2025-03-30 23:07:57 Nguồn:NEWS Tác Giả:Giải trí View:692lượt xem
Ở tuổi 90,ặpđôikếthônnămmớiđượcchụpảnhcướtin thể thao sau 7 thập kỷ bên nhau, cặp đôi hạnh phúc mới có dịp thực hiện bộ ảnh cưới đã ao ước bấy lâu.
Nữ tiếp viên hé lộ bí mật trong quán cắt tóc không một sợi tóc
Bấy giờ Hồng mới hiểu tại sao tiệm tóc mở cửa suốt cả ngày, khách ra vào nườm nượp nhưng đến chiều quét nhà không có một cọng tóc. Trong khi đó, vừa lúc má chị nhắn lên cần tiền khám bệnh thế là Hồng nhắm mắt đưa chân...
Một trường hợp khác đó là cháu Quốc Hùng (13 tháng tuổi ở Đông Anh, Hà Nội) bị bỏng nặng từ chiếc ấm siêu tốc do mẹ đang nấu.
Vừa ngồi bần thần nhìn đứa con tội nghiệp nằm trên giường bệnh, lâu lâu lại nấc lên vì đau đớn, chị Hà vừa chia sẻ: “Hôm đó tôi vừa đổ đầy nước vào chiếc ấm siêu tốc để đun, biết con hiếu động hay đùa nghịch tôi đã đặt hẳn vào góc phòng rồi mới cắm điện. Sau đó, tôi ra ngoài phơi đồ.
Nhưng ra ngoài chưa đầy năm phút thì đã nghe tiếng con khóc ré lên, tôi chạy vào xem thì mới tá hỏa cháu đang ôm cả chiếc ấm vào người. Hoá ra trong lúc tôi phơi đồ cháu đã tò mò lại gần chiếc ấm rồi ôm trọn chiếc ấm vào lòng”.
Chia sẻ về chuyện trẻ bị tai nạn do bất cẩn của bố mẹ, bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng - Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: “Những tai nạn trẻ em gặp phải do đùa nghịch với các vật dụng hàng ngày khá phổ biến. Phần lớn các tai nạn đều bắt nguồn từ sự lơ là của người lớn trong quá trình trông nom, chăm sóc trẻ.
Về trường hợp các cháu bị bỏng, ngay sau khi bé bị tai nạn, trước hết người lớn phải bình tĩnh, nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguồn gây bỏng. Sau đó, tưới rửa vùng bỏng dưới vòi nước sạch, phủ vùng bỏng bằng gạc sạch rồi nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế bằng phương tiện tốt nhất, không cần thiết phải bôi thuốc gì vào vết bỏng”.
Bác sĩ Thống cũng thông tin thêm: “Việc xả nước vào vết bỏng là hoàn toàn đúng, nhưng một điểm chúng ta cần lưu ý đó là phải vặn vòi nước thật nhỏ và nhẹ nhàng tưới lên vết bỏng.
Việc làm nguội vết thương bằng nước lạnh có tác dụng giúp vết thương không bị lan rộng, vết bỏng nhỏ lại và giảm cảm giác đau đớn cho người bị bỏng.
Nếu vùng bỏng có dính với quần áo thì bạn cần nhanh chóng nhẹ nhàng cởi bỏ trước khi vết thương phồng rộp thành bọng nước, nếu quần áo dính vào vết thương thì tuyệt đối không được tự ý, hay cố làm mọi cách để lôi ra.
Bạn nên xả nước lạnh trực tiếp vào vết thương rồi đưa người bị bỏng đến bác sĩ để xử lý. Để làm nguội vết thương, bạn chỉ cần sử dụng nước lạnh bình thường là được, không cần phải sử dụng nước đá hay lấy đá chườm.
BS Thống- Trưởng khoa bỏng bệnh viện Xanh Pôn
Bác sĩ Thống cho rằng, nhiều trường hợp, dùng đá lạnh để chườm sẽ làm giảm thân nhiệt của trẻ. Tùy tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để phụ huynh đưa các bé đến khám.
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp. Nếu bố mẹ chăm sóc bé tại nhà thì mỗi ngày cần thay băng, rửa vết thương với NaCl và bôi kem chữa bỏng. Vết thương cần được đắp gạc để giữ độ ẩm cho da. Sau 2 tuần, đa số vết bỏng độ 2 sẽ lành và ít để lại sẹo”.