Quảng Nam thi tốt nghiệp THPT đợt 2 từ ngày 29
Sáng nay,ảngNamthitốtnghiệpTHPTđợttừngàlich thi đấu c2 ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết địa phương thống nhất tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 từ ngày 29-31/8. Theo ông Quốc, tình hình dịch bệnh tại địa phương đang có chiều hướng khả quan, hiện nay chỉ còn 3 địa phương gồm TP Hội An, thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên đang thực hiện cách ly xã hội. Do đó, Sở GD-ĐT thống nhất thời gian tổ chức đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Quảng Nam có 9.196 thí sinh tham gia dự thi tại 409 phòng thi của 28 điểm thi. Trong số này có 26 điểm thi tại 6 huyện, thị, thành phố thực hiện giãn cách xã hội trước đó. Ngoài ra, có một điểm thi tại Tam Kỳ (với 174 thí sinh) và một điểm thi tại Hiệp Đức (với 54 thí sinh) dành cho thí sinh đợt 1 không thi được do ở các địa phương giãn cách xã hội. “Sở GD-ĐT phân công hiệu trưởng các trường nắm danh sách từng em học sinh, phối hợp với ngành y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương xác minh, điều tra y tế đối với tất cả những thí sinh, cán bộ và giáo viên coi thi. Những trường hợp có yếu tố dịch tễ sẽ tiến hành làm xét nghiệm từ đó để có phương án phù hợp”, ông Quốc cho hay. Theo ông Quốc, đối với các cán bộ, giáo viên có yếu tố dịch tễ hay sống tại TP Đà Nẵng sẽ không làm nhiệm vụ coi thi. “Trường hợp thí sinh thuộc diện F1, F2 sẽ được xe bố trí đưa đón, thi phòng riêng. Cán bộ coi thi sẽ thực hiện biện pháp bảo hộ trong quá trình coi thi tại phòng. Bài thi niêm phong riêng để khi chấm xử lý y tế theo quy định”, ông Quốc thông tin thêm. Lê Bằng Tỉnh Quảng Nam đã hoàn tất việc chấm thi đợt 1 kỳ thi THPT quốc gia. Điểm cao nhất môn Ngữ văn mà thí sinh tỉnh này đạt được là 9 điểm.Thí sinh Quảng Nam thi tốt nghiệp THPT đợt 2 từ ngày 29-31/8 Quảng Nam: Có 2 bài điểm 9 môn Ngữ văn
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Bologna vs Dortmund, 3h00 ngày 22/1: Vẫn chưa thể thắng
-
Đọc 'Trở về thương lấy chính mình': Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực trong mỗi chúng ta Đọc tập sách "Trở về thương lấy chính mình", sẽ góp phần giúp chúng ta kích hoạt trở lại nguồn năng lượng tích cực. Thông qua thiền định, tự vấn vòng lặp lại hay buông bỏ nhiều thứ. Thảng hoặc áp dụng vào chính cuộc đời mình bằng cách đối thoại, chia sẻ theo chỉ dẫn thực hành của tác giả: "Hãy tha thứ cho bản thân- Đặt ra lời thề- 10 hơi thở”... Từ đó, giúp chúng ta đối thoại trực tiếp với bản ngã, phục hồi lẫn tích lũy nguồn năng lượng tích cực đến từ bên trong mỗi con người.
"Trở về thương lấy chính mình" (Love Yourself like Your Life Depends on It) là một quyển sách mở ra những lối sống mới mẻ, hãy biết yêu thương bản thân vì chính mình. Lối sống mà hầu như bất kì ai trong chúng ta đều khó nhận ra vì chúng ta luôn quan niệm phải nghĩ cho người khác trước rồi mới nghĩ cho chính mình.
"Trở về thương lấy chính mình" (Love Yourself like Your Life Depends on It) là một quyển sách giúp bạn nhận ra hãy yêu thương bản thân vì chính mình. Vì những trải nghiệm không giới hạn của nó. Vì những người bạn yêu thương. Vì bất cứ điều gì bạn tin tưởng, hãy cứ làm đi. Khi biết yêu thương chính mình, bạn sẽ tỏa sáng một cách tự nhiên
Chọn cách chia sẻ dung dị, chậm rãi như đang kể một câu chuyện gắn liền bản ngã của chính tác giả, "Trở về thương lấy chính mình" có nhịp đều đều, thế nên không hứng thú với độc giả ngay khi chạm vào sách. Phải đến khi chúng ta vận dụng chỉ dẫn từ sách, để thiền định- đặt câu hỏi- tạo vòng lặp tinh thần..., sự thích thú mới khẽ chạm đến tinh thần của chính ta. Tận trong vô thức, cuốn sách góp phần tăng nguồn năng lượng tích cực, để người đọc khám phá bản thân theo tiếng gọi của yêu thương.
Kamal Ravikant - tác giả cuốn sách đã chỉ ra những bước đi để bạn đọc biết cách yêu thương chính mình. Và quan trọng hơn hết chính là cách thức duy trì tình yêu đó. Vốn là một giám đốc điều hành sa cơ thất thế sau khi công ty sụp đổ, việc ngộ ra được lối sống tự yêu thương và viết thành cuốn sách này đã cứu sống chính bản thân Kamal Ravikant. Ông đã bước qua nỗi sợ của chính mình và chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời - một hành động giản đơn: thương lấy chính mình. Và thật may mắn khi nhiều người như ông đã được cứu sống bởi lối sống ấy..
Tác giả Kamal Ravikant là một trong những người từng leo lên một trong những trạm cao nhất trên dãy Himalaya, thiền cùng các nhà sư Tây Tạng tại tu viện của đức Đạt Lai Lạt Ma, nhận được huy hiệu của quân chủng Bộ Binh Hoa Kỳ, đi bộ 550 dặm xuyên Tây Ban Nha, sống ở Paris. Là thành viên nam giới và phi da màu duy nhất trong hội nhà văn Phụ nữ Da Màu. Ông viết tiểu thuyết, nắm tay những bệnh nhân đang hấp hối và hợp tác với nhiều người xuất sắc nhất ở Thung lũng Sillicon.
"Trở về thương lấy chính mình" (Love Yourself like Your Life Depends on It) được rất nhiều bạn đọc lan tỏa trên mạng và các phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều bạn đọc đã mua sách tặng bạn và gia đình chỉ vì cuốn sách họ đã đọc được và cứu rỗi được nỗi “thống khổ” của họ. Cuốn sách đã cứu sống nhiều người, theo đúng nghĩa đen của nó.
Vì yêu hoa, nữ giáo viên khởi nghiệp bằng vườn hồng 2.000 gốc
Vốn xuất thân là giáo viên Vật lý của một trường cao đẳng ở Thái Nguyên, tình yêu với hoa hồng khiến cuộc đời chị rẽ sang một hướng đi hoàn toàn khác.
" alt="'Trở về thương lấy chính mình': Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực trong mỗi chúng ta">'Trở về thương lấy chính mình': Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực trong mỗi chúng ta
-
Trái châu bằng gốm Cây Mai tráng men màu xanh ngọc quý hiếm nằm trong đồ án "lưỡng long tranh châu" của lăng Ông Bà Chiểu vừa được cơ quan chức năng thu hồi sau khi bị mất trộm. (Ảnh: Nguyễn Sơn) Đánh cắp trái châu trên nóc Bia Đình lăng Ông Bà Chiểu
Liên quan vụ trộm trái châu ở lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TP.HCM), công an đã thu hồi trái châu bàn giao lại cho ban Quản lý lăng Lê Văn Duyệt. Tuy nhiên, vụ việc vẫn dấy lên lo ngại, kẻ trộm ngày càng chú ý nhiều hơn đến các cổ vật giá trị tại các di tích.
Trước khi trao trả, Công an quận Bình Thạnh đã phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức giám định giá trị thật của trái châu. Qua giám định, trái châu được làm từ chất liệu đất nung, tráng men, trị giá lên đến 350 triệu đồng.
Bà Lâm Thị Hoàng Oanh, Trưởng ban Quản lý di tích lăng Lê Văn Duyệt cho biết, ngày 2/9, nhân viên quản lý di tích bất ngờ phát hiện trái châu trên nóc Bia Đình phía trước phần mộ lăng Ông biến mất.
Trái châu có tuổi đời gần 100 năm, được bài trí nằm giữa đôi rồng trong đồ án "lưỡng long tranh châu" trên nóc Bia Đình.
“Phát hiện vụ mất trộm, chúng tôi đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. Đồng thời, trích xuất hình ảnh camera an ninh trong khuôn viên di tích để tìm hiểu sự việc”, bà Oanh nhắc lại.
Về giá trị của trái châu bị mất trộm, bà Oanh cho biết, trái châu được chế tác từ gốm chứ không phải đá quý. Trái châu thuộc dòng gốm Cây Mai nổi tiếng của Sài Gòn xưa có niên đại từ những năm 1922.
Hiện vật này có 3 phần với chiều cao gần 1m gồm: đế, thân và đỉnh. Phần thân có hình trái châu được làm bằng gốm phủ men màu xanh ngọc rất đẹp, đặt trên phần đế có những họa tiết hết sức tinh xảo.
Bà Oanh nhấn mạnh, các hiện vật này đã gần 100 năm tuổi nhưng vẫn nguyên vẹn từ màu sắc đến hình dáng. Trải qua mưa nắng, chất liệu gốm cũng như lớp men không hề bị hư hỏng thậm chí xuống sắc. Điều này cho thấy chất liệu gốm và men của cha ông thời trước vô cùng chất lượng.
Đây là hiện vật quý, có giá trị văn hóa lịch sử. (Ảnh: Nguyễn Sơn) Cũng theo bà, các hiện vật trong khu di tích được ban quản lý bảo vệ hết sức nghiêm túc, chặt chẽ. Khuôn viên di tích đều được gắn camera an ninh, đội ngũ bảo vệ túc trực tại lăng 24/24. Sau mỗi giờ, lực lượng bảo vệ đi tuần tra xung quanh di tích một lần. Tuy nhiên, kẻ trộm vẫn đột nhập và đánh cắp cổ vật.
Trước đó, di tích từng nhiều lần bị trộm đột nhập, đánh cắp các hiện vật có giá trị. Cụ thể, từ những năm 1995 - 1996, di tích bị kẻ trộm đột nhập đánh cắp cặp phù điêu Ông Nhật Bà Nguyệt.
Năm 2010, kẻ trộm tiếp tục đánh cắp một chiếc dĩa kiểu cổ trang trí. Năm 2012, liên tục hai phù điêu con nghê ở cổng lăng Ông mặt đường Phan Đăng Lưu bị gỡ trộm.
Gần đây nhất, trong đợt trùng tu diễn ra vào năm 2018, di tích này đã bị mất bảy phù điêu. Cũng trong đợt này, phù điêu phượng hoàng ngậm thư cũng bị gỡ mất một con, hiện di tích chỉ còn một.
Những “vết thương” cổ vật của đình Linh Tây
Bức phù điêu trị giá trên 10 tỷ đồng của đình Linh Tây bị đánh cắp đến nay vẫn chưa thấy tung tích. (Ảnh: Nguyễn Sơn) Đình Linh Tây ở quận Thủ Đức, TP.HCM đã được xếp hạng di tích cấp Thành phố vào năm 2003. Ngôi đình được quản lý và bảo quản cẩn thận, có người trông coi nhưng "đạo chích" vẫn không buông tha.
Ngay từ cổng chính của ngôi đình, bức phù điêu bằng gốm hình chữ nhật, kích thước lớn đã bị đục, cạy phá nát. Đến nay, bức phù điêu chỉ còn thấy vài mảnh gốm men xanh tuyệt đẹp dính lại trên nền gốm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, cán bộ phòng Văn hóa phường Linh Tây khẳng định, bức phù điêu này được người xưa tạo tác từ loại men gốm cổ. Hiện nay, loại men gốm này gần như đã không còn nên rất quý hiếm, có giá trị cao.
Chỉ tay về phía nóc mái đình, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1972, ngụ quận Thủ Đức), người trông coi đình Linh Tây cho biết, các loại gốm tại đình giá trị đến nỗi, "đạo chích" đã bất chấp nguy hiểm trèo lên mái đục, lấy trộm một tấm phù điêu.
Ông cho biết, bức phù điêu bị đục mất nằm trong hệ thống 5 bức phù điêu trang trí bằng gốm cổ đặt trên mái đình.
Cũng theo ông Tùng, bức phù điêu trang trí này bị mất cùng thời điểm với tấm phù điêu cổ, giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng được đặt tại bàn thờ trước chánh điện của đình.
Bức phù điêu ở chánh điện bị mất từ tháng 6/2019, đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Theo các tài liệu ghi lại, bức phù điêu bị đánh cắp đắp nổi Tứ Linh bằng gốm men xanh cổ, kích thước 80cm x 50cm x 15cm, nặng khoảng 50kg.
Các bức phù điêu trang trí tại đình Linh Tây bị trộm đục, cạy phá nham nhở. (Ảnh: Nguyễn Sơn)
Các nhà nghiên cứu khẳng định, bức phù điêu bị mất cắp vô cùng quý hiếm, được tạo tác từ loại men gốm cổ đã không còn tồn tại.
Chia sẻ về vụ trộm bí ẩn, ông Tùng kể: “Tôi trông nom đình đã nhiều năm và chưa từng được biết về giá trị thật của bức phù điêu bị mất. Thế nhưng, tôi vẫn luôn cẩn trọng vấn đề bảo đảm an ninh, phòng trộm cắp".
Tối hôm xảy ra vụ việc, ông Tùng cũng khóa cửa kỹ lưỡng. Đêm đó, ông không nghe thấy tiếng động lạ, con chó ở đình cũng không sủa. Sáng hôm sau, khi ra mở cổng, ông tá hỏa phát hiện ổ khóa cổng đình, cửa chính điện đều bị cắt đứt. Bức phù điêu trên ban thờ chỉ còn lại một bên chân đế.
Tá hỏa, ông Tùng bước ra ngoài, nhìn lên mái đình thì phát hiện phần phù điêu trang trí cũng bị đục mất một miếng. Hiện, những họa tiết, phù điêu trang trí bằng gốm tráng men cổ tại đình trở nên nham nhở, mất mỹ quan vì bị trộm liên tục viếng thăm.
Sự thật trên khiến dư luận không khỏi xót xa, bức xúc. Đã đến lúc cần có sự chung tay giữa cộng đồng và lực lượng chức năng trong việc bảo vệ những cổ vật mang giá trị văn hóa, lịch sử tại các khu di tích.
Cổ vật quý trong ngôi nhà trăm tuổi ở Hà Nội, cả dòng họ bảo vệ
Nhà từ đường xây hàng trăm năm trước, có khuôn viên rộng đến 3.000m2 ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) chứa nhiều cổ vật, được cả dòng họ nhiều đời bảo vệ.
" alt="Đạo chích liều mình đánh cắp cổ vật trị giá hàng chục tỷ ở Sài Gòn">Đạo chích liều mình đánh cắp cổ vật trị giá hàng chục tỷ ở Sài Gòn
-
Giờ ra chơi, hàng chục đứa trẻ từ lớp túa ra sân. Một bạn gái ngồi lủi thủi ở góc lớp đã khiến cô bé Hà Hồng Xuyến (SN 2001, Huyện Phú Riềng, Bình Phước) chú ý. Cô bạn ấy bị liệt nửa chân, không thể đi lại nên phải ở lại lớp. Nhìn thấy hình ảnh đó, Xuyến rất thương. Cô bé bước lại gần bắt chuyện, tình bạn của họ bắt đầu từ đó, kéo dài suốt 13 năm qua…
Cô bé ở góc lớp
Một buổi chiều năm 2006, thấy con gái Trần Thị Hồng Nhung (SN 2001, huyện Phú Riềng, Bình Phước) đi học mẫu giáo về và kêu đau chân, cha mẹ em rất lo lắng. Ngay sau đó, biết Nhung không còn cảm giác ở cả hai chân, gia đình em vội vàng đưa em vào bệnh viện.
Qua nhiều bệnh viện, Hồng Nhung bị chẩn đoán mắc căn bệnh viêm tủy cắt ngang. Lúc đó, em không thể ngồi dậy được, phải nằm bất động trên giường.
Hồng Nhung (bên phải) và Hồng Xuyến Tại bệnh viện, sau suốt 1 năm chữa trị, tập vật lý trị liệu, Nhung có thể ngồi dậy và tự làm các việc cá nhân. Lúc này, bác sĩ khuyên gia đình chấp nhận sự thật rằng, Nhung đã bị liệt nửa người. Gia đình nên đưa em về để em có thể đi học.
“Khi đó, em còn quá bé để hiểu hết mọi chuyện. Thậm chí, lúc thấy xe lăn và được ngồi lên xe, em còn rất vui. Chỉ đến khi sau này, thấy các bạn đi lại, chạy nhảy, còn mình phải ngồi một chỗ, em mới dần nhận thức được hoàn cảnh của mình”, Nhung nói.
Thời điểm Nhung phát hiện bệnh, mẹ em đang mai thai người em thứ 3. Bà vô cùng đau lòng. Khi vào viện, nhìn thấy con nằm trên giường, bà òa khóc…
Hồng Nhung luôn nỗ lực để vượt lên những khó khăn do căn bệnh viêm tủy cắt ngang mang đến 1 năm nghỉ học lớp lá, nhiều kiến thức Nhung không được học vì vậy khi đi học lớp 1, Nhung rất vất vả để theo kịp các bạn. Từ đó, hằng ngày cha mẹ Nhung phải thay nhau đưa đón con đi học. Đến trường, những đứa trẻ khác thì tự tin, nhanh nhẹn vào lớp còn Nhung - mẹ phải bế em trên tay để vào.
Nhung dần dần mặc cảm, khép mình lại, cho đến một ngày cô bé Xuyến lại gần và bắt chuyện với em.
“Đôi chân” của bạn
“Xuyến rất hay nói chuyện với em. Những lúc các bạn ra sân chơi, mỗi mình em ở lại lớp, Xuyến đều ở lại cùng. Khi mẹ em đến đón trễ, Xuyến cũng ở lại chờ mẹ với em. Nhà em và nhà bạn cách nhau khoảng 10 phút đi bộ, bạn thường xuyên sang em. Nhờ bạn, em cảm thấy không còn cô đơn nữa…”.
Khi còn bé, Xuyến không thể bế bạn nhưng từ năm học lớp 4, cô bé đã có thể bế Nhung. Nếu như ở nhà, Nhung có bố mẹ trợ giúp thì đến trường, Xuyến là “đôi chân” của bạn. Xuyến bế bạn đi vệ sinh, ra sân trường chơi…
Nhung và Xuyến trong chuyến đi du lịch cùng nhau Cặp đôi không thiếu những lúc giận dỗi nhưng nhanh chóng làm lành “Đặc biệt, khi lên cấp 2, Xuyến đã giúp đỡ em rất nhiều. Trường chưa đầy đủ cơ sở vật chất, vì vậy mỗi lần thay đổi phòng học, Xuyến là người giúp em di chuyển. Bạn cứ bế em đi từ phòng này qua phòng khác”, Nhung nói thêm.
Không chỉ giúp đỡ bạn di chuyển, Xuyến còn là “lá chắn” mỗi khi bạn bị bắt nạt. Tính Nhung hiền lành, nhút nhát, nhiều lúc chỉ vì một câu nói của người khác, em đã buồn và suy nghĩ. Nhung không dám ra đường. Có lần Nhung ra chợ bị những người xung quanh hỏi: “Sao không tự xuống mà đi?”. Họ cho rằng em giả vờ, lười vận động, muốn dựa vào người khác.
Tuy nhiên Xuyến lúc nào cũng bảo vệ bạn. “Mỗi lần có những câu nói khiếm nhã, bất lịch sự nhằm vào em, Xuyến luôn đứng ra, lớn tiếng yêu cầu họ phải chấm dứt việc bình phẩm về em”, Nhung nói thêm.
Học hết lớp 9, vì sức khỏe kém và trường mới quá xa, Nhung đành nghỉ học. Đây là giai đoạn khó khăn nhất với em. Cô gái giam mình trong nhà suốt nửa năm. Không nhìn thấy tương lai, sợ mình là gánh nặng cho gia đình cả đời, Nhung đã rất tuyệt vọng.
Lúc này, nhung tham gia một nhóm đọc sách. Những câu nói, lời khuyên của bạn bè, người thân đã truyền động lực cho em. Em bắt đầu gấp trang sách lại, bước ra ngoài… Em muốn học tiếp, không học được ở trường em sẽ đi học nghề, để nuôi sống bản thân và truyền động lực cho những người khác.
Thấy bạn phải nghỉ học, Xuyến cũng quyết định dừng việc học để đi học nghề cùng bạn. Lớp học trang điểm cách nhà 15km, hàng ngày Xuyến đều đến chở Nhung đi học rồi chở bạn về.
“Có lần em chở Nhung cùng với 2 thùng đồ trang điểm đi làm nên xe rất cồng kềnh. Lúc đó, xe của em bị một xe ô tô tạt qua. Cả hai ngã xuống đường. Thật may, bạn không bị làm sao”, Xuyến kể lại.
Xuyến cũng thường chở, bế bạn đi mua sắm, ăn uống, du lịch… giúp bạn hoà nhập với cuộc sống. “Cô nàng ấy nặng hơn 40kg. Ban đầu em thấy khá nặng nhưng bế nhiều thành quen”, Xuyến cười nói.
Cô gái Hồng Xuyến được xem là điểm tựa tinh thần cho người bạn thiếu may mắn Vừa rồi, cả hai còn có chuyến du lịch cùng nhau đến Đà Lạt. Họ mang theo xe lăn đi cùng. Xuyến nói: “Ước mơ của em là được đưa bạn ấy đi khắp nơi vì Nhung rất thích đến những vùng đất mới”.
Cha mẹ của Xuyến xem Nhung như con gái trong nhà và cha mẹ Nhung cũng vậy. Hai cô gái đang học tiếp về lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, sắp tới họ có dự định mở chung spa để cùng nhau kinh doanh.
“Em muốn có công việc để tự nuôi sống bản thân. Sau này, khi đã thạo nghề, em sẽ dạy lại cho những người có cùng hoàn cảnh như em nhưng họ không may mắn là được đi học.
Em muốn cho họ thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ được phép bỏ cuộc”, Hồng Nhung nói thêm.
Chàng trai 23 tuổi kiếm tiền tỷ từ lá cây bỏ đi
17 loại tinh dầu và 5 loại toner đã được chàng trai quê Thanh Hoá đưa ra thị trường sau 3 năm khởi nghiệp.
" alt="Cô gái Bình Phước xinh đẹp 13 năm làm ‘đôi chân’ cho bạn thân">Cô gái Bình Phước xinh đẹp 13 năm làm ‘đôi chân’ cho bạn thân
-
Nhận định, soi kèo Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1: Hiện tượng bị giải mã
-
Anh Huỳnh Quang Vinh (32 tuổi, Đồng Nai) sang Đan Mạch định cư đã được 16 năm, gia đình và họ hàng anh cũng ở bên này khá đông. Cuộc sống của anh hiện tại rất êm đềm bên người vợ tên Emma. Anh Huỳnh chia sẻ, hai vợ chồng anh đến từ hai nền văn hóa khác nhau nhưng cuộc sống chưa bao giờ xảy ra bất đồng vì cách ứng xử khá khác biệt với các cặp vợ chồng ở Việt Nam.
Gia đình nhỏ của Quang Vinh. Nhiều năm trước, anh Vinh là chủ của một nhà hàng ở Sonderborg (Đan Mạch), ngay gần nhà Emma.
Từ đây hai người quen biết, trao đổi số điện thoại rồi trở nên thân thiết. Một ngày, tình yêu gõ cửa trái tim, gắn kết họ với nhau.
Lần đầu tiên hẹn hò, hai người đi dạo trong khu rừng tuyệt đẹp và lâu đài mùa hè của Nữ hoàng Đan Mạch. Hai nơi này đều cách tiệm ăn của Vinh không xa.
Vài tháng sau Emma có bầu. Cặp đôi đã quyết định dọn về sống chung và làm thủ tục đăng kí kết hôn.
“Vợ chồng tôi không ai phải lòng ai trước mà đúng hơn là cả hai cùng rung động ngay từ lần đầu gặp”, anh Vinh nhớ lại.
Khi Emma báo tin có bầu, anh Vinh khá bất ngờ nhưng sau đó anh thấy cảm giác hạnh phúc ngập tràn trong tim.
Emma khi mang thai. Bố Emma là doanh nhân nên khi về ra mắt bố mẹ vợ, anh Vinh cũng có nhiều lo lắng, sợ họ không chấp nhận cho con gái lấy người châu Á. Không ngờ, bố mẹ Emma khá thân thiện, cởi mở với chàng rể tương lai.
Tuy nhiên, Emma về nhà anh Vinh lại gặp sự cố về bất đồng ngôn ngữ.
Mặc dù cô đã học tiếng Việt cấp tốc từ chồng nhưng nhiều từ khó cô không phát âm được hoặc phát âm sai. Điều đó gây ra nhiều chuyện dở khóc, dở cười.
Khi Emma mang bầu, sinh con đầu lòng, anh Vinh dành thời gian chăm sóc và học nấu các món ăn châu Âu mà vợ thích ăn.
Chị gái và mẹ của anh cũng hay chế biến các món ăn Việt cho Emma tẩm bổ.
Hơn 3 năm hôn nhân, Emma đã thích nghi dần với văn hóa Việt Nam. Anh Vinh cũng học những nếp sống của vợ để cùng dung hòa.
“Vì yêu chồng, vợ tôi chịu khó học nấu nhiều món Việt như: Phở bò, phở gà… Ngày xưa mới ăn phở, cô ấy gạn nước đi và dùng nĩa ăn. Sau này, cô ấy thử nếm nước dùng ăn cùng sợi phở, không ngờ vị ngon quá nên nghiền đến bây giờ”, anh Vinh kể.
Theo anh Vinh, Emma không giỏi nấu các món ăn Việt nhưng chịu khó học để nấu cho chồng con ăn. Sở trường của cô là nấu các món ăn truyền thống Đan Mạch.
Vợ chồng anh Vinh bình đẳng trong vấn đề tiền bạc. “Vợ chồng tôi bình đẳng trong việc nhà. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với nhau.
Nếu Emma nấu nướng, tôi sẽ dọn dẹp nhà cửa. Tôi nghĩ, việc nhà là của chung, đừng bao giờ cho rằng đó là trách nhiệm của riêng phụ nữ. Như vậy vô hình chung đè lên họ áp lực rất lớn”, anh Vinh bộc bạch.
Quãng thời gian vợ sinh con, người đàn ông 8X chia sẻ, lần đầu anh làm bố, chưa có kinh nghiệm nhưng may mắn được hai gia đình hỗ trợ, mọi khó khăn cũng qua.
Ở Đan Mạch, việc khám thai và sinh đẻ miễn phí nên hai vợ chồng không phải bận tâm nhiều.
Trước khi sinh Chính phủ có các chương trình tiền sinh sản miễn phí cho bố mẹ trẻ học cách nuôi con.
Sau sinh, người mẹ được nhận 1 năm lương để ở nhà chăm con. Theo đó, mỗi tháng Chính phủ sẽ gửi vào tài khoản mẹ khoảng 70 triệu đồng, trừ thuế còn 50 triệu đồng.
Sản phụ xuất viện, hàng tuần sẽ có y tá đến nhà kiểm tra, theo dõi sức khỏe của 2 mẹ con.
Với chính sách như vậy, hành trang đón con trai Vincent của vợ chồng anh Vinh khá nhẹ nhàng.
Quá trình nuôi dạy con, Emma khá nghiêm khắc, cô khuyến khích con phát triển theo cách tự lập.
Đến giờ, Vincent đã lớn và có thể tự vệ sinh cá nhân và làm những việc cơ bản cho mình. Đặc biệt, cậu bé khá hiếu động, thích tìm tòi.
Hiện tại, Emma làm trong viện dưỡng lão và chuẩn bị sinh em bé thứ 2.
Do công việc bận rộn và nhiều lý do khác nên anh Vinh đã sang nhượng lại nhà hàng. Thời gian tới anh sẽ nhận vị trí quản lý cho một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh ở Đan Mạch.
Ngoài ra, vợ chồng anh cùng nhau xây dựng một kênh mạng xã hội. Qua đó, quảng bá về văn hóa và cuộc sống của người dân Bắc Âu nói chung cũng như Đan Mạch nói riêng - một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
“Tôi có công việc riêng và một số khoản đầu tư khác. Youtube chỉ là một công việc giải trí, tôi chưa bao giờ nghĩ đây là công cụ kiếm tiền. Thu nhập từ kênh này cũng không cao”, người đàn ông gốc Việt khẳng định.
Gia đình anh Vinh sang đây đã khá lâu nên khi sinh con, vợ chồng anh được sự trợ giúp của cả hai bên nội ngoại. Bố mẹ Emma thương và quý chàng rể Việt như con đẻ.
“Ông bà tự hào vì con rể chín chắn, tháo vát, biết kiếm tiền và là chỗ dựa vững chắc cho con gái mình. Emma còn khá trẻ nên học được nhiều kinh nghiệm sống từ chồng”, anh Vinh kể.
Emma cùng chồng xây dựng kênh riêng, quảng bá văn hóa Đan Mạch. Anh Vinh bật mí, ở Việt Nam đàn ông đi làm phần lớn đều đưa lương cho vợ quản lý và chi tiêu. Tuy nhiên văn hóa bên Đan Mạch không giống vậy.
Các cặp vợ chồng cùng đi làm, tiền ai nấy giữ. Phần lớn họ sẽ có tài khoản riêng nên không ai phụ thuộc ai.
Phụ nữ Đan Mạch đi làm cũng kiếm tiền ngang với đàn ông và giá trị của họ trong xã hội rất được coi trọng.
Khi chung sống, các cặp vợ chồng sẽ có một tài khoản chung. Hàng tháng hai bên tự trích lương của mình gửi vào đó để lo sinh hoạt gia đình, con cái.
Nam Việt kiều nhấn mạnh, nếu bạn đến Đan Mạch dễ gặp nhiều cặp vợ chồng đi ăn nhà hàng nhưng khi thanh toán, mỗi người tự trả suất của mình.
Hành động đó được coi là bình thường. Ở gia đình anh cũng vậy. Hai vợ chồng tự quản lý tiền mình kiếm được. Hôn nhân của vợ chồng anh Vinh ít mâu thuẫn cũng nhờ tự chủ về kinh tế, tiền ai nấy giữ.
Tuy nhiên, anh cho biết thêm, do bản thân vẫn còn giữ nhiều nếp văn hóa Á Đông nên đi ăn hay chi tiêu gia đình anh vẫn là trụ cột. Emma sẽ phụ thêm tiền lặt vặt.
Cô gái Việt yêu chàng trai ngoại quốc nghèo, đám cưới tổ chức trên du thuyền
Vượt qua dị nghị, Phương yêu chàng trai nghèo đến từ Nigeria. Sau gần 3 năm quen nhau, anh dành tặng cô đám cưới trên du thuyền.
" alt="8X lấy vợ châu Âu: 'Vợ chồng tôi sòng phẳng về tiền, ai cũng hạnh phúc'">8X lấy vợ châu Âu: 'Vợ chồng tôi sòng phẳng về tiền, ai cũng hạnh phúc'
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Chadormalou vs Sepahan, 18h30 ngày 21/1: Khó cho khách
- Mercedes, Audi, Lexus bỏ triển lãm ôtô lớn nhất Việt Nam 2024
- Thu nhập 45 triệu có nên mua nhà và chuyển về Đà Nẵng?
- Chú ý những gì khi đầu tư vào cổ phiếu chưa IPO?
- Soi kèo góc Al Orobah vs Al Qadsiah, 21h00 ngày 22/1
- Cách làm bò cuộn cải bó xôi đủ chất, vị ngon, trẻ con mê tít
- Nhặt được 4 triệu đồng, nữ nhân viên căng tin bệnh viện tìm cách trả lại
- 8 dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin D
- Nhận định, soi kèo Nữ Club Leon vs Nữ Tigres UANL, 06h00 ngày 21/01: Sức mạnh Á quân
- Ngôi đền cổ hơn 900 năm tuổi nổi tiếng khắp châu Á
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Bengaluru vs Odisha, 21h00 ngày 22/1: Bỏ lỡ top 2
- Toyota, Lexus thay thế hơn 100.000 động cơ bị lỗi
- Cách làm mắm tép chưng thịt thơm ngon, tốn cơm
- Chuyện tình 20 năm hạnh phúc của cặp đôi kém may mắn
- Nhận định, soi kèo El Gouna vs National Bank, 21h00 ngày 21/1: Khó cho cửa dưới
- Ước mơ thành vũ công ballet của cô gái Anh mất một chân
- Cách làm món bánh đa trộn siêu ngon
- Chim khủng bố tiền sử cao hơn 3 m
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1: Thắng nhẹ vừa phải
- Bí quyết xào mì không dính, thơm ngon, đậm đà
- Ba phiên bản chinh phục khách Việt của Lexus ES
- Cô dâu bật khóc trước những đứa trẻ xuất hiện trong đám cưới
- Soi kèo góc Feyenoord vs Bayern Munich, 3h00 ngày 23/1
- Chú ý những gì khi đầu tư vào cổ phiếu chưa IPO?
- Cách làm món bánh đa trộn siêu ngon
- Chế biến 5 món ngon tuyệt với đậu cô ve
- Soi kèo góc Al Orobah vs Al Qadsiah, 21h00 ngày 22/1
- Lên án người sở hữu bất động sản thứ hai
- Khu rừng nhân bản có niên đại lớn nhất hành tinh
- Toyota Corolla mới có thể dùng công nghệ hybrid của BYD
- 搜索
-
- 友情链接
-