nhiều người đã đi thực tập được rồi thì bản thân lại không có đủ kiến thức.
Khi học song song trong 1.5 năm đầu giúp sinh viên khi vào năm 3-4 bên đại học sẽ tự tin hơn và lĩnh hội nhanh các kiến thức lý thuyết của đại học, đồng thời tận dung thời gian năm 3-4 bên đại học để có thể khởi sự 1 đồ án sản phẩm mà sinh viên ấp ủ hoặc có thể đi làm từ rất sớm. Ngoài ra, việc học song song 2 trường mang lại cơ hội giành được công việc tốt với vị trí cao hơn cho sinh viên.
![]() |
Một buổi thực hành nhóm của sinh viên công nghệ tại Aptech, cơ sở 285 Đội Cấn |
Hiện nay, việc học song song đang đa số các bạn trẻ chọn lựa để đảm bảo năng lực bản thân đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp. Một trong những trường Công nghệ được nhiều bạn trẻ chọn học song song phải kể đến trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech - Tập đoàn Đào tạo CNTT hàng đầu thế giới của Ấn Độ. Theo đánh giá của các chuyên gia, chương trình đào tạo ACCP i17 của APTECH là một chương trình toàn diện với các công nghệ mới được cập nhật liên tục như IoT (Internet of Things), BigData, Điện toán Đám mây, ‘Hacker Mũ trắng', ‘Thám tử Máy tính’...; mang tính ứng dụng cao dành cho các bạn trẻ yêu CNTT. Các bạn trẻ có thể tham khảo thêm thông tin về Công nghệ Lập trình mới tại: aptech-news.com/chuong-trinh-dao-tao. |
Lệ Thanh
" alt="Lo ra trường ế việc, đông thí sinh chọn học song song"/>