Trong số các định nghĩa về chuyển đổi số tôi thích nhất định nghĩa này: “Chuyển đổi số là sự tích hợp dữ liệu và công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của một tổ chức, làm thay đổi cơ bản cách mà tổ chức ấy vận hành (hay hoạt động) nhằm cung cấp giá trị và lợi ích lớn hơn cho các đối tượng mà tổ chức ấy phục vụ”.
Theo định nghĩa ấy thì khác biệt cơ bản của Chuyển đổi số (hiện nay) so với Tin học hoá (trước đây) là:
1) Tích hợp dữ liệu và các công nghệ số vào tất cả các hoạt động của tổ chức, trước đây công nghệ số chỉ có máy tính, thiết bị mạng và phần mềm, ngày nay bùng nổ các thiết bị số, bao gồm camera, robot, cảm biến, thiết bị đo, điện thoại di động, khoá cửa thông minh, công tơ (điện, nước, gas) thông minh, thiết bị điện thông minh…
2) Làm thay đổi cơ bản cách vận hành của tổ chức nhằm cung cấp giá trị và lợi ích lớn hơn cho đối tượng mà tổ chức ấy phục vụ (khách hàng, tổ chức, người dân và doanh nghiệp).
Như vậy chính các thành tựu của công nghệ với sự bùng nổ dữ liệu (dữ liệu lớn), bùng nổ mạng xã hội và thương mại điện tử, bùng nổ các thiết bị và công nghệ số, bao gồm trí tuệ nhân tạo AI, robot, chatbot, camera, thiết bị đo, cảm biến, điện thoại thông minh, công tơ thông minh (điện, nước, gas), thiết bị điện thông minh… là cơ sở để người ta đưa ra khái niệm chuyển đổi số.
Một số chuyên gia CNTT gạo cội cho rằng nếu không có khái niệm và định nghĩa chuyển đổi số thì theo lẽ tự nhiên, do nhu cầu của thực tiễn, do những tiến bộ về trí tuệ nhân tạo AI, về big data và các thiết bị công nghệ số thông minh, những người làm CNTT, làm tự động hoá, làm công nghệ sẽ vẫn làm những công việc mà chuyển đổi số đang làm hiện nay mà thôi; xe ô tô tự lái, robot thông minh (trong sản xuất, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, làm dịch vụ) sẽ vẫn phát triển và vẫn đi vào thực tế cuộc sống; công tơ điện, nước, ga thông minh (tự đọc chỉ số tiêu thụ, tự ngắt, tự đóng công tơ), thu phí giao thông không dừng, ngân hàng số (tất cả các giao dịch giữa khách hàng với nhà bank hoàn toàn online), mạng xã hội, thương mại điện tử… sẽ vẫn phát triển và đi vào thực tế cuộc sống.
Tất nhiên không thể phủ nhận rằng chính cơn sốt CHUYỂN ĐỔI SỐ đã giúp cho các lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo bộ ngành, lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu quan tâm nhiều hơn, vào cuộc nhiều hơn, ra nhiều chính sách hơn và đầu tư nhiều hơn cho chuyển đổi số và nhờ đó mà xã hội phát triển nhanh hơn, văn minh hơn và người dân nhận được nhiều tiện ích hơn.
Đỗ Cao Bảo (Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT)
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, trong cách mạng 4.0, với sự phát triển đột phá của công nghệ số, tinh thần thời đại là đổi mới sáng tạo. Chuyển đổi số lại một lần nữa gọi tên các doanh nghiệp và doanh nhân công nghệ số Việt Nam.
" alt=""/>Sếp FPT: Tại sao gần đây bùng nổ cụm từ “Chuyển đổi số”Sunny Island được biết đến là đối tác “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” khi đã rót gần 2.900 tỷ đồng cho Quốc Cường Gia Lai trong thương vụ hợp tác dự án Khu dân cư Phước Kiển. Tuy vậy, bế tắc về thủ tục pháp lý của dự án được cho là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự rạn nứt giữa hai bên.
Không như Quốc Cường Gia Lai, Sunny Island là doanh nghiệp hầu như không được biết đến trên thị trường bất động sản. Câu hỏi đặt ra là ông chủ thật sự của Sunny Island là ai và dòng tiền của doanh nghiệp đến từ đâu?
![]() |
Quốc Cường Gia Lai nhận gần 2.900 tỷ đồng của Sunny Island trong thương vụ hợp tác dự án Khu dân cư Phước Kiển, nhưng đến nay dự án vẫn bế tắc về thủ tục pháp lý. |
Tìm hiểu của VietNamNet, Sunny Island được thành lập vào tháng 2/2017, ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Trụ sở chính hiện nay của công ty nằm tại số 66A Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM.
Vốn điều lệ ban đầu 250 tỷ đồng, 3 cổ đông sáng lập của Sunny Island gồm: Chang Ly (gốc Hoa) sở hữu 40% cổ phần; Văn Kim Phụng và Nguyễn Ngọc Hiền, mỗi người sở hữu 30% cổ phần. Ông Chang Ly là người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc công ty.
Sau 1 năm hoạt động, 3 cổ đông sáng lập Sunny Island bất ngờ thoái toàn bộ vốn. Người đại diện pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của công ty lúc này là nhân vật mới, là ông Nguyễn Ngọc Thuỷ. Ông Thuỷ còn được biết đến là Tổng giám đốc Công ty CP Kinh doanh Địa ốc Him Lam, một thành viên của Tập đoàn Him Lam.
Cùng với đó, Sunny Island cũng tăng vốn điều lệ từ 250 tỷ đồng lên 2.935 tỷ đồng. Đến tháng 12/2019, người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc Sunny Island là ông Hồ Quốc Minh.
Tháng 7/2020, Sunny Island một lần nữa thay đổi vị trí lãnh đạo khi ông Nguyễn Công Thái trở thành người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc công ty.
Thời điểm này, ông Thái đang phụ trách sàn giao dịch bất động sản Sunny World của Công ty CP Đầu tư và phát triển Sunny World. Ngoài ra, ông Thái còn là người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Bất động sản Elegance.
Gần đây nhất, vào tháng 10/2020, Sunny Island tiếp tục thay đổi người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc. Hiện chức vụ này do ông Nguyễn Hữu Trận đảm trách.
Theo thông tin mới nhất, vốn điều lệ của Sunny Island hiện là 2.935 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty này là ông Nguyễn Công Thái. Hai thành viên Hội đồng quản trị còn lại là Quách Tuấn Hải và Huỳnh Thiên Phúc. Đáng nói, là doanh nghiệp có vốn điều lệ cả ngàn tỷ nhưng Sunny Island chỉ có 8 lao động.
Mặc dù nội dung cụ thể vụ kiện liên quan đến việc hợp tác tại dự án Khu dân cư Phước Kiển không được các bên tiết lộ, tuy nhiên với khoản tiền gần 2.900 tỷ đồng nhận trước từ đối tác Sunny Island sẽ là gánh nặng không nhỏ đối với Quốc Cường Gia Lai trong giai đoạn này.
Khi hợp tác tại dự án Phước Kiển, Quốc Cường Gia Lai đã nhận của Sunny Island gần 2.900 tỷ đồng. Những bất đồng không thể xử lý đã khiến hai doanh nghiệp này đưa nhau ra toà.
" alt=""/>Bí ẩn doanh nghiệp ngàn tỷ vướng kiện tụng với Quốc Cường Gia LaiSau khi xem xét kiến nghị trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP Hải Phòng kiểm tra, xử lý cụ thể nội dung đơn phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật; trả lời Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
![]() |
Yêu cầu xử lý triệt để, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật tại Vườn Quốc gia Cát Bà |
Ngày 18/12/2020, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ. Xét báo cáo của UBND TP Hải Phòng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo xử lý triệt để, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; có văn bản trả lời các doanh nghiệp và Tạp chí Người cao tuổi.
Hải Phòng yêu cầu tháo dỡ công trình vi phạm
Trước đó, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản trả lời kiến nghị của 7 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch dịch vụ Thủy sản thương mại Thùy Trang; Công ty Cổ phần Thương mại Tùng Long; Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đảo Cát Dứa; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đảo Cát; Công ty Cổ phần Khu du lịch Đảo Cát Bà; Công ty Cổ phần Thương mại Thanh Bình; Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ Đông Kinh.
Theo văn bản, để làm rõ các nội dung kiến nghị của các doanh nghiệp, ngày 17/12/2020, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã chủ trì, cùng các sở, ngành và các đơn vị liên quan của thành phố làm việc với 7 doanh nghiệp.
Sau khi nghe ý kiến của các doanh nghiệp và ý kiến của các sở, ngành, đơn vị có liên quan của thành phố tại cuộc làm việc nêu trên, UBND TP Hải Phòng trả lời cụ thể sai phạm của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan.
Theo đó, từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà đã sai phạm trong việc ký các hợp đồng liên doanh liên kết với 7 doanh nghiệp trên khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
![]() |
UBND TP Hải Phòng thông tin về vi phạm của các doanh nghiệp tại Vườn quốc gia Cát Bà |
7 doanh nghiệp đã có các vi phạm như: Đầu tư xây dựng các công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư dự án; không có hồ sơ pháp lý về đầu tư xây dựng; không có giấy phép xây dựng và không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng; không lập, trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; không có các thủ tục về phòng cháy, chữa cháy; không có giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú; về nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của một số doanh nghiệp...
Về xử lý sai phạm trước đó, từ ngày 22/11/2016, UBND TP Hải Phòng đã có 7 văn bản chỉ đạo Vườn Quốc gia Cát Bà chấm dứt các hoạt động với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2018 và đầu năm 2019, Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà mới có thông báo gửi từng doanh nghiệp về việc dừng liên kết với các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh, dịch vụ tại các địa điểm trên...
Xác định đây là vụ việc phức tạp, Đoàn Công tác số 1 - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã làm việc, giao TP Hải Phòng chỉ đạo xử lý dứt điểm. Vì vậy, TP Hải Phòng sẽ xử lý nghiêm khắc đối với các cán bộ và các doanh nghiệp đã sai phạm theo đúng quy định của pháp luật trong thời gian tới.
Đối với các doanh nghiệp, thành phố yêu cầu Thanh tra Sở Xây dựng, UBND huyện Cát Hải và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục theo quy định để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng của các doanh nghiệp tại các điểm kinh doanh du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà, yêu cầu doanh nghiệp tự tháo dỡ công trình.
Trường hợp các doanh nghiệp không tự tháo dỡ các công trình vi phạm thì tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ công trình vi phạm để khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định.
Sau khi thực hiện việc tháo dỡ các công trình, thành phố giao Vườn Quốc gia Cát Bà cải tạo lại các khu vực trên để trồng cây, trả lại diện tích rừng tự nhiên, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học cho Vườn Quốc gia Cát Bà.
Bên cạnh đó, UBND TP. Hải Phòng cũng yêu cầu huyện Cát Hải, Vườn Quốc gia Cát Bà rà soát và xử lý các trường hợp vi phạm khác trong phạm vi quản lý của Vườn Quốc gia Cát Bà theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra các trường hợp tương tự.
Cơ quan chức năng thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm
Văn bản của UBND TP Hà Phòng cũng nêu rõ: Trong giai đoạn từ năm 2009 đến đầu năm 2016, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND huyện Cát Hải, Vườn Quốc gia Cát Bà đã tiến hành kiểm tra việc đầu tư xây dựng và tổ chức kinh doanh du lịch tại các điểm liên doanh liên kết nêu trên.
Tuy nhiên, các cơ quan này đã thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm, không báo cáo UBND thành phố để xử lý các sai phạm, dẫn đến các doanh nghiệp không thực hiện, mà tiếp tục kinh doanh, dịch vụ tại các địa điểm trên.
Hiện nay, các sở, ngành, đơn vị chức năng của thành phố đang tập trung triển khai các trình tự thủ tục để xử lý tháo dỡ các công trình vi phạm theo quy định pháp luật.
Đối với các cán bộ có sai phạm, UBND TP Hải Phòng yêu cầu công an thành phố khẩn trương hoàn thiện hồ sơ khởi tố bị can trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Vườn Quốc gia Cát Bà theo quy định.
UBND thành phố sẽ xem xét, chỉ đạo xử lý các cán bộ có liên quan đến sai phạm nêu trên đối với các trường hợp chưa đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự.
Bác bỏ liên quan đến Sun Group
Trả lời về ý kiến cho rằng TP Hải Phòng chỉ đạo tháo dỡ các công trình tại Vườn Quốc gia Cát Bà là để giao cho Tập đoàn Sun Group là lợi ích nhóm, thành phố khẳng định không có lợi ích nhóm.
“Việc xử lý các vi phạm trên không phải để lấy đất giao cho cho Tập đoàn Sun Group hay bất cứ một doanh nghiệp nào khác mà chỉ để trồng cây, trả lại diện tích rừng tự nhiên, môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học cho Vườn Quốc gia Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển thế giới và đặc biệt là khu vực Vịnh Lan Hạ” – văn bản của UBND TP Hải Phòng nêu.
Thuận Phong
Phường Điện Biên (quận Ba Đình) có nhiều tuyến phố, nhiều khu vực thuộc quy hoạch Khu trung tâm hành chính Ba Đình. Ngoài công trình 8B Lê Trực trên địa bàn phường này còn có những công trình xây dựng gây xôn xao dư luận thời gian qua.
" alt=""/>Xử lý nghiêm vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà