Anh chủ yếu trao đổi với 8 nhân viên và khách hàng của mình qua tin nhắn.
|
Nhiều người trẻ sợ sự căng thẳng thường trực email mang lại. Ảnh: Sleep Advisor. |
"Email là nơi tụ họp tất cả yếu tố gây căng thẳng. Bạn vào đó và thấy công việc, hạn tiền nhà, hóa đơn. Sống như vậy thật tiêu cực", anh nói với New York Times.
Bước ngoặt đối với Simmons là khi email công việc của anh bị lạc trong hộp thư rác. "Đó là một công cụ lỗi thời", anh bức xúc.
"Một phần lý do tôi không muốn làm thuê là tôi sẽ phải kiểm tra email liên tục để xem sếp có nhắn gì không. Điều đó thực sự rất căng thẳng", Simmons cho biết thêm.
Nỗi sợ email
Trong khảo sát gần đây của công ty tư vấn Deloitte, 46% người tham gia thuộc Gen Z (sinh năm 1996-2010) ở Mỹ cho biết họ cảm thấy căng thẳng gần như toàn bộ thời gian trong năm 2020. 35% đã nghỉ làm với lý do trên.
Gen Z thường được miêu tả là nghiện dùng điện thoại mà không quan tâm tác hại.
Tuy nhiên, theo Gloria Moskowitz-Sweet và Erica Pelavin, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận về giới trẻ và công nghệ, đây là thế hệ có suy nghĩ chín chắn nhất về thói quen sử dụng phương tiện kỹ thuật số.
Các thành viên của thế hệ Z "nhận thức rõ ảnh hưởng của công nghệ đến cuộc sống và có cái nhìn sâu sắc hơn người lớn tưởng", họ viết.
Nỗi sợ email không phải của riêng Gen Z.
Vào tháng 4, The New York Times đã nhận được rất nhiều tin nhắn phản ánh sự kiệt sức trong đại dịch vì email.
Một độc giả gọi nó là "việc vặt không hồi kết". Một người khác kể rằng: "Vào những ngày tồi tệ, tôi khóc ngay tại chỗ khi nhận email".
"Mỗi khi nhận email, tôi thấy rất kinh khủng vì lại thêm việc để làm", một sinh viên chia sẻ.
|
Email khiến nhiều người trẻ cảm thấy quá tải, mất tập trung và lo âu. Ảnh: NBC News. |
Những thiếu sót của email trở nên rõ ràng khi nó được dùng để thay thế nhiều quy trình làm việc trong đại dịch.
Những quyết định từng được đưa ra sau khi thảo luận trực tiếp cùng đồng nghiệp, nay bị thay thế bởi tiếng ping-pong của hộp thư đến.
Nhiều người chia sẻ cảm giác tội lỗi khi không thể trả lời email đồng nghiệp nhanh chóng hoặc khi phải chất đầy hộp thư của người khác.
Số khác cho rằng việc trả lời hàng loạt email làm họ quên mất các tác vụ khác, khiến công việc kém hiệu quả và gây bực tức.
“Sau khi gửi email, tôi thường phải nghĩ mãi mới nhớ ra mình ở đâu và đang làm gì", Vishakha Apte (46 tuổi), kiến trúc sư ở New York, viết.
Quá tải
Một số người muốn loại bỏ email từ lâu. Cây viết Cal Newport lập luận rằng “sự thống trị của hộp thư đến” khiến chúng ta mất khả năng tập trung. Việc chuyển đổi giữa email và các tác vụ khác làm não quá tải.
“Chúng ta cảm thấy thất vọng, mệt mỏi và lo lắng. Bộ não con người không chịu được việc này", ông Newport nói với tờ The Times vào tháng 3.
Nghiên cứu năm 2017 cho thấy một hộp thư đến trung bình có 199 email chưa đọc. Giờ đây, sau 16 tháng làm việc tại nhà, hòm thư của các nhân viên văn phòng càng thêm chồng chất.
Những người lao động trẻ, bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bất ổn của đại dịch, đang đánh giá lại ưu tiên nghề nghiệp của họ và thực sự hướng đến việc loại bỏ email.
|
Nhiều người trẻ chọn gọi điện thoại, nhắn tin thay vì gửi email để trao đổi công việc. Ảnh: NBC News. |
Harrison Stevens (23 tuổi) mở cửa hàng thực phẩm sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2020. Anh cho khách hàng số điện thoại và yêu cầu họ nhắn tin hoặc gọi nếu cần trao đổi.
Việc này giúp anh giảm lượng email nhưng tạo ra vấn đề mới: ranh giới công việc và đời tư trở nên mập mờ.
“Tôi nghĩ rằng nhiều người cảm thấy gửi tin nhắn dễ dàng và thuận tiện hơn là soạn email. Tôi bị áp lực phải tỏ ra chuyên nghiệp và đảm bảo mọi thứ hoàn hảo mỗi khi gửi email đi", Stevens nói.
Đối với một số người, việc nhắn tin điện thoại phức tạp hóa cách trao đổi công việc.
Aurora Biggers (22 tuổi), nhà báo vừa tốt nghiệp Đại học George Fox (Mỹ), cho biết cô cảm thấy khó khăn nhất khi không có hình thức giao tiếp tiêu chuẩn. Có quá nhiều phương tiện liên lạc cạnh tranh với email.
"Email không nên là cách thức trao đổi chính. Nhiều người không làm văn phòng và cũng không ngồi trước máy tính cả ngày để đợi thông báo email. Tôi cho rằng đó không phải cách phù hợp nhất để trao đổi với người khác”, cô nói.
(Theo Zing)
Điểm tin công nghệ tuần qua: Tin nhắn ngân hàng bị lợi dụng, Konami "từ mặt" Griezmann
Tuần qua giới công nghệ có một số sự vụ đáng chú ý, bao gồm việc người dùng bị lừa 7,5 triệu đồng vì tin nhắn giả mạo, Trung Quốc phạt hàng loạt công ty, hay chuyện hãng game Konami cắt hợp đồng với ngôi sao bóng đá Pháp.
">