Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3: 'Virus FIFA' tàn phá

Như đã thành nếp nghe, hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” là một chương trình nghệ thuật có chất lượng được khán giả mong chờ trong mỗi dịp ngày Quốc khánh 2/9 hàng năm. |
Sân khấu sang trọng và tối giản hết mức để làm nổi bật âm nhạc và các nghệ sĩ trình diễn.
|
Chương trình năm 2016 này đan xen hài hòa giữa khí nhạc với thanh nhạc cũng là một cách tôn vinh những tác phẩm thanh nhạc, đồng thời là cơ hội để giới thiệu những tác phẩm khí nhạc chọn lọc của tác giả trong nước. Bức tranh giao hưởng thính phòng Việt Nam được giới thiệu một cách khái quát qua tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc 3 thời kỳ khác nhau.
Tác phẩm giao hưởng “Chào mừng” viết cho đàn bầu solo cùng dàn nhạc nổi tiếng quen thuộc của GS. Trọng Bằng thể hiện lối tư duy âm nhạc của các nhạc sĩ thế hệ đầu của nền âm nhạc cách mạng luôn thiên về sự chuẩn mực và cân phương theo lối tư duy âm nhạc cổ điển.
Trong khi đó, dù cũng đầy chất học thuật lại đậm chất dân gian khi khai thác những bài dân ca nổi tiếng ở mỗi vùng khác nhau như “Mưa rơi” dân ca Xê - Đăng, “Trống cơm” cùng âm hưởng dân ca quan họ… Tác phẩm “Bốn bức tranh” của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc tạo cảm giác đầy hứng thú cho người nghe. Chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng đã ghi một dấu son trong lịch sử dân tộc đã được Trần Mạnh Hùng khai thác vào trong tác phẩm “Bạch Đằng Giang”.
 |
Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam góp không nhỏ vào thành công của chương trình.
|
Thay vì nếp cũ thường dễ gặp mô-típ hào hùng, hoành tráng, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ tràn ngập tác phẩm ở dạng đề tài này thì dẫu vẫn có những khoảng khắc hoành tráng nhưng có cảm nhận tác giả đi sâu vào những suy tư nội tâm về sự kiện lịch sử này nhiều hơn. Từ góc nhìn cá nhân về một chiến công lớn trong quá khứ đã tạo được sự tinh tế cho tác phẩm. Phú Quang đúng là một nhạc sĩ sinh ra để sáng tác ca khúc trữ tình.
Điều này đã thể hiện ngay trong chính tác phẩm khí nhạc ông viết cách nay vài thập kỷ mang tên “Tình yêu của biển” viết cho flute cùng dàn nhạc giao hưởng. Có một thú vị là những giai điệu trong “Tình yêu của biển” đã trở nên quen thuộc khi nó được giới thiệu nhiều lần trên Đài Tiếng nói VN, nhiều khi tác phẩm được cắt từng phần nhỏ để làm nhạc nền minh họa của đài nhưng có lẽ, phải tới chương trình nhiều người mới biết nó là sáng tác của Phú Quang. Vừa đắm mình trong không gian âm nhạc, tôi vừa mường tượng giá như có nhiều cơ hội để “Bốn bức tranh”, “Bạch Đằng Giang”, “Tình yêu của biển”… đến với công chúng, nhất là giới trẻ thì hay biết mấy.
 |
Ca sĩ Thành Lê và Lê Anh Dũng
|
Đương nhiên lối hát bel canto (hát đẹp) trong nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp đã được các ca sĩ phát huy trong chương trình hòa nhạc. Nếu cảm nhận nhỏ hơn nữa có thể thấy có 3 màu giọng khác nhau và vì thế chế độ âm thanh cho mỗi màu cũng có những khác biệt nhất định. Trong khi, Thành Lê và Lê Anh Dũng cùng xuất hiện với những ca từ tràn đầy tình yêu đôi lứa trong “Tình ca Tây Bắc” (Bùi Đức Hạnh), với lối hát thính phòng pha màu sắc pop tạo cảm giác gần gũi với người nghe.
Vẫn lối hát này được hai nghệ sĩ tiếp tục thể hiện trong phần đơn ca xuất hiện sau đó. Lê Anh Dũng vừa tình cảm, vừa hào sảng trong “Chào sông Mã anh hùng”. Nếu như Lê Anh Dũng, Thành Lê có vẻ đang pop hóa thính phòng thì Tùng Dương lại cho khán giả cảm nhận xu hướng ngược lại, thính phòng hóa nhạc nhẹ khi thể hiện ca khúc “Người là niềm tin tất thắng” (Chu Minh). Đương nhiên phần trình diễn của Tùng Dương tạo được ấn tượng với khán giả, nhất là khi anh thể hiện “Hồ trên núi” (Phó Đức Phương) đầy hào sảng.
 |
Ca sĩ Tùng Dương
|
Trong khi NSƯT Đăng Dương vẫn giữ được phong độ và chuẩn mực của một giọng hát thính phòng khi thể hiện “Dáng đứng Việt Nam” (Nguyễn Chí Vũ) thì NSƯT Hồng Vy có lẽ là người thiệt thòi nhất khi phần trình bày của chị với ca khúc “Cảm xúc tháng Mười” (Nguyễn Thành – Tạ Hữu Yên) có hơi chút vấn đề về âm thanh hơi nhỏ so với các ca sĩ khác khiến cho không ít khán giả cảm thấy khó nghe khi phần dàn nhạc có vẻ như lấn át giọng hát. Nhưng cũng vì điều chừng như sự cố nhẹ này đã lại khiến cho phần trình diễn của Hồng Vy đậm tính thính phòng hơn, khi mà toàn bộ khán giả phải rất tập trung mới có thể thưởng thức và cảm nhận được đầy đủ.
 |
Ca sĩ Hồng Vy
|
Yếu tố dân tộc là sợi dây xuyên suốt toàn bộ chương trình. Nó không chỉ nằm trong nội dung mà còn trong màu sắc, chất liệu âm nhạc của từng tác phẩm. Từ những tác phẩm có quy mô lớn viết cho dàn nhạc cho tới ca khúc, hầu như chất liệu âm nhạc dân gian luôn tràn ngập. Đây là một thủ pháp hết sức quen thuộc và có từ lâu đời trong lịch sử âm nhạc thế giới. Ngoài ra nó còn hết sức hữu ích cho công chúng Việt, vốn phần nhiều trong số đó không hẳn là khán giả của dòng nhạc giao hưởng thính phòng đó là đã tạo được cảm giác gần gũi, dễ tiếp cận, dễ hình dung ra tinh thần của tác phẩm.
Một chương trình được tổ chức trong dịp lễ trọng đại của dân tộc, một danh sách những tác phẩm ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, với Lãnh tụ cũng như tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm… Còn gì bằng khi trong không khí ngày Quốc khánh 2/9 lại ngồi tại Nhà hát lớn Hà Nội, một chứng tích lịch sử quan trọng, để lắng nghe những giai điệu về truyền thống yêu nước trải dài ở khắp các địa phương trên cả nước để rồi kết thúc bằng bản hoan ca “Đất nước trọn niềm vui” (Hoàng Hà).
 |
Ca sĩ Đăng Dương
|
Có một điều tôi cho rằng đặc biệt thú vị, nó thể hiện quan điểm của nhạc sĩ phụ trách âm nhạc của chương trình là dù tính chất anh hùng ca trong những tác phẩm giao hưởng, trong những bản chính ca đã được tôn vinh với âm lượng vừa đủ, trong khi đó tính chất trữ tình cũng được đề cao cùng sự tinh tế trong cách phối khí ca khúc. Từ đây có thể mường tượng ra khuynh hướng đời sống hóa âm nhạc giao hưởng thính phòng.
Khác biệt so với khuynh hướng giao hưởng hóa nhạc đại chúng nhằm nâng cao và tôn vinh những tác phẩm, giọng ca đã được đời sống âm nhạc đại chúng ghi nhận trong chính “Điều còn mãi” thời gian trước đây. Điều này đồng nghĩa, có thể “Điều còn mãi” sẽ dần khu biệt đối tượng khán giả sang lượng khán giả “tinh”. Tuy nhiên nó lại vô cùng cần thiết cho đời sống âm nhạc thời điểm này. Hơn nữa, nếu tiếp tục đi theo hướng này, thông qua “Điều còn mãi” bè bạn quốc tế có thể nhận biết được bức tranh khái quát nhưng đầy đủ về nền âm nhạc nước nhà.
 |
Nhạc sĩ Phó Đức Phương ghi vào sổ lưu niệm của hòa nhạc Điều còn mãi 2016.
|
Nguyễn Quang Long
Ảnh:Phạm Hải" alt=""/>Điều còn mãi 2016: Hòa nhạc đa sắc tôn vinh nghệ thuật đỉnh cao

 |
Bí ẩn xung quanh cây đại thụ 700 tuổi cứ bị chặt lại có người ngã bệnh |
Kể từ khi nhà ga Kayashima đi vào hoạt động năm 1910, cây long não này đã ở đó, che nắng mưa cho hành khách. Suốt hàng chục năm, cây long não "không làm phiền" bất cứ ai.
Cho tới khi dân số Nhật Bản bắt đầu tăng với tốc độ chóng mặt, tình trạng quá tải trở thành vấn đề nghiêm trọng khiến chính quyền địa phương nhận định rằng nhà ga Kayashima cần được mở rộng để đón lượng khách lớn hơn.
Kế hoạch trên được thông qua vào năm 1972 và cây long não già sẽ bị đốn hạ. Tuy nhiên, cũng từ đó, nhiều chuyện kỳ lạ đã xảy ra.
Trang Spoon & Tamago cho biết, cây cổ thụ này vốn gắn với một ngôi đền thờ linh thiêng tại địa phương. Nơi đây thờ cúng các vị Thần. Bởi vậy, thông tin về cây sắp bị đốn hạ khiến nhiều người dân địa phương bất bình và phản đối.
Những câu chuyện truyền miệng được kể lại liên quan tới các sự kiện trùng hợp đáng sợ xảy ra trong khoảng thời gian đó.
 |
Bí ẩn xung quanh cây đại thụ 700 tuổi cứ bị chặt lại có người ngã bệnh |
Cụ thể, một số người dân cho biết, họ thấy một con rắn trắng trườn trên cành cây. Số khác lại khẳng định có khói trắng bốc lên từ đây. Khi một cành long não bị cắt bỏ, một người công nhân đã đổ bệnh.
Trên trang July's Culture Medium, một người Mỹ có tên July McAtee từng có thời gian sống tại Nhật Bản, đã chia sẻ câu chuyện huyền bí hơn về cây đại thụ này. Đồng nghiệp của July cho biết, người dân giữ lại cây vì sự sợ hãi và mê tín.
Trước đó, người ta từng định đốn hạ cây hai lần, nhưng mỗi lần như vậy đều có ai đó qua đời. Người địa phương tin rằng, thần linh muốn cây được sống, nên phải từ bỏ việc chặt hạ và mở rộng nhà ga xung quanh gốc cây.
 |
Bí ẩn xung quanh cây đại thụ 700 tuổi cứ bị chặt lại có người ngã bệnh |
Qua nhiều lần tranh cãi, cuối cùng, các quan chức địa phương đã đồng ý và cam đoan giữ lại cây cổ thụ này. Tới năm 1980, việc cải tạo nhà ga đã hoàn thành.
Nhờ sự bảo vệ mạnh mẽ có phần tâm linh của người dân, cây long não vẫn tồn tại. Trong khi đó, quần thể kiến trúc nhà ga Kayashima được xây bao quanh.
Theo Dân trí
Cây trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi chết bất thườngMột thời gian sau khi tôn tạo nền đất, khu vực xung quanh gốc…, cây trôi cổ thụ khoảng 300 năm tuổi bất ngờ bị chết khô khi chưa kịp đăng ký cây di sản." alt=""/>Bí ẩn xung quanh cây đại thụ 700 tuổi cứ bị chặt lại có người ngã bệnh
Chú gà thích ngủ võng có tên là Trắng (2 tuổi) đang được gia đình chị Trần Thị Thúy Ngân ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chăm sóc và cưng chiều như một thành viên trong gia đình. |
Chú gà thích ngủ võng của gia đình chị Ngân (Ảnh: Bảo Kỳ). |
Chị Ngân cho biết, gia đình chị vốn kinh doanh gà, khoảng 2 năm trước chồng chị chị đã mua con gà này với giá 280.000 đồng.
"Lúc mới đem về nó nặng hơn một kg, chồng tôi nhốt nó khoảng 4,5 ngày thì thả nó ra cho nó quen hơi người. Từ đó nó dạn dĩ hơn, quấn quýt các thành viên trong gia đình đặc biệt rất thích chơi với con gái lớn của tôi", chị Ngân vui vẻ nói.
Chú gà tên "Trắng" là gà trống, thuộc giống gà tre lai nên kích thước có phần lớn hơn gà tre cùng loài. Sau gần 2 năm chăm sóc, Trắng giờ đây đã nặng hơn 2kg.
 |
Chân gà nổi vảy rồng và cựa màu vàng nhìn rất đẹp (Ảnh: Bảo Kỳ). |
Theo gia chủ, chú gà này khá kén ăn, không ăn lúa hay gạo trắng mà chỉ ăn gạo lức hay hạt hướng dương. Khi thành viên trong nhà cầm túi hạt hướng dương, gà Trắng sẽ chạy theo loanh quanh dưới chân hoặc trèo lên người mổ vào chân hoặc tay để xin ăn. Đặc biệt chú gà thích nằm ngửa trên võng để ngủ.
Tận mắt chứng kiến chú gà nằm ngủ ngửa đung đưa trên võng, anh Trần Quốc Phong (ngụ xã Phong Hòa, huyện Lai Vung) tỏ ra khá bất ngờ: "Tôi nuôi gà đã nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ gặp được một con gà đặc biệt như thế.
 |
Mào gà đỏ chót, lông trắng tinh (Ảnh: Bảo Kỳ). |
Những con gà khác sẽ sợ người lạ và rất khó đụng vào nó nhưng con này rất dạn dĩ và hung dữ. Lúc tôi đưa tay đụng vào nó, nó liền xù lông, thủ thế chuẩn bị tấn công tôi. Đã thế con gà này còn có tướng ngủ quá bá đạo, không lẫn vào đâu được".
Theo anh Phong, ngoài tư thế ngủ độc lạ, gà Trắng còn sở hữu vẻ ngoài lanh lợi, lông đẹp và đều màu, có tính hiếu chiến.
 |
Chú gà thông minh với sở thích ngủ võng của gia đình chị Ngân (Ảnh: Bảo Kỳ). |
Từ ngày có sự xuất hiện của thành viên đặc biệt, ngôi nhà của chị Ngân rộn rã tiếng cười hơn khi gà Trắng quấn quýt hay pha trò với mọi người.
Có khá nhiều người biết gia đình chị đang sở hữu chú gà đặc biệt, ngỏ ý bỏ ra 5 triệu đồng để mua nhưng gia đình chị Ngân không bán.
Theo Dân Trí

Chú chó trưa nào cũng mang cơm ra đồng cho chủ
Đều đặn mỗi trưa, chú chó mục đồng nhanh nhẹn mang cơm cho chủ, đợi ông chủ ăn xong rồi lại quay về nhà.
" alt=""/>Chú gà không ăn thóc, thích ngủ võng ở Đồng Tháp