
Thầy bói thu tiền tỷ, khách lao đao vì nợ nần
Thầy bói cầm nhang đánh chửi khách là “cave”
Đầu năm thầy bói đắt như tôm tươi
Xem bói đánh ghen, canh giờ làm “chuyện ấy”
Trả lời câu hỏi: “Vì sao một ngôi trường có bề dày lịch sử hơn 150 năm như Cornell lại chọn hợp tác cùng một trường đại học “non trẻ” như VinUni”?, GS. Max Pfeffer đánh giá, việc kiến tạo một trường đại học tinh hoa tại Việt Nam và trên thế giới cũng là một cơ hội lớn với Cornell.
Trong lịch sử phát triển, hiếm khi Cornell tham gia kiến tạo một trường đại học hoàn toàn mới. Vậy nên, với một ngôi trường có bề dày lịch sử lâu năm như Cornell, một mặt sẽ cung cấp kinh nghiệm chuyên môn cho VinUni. Mặt khác đây cũng là cơ hội để Cornell “viết” nên một câu chuyện thành công của mình, nhân rộng tầm ảnh hưởng ở Việt Nam.
“Giai đoạn ban đầu, chúng tôi làm việc cùng nhau trong việc tuyển dụng các nhà lãnh đạo cấp cao cho VinUni gồm: hiệu trưởng, viện trưởng và các cán bộ nhân sự chủ chốt cùng nhau tạo lập nên những nền móng của một trường đại học… Giai đoạn tiếp theo, cùng với VinUni, chúng tôi tiến hành tuyển dụng đội ngũ giảng viên đến từ khắp thế giới và Việt Nam. Đến giai đoạn triển khai, chúng tôi chào đón lứa sinh viên đầu tiên nhập học VinUni, chúng tôi bắt đầu phát triển chương trình học. Theo đó, các giáo sư của cả VinUni và Đại học Cornell đều cùng tham gia xây dựng nội dung giảng dạy với chất lượng cập nhật thế giới… Hiện tại, chúng tôi đang tập trung xây dựng các chương trình phát triển trải nghiệm sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên học tập trao đổi tại nước ngoài, mở rộng trải nghiệm học tập đa dạng hơn nữa”, GS. Max Pfeffer nói thêm.
Năm 2018, Đại học Cornell phái GS. Rohit Verma - Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế Trường kinh doanh Cornell SC Johnson sang làm Hiệu trưởng sáng lập của VinUni. Đây là bước đi quan trọng trong thoả thuận hợp tác chiến lược giữa Vingroup và 2 trường Đại học top 20 thế giới là Cornell và Pennsylvania (Mỹ).
Sau 5 năm, GS. Rohit Verma đã cùng đội ngũ VinUni đạt được nhiều thành quả; nổi bật trong đó là đưa VinUni trở thành trường “Đại học trẻ nhất châu Á - Thái Bình Dương” đạt tiêu chuẩn QS Star 4 sao toàn diện với 7 tiêu chí đạt cấp 5 sao. Trường chiêu mộ đội ngũ giáo sư, giảng viên xuất sắc cùng gần 800 sinh viên tài năng đến từ 20 quốc gia trên thế giới.
Xây dựng thế hệ sinh viên toàn cầu giàu tài năng, bản lĩnh
Đến nay, VinUni đã tạo lập được mạng lưới kết nối những sinh viên giàu tiềm năng, những người trẻ tuổi, có khát vọng, trí tuệ, bản lĩnh, chủ động thay đổi vì những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống.
Các chương trình học được trường thiết kế dựa trên những vấn đề của xã hội và khuyến khích sinh viên giải quyết các thách thức đó. Ví dụ, trong 2 năm qua, một nhóm sinh viên Cornell đã cùng sinh viên VinUni thực hiện một dự án kết nối cộng đồng về cải thiện chất lượng sức khỏe tinh thần cho trẻ em chịu tổn thương, bạo hành tại Việt Nam. Theo đó, sinh viên Đại học Cornell, VinUni cùng các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam đã đưa ra các đề xuất thay đổi chính sách cho nhóm đối tượng này.
Trong thời kỳ đầu của Covid-19, năm 2020, sinh viên Đại học Cornell đã học tập kỳ trao đổi tại VinUni. 2 năm sau, Đại học Cornell cũng chào đón các sinh viên đầu tiên của VinUni tham gia học tập trao đổi tại Viện Kinh doanh Quốc tế, Kỹ thuật và Khoa học Máy tính.
GS. Max Pfeffer lý giải: “Thông thường sinh viên Mỹ có xu hướng học tập trao đổi tại các trường châu Âu. Việc đến VinUni, đến Việt nam sẽ giúp các em có trải nghiệm đa dạng và khác biệt hơn. Chúng tôi cũng đang mở rộng nhiều cơ hội khác nhau cho sinh viên VinUni. Các em có thể tới du học trao đổi, kỳ học ngắn hạn và các dự án hợp tác nghiên cứu tại Cornell”.
Cũng như Cornell, tại VinUni, nghiên cứu khoa học luôn bắt đầu từ những thách thức, những câu hỏi chưa có lời giải đáp của cuộc sống. Mô hình "Studio", “Maker Space” đột phá của Cornell đã hiện hữu dáng dấp tại VinUni với sự ra đời của Trung tâm Khởi nghiệp E-Lab, ươm mầm cho các dự án khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của sinh viên trong trường.
Tăng cường hợp tác các trường đại học danh tiếng thế giới
Cuối năm 2022, Trường Đại học VinUni đạt chứng nhận tiêu chuẩn QS Stars 4 sao của tổ chức xếp hạng giáo dục thế giới QS - Quacquarelli Symonds (Anh), trong đó có tới 7 tiêu chí đạt điểm tối đa 5 sao. Thành tựu trên đã đưa VinUni đã trở thành trường đại học “trẻ tuổi nhất châu Á - Thái Bình Dương” đạt được 7 tiêu chí 5 sao chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động.
TS. Lê Mai Lan - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng trường VinUni cho hay, Tập đoàn Vingroup đã tài trợ không hoàn lại cho VinUni 6.500 tỷ đồng. Trong đó, có 3.000 tỷ đồng dành cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và cấp học bổng cho sinh viên tài năng, những người trẻ có khát vọng có trí tuệ và bản lĩnh; giúp họ thực hiện các ước mơ làm chủ cuộc sống, thay đổi chính mình và phụng sự xã hội.
Trong tương lai, VinUni sẽ tiếp tục hợp tác mạnh mẽ với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, đồng thời tăng cường giảng dạy và nghiên cứu, mở rộng quan hệ đối tác với các trường đại học uy tín trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn 5 năm lần thứ hai, VinUni xác định 2 kế hoạch lớn.
Đầu tiên là tiếp tục nâng cao uy tín và chất lượng của các chương trình đào tạo, bổ sung thêm ngành mới, mở rộng quy mô và đạt các chuẩn kiểm định quốc tế trong chương trình. Đây là một kế hoạch trọng tâm, đòi hỏi nỗ lực khổng lồ và quyết tâm cao độ của đội ngũ VinUni.
Tiếp theo, để khẳng định được các đóng góp cụ thể và giá trị của VinUni với cộng đồng xã hội - ở Việt nam và trên thế giới, VinUni sẽ tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển ứng dụng, đặc biệt là trong các lĩnh vực sức khỏe thông minh, môi trường thông minh và đổi mới sáng tạo. Theo đó, nhà trường sẽ thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm, giải pháp có tính đổi mới sáng tạo và ứng dụng cao.
Thế Định
" alt=""/>Giáo sư ĐH Cornell thán phục tốc độ phát triển của VinUniTheo ĐB, trẻ nào cũng có năng khiếu về một số lĩnh vực nào đó, không giỏi Toán, Lý, Hóa thì Văn, Sử, Địa, không giỏi ngoại ngữ, tin học sẽ nổi trội âm nhạc, hội họa, thể thao. Thầy cô và gia đình cần quan tâm, phát hiện và bồi dưỡng để học sinh nào cũng giỏi được một số môn, được công nhận năng lực.
ĐBQH đề nghị ngành giáo dục có quy chế giúp học sinh có cơ hội dù là hoạt động cá nhân hay trong nhóm được xuất hiện 1 lần/tháng trước lớp, 1 lần/năm trước trường để thể hiện bản thân, hòa nhập, thỏa mãn mong muốn được công nhận.
ĐB Nguyễn Văn Cảnh cũng nêu một thực trạng "con cái hay cãi lại lời khuyên của cha mẹ dù là lời khuyên đúng". Ông cho rằng một trong những lý do là cha mẹ dạy con quá nhiều thứ mà không chọn lựa thứ tự ưu tiên. Nhiều cha mẹ nói con không nghe nhưng cũng lời nói đó thầy, cô nói các em lại vâng lời.
Ông Cảnh cho rằng đối với trẻ chưa được lễ phép, cha mẹ cần dạy trẻ một cách khoa học. Phụ huynh tránh nói trẻ hỗn, vô lễ mà hướng dẫn trẻ cách làm đúng, vì tính cách ứng xử của trẻ không phải tự nhiên có mà do nghe thấy được từ người lớn.
Dẫn ví dụ trẻ em nước ngoài sau khi học thuộc bài hát ABC lại học tiếp bài hát "Please, sorry, thank you", ĐB đề nghị lớp mầm non sau khi dạy các cháu biết chữ cái ABC cần dạy tiếp cách nói: "Xin vui lòng, xin lỗi, cảm ơn" trước khi học bảng cửu chương hay học lập trình vi tính.
Đề xuất đưa giáo dục giới tính trở thành môn học độc lập
ĐB Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) lại nêu vấn đề về những hệ lụy đáng tiếc, đau lòng của quan hệ tình dục tuổi vị thành niên dù không phải là chuyện mới.
"Mang thai ở tuổi thành niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề sức khỏe, điều này còn làm mất đi nhiều cơ hội học tập, lựa chọn của các em trong cuộc sống", nữ ĐB nói.
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục giới tính được đưa vào các môn học chính thức bắt buộc lồng ghép trong môn học tự nhiên xã hội từ lớp 1, 2, 3 và chương trình môn Khoa học lớp 4, 5. Ở bậc THCS, nội dung này ở cuối chương trình Sinh học lớp 8.
Tuy nhiên, theo ĐB Dung, nội dung vẫn còn mỏng, kiến thức mới dừng lại ở lý thuyết, giáo viên còn lúng túng trong triển khai dạy, học sinh mới chỉ hiểu chứ chưa áp dụng để bảo vệ bản thân.
ĐB đặt vấn đề, Bộ GD-ĐT cân nhắc, xem xét đưa giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản thành một môn học độc lập, có chương trình riêng, giáo trình riêng, nội dung được thiết kế phù hợp theo sự phát triển của từng lứa tuổi ở mỗi bậc học, ngoài giáo trình chuẩn, khoa học. Người đứng lớp phải là chuyên gia có kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn, giải thích thắc mắc của học sinh.
Trao đổi lại sau đó, ĐB Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho biết, nước ta đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, hướng đến học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết.
Thế nhưng hiện nay, bạo lực học đường có những biểu hiện đáng lo ngại, theo ý kiến của ĐB Cảnh, ĐB Dung nêu những việc đau lòng của ngành giáo dục trong thời gian vừa qua phần nào đã nói lên văn hóa học đường chưa được quan tâm đúng mức. Theo ĐB, vấn đề này có nguyên nhân từ nhiều phía, từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận đây là trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong việc xây dựng mối quan hệ trong nhà trường trên cơ sở tình thương, sự bao dung, lòng vị tha, sự thẳng thắn, trung thực và trách nhiệm thông qua các hoạt động diễn ra trong nhà trường, từ bài học chính khóa đến hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Bà Thanh đề nghị Bộ GD-ĐT cần đẩy mạnh chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải có thế giới quan khoa học để hiểu rõ, nắm vững mục tiêu giáo dục...
Cần đẩy mạnh việc tổ chức những chương trình ngoại khóa thiết thực, nhất là hoạt động đối thoại để học sinh lắng nghe và chia sẻ quan điểm, cách nhìn của học sinh về những vấn đề được dư luận quan tâm. Đây là hoạt động bổ ích để xây dựng các mối quan hệ, tạo sự đồng thuận giữa thành viên trong nhà trường.
ĐB nhấn mạnh, cần quan tâm xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình. Trong mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình lâu nay đòi hỏi nhiều về trách nhiệm của phụ huynh mà quên rằng phụ huynh cũng cần phải hiểu về mục tiêu của nhà trường, phải có những thông tin minh bạch để tạo niềm tin.
Điều đáng nói là văn bản trong đề thi so với văn bản trong SGK Ngữ văn 7 nói trên có sự khác biệt. Một câu văn đã được đưa thêm vào có nội dung như sau: "Đạo là đường, âm đạo là con đường đầu tiên đưa em ra với ánh sáng, cho em được chính thức làm người".
Chiều 22/5, trao đổi với VietNamNet, bà Văn Liên Na - Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh, khẳng định: "Đề văn được lan truyền trên mạng xã hội không phải đề thi của Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh trong buổi thi thử môn Ngữ Văn vào lớp 10 ngày 21/5 vừa qua".
Chia sẻ cụ thể hơn, bà Văn Liên Na cho biết đề thi của Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cũng lấy ngữ liệu thuộc văn bản "Câu chuyện về con đường" của tác giả Đoàn Công Lê Huy nhưng là đoạn ngữ liệu in trong Ngữ văn 7.
“Nội dung đề thi lan truyền trên mạng khác với đề thi thật của nhà trường không chỉ ở phần II nghị luận xã hội mà ngay cả câu số 3 trích đoạn thơ trong phần I cũng không giống đề thi của trường.
Tôi cũng không hiểu vì lý do nào mà một số người lại lấy ngữ liệu sai rồi gán thành đề thi của trường”, bà Liên Na cho hay.
Cũng theo vị phó hiệu trưởng này, sau khi học sinh làm bài thi, bản nháp và đề thi đều bị giám thị thu lại nên không có chuyện phát tán ra ngoài. Quy trình ra đề thi của trường Lương Thế Vinh cũng là quy trình khép kín, nội dung đề thi cũng được xem xét dưới góc độ câu từ có phù hợp với học sinh hay không.
“Thông thường mỗi đề thi nhà trường cử hai giáo viên. Các thầy cô này sẽ bị “nhốt” trong quá trình ra đề để đảm bảo đề khi không lộ ra ngoài. Thầy cô không được dùng điện thoại di động. Sau khi học sinh thi xong, giáo viên ra đề mới được ra ngoài”, bà Văn Liên Na nói.
Được biết, đoạn văn được cho là nhạy cảm trong đề thi lan truyền trên mạng đúng với văn bản gốc đã in cuốn "Viết cho những điều bé nhỏ - Gửi em, mây trắng" của tác giả Đoàn Công Lê Huy, sách xuất bản năm 2016, chỉnh lí năm 2021 (NXB Kim Đồng). Tuy nhiên, khi đưa vào SGK lớp 7 phía nhà xuất bản có xin phép tác giả bỏ câu đó và nhận được sự đồng ý.