Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay (4/6). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 Thủ tướng đưa ra gợi ý có thể quy định theo hướng môn Lịch sử vừa có vừa có phần bắt buộc, phần tự chọn.

Theo người đứng đầu Chính phủ, truyền thống văn hóa lịch sử cũng là một nguồn lực, đầu tư cho giáo dục văn hóa, lịch sử là đầu tư cho sự phát triển. Với các chính sách tác động tới toàn dân, tới lợi ích chính đáng của người dân thì phải rất thận trọng, nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng.

Trước đó, ngày 2/6, Thủ tướng cũng đã ra chỉ đạo “nóng” về môn Lịch sử trong chương trình THPT, trong đó yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương tổ chức Hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp, đồng thời báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; làm tốt hơn công tác truyền thông để xã hội được cập nhật đầy đủ hơn đối với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục lịch sử cho học sinh.

'Bộ GD-ĐT cần giải thích đã, đang và sẽ làm gì với môn Lịch sử'

GS Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - chia sẻ quan sát của ông rằng trước khi tiến hành công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, thì môn Lịch sử dường như đang đứng trước một thực tế là học sinh không thích.

GS Giang nhận định luồng ý kiến khẳng định môn Lịch sử rất quan trọng, bắt buộc phải học, bắt buộc phải thi cũng xuất phát từ cái tâm, muốn môn học này được trọng thị. Thầy cô giáo dạy Lịch sử cũng muốn môn mình dạy là môn chính. Đây là đề cao môn Sử theo cách nhìn quan phương – tức là nhìn theo góc độ quản lý, chính quyền.

Còn một quan điểm thứ hai, theo GS Giang, là phải đổi mới căn bản chương trình giáo dục và đào tạo.

"Ở khuynh hướng này, tôi ủng hộ xu hướng làm sao đó để môn Lịch sử hấp dẫn hơn, không cần dạy nhiều những thứ cụ thể mà làm sao để học sinh tự thấm, tự tìm hiểu. Khi học sinh có sự ham thích, mong muốn tìm hiểu thì các em sẽ làm mọi cách để tìm hiểu. Đó mới là đổi mới căn bản toàn diện” – GS Giang phân tích.

GS Vũ Minh Giang cũng chỉ ra một thực tế rằng trước đây, Lịch sử là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, có một “khúc quanh” trong hệ thống giáo dục đào tạo là 38% học sinh cấp 2 không vào cấp 3 mà đi học nghề, đi làm công nhân… Mỗi năm, 1 triệu học sinh tốt nghiệp lớp 12 không bao gồm những học sinh này.

“Nếu chúng ta dạy theo cách cũ, tức là dạy Lịch sử bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, giai đoạn lịch sử cận hiện đại rơi vào cấp THPT, thì những học sinh học THCS nhưng không có điều kiện tiếp tục học THPT sẽ mất giai đoạn lịch sử đó. Việc tổ chức lại môn Lịch sử có lường tới thực tế này” – GS Giang chỉ rõ.

Một điều quan trọng nữa, theo GS Giang, là chúng ta rất muốn dạy cho học sinh phổ thông, dù sau này có trở thành ai, thì phải có sự hiểu biết về đất nước mình, dân tộc mình, truyền thống của cha ông mình.

“Tôi nghĩ rằng những gì lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước đang làm là tập trung vào điều đó. Suốt chiều dài lịch sử những gì kết tinh lại chính là văn hóa. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”. Văn hóa là những giá trị được kết tinh trong quá trình lịch sử. Chúng ta quan tâm đến văn hóa, lịch sử như vậy thì không có lý do gì để coi nhẹ môn Lịch sử cả”.

Trở lại với phương án dạy Lịch sử ở phổ thông, vị GS này chia sẻ ông được biết là tới đây, Bộ GD-ĐT cũng sẽ có lộ trình cho môn học này chứ không phải thay đổi ngay lập tức.

“Theo tôi, chúng ta nên học các nền giáo dục tiên tiến, trong đó có những nước có sự đổi mới không chỉ một lần mà được tiến hành thường xuyên.

Chúng ta phải có 3 động thái với giáo dục: luôn phải nhìn lại chặng đường đã qua, tổng kết cái gì được và chưa được, rồi tiếp tục đổi mới - thì việc xây dựng những chương trình như thế này sẽ có sự chuẩn bị nhưng cũng không phải là “nhất thành bất biến”".

Cuối cùng, GS Giang nhấn mạnh: “Điều rất cần hiện nay là Bộ GD-ĐT và các cơ quan có trách nhiệm phải giải thích rõ cho nhân dân biết chúng ta đã, đang và sẽ làm gì. Mọi người nếu chỉ nhìn vào vòng xoáy 'bên này muốn bỏ, bên kia muốn giữ' thì không đúng với bản chất hiện tượng mà chúng ta muốn xem xét”.

Ngân Anh – Thúy Nga

" />
欢迎来到NEWS

NEWS

Thủ tướng gợi ý nghiên cứu môn Lịch sử có phần bắt buộc và tự chọn

时间:2025-01-21 01:00:24 出处:Giải trí阅读(143)

Liên quan đến việc dạy và học môn Lịch sử ở bậc THPT,ủtướnggợiýnghiêncứumônLịchsửcóphầnbắtbuộcvàtựchọtỷ giá hôm nay mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các cơ quan tiếp tục nghiêm túc, cầu thị lắng nghe ý kiến của người dân, chuyên gia. Đồng thời, các cơ quan cần tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xử lý; có giải pháp kịp thời, vừa bảo đảm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, vừa phù hợp thực tiễn; đáp ứng mong muốn của người dân và các chuyên gia cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Lịch sử.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay (4/6). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 Thủ tướng đưa ra gợi ý có thể quy định theo hướng môn Lịch sử vừa có vừa có phần bắt buộc, phần tự chọn.

Theo người đứng đầu Chính phủ, truyền thống văn hóa lịch sử cũng là một nguồn lực, đầu tư cho giáo dục văn hóa, lịch sử là đầu tư cho sự phát triển. Với các chính sách tác động tới toàn dân, tới lợi ích chính đáng của người dân thì phải rất thận trọng, nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng.

Trước đó, ngày 2/6, Thủ tướng cũng đã ra chỉ đạo “nóng” về môn Lịch sử trong chương trình THPT, trong đó yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương tổ chức Hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp, đồng thời báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; làm tốt hơn công tác truyền thông để xã hội được cập nhật đầy đủ hơn đối với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục lịch sử cho học sinh.

'Bộ GD-ĐT cần giải thích đã, đang và sẽ làm gì với môn Lịch sử'

GS Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - chia sẻ quan sát của ông rằng trước khi tiến hành công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, thì môn Lịch sử dường như đang đứng trước một thực tế là học sinh không thích.

GS Giang nhận định luồng ý kiến khẳng định môn Lịch sử rất quan trọng, bắt buộc phải học, bắt buộc phải thi cũng xuất phát từ cái tâm, muốn môn học này được trọng thị. Thầy cô giáo dạy Lịch sử cũng muốn môn mình dạy là môn chính. Đây là đề cao môn Sử theo cách nhìn quan phương – tức là nhìn theo góc độ quản lý, chính quyền.

Còn một quan điểm thứ hai, theo GS Giang, là phải đổi mới căn bản chương trình giáo dục và đào tạo.

"Ở khuynh hướng này, tôi ủng hộ xu hướng làm sao đó để môn Lịch sử hấp dẫn hơn, không cần dạy nhiều những thứ cụ thể mà làm sao để học sinh tự thấm, tự tìm hiểu. Khi học sinh có sự ham thích, mong muốn tìm hiểu thì các em sẽ làm mọi cách để tìm hiểu. Đó mới là đổi mới căn bản toàn diện” – GS Giang phân tích.

GS Vũ Minh Giang cũng chỉ ra một thực tế rằng trước đây, Lịch sử là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, có một “khúc quanh” trong hệ thống giáo dục đào tạo là 38% học sinh cấp 2 không vào cấp 3 mà đi học nghề, đi làm công nhân… Mỗi năm, 1 triệu học sinh tốt nghiệp lớp 12 không bao gồm những học sinh này.

“Nếu chúng ta dạy theo cách cũ, tức là dạy Lịch sử bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, giai đoạn lịch sử cận hiện đại rơi vào cấp THPT, thì những học sinh học THCS nhưng không có điều kiện tiếp tục học THPT sẽ mất giai đoạn lịch sử đó. Việc tổ chức lại môn Lịch sử có lường tới thực tế này” – GS Giang chỉ rõ.

Một điều quan trọng nữa, theo GS Giang, là chúng ta rất muốn dạy cho học sinh phổ thông, dù sau này có trở thành ai, thì phải có sự hiểu biết về đất nước mình, dân tộc mình, truyền thống của cha ông mình.

“Tôi nghĩ rằng những gì lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước đang làm là tập trung vào điều đó. Suốt chiều dài lịch sử những gì kết tinh lại chính là văn hóa. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”. Văn hóa là những giá trị được kết tinh trong quá trình lịch sử. Chúng ta quan tâm đến văn hóa, lịch sử như vậy thì không có lý do gì để coi nhẹ môn Lịch sử cả”.

Trở lại với phương án dạy Lịch sử ở phổ thông, vị GS này chia sẻ ông được biết là tới đây, Bộ GD-ĐT cũng sẽ có lộ trình cho môn học này chứ không phải thay đổi ngay lập tức.

“Theo tôi, chúng ta nên học các nền giáo dục tiên tiến, trong đó có những nước có sự đổi mới không chỉ một lần mà được tiến hành thường xuyên.

Chúng ta phải có 3 động thái với giáo dục: luôn phải nhìn lại chặng đường đã qua, tổng kết cái gì được và chưa được, rồi tiếp tục đổi mới - thì việc xây dựng những chương trình như thế này sẽ có sự chuẩn bị nhưng cũng không phải là “nhất thành bất biến”".

Cuối cùng, GS Giang nhấn mạnh: “Điều rất cần hiện nay là Bộ GD-ĐT và các cơ quan có trách nhiệm phải giải thích rõ cho nhân dân biết chúng ta đã, đang và sẽ làm gì. Mọi người nếu chỉ nhìn vào vòng xoáy 'bên này muốn bỏ, bên kia muốn giữ' thì không đúng với bản chất hiện tượng mà chúng ta muốn xem xét”.

Ngân Anh – Thúy Nga

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: