Thứ hai, sàng lọc virus HPV. Đây là virus gây u nhú ở người, ký sinh trong tế bào cổ tử cung, làm biến đổi hình thể của tế bào tạo ra các bất thường. Virus này có nhiều type. Trong đó, các type có nguy cơ ung thư cao lầ 16, 18, 31, 45 (60-70% người mang type virus này có thể bị ung thư). Các type khác nguy cơ thấp hơn hoặc chỉ gây u nhú. Khi bạn làm xét nghiệm HPV, nếu dương tính bạn sẽ biết nguy cơ ung thư cổ tử cung ở mức độ nào.
Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung được khuyến cáo 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên. Theo nhiều khyến cáo, phụ nữ trên 25 tuổi nên làm xét nghiệm virus HPV. Tuy nhiên, người quan hệ tình dục sớm nên thực hiện tầm soát sớm. Bởi chúng tôi từng mổ cho một nữ bệnh nhân mới 23 tuổi, quan hệ tình dục từ năm 15-16 tuổi.
Nếu dương tính HPV, bạn nên xét nghiệm lại mỗi năm một lần. Nếu có kết quả âm tính, bạn cần xét nghiệm ba năm một lần. Phụ nữ mãn kinh nếu có kết quả khám trước đó đều âm tính sẽ dừng sàng lọc ung thư ở tuổi 65.
Ung thư vú
Việc sàng lọc ung thư vú rất đơn giản và không tốn kém. Nếu 20 tuổi, bạn nên tự khám vú ở nhà. Khi nhận thấy các bất thường ở vú như u, cục, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra lại.
Phụ nữ trên 30 tuổi cần được sàng lọc bằng khám lâm sàng và siêu âm. Từ 40 tuổi, phụ nữ cần khám lâm sàng, siêu âm và chụp nhũ ảnh. Trường hợp có mẹ, chị em gái, dì bị ung thư vú sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm gene. Người mang gene bệnh sẽ được sàng lọc sớm và kỹ lưỡng hơn.
Ung thư buồng trứng
Đây là ung thư không dự phòng được, bệnh xuất phát ở bất cứ lứa tuổi nào, phổ biến nhất là giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng ngày càng trẻ hóa. Chúng tôi từng mổ cho bé gái vừa dậy thì đã mắc bệnh này.
Để sàng lọc ung thư buồng trứng, bạn nên đi siêu âm hàng năm. Nếu có u nang, bác sĩ sẽ đánh giá và định vị nguy cơ ung thư. Bạn có thể làm các xét nghiệm gợi ý tìm ung thư như CA125, HE4… Tuy nhiên, nhiều căn bệnh khác cũng khiến chỉ số CA125 tăng cao.
Theo người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long, kế hoạch này hướng tới mục đích “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động GD-ĐT; đổi mới quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GD-ĐT; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục”.
Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long cho biết, mục tiêu hướng đến năm 2025 là đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hằng ngày đối với nhà giáo, người học.
Theo đó, 50% học sinh, học viên, và nhà giáo có đủ điều kiện về phương tiện, đường truyền, phần mềm để tham gia hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.
Hình thành kho học liệu trực tuyến của tỉnh (có thể kết nối đến kho học liệu trực tuyến quốc gia) đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho trên 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông.
Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục
100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số. Trong đó, người học và nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn quốc.
80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ GD-ĐT và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.
100% thủ tục hành chính được triển khai dịch vụ công trực tuyến
Kế hoạch của Sở GD-ĐT Vĩnh Long hướng đến cơ sở dữ liệu toàn ngành được hoàn thiện, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Các cơ quan quản lý giáo dục được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần.
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình, một phần trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%; người học, phụ huynh hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của các cơ sở giáo dục đạt trung bình 90%; tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 90%.
Sở GD-ĐT Vĩnh Long yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD-ĐT; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống số hóa, đảm bảo an toàn trong các hoạt động dạy, học và làm việc trên môi trường số.
Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây; đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các cơ sở giáo dục; có chính sách hỗ trợ dịch vụ Internet cho người học và đội ngũ giáo viên; có chính sách máy tính phù hợp cho học sinh.
Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm, thực hành (Lab) hiện đại, phòng Lab mô phỏng, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), công nghệ học máy, công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực nghiên cứu, thực hành.
Triển khai, thí điểm triển khai các mô hình dạy, học tiên tiến trên nền tảng số theo hướng dạy học kết hợp phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành Giáo dục, gồm: bài giảng điện tử, bài giảng dạy trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác...
Xây dựng thư viện điện tử trong các cơ sở giáo dục phổ thông; cổng thư viện số kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ học liệu với các cơ sở giáo dục.
Xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin học tập, thông tin giáo dục dựa trên nền tảng mạng xã hội.
Ngành giáo dục Vĩnh Long sẽ rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng giúp ứng dụng hiệu quả công nghệ số; giải quyết một số thủ tục hành chính không dùng giấy tờ trong ngành giáo dục dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.
Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành giáo dục, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu từ các cơ sở giáo dục... Triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, liên lạc giữa nhà trường với gia đình, thanh toán không dùng tiền mặt.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học bảo đảm quản lý, làm việc hiệu quả trên môi trường số; kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục...
Bác sĩ Linh cho biết thêm, bệnh đái tháo đường type 1 xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, thanh thiếu niên. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị không đúng, chưa hiểu về bệnh dẫn đến đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp, biến chứng mắt, thận như chị B. rất nhiều.
Bệnh đái tháo đường type 1 nguy hiểm và cần tư vấn kỹ cho người bệnh và cả gia đình. Nếu điều trị không đúng có thể dẫn tới tăng đường huyết do ăn quá nhiều tinh bột hoặc hạ đường huyết do tiêm insulin không đúng cách. Những sai lầm phổ biến gồm tiêm insulin với liều lượng cao, thời điểm xa bữa ăn hoặc kỹ thuật chưa đúng khiến hấp thu insulin quá nhanh dẫn đến hạ đường huyết.
Các bác sĩ tư vấn cần có thực đơn dinh dưỡng chuẩn với từng bệnh nhân, thời gian vận động. Không cần bỏ hoàn toàn tinh bột, có thể thay đổi cơm, bún, miến, phở hằng ngày.
Những thực phẩm tốt gồm gạo lứt, bánh mỳ đen, ngũ cốc nguyên cám, trái cây ít tăng đường huyết như thanh long, dưa chuột, ổi, táo ta… Người bị đái tháo đường cần ăn tối thiểu 400-500g rau xanh mỗi ngày, hạn chế tăng đường huyết.
Bác sĩ Linh khuyến cáo, bệnh đái tháo đường type 2 có thể phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh nhưng type 1 gần như không thể ngăn ngừa được. Người dân cần chú ý các triệu chứng của tăng đường huyết như khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, đặc biệt là trẻ em.
Trẻ có người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột) bị đái tháo đường type 1 có thể xét nghiệm kháng thể để xác định nguy cơ mắc bệnh và cần theo dõi, điều trị sát sao.
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), trên thế giới hiện có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường và dự kiến đến năm 2030 là 578 triệu ca. Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 ca mắc mới, cứ sau 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này. Tại Việt Nam, 3,53 triệu người đang mắc bệnh, mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng có liên quan. Dự báo con số này có thể tăng lên đến6,3 triệu vào năm 2045. |