Nâng tầng, "nhồi" căn hộ
Cuối tháng 1 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký Quyết định số 426 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Golden Palace A tỷ lệ 1/500 tại lô đất ký hiệu KS-VP-NO dự án Tổ hợp Mỹ Đình Pearl, trên địa bàn phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm. Diện tích lô đất điều chỉnh quy hoạch là gần 3,8ha.
Hiện trạng lô đất được TP Hà Nội điều chỉnh nâng 10 tầng, thêm căn hộ vào cao ốc văn phòng ở Mỹ Đình Pearl (Ảnh: Hà Phong).
Theo Quyết định trên, nội dung điều chỉnh, giữ nguyên ranh giới, quy mô diện tích lô đất; giữ nguyên khối chung cư (ký hiệu 3A và 3B) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng và khối Tổ hợp khách sạn, thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở kết hợp thương mại đang triển khai thi công (ký hiệu số 1).
Đáng chú ý, đối với khối văn phòng (ký hiệu số 2) đề xuất điều chỉnh giảm diện tích xây dựng được duyệt từ hơn 1.790m2 xuống còn 1.493m2; tăng tầng cao từ 28 tầng lên thành 38 tầng; tăng tổng diện tích sàn từ hơn 40.012m2 lên thành gần 54.000m2, đồng thời đề xuất điều chỉnh chức năng từ "Văn phòng" sang thành "Thương mại dịch vụ, văn phòng kết hợp căn hộ".
Theo đó, mật độ xây dựng toàn dự án sau điều chỉnh là 24,06%. Hệ số sử dụng đất là 6,45 lần. Dân số dự án đề xuất tăng thêm 848 người (tổng dân số toàn dự án sau điều chỉnh là khoảng 3.988 người).
Trước đó không lâu, cùng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng đã ký 2 quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Mỹ Đình II và Xây dựng cải tạo chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng.
Cụ thể: Theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Mỹ Đình II tỷ lệ 1/500 được duyệt, ô đất CC1 tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm được xác định chức năng đất công cộng thành phố và khu vực có các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Diện tích đất khoảng 7.782m2 (bao gồm cả đường giao thông); diện tích xây dựng 3.610m2; mật độ xây dựng 46,4%; tầng cao bình quân 5,3 tầng (công trình cao 5 - 9 tầng); hệ số sử dụng đất 2,45 lần.
Tuy nhiên, theo quyết định điều chỉnh mới, Hà Nội giữ nguyên phạm vi ranh giới của ô đất theo quy hoạch được duyệt, đề xuất điều chỉnh thành ô đất ký hiệu NO có chức năng đất ở (gồm nhà ở chung cư kết hợp dịch vụ, thương mại, nhà trẻ và nhà ở liên kế) với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Diện tích đường giao thông 674,8m2; diện tích đất thực hiện dự án 7,106,7m2; mật độ xây dựng 50%; hệ số sử dụng đất 6 lần; tầng cao công trình 6 và 21 tầng; tầng hầm 1 - 3 tầng; dân số 700 người.
Ô đất công cộng được điều chỉnh quy hoạch sang chung cư nằm cạnh ngã tư Hàm Nghi - Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) (Ảnh: Hà Phong).
Tương tự, tại Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng, tỷ lệ 1/500 (đoạn từ đường Xuân Thủy đến Trần Duy Hưng) tại ô đất 4.500m2 ký hiệu N6.3. Theo đó, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và điều chỉnh công năng xây dựng công trình tại ô đất từ Trung tâm giao lưu và phát triển văn hóa cộng đồng sang xây dựng công trình khách sạn, văn phòng, thương mại và văn hóa cộng đồng với tầng cao 30 tầng (tăng 15 tầng so với quy hoạch cũ), 4 tầng hầm, tổng diện tích sàn hơn 54.000m2.
Quy hoạch bị phá vỡ
Trong Báo cáo gửi Quốc hội hồi tháng 10 năm ngoái, Chính phủ đã chỉ ra nhiều bất cập trong lĩnh vực xây dựng, đáng chú ý là việc lập, điều chỉnh quy hoạch cục bộ ở nhiều dự án.
Đơn cử, việc điều chỉnh quy hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tại một số dự án còn tùy tiện, có xu hướng tăng tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất, giảm diện tích đất cây xanh công cộng, đất công trình hạ tầng kỹ thuật diễn ra tại các thành phố lớn, có sức hấp dẫn và thu hút đầu tư cao.
Tuyến đường vành đai 3 thường xuyên ùn tắc (Ảnh: Hà Phong).
Các dự án thường điều chỉnh quy hoạch chi tiết trong thời gian thực hiện, nội dung chủ yếu là tăng số tầng cao, diện tích sàn, chia nhỏ căn hộ, thay đổi công năng… dẫn tới gia tăng dân số.
Một số địa phương, việc điều chỉnh cục bộ không được nghiên cứu một cách đồng bộ trong quy hoạch phân khu, dẫn đến quy hoạch phân khu bị phá vỡ, các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị không đảm bảo, đặc biệt là khu vực đô thị trung tâm.
Trao đổi với Dân trí,ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội - cho rằng, 5 năm, chúng ta điều chỉnh quy hoạch phân khu một lần thì về một góc độ nào đó là đúng, nhưng đây là kẽ hở cho những quyết điều chỉnh sai.
"Ví dụ một khu đất 10 ha được quy hoạch quy mô dân số là 10.000 người, nhưng có một dự án người ta chỉ có 2ha nhưng họ triển khai trước, họ xin 5.000 dân. Rõ ràng việc điều chỉnh quy hoạch không sai nhưng bản chất là phá vỡ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội", ông Điệp phân tích.
Để khắc phục tình trạng bất cập trong quy hoạch, vị chuyên gia này cho rằng, Hà Nội và các cơ quan liên quan cần phải nhìn nhận nghiêm túc lại việc triển khai quy hoạch. Trong đó, cần nhìn tới quy hoạch có yếu tố kinh tế thay vì chỉ nhìn thấy quy hoạch thuần túy về kiến trúc như hiện nay.
" alt=""/>Hà Nội liên tiếp điều chỉnh quy hoạch nâng tầng, "nhồi" căn hộ vào cao ốcLực lượng Nga và Ukraine vẫn giao tranh khốc liệt trên các mặt trận, bao gồm tỉnh Kursk (Ảnh: Tass).
Nhà quan sát quân sự Denys Popovych mô tả tình hình giao tranh ở tỉnh Kursk rất căng thẳng, khi cả Nga và Ukraine đều tiến công và rút lui ở những khu vực khác nhau. Ông lưu ý rằng hiện không có chiến tuyến rõ ràng ở mặt trận Kursk.
Ông Popovych cho biết Nga đang cố gắng tiến công từ vùng ngoại vi sau khi không đạt được tiến triển đáng kể từ vùng trung tâm.
Theo ông Popovych, khả năng phòng thủ của Ukraine trong khu vực phụ thuộc vào các cấu trúc phòng thủ do Nga để lại, cũng như các vị trí mới được xây dựng.
Mục tiêu chính của lực lượng Ukraine là kiểm soát các khu vực ở Kursk để khẳng định sự hiện diện của Kiev trên lãnh thổ Nga.
Lực lượng đặc nhiệm của lực lượng vũ trang Ukraine hôm 5/12 tuyên bố các binh sĩ của lực lượng này đã tiến vào các vị trí của quân đội Nga ở Kursk và bắt giữ một số lính Nga. Bộ Quốc phòng Nga chưa lên tiếng về thông tin này.
Trong báo cáo về tình hình giao tranh ở Kursk hôm 5/12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết chiến dịch xóa sổ các đơn vị Ukraine tại mặt trận này vẫn tiếp diễn.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tấn công các đơn vị quân sự của Ukraine ở các khu vực Viktorovka, Kazachya Loknya, Lebedevka, Leonidovo, Malaya Loknya, Nizhny Klin, Nikolayevo-Daryino, Nikolsky, Novaya Sorochina, Novoivanovka, Plekhovo và Sverdlikovo.
Ngoài ra, các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu cùng hỏa lực pháo binh của Nga đã tấn công vào lực lượng và thiết bị của đối phương ở các vùng Kursk và Sumy. Nga cho rằng Ukraine đã triển khai quân từ vùng Sumy ở biên giới nước này để thực hiện chiến dịch đột kích vào vùng Kursk của Nga.
Vị trí tỉnh Kursk của Nga (Ảnh: Bloomberg).
Tính riêng trong ngày 5/12, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận Ukraine mất hơn 300 quân, 3 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh, 3 xe bọc thép, 5 xe cơ giới, một trạm tác chiến điện tử và 5 khẩu súng cối ở khu vực Kursk.
Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu giao tranh ở Kursk, Ukraine đã mất hơn 38.235 quân, 232 xe tăng, 168 xe chiến đấu bộ binh, 123 xe bọc thép chở quân, 1.228 xe chiến đấu bọc thép, 1.087 xe cơ giới, 308 đơn vị pháo binh, 40 hệ thống pháo phóng loạt, bao gồm 11 hệ thống HIMARS và 6 hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất, cùng 13 bệ phóng hệ thống phòng không và nhiều thiết bị quân sự khác.
Ukraine mở chiến dịch tấn công Kursk từ đầu tháng 8 với mục tiêu buộc Nga chuyển hướng nguồn lực khỏi chiến tuyến miền Đông Ukraine, cải thiện vị thế trong bất cứ cuộc đàm phán nào trong tương lai với Nga.
Tuy nhiên, sau 4 tháng, Ukraine dường như vẫn không đạt được mục tiêu này. Việc Ukraine dồn một phần không nhỏ lực lượng và vũ khí đến Kursk không buộc Nga chuyển hướng nguồn lực, thậm chí còn thúc đẩy Moscow tiến nhanh hơn ở mặt trận Donbass phía đông Ukraine.
Moscow đang tiến công ở miền Đông Ukraine nhanh nhất kể từ khi xung đột nổ ra. Nga cũng giành lại 40% số lãnh thổ mà Ukraine kiểm soát ở Kursk.
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga đã triển khai hàng nghìn binh lính Triều Tiên đến Kursk để hỗ trợ đẩy lùi lực lượng Kiev. Bình Nhưỡng từ chối bình luận, nhưng khẳng định đang thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước đối tác chiến lược với Moscow.
Trung tâm Kháng chiến Quốc gia do quân đội Ukraine điều hành hôm 4/12 cho biết, binh sĩ Triều Tiên chỉ làm nhiệm vụ tại các trạm quan sát và trạm kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga với tư cách là lực lượng thứ cấp, không tham gia trực tiếp vào chiến đấu chống lại quân đội Ukraine.
Theo cơ quan này, trực thuộc Lữ đoàn tấn công dù số 11 của Nga, lực lượng Triều Tiên bảo vệ các khu vực tập kết của quân đội Nga. Việc triển khai của họ được cho là đã tạo điều kiện để Nga chuyển nguồn lực của mình đến các vị trí tiền tuyến.
Theo Tass, Pravda" alt=""/>Nga giằng co khốc liệt ở mặt trận Kursk, dồn binh lực hạ quân UkraineChị Thủy mất khiến người dân trong xóm bàng hoàng, xót thương cho người phụ nữ trẻ tuổi mang số phận hẩm hiu. Gần 10 năm trước, khi con út Phùng Gia Bảo vừa sinh được 5 tháng, chồng chị Thủy đi làm ăn xa rồi cắt đứt liên lạc với gia đình. Kể từ đó đến nay, người mẹ đơn thân phải gồng gánh để nuôi 3 người con khôn lớn.
Để có tiền cho các con ăn học, người mẹ trẻ nén nỗi khổ tâm đi làm thuê đủ nghề. Ngoài phụ hồ, chị Thuỷ còn đi rừng làm rẫy để có thêm tiền trang trải cuộc sống.
Buổi sáng định mệnh ngày 2/4, trong lúc đốt rẫy trên địa bàn xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), lửa bùng phát rồi cháy lan khiến chị hoảng sợ. Giữa nắng nóng miền Trung như thiêu đốt, người mẹ đơn thân kiệt sức, chết ngạt giữa rừng.
"Đến trưa không thấy chị gái liên lạc về nhà, gia đình cố liên lạc không được nên nhờ người quen ở Quảng Bình đi tìm, phát hiện chị đã chết. Nhận được tin dữ, cả nhà ai cũng bàng hoàng xót thương. Cuộc sống của chị đã quá khổ, không ngờ tai ương lại tiếp tục đổ xuống", anh Cao Viết Hậu (em trai chị Thủy) xót xa nói.
Chị Thủy mất được người thân đưa về trong căn nhà tạm bợ, xiêu vẹo. Đây là nơi ông bà ngoại cho chị dựng tạm trên đất nông nghiệp chưa được cấp sổ đỏ. Thương hoàn cảnh khó nghèo, hàng xóm xung quanh đã vận động gom góp, ủng hộ để làm đám ma đưa tiễn chị.
Nhìn mẹ nằm bất động, em Phùng Thị Yến Nhi (lớp 6) mắt đỏ hoe, bật khóc nức nở: "Mẹ đi rồi, ai sẽ lo cho 3 anh em con đây mẹ? Sao mẹ đi làm mà không về với bọn con nữa. Mẹ tỉnh dậy đi mẹ ơi!". Nghe Yến Nhi khóc mà xóm làng ai cũng rịn nước mắt, xót thương cho ba đứa con thơ ngơ ngác trước ngày mẹ mất.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Bí thư Đảng uỷ xã Hương Đô cho biết, hoàn cảnh của gia đình chị Thủy vô cùng éo le.
"Chị Thủy là mẹ đơn thân nuôi 3 đứa con nhỏ bởi chồng đi nhiều năm không trở về nhà. Ba đứa con đang còn nhỏ, giờ người mẹ mất rồi, các cháu sẽ mất đi chỗ dựa tinh thần rất lớn. Ngôi nhà cũng chưa được xây dựng vì ngôi nhà 4 mẹ con ở lại dựng tạm trên đất nông nghiệp, chưa có bìa đỏ nên chính quyền chưa thể hỗ trợ gia đình làm nhà ở. Hi vọng các mạnh thường quân giúp đỡ để 3 đứa trẻ mồ côi mẹ sớm có cuộc sống ổn định, vượt qua được nỗi mất mát lớn", ông Anh cho biết.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Em Phùng Hoàng Thái, xóm 9, xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0339.989.152 (anh Hậu, em trai chị Thủy) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.091 (anh em Hoàng Thái) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |