Một lao động qua đời vì Covid-19Tháng 7, công ty sản xuất, chế biến gỗ - nơi anh Mai Xuân Thái làm việc tạm dừng hoạt động, cho công nhân nghỉ ở nhà. Vợ anh Thái thấy bất an, khuyên anh xin nghỉ 1 tháng để gia đình về quê Quảng Nam tránh dịch. “Về nhà có gạo, có rau ngắt ngoài vườn cũng thành cơm. Không may dính dịch, phải đi cách ly, ai sẽ trông con”, chị khuyên chồng.
Nhưng anh không thể về. Ba mẹ ở quê già yếu, mẹ tai biến nằm một chỗ. Gia đình khó khăn và gánh nặng đặt trên vai người công nhân này. Nếu nghỉ sẽ không có tiền gửi về quê nên anh nhất quyết bám đất Bình Dương làm việc. Ít lâu sau, công ty gọi các nhóm công nhân quay trở lại sản xuất “3 tại chỗ”, anh là một trong số đó.
Tuần đầu tiên của tháng 8, các F0 bắt đầu xuất hiện trong nhà máy. Anh Thái lo lắng nên xin rời công xưởng khi đã có xét nghiệm âm tính.
Ngày 11/8, hai ngày sau khi về phòng trọ, anh lên cơn sốt. 5 ngày sau, anh có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và được đưa vào bệnh viện điều trị. May mắn, vợ và 2 con tuy ở cùng nhưng không nhiễm bệnh.
Tối ngày 17/8, anh Thái uống sữa yếu ớt và gọi video cho vợ con. “Ba ơi, ba cố lên”, cô con gái út nói qua điện thoại, anh gật đầu cùng chiếc mặt nạ oxy. Nhưng anh không thể ngờ, đó là khoảnh khắc cuối cùng được nhìn thấy những người dấu yêu trong cuộc đời này.
“12h10 phút ngày 19/8, chồng tôi qua đời tại Bệnh viện dã chiến ở thị xã Tân Uyên”, vợ anh bụm miệng khóc.
 |
Bàn thờ công nhân Mai Xuân Thái tại quê nhà Núi Thành (Quảng Nam). Ngày 6/10 là đúng 49 ngày anh mất. |
Chuyến hồi hương cùng hũ tro cốt của chồng
Ngày 1/10, Bình Dương nới lỏng quy định giãn cách. Chị Đặng Thị Thu Lợi lập tức rời khu nhà trọ tại phường An Phú, TP.Thuận An để đi nhận tro cốt chồng mình - anh Mai Xuân Thái, đang được bảo quản tại một ngôi chùa.
Lọ gốm đựng tro anh Thái được mang về phòng trọ, để trên bàn học của hai con nhỏ. Dân xóm trọ với khoảng 200 phòng lần lượt đến thắp nhang tiễn biệt một thành viên trong cộng đồng lao động ở đây sau mười mấy năm gần gũi.
Chị Lợi vào Bình Dương làm công nhân từ năm 2008, sau anh 5 năm. Hai lao động tha hương quen nhau vì ở sát khu nhà trọ, gia đình đôi bên cũng bàn chuyện cưới hỏi tại dãy trọ.
Anh chị làm cùng công ty với mức lương mỗi người khoảng 6 - 7 triệu/tháng, nuôi hai con đang học tiểu học. Tiền tháng nào chi tiêu hết tháng đấy. Cơn đại dịch ập đến, làm bần cùng hóa thêm gia đình nhỏ của nữ công nhân này. “Hết sạch tiền, không còn đồng nào, 4 tháng trời nghỉ việc làm sao chúng tôi sống cho nổi”, chị bật khóc.
Không có tiền kiểm tra sức khỏe định kỳ nên chồng chị không biết có bệnh nền, đến khi nhận giấy chuyển xác từ bệnh viện, chị mới hay anh mắc tiểu đường.
 |
Chuyến hồi hương của gia đình chị Đặng Thị Thu Lợi ngày 4/10. |
Tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, 12h ngày 4/10, nhân viên điều phối tại sân bay cầm giấy xác nhận, dắt chị Lợi đi theo lối riêng, tách khỏi đoàn người lao động.
Tay chị ôm chặt balo bước qua cửa an ninh soi chiếu, bên trong balo là hũ tro cốt chồng. Trước đó một ngày, đại diện Hội đồng hương huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã thông tin với sân bay về trường hợp đặc biệt của gia đình nên thủ tục bay của chị được ưu tiên.
Lợi lần đầu tiên được bước lên một chuyến bay trong cuộc đời, chuyến bay hỗ trợ miễn phí đưa mẹ con chị cùng hơn 200 công dân xứ Quảng hồi hương. “Sao không để balo lên ô hành lý, chị ngồi ôm vậy có bất tiện không?”, tiếp viên chuyến bay hỏi. “Không sao, tôi ôm cốt chồng nên không để chung hành lý được”.
17h15, máy bay hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. 8 xe khách lần lượt chở từng nhóm lao động về các khu cách ly tập trung. 22h tối, chị về đến khu cách ly tại KTX Đại học Quảng Nam.
“Sợ quá anh, ám ảnh luôn. Bạn bè tôi mắc kẹt nhiều mà vẫn chưa thể về. Sống chung với dịch nhưng tôi chưa rõ có ổn không để trở lại. Trong lòng thì vẫn muốn đi làm, tôi không muốn bỏ công việc ở thành phố, lương không cao lắm nhưng vẫn hơn ở quê”, chị trả lời khi được hỏi về dự định tương lai.
Ngày 6/10, vừa đúng 49 ngày của anh. Sau 13 năm tha hương, chị Lợi và hai con đang ở trong khu cách ly tập trung với khoảng 1 triệu đồng trong túi. Ở quê nhà Núi Thành, bàn thờ lập vội của công nhân Mai Xuân Thái đã được thắp những nén nhang đầu tiên.
Trần Chung

Hàng vạn người kéo nhau về quê, lấy ai cứu doanh nghiệp
Hàng nghìn lao động chấp nhận về quê hương, bỏ lại sau lưng giấc mơ lập nghiệp tại thành phố. Hệ lụy kéo theo là tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt nhân công để khôi phục sản xuất trong "bình thường mới".
" alt="“Tôi ôm tro cốt chồng hồi hương trên chuyến bay đầu tiên của cuộc đời”"/>
“Tôi ôm tro cốt chồng hồi hương trên chuyến bay đầu tiên của cuộc đời”
Ngắm “thác nước” hoa tóc tiên, bồi hồi nhớ tuổi thơHoa tóc tiên mỏng manh, mềm mại tựa như sương như gió. Những người yêu hoa chắc chắn sẽ không khỏi xuyến xao khi ngắm nhìn những khóm tóc tiên nở rộ trước sân nhà.
Loài hoa ấy đã góp phần không nhỏ “tô điểm” cho tuổi thơ của chị Phạm Thị Thảo (35 tuổi, Hải Phòng). Với chị Thảo, tóc tiên là “hoa của tuổi thơ” lưu giữ những kỷ niệm êm đềm nhất.
 |
Chị Thảo đam mê các loài hoa đồng nội. |
“Hồi nhỏ, trẻ con trong xóm thường hái hoa nghịch chơi. Tụi mình hay bứt những cánh hoa tóc tiên, dính lên móng tay như người ta làm nail. Khi đã trưởng thành, mỗi người một nơi nhưng chỉ cần thấy tóc tiên, những kỷ niệm ngày xưa lại ùa về”, chị tâm sự.
Được hỏi cảm xúc nào giúp cắm được những bình hoa tóc tiên đẹp như vậy, chị Thảo kể về những bụi tóc tiên trồng quanh nhà hay con đường trước ngõ. Sau mỗi trận mưa cuối hè, những bông hoa nhìn yếu đuối lại nở rộ rực rỡ, trông vô cùng hút mắt. Tình yêu loài hoa này cũng bắt nguồn từ tuổi thơ của chị. Rồi dần, chị thích những loài hoa đồng nội thậm chí hoa dại ngoài sông hồ.
 |
Tóc tiên gợi nhớ tuổi thơ nhiều người. Mỗi sớm thức dậy thấy hoa lòng lại xuyến xao. |
Chị cho biết, cấu trúc để cắm một bình hoa tóc tiên không quá phức tạp. Việc quan trọng là phải ưu tiên phong cách “freestyle” bởi cánh hoa nhỏ xíu, thân thẳng và mềm. Cách cắm ở dạng tỏa tròn, các bông sắp xếp so le.
Với người không quá khéo léo, chỉ cần ôm bó hoa thả nhẹ vào lọ cũng đã thấy đẹp. Còn chị Thảo cẩn thận chọn từng chiếc bình để tôn dáng cho sắc hoa. Chiếc bình thủy tinh trong suốt sẽ khoe trọn phần thân hoa màu xanh non mềm. Chiếc bình gốm giúp đóa hoa thêm phần tinh tế, trẻ trung.
 |
Khóm hoa tóc tiên được chị Thảo tạo hình như thác nước khiến nhiều người thích thú. |
Chị còn thử thách bản thân bằng cách cắm hoa dạng suối đổ. Chị sử dụng tấm xốp, cắt thành nhiều miếng nhỏ. Tiếp đến chị cho xốp thấm đầy nước, luồn qua dây thép để cố định và tạo độ cứng, chắc chắn. Sau đó, chị bắt tay vào cắm từng bông hoa theo chiều từ trên xuống, lan rộng dần như một thác nước đổ.
Mỗi lần "chơi" hoa tóc tiên, chị cắm từ 200-500 bông nên mất khá nhiều thời gian, khoảng 1-2 tiếng mới hoàn thành. Tác phẩm sau đó được chị Thảo đặt ở phòng khách như một cách trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp. Đó cũng là để các thành viên có cơ hội ngắm nghía và thưởng thức “nghệ thuật”.
Biến hoa dại thành “tác phẩm nghệ thuật” độc đáo
Mặc dù yêu hoa nhưng sự bận rộn khiến chị Thảo quên mất những sở thích thuở thiếu thời. Gần đây, do tình hình dịch bệnh, chị chọn cách sống chậm để trân trọng những giá trị cuộc sống. Chị bắt đầu tìm niềm vui cho bản thân bằng cách cắm hoa để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
 |
Những bình hoa dại đầy nghệ thuật của chị Thảo. |
Nói về những loài hoa, chị Thảo từng “chơi” rất nhiều như hoa hồng, hoa sen, hoa súng... Tuy nhiên, chị dành tình cảm đặc biệt cho loài hoa đồng nội vốn mọc tự nhiên như trong các mảnh vườn hoang, bên lề đường, triền đê, bờ ao…
Hoa đồng nội vốn là tên gọi chung của rất nhiều loài hoa dại. Khác với các loài hoa trong vườn, hoa đồng nội không quá rực rỡ cũng không có hương thơm quyến rũ nhưng vẫn khiến chị “phải lòng”.
Chị cho hay: “Dù vẻ ngoài tầm thường nhưng khi cắm bình, những bó đồng nội ấy bỗng trở nên tỏa sáng lạ thường. Chúng mang một vẻ đẹp rất mộc mạc, hoang dại khiến mình mê mẩn”.
Dùng tình yêu của mình để cắm hoa, chị Thảo tin rằng sẽ lan tỏa được vẻ đẹp cũng như giá trị bình dị của muôn loài ấy đến với người yêu hoa. Cùng với suy nghĩ đó, chị ngày càng chịu khó sưu tầm “loài hoa chẳng ai chịu bán” này.
Bộ sưu tập tác phẩm cắm hoa đồng nội của chị Thảo đến nay đã có trên dưới vài chục loài. Đó là những cái tên nghe rất “quê” như: hoa bèo, tóc tiên, sài đất, hoa riềng, cải cúc, chiều tím, dừa cạn, dã quỳ, cỏ mào gà, cỏ đuôi chồn, hoa cánh bướm,... Mỗi loài hoa đều mang sắc thái khác nhau nhưng chị vẫn chọn chung một lối cắm tự nhiên, đơn giản đúng như vẻ đẹp vốn bình dị, thân quen kia.
 |
Hoa thanh long được chị Thảo tạo hình rất nghệ thuật. |
Để có được bình hoa đồng nội đẹp mắt lại chơi được lâu, chị Thảo thường tuốt bớt phần lá. Chị chỉ giữ lại 1 hoặc 2 chiếc lá ở phía thân trên, rồi cắm hoa ngập nước. Có những bông đã sớm héo nhưng chỉ cần ngập nước sẽ “tỉnh” rất nhanh. Sau khoảng 2 ngày, chị lại thay nước, cắt bớt - rửa sạch gốc. Sau đó chị thay thế bằng một chiếc bình khác cho phù hợp với độ dài của hoa.
 |
Điều đáng nói là những bình hoa này không mất chi phí, chị Thảo thường đi lượm nhặt ở ngoài về rồi cắm. |
Điều bất ngờ là chị Thảo không tốn một đồng nào cho những lọ hoa dại này. Chủ yếu là những loại hoa chị tình cờ nhìn thấy trên đường đi. Chị sẽ lựa những bông đẹp để hái về và tạo hình cho đúng phong cách.
Từ ngày “chơi” hoa, cuộc sống của chị Thảo có nhiều thay đổi. Chị cảm thấy thư thái và yêu đời hơn. Bản thân luôn hướng tới lối sống lành mạnh, tích cực. Các thành viên trong gia đình đều động viên, ủng hộ sở thích này của chị.
Chị vui vẻ: “Những lúc rảnh rỗi, mình thích đi lang thang trên những con đường làng, bờ đê hay xóm nhỏ ven sông. Chỉ cần vô tình bắt gặp bất kỳ loài hoa dại nào, mình lập tức hái mang về nhà và sáng tạo cách cắm hoa. Mình rất vui khi sở hữu những bình hoa độc, lạ, hiếm ai có được”.
Tú Linh
Ảnh NVCC

Mẹ đảm 8X nặn sạp rau củ tí hon bằng đất sét, bao người trầm trồ
4 năm qua, chị Hồng bỏ việc lương cao để thực hiện đam mê bếp núc. Những tác phẩm ẩm thực của chị khiến nhiều người trầm trồ, thích thú.
" alt="Người phụ nữ 'thổi hồn' cho những loài hoa dại không tốn một xu"/>
Người phụ nữ 'thổi hồn' cho những loài hoa dại không tốn một xu
Nhất quyết đặt tên con theo tên người yêu cũNhiều cặp đôi khi con còn trong bụng mẹ đã dành rất nhiều thời gian để tìm cái tên thật ý nghĩa đặt cho con. Xung quanh việc đặt tên cho con cũng xảy ra nhiều chuyện bi hài mà người trong cuộc cũng chẳng thể ngờ.
Trước khi cưới Luân, Ngoan từng biết anh có một người yêu lâu năm nhưng không rõ lý do gì khiến hai người không đến được với nhau. Cô cũng không hỏi về quá khứ của chồng, thậm chí không biết tên người yêu cũ của anh. Ngoan chỉ nghĩ đơn giản ai cũng có quá khứ và mình cần quên nó, sống cho hiện tại. Chồng đã chấp nhận quên không nhớ đến nữa và quyết đến với mình là được.
"Chồng tôi đã rất mừng khi biết tôi mang thai con gái. Anh cứ giành đặt tên con với vợ. Anh muốn đặt tên con là Vy. Mọi người trong nhà không thích nhưng dù nói thế nào, anh cũng không đổi. Tôi thì thấy cái tên chồng đặt cũng hay nên không ý kiến gì. Chỉ đến khi con đầy tháng, bạn bè đến dự đã trêu đùa cái tên đó thì tôi mới biết sự tình. Anh ấy đặt tên con gái là tên của người yêu cũ. Vì chuyện này, tôi đã rất bực. Bởi điều đó có nghĩa là chồng vẫn còn vấn vương tình cảm với người yêu cũ", Ngoan tâm sự.
 |
|
Hà Linh cũng tủi phận không kém khi chồng vẫn còn vương vấn tình cũ. Hà Linh kể, vợ chồng cô cưới nhau sau gần 1 năm hẹn hò. Cưới về, cô có bầu luôn. Hai vợ chồng hồi hộp ngồi tra cứu, tìm tên đặt cho con. Để tìm được cái tên hay, cô đã vào mạng tìm rồi in tới vài chục cái tên nào là theo năm sinh tháng đẻ, tên theo phong thủy hợp mệnh các kiểu.
Sau khi lọc được khoảng chục tên ưng ý, cô đưa cho chồng chọn. Vậy mà không hiểu sao, anh lại đưa ra một cái tên chẳng liên quan gì tới danh sách mà vợ đã đưa. Cái tên mà chồng đưa ra, Hà Linh không ưng nhưng chồng năn nỉ rằng anh thích cái tên đấy nên là con gái nhất định phải đặt. Còn sau này con thứ 2, vợ đặt tên không can dự.
Thấy chồng vậy, Hà Linh đồng ý. Khi đó, anh đã rất vui và bảo đợi con đầy tháng đi làm giấy khai sinh. Nhiều lúc nhìn chồng ẵm con mà miệng luôn gọi tên ấy, Hà Linh cũng phì cười. Cô không hiểu vì sao anh lại thích cái tên ấy đến vậy.
Cho đến một ngày, khi cô dọn dẹp thì thấy cuốn sổ nhật ký công việc của chồng. Trong cuốn nhật ký có kẹp 1 tấm hình chụp cùng chồng, ở mặt sau có ghi tên cô gái mà cái tên lại giống với con gái. Hà Linh lờ mờ hiểu tên chồng đặt cho con gái không hề đơn giản chỉ là cái tên anh thích. Tìm hiểu thì cô mới biết người con gái đó chính là tình cũ của chồng.
Đến đây, cô sốc khi biết nguồn gốc thật sự cái tên anh đặt cho con gái. Cô không thể ngờ được anh lại dám đặt tên của tình cũ đặt cho con để hàng ngày có thể gọi tên người đàn bà ấy.
Để chồng không vương vấn tình cũ?
Trong cuộc sống hôn nhân, khái niệm "người yêu cũ" với nhiều cặp vợ chồng nhiều khi không ai muốn nhắc tới. Một số người cho rằng ai cũng có quá khứ, quá khứ đã qua rồi thì không là gì với hạnh phúc của vợ chồng. Nhưng không ít người lại ghen tuông với quá khứ của nửa kia và điều này dễ hiểu, nhất là với chị em.
Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy, để chồng quên hẳn người cũ không phải là đơn giản. Khi chồng bạn còn thấy vương vấn bởi một hình bóng trong quá khứ, anh ấy phải là người đầu tiên cần nhận thức rõ mình phải làm gì để hôn nhân hiện tại có ý nghĩa, không làm tổn thương vợ con. Còn về phía phụ nữ, tuyệt đối không được chấp nhận kiếp chung chồng hay phải chịu cảnh hờn ghen, tủi hổ với người cũ của chồng?.
Trong trường hợp phát hiện chồng vẫn còn vương vấn tình cũ hay còn lén lút qua lại, thay vì giả vờ không biết thì nên thẳng thắn nói chuyện về những nghi kị của mình. Cần để nửa kia của mình biết rằng mình không hề ngốc, cũng không dễ qua mặt mà cắm sừng sau lưng.
Khi trò chuyện nên dùng những lời lẽ tôn trọng, chân thành, tránh chì chiết, đay nghiến quá khứ của chồng vì suy cho cùng ai cũng có quá khứ. Hãy cho chồng thêm thời gian. Hãy dành tình yêu, một không khí gia đình ấm áp để giúp chồng xóa đi kí ức không còn thuộc về mình.
Theo Gia đình và Xã hội

Nửa đêm, chồng lén ra khỏi nhà, vợ đi theo phát hiện chuyện đau lòng
Sự việc xảy ra cách đây đã nửa năm, giờ anh rất yêu vợ thương con nhưng tôi vẫn không thể quên được.
" alt="Sự thật không thể ngờ sau cái tên mà chồng nhất quyết đặt cho con"/>
Sự thật không thể ngờ sau cái tên mà chồng nhất quyết đặt cho con
 lại còn “cặp kè” với ngay anh hàng xóm gần nhà.</p><table width=)

Chủ quan, không ngờ bị vợ béo... "cắm sừng" (Ảnh minh họa)
Chị Tuyết nổi tiếng cả khu phố vì béo. Ngày chị lấy chồng, nhìn cảnh chị mặc váy cô dâu nhiều người không nín được cười. Thế nhưng chị lại lấy được ông chồng cũng không đến nỗi nào. Những tưởng như thế chị sẽ phải thấy hạnh phúc, mãn nguyện lắm, nào ngờ lòng người chẳng biết đo sao cho vừa, chị vẫn phải lòng anh chàng hàng xóm ế vợ gần nhà.
Vài lần đi chợ gặp nhau, một hai dịp tập thể dục buổi sáng quen biết, thế rồi hai bên “ưng” nhau thế nào lại hẹn hò, cặp kè. Chị Tuyết cảm thấy mới lạ và thích thú khi người đàn ông “chậm” vợ đó cứ khen mình, nào là phúc hậu, nào là mũm mĩm, đáng yêu… Những điều đó khiến chị Tuyết cảm thấy thích vô cùng và rồi xao lòng.
Tuyết đưa ra lí do mỗi sáng sớm phải đi tới phòng tập gym để rèn luyện thể lực, sao cho nhanh gầy, vậy là anh Chiến chẳng chút nghi ngờ. Béo cần tập luyện là đương nhiên. Mà phòng tập của vợ xa lắm, anh cũng chẳng hơi đâu đi kiểm tra. Hơn nữa nghĩ vợ béo thế, ai thèm, nên mỗi sáng vợ đi “tập gym” tới cả 2, 3 tiếng đồng hồ anh cũng kệ. Anh lăn ra ngủ ngon lành.
Mọi chuyện có lẽ sẽ còn nằm trong vùng bí mật nếu như chính chị Tuyết không về nằng nặc đòi bỏ chồng để đi theo “tiếng gọi con tim”. Tuyết đòi ly hôn để đến với người tình vì “anh ấy mới mẻ, không nhàm chán và khô khan như chồng”. Quá sốc trước việc vợ "ăn vụng", thêm vào đó lại còn đòi bỏ chồng, cuối cùng anh Chiến cũng chấp nhận cắt đứt. Tuy thế, nỗi xấu hổ khi bị “vợ béo” cắm sừng của anh đến bây giờ vẫn chưa nguôi.
Chồng lập "phòng nhì" ngay sát vách mà vợ không hay biết
Vụ ngoại tình của anh Ninh mới thực sự khiến nhiều người “ngưỡng mộ”. Anh chàng áp dụng chiêu “nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất”, vì thế mà vợ hoàn toàn không hay biết.
Làm nhân viên kinh doanh, thường xuyên ra ngoài, gặp gỡ đối tác, thêm vào đó lại có ngoại hình bắt mắt nên anh Ninh luôn được con gái si mê. Nhất là mấy cô sinh viên mới ra trường cứ gọi là… chết mê, chết mệt. Vốn là đàn ông, lại thấy gái “đổ” mình như vậy nên anh Ninh cũng chẳng tội gì mà không “tí dấm, tí mẻ”.
 |
Đưa nhân tình về sống ngay gần nhà cho tiện... cặp kè mà vợ không hề hay biết (Ảnh minh họa) |
Nhưng anh chàng quái chiêu hơn những người khác. Anh chẳng mất công thuê nhà nghỉ làm gì để tối ngày phải bịa lí do ra ngoài. Anh chàng bàn với cô nhân tình thuê luôn cái chung cư cách 4 tầng vợ chồng anh chị ở. Đó là một khu chung cư mini, giá cả khá rẻ, thuận tiện. Vậy là, anh vẫn đi làm về nhà đầy đủ, vẫn có mặt đúng giờ, tối chẳng đi đâu xa. Hôm nào anh cũng xung phong đi đổ rác… Vợ chẳng có lí do nào mà nghi ngờ.
Vợ anh Ninh không hề hay biết rằng, anh chỉ cần bấm thang máy vài tầng là lên với người tình. Vậy là tranh thủ ôm, hôn thoải mái. Ra khỏi nhà anh vẫn còn mặc quần đùi, áo cộc, có khi còn cởi trần nên vợ chẳng chút nghi ngờ. Nếu vợ ới gọi, anh chỉ cần nhanh chóng xuống tầng, về nói với vợ vài câu: “Đi đổ rác một tí mà gặp ông tầng bên ông ấy hỏi đủ thứ chuyện, may mà em gọi mới dứt ra về được”. Tất nhiên, chị vợ cũng chẳng hơi đâu mà đi điều tra xem có đúng là gặp ông hàng xóm thật hay không.
Ở chung cư có cái tiện lợi là nhà nào biết nhà đấy, bởi thế anh cứ thi thoảng lại lẻn vào phòng người tình vào một buổi tối thứ 7 vợ về ngoại chơi hay mỗi chiều trong lúc vợ đi chợ cũng chẳng ai hay biết.
Vụ ngoại tình đó diễn ra gần 1 năm trời cho tới một hôm không may anh Ninh bị bảo vệ tòa nhà bắt gặp bước ra từ phòng của người tình. Là bảo vệ, nên người đàn ông đó biết ngay đấy là phòng một cô gái chưa chồng. Ông bảo vệ sinh nghi, kể với cả tổ bảo vệ. Vậy là chỉ vài ngày sau, mọi chuyện vỡ lở, vợ anh khóc cạn nước mắt khi bị chồng làm cho bẽ mặt đến mức đó mà không hề hay biết.
Văn phòng cơ quan – điểm hẹn hò lý tưởng
Cũng áp dụng chiêu “nơi nguy hiểm là nơi an toàn nhất”, anh Kiên dùng chính văn phòng làm nơi “hẹn hò” với cô đồng nghiệp mà hoàn toàn không sợ vợ hay đồng nghiệp biết chuyện.
Hai vợ chồng anh Kiên kinh tế không khá lắm nên nhà chỉ có một cái máy tính. Vợ anh làm giáo viên nên hay phải soạn bài. Trước kia, khi chưa cặp bồ anh cũng hay ở lại cơ quan để làm việc vì tiện có máy tính. Anh làm một mạch cho xong rồi về vì về để cho vợ dùng máy, hai vợ chồng đỡ phải nhường nhau, hoặc thức đêm đợi người kia xong việc. Chính vì thói quen đó nên giờ đây, khi anh Kiên ở lại văn phòng không phải để làm việc thì cũng chẳng có ai hay biết.
 |
Văn phòng cơ quan – điểm hẹn hò lí tưởng (Ảnh minh họa) |
Khi đi làm, anh Kiên với cô đồng nghiệp phải lòng nhau nhưng bê ngoài tỏ vẻ ghét nhau ra mặt. Thậm chí anh Kiên còn đóng vai “đàn bà” khi ngồi lê đôi mách nói xấu cô nhân viên đấy. Anh biết thừa, đám đồng nghiệp còn lại chê anh “đàn ông mà đi nói xấu phụ nữ”. Nhưng càng thế anh lại càng mừng. Bởi lẽ kế sách của anh và cô người tình đã thành công. Mọi người càng nghĩ hai người ghét nhau thì anh càng đắc thắng.
Chiều chiều, cô nhân tình cũng ra về như bao đồng nghiệp khác. Nhưng khi đợi tín hiệu của anh là cô ả quay lại và thế là hai bên cứ thoải mái ở văn phòng mà không ai hay biết.
Nhưng đúng là đi đêm lắm có ngày gặp ma, đôi “tình nhân công sở” có ngày bị bắt quả tang tại trận khi người đồng nghiệp cùng phòng quay lại vào lúc tối muộn vì để quên đồ. Sự thật ngọai tình bị phơi bày, cô nhân tình bị chuyển công tác còn anh Kiên cũng lao đao với vợ và cơ quan.
(Theo Khampha.vn)" alt="Những màn “ăn vụng” 'chùi mép' sạch trơn"/>
Những màn “ăn vụng” 'chùi mép' sạch trơn