Bánh hộc là món ăn truyền thống của người làng Mai Xá dùng để đãi khách trong dịp Tết, vừa là món quà biếu khi khách đến thăm nhà hay gửi cho những người con xa quê.Đến hẹn lại lên, về làng Mai Xá những ngày cuối tháng Chạp (tháng 12) này sẽ được nghe tiếng lộc cộc của những nhà đóng bánh hộc.
 |
Sau khi rang trên cát bằng ngọn lửa to, nếp sẽ nở bung đều. Việc nhặt sạch vỏ trấu là công đoạn mất nhiều thời gian nhất. | Những nguyên liệu làm bánh, gồm: nếp, lạc rang, gừng, nước đường đã thắng và bột nếp. |
|
Men theo những tiếng gõ chày vui tai ấy, chúng tôi tìm đến nhà của vợ chồng ông Trương Khắc Luyến (51 tuổi), bà Tạ Thị Thanh Trà (49 tuổi, cùng trú thôn Mai Xá). Gia đình ông bà đã làm bánh hộc 15 năm nay.
Ông Luyến cho hay, món bánh hộc này được gọi theo tên của dụng cụ tạo ra nó. Chiếc bánh được tạo hình từ chiếc khuôn có một cái hộc, hình chữ nhật, chiều dài khoảng 30cm, ngang khoảng 12cm, sâu 6-7cm.
 |
Người thợ sẽ trộn đều các nguyên liệu lại với nhau. |
“Năm nay, gia đình tôi chỉ nhận đóng 100 hộc, chủ yếu là để làm quà biếu và để dùng. Vì ngày thường cả 2 vợ chồng đều đi làm, lúc nào rảnh tay thì mới tranh thủ làm các công đoạn rồi đóng bánh nên không thể làm được nhiều”, ông Luyến chia sẻ.
Nguyên liệu tạo nên món bánh truyền thống này rất dễ tìm, gồm: nếp, gừng tươi, đường, đậu phộng và bột nếp. Tuy nhiên, việc sơ chế các nguyên liệu này lại tốn rất nhiều thời gian và công sức.
 |
 | Cho nguyên liệu đã trộn vào khuôn để chuẩn bị đóng bánh. |
|
Nếp phải được rang trên chảo có sẵn cát, bằng ngọn lửa to, đảo thật đều tay. Gừng làm sạch, gọt vỏ rồi băm nhỏ. Đường được thắng trên ngọn lửa nhỏ liu riu, đảo đều tay để tạo thành chất để kết dính. Lạc rang vàng, thơm, tạo độ giòn và vị bùi cho miếng bánh.
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, chúng được trộn đều lại với nhau. Sau đó, cho vào một cái hộc hình chữ nhật được làm bằng gỗ rất nặng tay và thực hiện công đoạn nặng nề nhất là đóng bánh hộc.
 |
 | Để đóng được bánh hộc, cần người có sức khỏe, tác dụng lực để đóng lên khuôn bánh. |
|
 |
Việc đóng bánh là công đoạn khó và vất vả nhất. |
Để đóng bánh, phải cần một người khỏe mạnh. Hai tay dùng hai cái chày gỗ đóng vào nhau để tạo sức ép, nén cho bánh kết dính vào nhau thật chắc. Cần từ 7 đến 10 phút để đóng xong một hộc bánh. Khi thấy các nguyên liệu kết dính chặt với nhau là được.
Điều đặc biệt của món bánh truyền thống này là có sự hòa quyện giữa độ dẻo, dịu của nếp với vị ngọt thanh của nước đường pha với gừng băm, cùng vị giòn, béo bùi của lạc. Tất cả, tạo nên món bánh dân dã nhưng ngon lành và thi vị.
 |
 | Bánh hộc sau khi đóng được phủ lên một lớp áo bằng bột nếp nhằm giữ cho bánh khỏi mốc, bảo quản bánh được lâu hơn. Sau đó hong bánh dưới nắng cho khô ráo. |
|
Những người trung niên thường có thói quen khi uống trà xanh thì bày biện thêm dĩa bánh hộc này để nhâm nhi.
Bốn đời làm bánh hộc
Về làng Mai Xá, hỏi vợ chồng ông Trương Văn Thắng (73 tuổi) và bà Lê Thị Dụng (72 tuổi), ai cũng biết, bởi gia đình ông bà đã có truyền thống 4 đời làm bánh hộc.
 |
Nhiều người chăm chú xem cách làm bánh truyền thống chỉ dịp Tết mới có. |
“Cứ đến tháng Chạp là nhà tôi bắt đầu rang nổ (nếp) rồi nhặt vỏ trấu cho sạch. Công đoạn này tốn nhiều thời gian nhất nên phải làm từ đầu tháng. Ngoài nhờ con, cháu phụ việc giúp, chúng tôi còn thuê thêm người làm.
|
 | Khách đến tận nơi mua bánh hộc. Mỗi hộc bánh có giá từ 80- 100 nghìn đồng. |
|
Nghề làm bánh này đã có từ đời ông nội tôi. Đến bây giờ, cháu ngoại tôi vẫn đang đóng bánh. Nghề truyền thống nên cha truyền con nối, cứ đến Tết lại hì hục làm. Trung bình, mỗi năm gia đình tôi đóng khoảng 500 hộc bánh”, bà Dụng chia sẻ.
 |
Khi ăn, dùng dao cắt mỏng hộc bánh ra thành từng miếng. Bánh này thường được dùng kèm với nước trà. |
Anh Trương Khắc Phúc (42 tuổi, con bà Dụng), cho biết: “Việc đóng bánh rất vất vả do phải dùng sức lực để đóng nên rất mệt. Tuy vậy, khi gia đình có ý định sử dụng máy ép công nghiệp để ép bánh vừa nhanh vừa đỡ đỡ tốn sức thì khách lại không đồng tình. Vì là món ăn truyền thống nên khách chỉ muốn làm bằng phương pháp thủ công”.
Xem thêm video: Thương hồ miền Tây chở hoa xuân lên Sài Gòn tìm Tết
Hương Lài

Món ăn ngon làm sang bữa tiệc từ loại rau 'thấm đẫm hồn quê'
Rau muống - thứ rau của quê hương không chỉ để luộc, xào hay nấu canh mà khi được làm thành món này lại trở thành cao sang, ngon vô đối.
" alt="Duy nhất dịp Tết: Cả làng lốc cốc đóng thứ bánh ngọt hảo hạng"/>
Duy nhất dịp Tết: Cả làng lốc cốc đóng thứ bánh ngọt hảo hạng

Với mô hình 3D hang động Sơn Đoòng tại phố đi bộ Hồ Gươm, du khách sẽ có trải nghiệm thú vị trong Chương trình "Quảng Bình trong lòng Hà Nội".
Ngày 16/3 tại Hà Nội, UBND Tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ VHTT&DL tổ chức buổi họp báo quảng bá, giới thiệu văn hoá, du lịch "Quảng Bình trong lòng Hà Nội".
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Bình cho biết, Quảng Bình được mệnh danh là "vương quốc hang động" vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống địa mạo được hình thành trên 400 triệu năm. Không chỉ có vậy, Quảng Bình còn có đường bờ biển dài nhất Việt Nam (116.04km) với nhiều bãi tắm đẹp, hoang sơ, nước trong, cát mịn. Nhằm quảng bá giới thiệu văn hóa vùng đất địa linh nhân kiệt và tiềm năng, thế mạnh của du lịch Quảng Bình đến nhân dân Hà Nội, khách du lịch trong nước và quốc tế, "Quảng Bình trong lòng Hà Nội" sẽ diễn ra từ ngày 25/3 - 27/3.
 |
Ông Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cùng ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì họp báo.
|
Cụ thể, chương trình "Quảng Bình trong lòng Hà Nội" gồm 7 hoạt động chính. Lễ khai mạc chương trình diễn ra vào tối ngày 25/3 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Tại lễ khai mạc, BTC sẽ trình chiếu các clip quảng bá du lịch Quảng Bình, các tiết mục nghệ thuật nổi bật về Quảng Bình, trình diễn áo dài, giao lưu với những người nổi tiếng về các cảm nhận đối với du lịch Quảng Bình như Á hậu Dương Trương Thiên Lý, Ngài Howard Limbert – trưởng đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh, đại diện nhà sản xuất phim 'Kong: Skull Island'… (chương trình sẽ được tường thuật thực trực tiếp trên VTV6).
Chương trình nghệ thuật "Quảng Bình trong câu hát" vào 20h ngày 26 và 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội với 3 phần chính "Quảng Bình trong câu hát", "Ân tình đất mẹ", "Quảng Bình ngày mới" với sự tham gia gia của các ca sĩ như Trọng Tấn, Thành Lê, Tân Nhàn, Phương Thảo, Hồ Ngọc Hà…
Cũng trong khuôn khổ những ngày văn hoá du lịch Quảng Bình này, hội nghị quảng bá, xúc tiến và kết nối du lịch diễn sẽ ra vào sáng ngày 25/3 để giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm mới, nổi bật của du lịch Quảng Bình. Giới thiệu các chính sách thu hút đầu tư và chương trình kích cầu Du lịch Quảng Bình năm 2017. Giới thiệu và xúc tiến du lịch mở đường bay Quảng Bình – Chiềng Mai và Đồng Hới – Cát Bi.
Bên cạnh đó, Triển lãm trưng bày "Quảng Bình – Điểm đến hấp dẫn nhất châu Á (New York times bình chọn)" sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/3 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Triển lãm giới thiệu những bức ảnh tiêu biểu nhất về văn hoá, du lịch Quảng Bình theo các chủ đề: "Quảng Bình - Vương quốc hang động thế giới"; "Quảng Bình - Nơi lung linh biển xanh, cát trắng, nắng vàng"; "Quảng Bình - Nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá"; "Quảng Bình - Thiên đường khám phá và trải nghiệm".
Chương trình tìm hiểu "Quảng Bình – Vương quốc hang động thế giới" kết hợp các hoạt động sân khấu hóa, giao lưu nghệ thuật trong 2 ngày 25,26/3 tại khu vực tượng Lý Thái Tổ, Trung tâm văn hóa Hồ Gươm, Tháp Bút…
Đặc biệt, BTC sẽ tổ chức cuộc thi khám phá "Quảng Bình – thiên đường trải nghiệm" cho du khách bằng việc chụp ảnh tại không gian "Chinh phục Sơn Đoòng giữa lòng Hà Nội", viết lời bình dưới 200 từ và đăng tài trên mạng xã hội facebook và gửi địa chỉ về BTC, trong thời gian từ ngày 25/3 đến 30/4. Trong đó, giải đặc biệt của cuộc thi là 1 vocher tham dự "Chinh phục Sơn Đoòng – hang động lớn nhất trong năm 2018" .
 |
Sơn Đoòng điểm du lịch khám phá lý thú của du khách
|
Điểm nhấn quang trọng của "Quảng Bình trong lòng Hà Nội" là khu vực nhà Bát Giác - nơi không gian văn hoá dân ca hò khoan Lệ Thuỷ được vang lên. Du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp quê hương, đất nước con người Quảng Bình qua những làn điệu dân ca truyền thống được biểu diễn bởi các nghệ nhân dân gian.
Để "Quảng Bình trong lòng Hà Nội" được thành công tốt đẹp, mang dấu ấn khó quên với du khách Thủ đô, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng, Quảng Bình là mảnh đất địa linh nhân kiệt, trong khó khăn đang không ngừng vươn lên, do vậy "Quảng Bình trong lòng Hà Nội" phải làm sâu đậm, toàn diện từ truyền thống đến tương lai. Không nên quá làm dụng các hình ảnh trong các bộ phim của Hollywood. Không thể để Quảng Bình là đảo đầu lâu, biểu tượng của Quảng Bình không thể là King Kong.
"Tuyên truyền về Quảng Bình nhưng đừng biến Phong Nha - Kẻ Bàng thành đảo đầu lâu. Biểu tượng của Quảng Bình là anh dũng trong chiến đấu và sáng tạo trong lao động sản xuất, quê hương của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, của Mẹ Suốt", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
T.Lê
" alt="Chinh phục Sơn Đoòng giữa lòng Hà Nội"/>
Chinh phục Sơn Đoòng giữa lòng Hà Nội