![]() |
T. bị B. đánh liên tục và vật ngã xuống sàn lớp học. |
Theo đó, vào cuối buổi học sáng ngày 19/3, khi một số bạn đã ra khỏi lớp, nữ sinh H.T..T .B. (lớp 8A) đã đánh nữ sinh N.T.Th.T. (cùng lớp) vì cho rằng T. đã lườm mình (nhìn với ánh mắt khó chịu – PV).
Về nhà, T. kể lại sự việc với gia đình và gia đình đã báo với nhà trường.
Đoạn clip được bạn cùng lớp ghi lại và đăng lên Facebook khiến nhiều người phẫn nộ.
Trong clip, B liên tục tát vào mặt, túm tóc, đánh vào đầu và xô T. ngã xuống nền.
![]() |
Trường THCS thị trấn Gio Linh. |
B. đã đánh T. liên tục trong khoảng 5 phút. Trong khi đó, nạn nhân chỉ biết im lặng chịu trận. Nữ sinh B thậm chị càng lúc tát càng mạnh tay hơn, miệng liên tục chửi thề.
Có nhiều học sinh ở trong lớp chứng kiến sự việc nhưng chỉ có một bạn nữ vào can ngăn, một số nam sinh còn đùa giỡn trong khi bạn bị đánh.
Phía nhà trường cho biết, sau khi bị đánh, nữ sinh T. bị ảnh hưởng tâm lý nên gia đình và nhà trường phải động viên rất nhiều.
“Nhà trường rất tiếc vì xảy ra sự việc này, đây là việc không ai mong muốn. Nhà trường đã báo cáo sự việc này với cấp trên. Phía trường cũng đã động viên học sinh ổn định tâm lí và phối hợp với 2 gia đình để giải quyết vụ việc”, Hiệu trưởng Trần Đình Hải nói.
Hương Lài
Ngày 25/3, em T.H.L (học sinh lớp 10, Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều), vẫn chưa hết hoảng hốt sau khi bị nhóm bạn đổ "chất lạ" vào miệng phải nhập viện cấp cứu.
" alt=""/>Nữ sinh Quảng Trị tát bạn tới tấp ngay trên bục giảng![]() |
Anh Chương đã điều trị Covid-19 hơn 3 tháng nay. Bàn tay của anh sưng phù, sức khỏe suy kiệt. |
![]() |
Do không có bảo hiểm y tế nên chi phí điều trị hậu Covid-19 của anh rất tốn kém. |
Ngày 12/8/2021, anh Tạ Văn Chương được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 trong tình trạng khó thở, lập tức được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để điều trị. Ngay sau đó, cả gia đình chị đều được xác định đã bị lây nhiễm. Trong đó, 2 con trai, con dâu và 2 cháu nội đều có triệu chứng nhẹ, sau khoảng 5-7 ngày thì hết, còn chị bị nặng và kéo dài hơn.
May mắn chị Trinh và các con cháu đều bình an, nhưng anh Chương thì nằm viện chưa biết ngày về. Hơn 2 tháng anh điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, chị chỉ có thể hỏi thăm tình hình sức khỏe của anh qua bác sĩ. Suốt thời gian dài gia đình chị sống trong hoang mang, lo sợ.
Khoảng 2 tuần trước, anh Chương được chuyển sang Khoa Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu (Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp), lúc này, chị Trinh mới được vào chăm sóc chồng. Thế nhưng, chưa kịp vui mừng, gia đình chị đã tiếp tục phải đối mặt với khó khăn chồng chất.
![]() |
Nửa tháng chăm chồng hậu Covid-19, chị Trinh nhiều đêm không ngủ được vì lo sợ anh Chương không qua khỏi. |
“Lúc mới chuyển sang, chồng tôi còn nhận biết được, tôi gọi thì đáp lời. Nhưng sau đó, anh ấy thường xuyên co giật, bác sĩ phải cho thuốc an thần, đến giờ thì cứ mê man hoài. Không biết anh còn nằm viện đến khi nào, chúng tôi kiệt quệ rồi”, chị khóc nấc.
Bác sĩ Trần Nguyễn Bính Minh Hoàng, Khoa Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu cho biết, anh Chương được nhập viện trong tình trạng suy kiệt, phù 2 tay, thiếu máu, nhiễm trùng, động kinh, viêm phổi. Bởi vi khuẩn kháng đa thuốc, các bác sĩ đang cân nhắc sử dụng thuốc kháng sinh mạnh cho anh. Tuy nhiên, do không có bảo hiểm y tế, nên chi phí điều trị khá tốn kém.
Chị Trinh cho hay, từ khi anh Chương được chuyển sang đây, gia đình chị được yêu cầu đóng tạm ứng viện phí 2 lần, 1 lần 20 triệu và 1 lần 15 triệu. Thế nhưng vay mượn khắp nơi, đến nay, chị mới chỉ đóng được 15 triệu đồng, số còn lại chưa biết làm sao để xoay sở.
![]() |
Bác sĩ Minh Hoàng hướng dẫn chị Trinh cách chăm sóc người bệnh hậu Covid-19. |
Trước thời điểm dịch bệnh bùng phát, vợ chồng chị và người con trai đầu đều đi làm hồ, con dâu ở nhà chăm sóc 3 đứa nhỏ. Cuộc sống ở thành phố đắt đỏ, cả gia đình phải chen chúc trong phòng trọ nhỏ, chi tiêu chắt bóp cũng chỉ đủ ăn.
“Đợt dịch, vợ chồng tôi làm cố thêm mấy ngày để kiếm sống, cả nhà 7 miệng ăn chứ có ít đâu. Không ngờ vừa nghỉ làm được khoảng 2 tuần thì bị nhiễm bệnh hết”, chị Trinh bất lực.
3 tháng thất nghiệp, nhờ gạo của chính quyền địa phương cùng 2 đợt nhận tiền hỗ trợ Covid-19, gia đình chị sống tạm qua ngày. Nhưng hiện tại, với khoản viện phí “trên trời rơi xuống”, họ không biết cậy nhờ ai.
Hai bên nội ngoại đều nghèo khổ, dịch bệnh vẫn còn phức tạp nên chẳng thể đỡ đần cho gia đình chị. Đến nay, một mình con trai cả cật lực đi làm may ra chỉ đủ nuôi con nhỏ. Người phụ nữ quê mùa nhìn chồng nằm mê man rồi lại khóc nghẹn.
Chị ngước đôi mắt đỏ quạch, hỏi trong lo sợ: “Liệu chồng tôi có cơ hội về với gia đình không cô? Chứ không có người trụ cột, mẹ con tôi biết phải làm sao!”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: