Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho hay, trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ xã hội. Đến nay, Học viện đã đào tạo cho đất nước và một số nước bạn hơn 11 vạn cán bộ có trình độ đại học, hơn 13 nghìn thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ.
GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. |
Học viện đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Huân chương độc lập hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh (2 lần), Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân,... cùng nhiều bằng khen của các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương và bạn bè quốc tế.
Nhiều cựu sinh viên của Học viện đã và đang giữ những cương vị chủ chốt trong các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; nhiều người đã trở thành nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia giỏi trong các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện, Học viện là một trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, tự chủ, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, tiếp cận với trình độ và công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới. Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ của Học viện đã khẳng định được kết quả tốt và có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn,…
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại lễ khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. |
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng tới các nhà giáo lão thành, các thầy cô giáo và các sinh viên của Học viện. Chủ tịch nước cũng ghi nhận và biểu dương những thành tựu to lớn mà Học viện đã đạt được trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội trong suốt 65 năm qua.
“Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những cố gắng và kết quả rất ấn tượng của ngành NN&PTNT, trong đó có những đóng góp tích cực của Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam và trong xây dựng nông thôn mới, cũng như trong việc hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn vào hệ thống giáo dục khu vực và trên thế giới”, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ GD-ĐT, các bộ ngành trung ương chú trọng chỉ đạo và đầu tư để Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành mô hình trường đại học kiểu mẫu trong đào tạo.
Bên cạnh đó, Học viện cần quan tâm đầu tư, bồi dưỡng và chăm lo đời sống của đội ngũ cán bộ, giảng viên. “Tài sản quý giá nhất của Học viện không phải là trường lớp to, giảng đường đẹp, phòng ốc sang trọng, phương tiện hiện đại mà chính là cán bộ, giảng viên tâm huyết, trí tuệ”, ông Phúc nói.
Do đó, Học viện cần phải tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu đổi mới đào tạo. Các thầy cô phải chuyển từ vai trò truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn, truyền cảm hứng.
Cùng đó, Chủ tịch nước cũng đề nghị các Bộ, ngành và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải đổi mới mô hình quản trị đại học, thực hiện tự chủ đại học mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa. “Tinh thần chung là các trường đại học phải được tự chủ để chủ động học thuật, chủ động sáng tạo, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong khuôn khổ của pháp luật cho phép”, ông Phúc nói.
Riêng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước đề nghị phải phấn đấu nhanh chóng trở thành một trường đại học nghiên cứu mẫu mực như đã định hướng. Học viện cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ; gắn nghiên cứu khoa học công nghệ với đào tạo và phục vụ sản xuất, dịch vụ xã hội.
Tại buổi lễ, Học viện cũng chúc mừng 12 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 2 nhà giáo có nhiều thành tích và cống hiến được nhận Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; nhiều nhà giáo, cán bộ viên chức và người lao động có thành tích xuất sắc khác,…
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng bằng khen cho các nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc. |
Cùng đó, khen thưởng các sinh viên đạt danh hiệu sinh viên Thủ khoa, Á khoa, sinh viên xuất sắc, sinh viên quốc tế tiêu biểu trong các hoạt động,...
Thanh Hùng
Sáng 18/11, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường (11/10/1951-11/10/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2.
" alt=""/>Chủ tịch nước dự khai giảng Học viện Nông nghiệp Việt NamMở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học
Đây là chính sách lớn nhất thể hiện trong Dự thảo Luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở GDĐH phát huy tối đa nội lực, tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau:
Về tự chủ trong hoạt động chuyên môn: Các cơ sở GDĐH được tự chủ mở ngành, tự chủ xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, liên kết đào tạo ở trong và ngoài nước; tự chủ trong hợp tác quốc tế và hoạt động khoa học - công nghệ; thúc đẩy khởi nghiệp, gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các cơ sở GDĐH.
Tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự đảm bảo để Hội đồng trường có thực quyền trong việc quyết định về tổ chức bộ máy; quyết định nhân sự, tiêu chuẩn Hiệu trưởng, tiêu chuẩn giảng viên và tiêu chuẩn các chức danh quản lý. Hiệu trưởng trường đại học công lập do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận trên cơ sở đề xuất của Hội đồng trường; Hiệu trưởng trường đại học tư thục do Hội đồng quản trị quyết định (bỏ quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận).
Tự chủ tài chính, tài sản thể hiện ở quy định về nếu không sử dụng ngân sách, cơ sở GDĐH có quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo; được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục đại học; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu hợp pháp.
Để nâng cao hiệu quả tự chủ, cơ sở GDĐH phải công khai, minh bạch về các điều kiện đảm bảo chất lượng và chất lượng thực tế trong các hoạt động; có trách nhiệm giải trình về các hoạt động của mình về việc thực hiện các chuẩn chất lượng, thực hiện cam kết với người học và các bên liên quan.
Đổi mới quản trị đại học
Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ, quy định Hội đồng trường thực hiện chức năng quản trị trường, quyết định định hướng phát triển trường, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính… Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và theo quyết nghị của Hội đồng trường.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục, bổ sung quy định về bộ máy quản lý theo tiêu chí chủ sở hữu để vận dụng mô hình quản trị doanh nghiệp; Thực hiện bình đẳng trường công và trường tư, bổ sung các quy định phù hợp để khuyến khích đầu tư, phát triển các trường tư thục.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, dự thảo quy định cơ chế quản trị tiệm cận với xu hướng quốc tế, không có Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị quyết định theo cơ chế phổ thông, đầu phiếu, không theo cơ chế đối vốn… để tương đồng với mục đích không vì lợi nhuận và phân biệt rõ với cơ chế quản trị của trường đại học tư thục khác.
Đổi mới quản lý đào tạo
Dự thảo Luật xây dựng một số chuẩn chất lượng cho GDĐH như chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên, chuẩn cơ sở GDĐH… làm công cụ quản lý nhà nước, tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc công nhận văn bằng, tín chỉ giữa các trường trong khu vực và trên thế giới.
Dự thảo Luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về hình thức đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian, chương trình, tổ chức và quản lý đào tạo, văn bằng chứng chỉ đối với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực chuyên môn đặc thù.
Đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học
Trước hết, Dự thảo Luật quy định các loại cơ sở đào tạo trong hệ thống GDĐH gồm: đại học, trường đại học (bao trường đại học, học viện) với các tiêu chí đặc trưng:
Đại học phải là cơ sở GDĐH đào tạo đa lĩnh vực, đào tạo đến trình độ tiến sĩ, bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên và/hoặc các trường chuyên ngành. Các cơ sở GDĐH ngoài công lập cũng có thể trở thành đại học nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trường đại học, học viện là chế định chung, học viện là một loại trường đại học, để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.
Dự thảo tiếp cận việc quản lý Nhà nước theo hướng: cơ quan quản lý nhà nước tập trung quy định chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, tạo hành lang pháp lý cho GDĐH. Cụ thể: quy định về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH theo Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 19-NQ/TW; quy định việc phân loại, xếp hạng các cơ sở GDĐH theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam; quy định rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp văn bằng, kiểm định chất lượng… để các trường tự chủ thực hiện, yêu cầu minh bạch thông tin, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong GDĐH.
Sửa đổi quy định về giảng viên theo hướng đảm bảo chuẩn chất lượng, giao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH trong việc bổ nhiệm, suy tôn các chức danh giảng viên.
Dự thảo đã quy định việc xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ giảng viên, quy định tỷ lệ cụ thể của giảng viên tham gia Hội đồng trường công lập và đại diện giảng viên tham gia Ban kiểm soát của trường tư thục để phát huy năng lực của đội ngũ giảng viên, thực hiện dân chủ trong tự chủ, quy định việc thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng giảng viên; giữ quy định về chuẩn giảng viên đại học và giữ 5 chức danh nghề nghiệp của giảng viên theo xu hướng quốc tế (trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư), không phụ thuộc vào chức danh viên chức để thực hiện bình đẳng giữa giảng viên trường công và trường tư; quy định trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ.
Việc giao quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH trong việc bổ nhiệm, suy tôn các chức danh giảng viên được thể hiện tại quy định: giảng viên đạt chuẩn chức danh theo quy định thì được hiệu trưởng bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định. Cơ sở đào tạo còn được tự chủ trong việc: quy định các tiêu chuẩn đối với giảng viên quy định cơ chế chính sách sử dụng, đãi ngộ để tuyển chọn, thu hút giảng viên, đặc biệt là giảng viên giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học .
Các quy định trên vừa đáp ứng được cơ chế tự chủ của các trường đồng thời vừa đảm bảo tính thống nhất theo các chuẩn mực chung về chất lượng giảng viên trong toàn hệ thống, tạo cơ sở để quy định chế độ chính sách đối với giảng viên và sự suy tôn của xã hội đối với giảng viên, tránh tình trạng có cơ sở đào tạo bổ nhiệm, phong chức danh giảng viên chưa đạt chuẩn để tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Về tài chính, tài sản trong GDĐH
Đối với nhà nước, ngân sách để dùng để đầu tư, phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành, vùng đặc thù để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; có cơ chế phân bổ nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả.
Các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện thì Nhà nước quy định khung giá/ giá cụ thể. Các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước thì cơ sở GDĐH xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật, công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.
Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động được quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ… Tài sản của cơ sở giáo dục đại học công lập được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công; cơ sở được tự chủ sử dụng một phần tài sản vào kinh doanh, cho thuê, liên kết nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển theo quy định của Chính phủ.
Cơ sở GDĐH ngoài công lập: Các trường tư thục cần để lại tối thiểu 25% chênh lệch thu chi để đầu tư phát triển trường nhưng không bắt buộc đưa vào khối tài sản chung không chia. Các trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không được chia lãi theo thông lệ quốc tế; chênh lệch thu chi để đầu tư phát triển trường là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
Tài sản chung hợp nhất không phân chia (gồm: tài sản được viện trợ, tài trợ, hiến tặng, cho tặng và tài sản khác được pháp luật quy định) thuộc sở hữu của cộng đồng nhà trường, do hội đồng quản trị đại diện quản lý, sử dụng vì mục đích phát triển trường và phục vụ lợi ích của cộng đồng, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào.
Các cơ sở GDĐH được liên doanh, liên kết, thành lập doanh nghiệp... để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, phát triển dịch vụ đào tạo; phải thực hiện kiểm toán và công khai nguồn tài chính, việc sử dụng các nguồn tài chính theo quy định của pháp luật.
Hoàng Thanh (Tổng hợp)
" alt=""/>Những điểm mới căn bản trong dự thảo Luật Giáo dục Đại họcCuộc thi “Thanh niên với văn hóa giao thông” 2021 được phát động từ ngày 15/11 - 23/12/2021, dành cho tất cả công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi.
![]() |
Cuộc thi diễn ra với 2 vòng: Vòng sơ khảo và Vòng chung kết.
Tại Vòng sơ khảo (từ ngày 15/11 - 12/12/2021), thí sinh làm bài thi trực tuyến thông qua website thanhnienvoivanhoagiaothong.vn. Mỗi tuần, ban tổ chức (BTC) sẽ tìm ra Top 3 thí sinh có điểm số cao nhất với khoảng thời gian thực hiện ngắn nhất để nhận các giải thưởng giá trị.
Trải qua tuần đầu tiên của Vòng sơ khảo, có gần 62.000 thí sinh trên toàn quốc đã tham gia thực hiện bài thi. BTC đã tìm ra Top 3 thí sinh xuất sắc nhất bao gồm: Lê Quang Chiến (tỉnh Bắc Giang) với 15 điểm trong 2 phút thực hiện bài thi; Nguyễn Khánh Hoàng (TP.Hà Nội) với 15 điểm trong 5 phút thực hiện bài thi; Nguyễn Tấn Chiêu (tỉnh Bạc Liêu) với 15 điểm trong 6 phút thực hiện bài thi.
Vòng thi tuần thứ hai đang tiếp tục được diễn ra, BTC hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ từ các thí sinh trên mọi miền Tổ quốc.
BTC sẽ chọn ra 15 thí sinh đạt điểm cao nhất với thời gian làm bài ngắn nhất của 4 tuần thi Vòng sơ khảo tham dự Vòng thi chung kết. Vòng chung kết dự kiến diễn ra vào ngày 23/12/2021 theo hình thức thi trực tuyến tại TP. Hà Nội.
![]() |
Ngoài chứng nhận của BTC, cơ cấu giải thưởng cho mỗi hạng mục như sau:
15 Giải cá nhân dành cho các thí sinh được lựa chọn tham gia Vòng chung kết bao gồm 1 giải Nhất trị giá 10 triệu đồng và và một xe máy Honda Wave Alpha; 1 giải Nhì trị giá 5 triệu đồng và một laptop; 1 giải Ba trị giá 3 triệu đồng và một điện thoại thông minh (hoặc máy tình bảng), mũ bảo hiểm; 12 giải Khuyến khích trị giá 1 triệu đồng và mũ bảo hiểm.
1 Giải tập thể dành cho tỉnh, thành phố có số thí sinh tham gia/tổng số thanh niên cao nhất được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và giải thưởng trị giá 20 triệu đồng.
3 Giải thưởng tuần dành cho Top 3 thí sinh có kết quả và thời gian tốt nhất mỗi tuần gồm: 1 giải Nhất tuần trị giá 1 triệu đồng, một đồng hồ đeo tay, một mũ bảo hiểm; 1 giải Nhì, 1 giải Ba tuần: mỗi giải trị giá 1 triệu đồng, một mũ bảo hiểm.
1 Giải đặc biệt dành cho thí sinh có tổng số điểm qua 4 tuần thi cao nhất toàn quốc trị giá 3 triệu đồng.
![]() |
Là nhà sản xuất phương tiện ô tô - xe máy hàng đầu tại Việt Nam, bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm chất lượng và có tính an toàn cao, Honda Việt Nam luôn tích cực tổ chức các hoạt động mang lại giá trị cho cộng đồng. Trong đó, chương trình “Thanh niên với văn hóa giao thông” là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao kiến thức về ATGT dành cho sinh viên và đoàn viên thanh niên, góp phần xây dựng xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Bên cạnh hoạt động này, Honda Việt Nam còn tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo ATGT khác như: chương trình “Tôi yêu Việt Nam” dành cho lứa tuổi mầm non, chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh bậc tiểu học, hay chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh bậc THCS và THPT… Với đa dạng các hoạt động được tổ chức dành cho các đối tượng khác nhau trên khắp mọi miền Tổ quốc, Công ty Honda Việt Nam mong muốn lan tỏa rộng rãi văn hóa tham gia giao thông văn minh, từ đó “mang lại cuộc sống tự do, an toàn và thoải mái dành cho tất cả mọi người”.
Chương trình “Thanh niên với văn hóa giao thông” là chương trình giáo dục ATGT cho đoàn viên, thanh niên trên toàn quốc, được tổ chức lần đầu tiên năm 2008. Trải qua 13 năm, chương trình đã có hơn 1,2 triệu đoàn viên thanh niên trên cả nước được tham gia và nhận được sự hưởng ứng từ đoàn viên thanh niên trên cả nước. Chương trình “Thanh niên với Văn hóa giao thông” năm 2020 được HVN phối hợp với Đoàn thanh niên tại các địa phương cũng như hệ thống Cửa hàng xe máy Honda ủy nhiệm trên toàn quốc triển khai giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 10/2020. Sau hơn nửa năm triển khai, chương trình đã thu hút sự hưởng ứng tham gia của hơn 19 nghìn đoàn viên, thanh niên tại 63 tỉnh/thành cả nước. |
Minh Ngọc
" alt=""/>Thi trực tuyến ’Thanh niên với văn hóa giao thông’ năm 2021