Nhận định, soi kèo Persela vs PSIS Semarang, 15h15 ngày 29/3
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bremen vs Hoffenheim, 21h30 ngày 16/2: Chủ nhà tụt dốc -
Hơn 100 nhà khoa học viết thư ngỏ phản đối điều chuyển 1 viện trưởngGS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Bức thư khẩn do các nhà nghiên cứu đến từ Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cũng nhấn mạnh lo ngại về “sự liên tục và ổn định trong hợp tác quốc tế với các nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới có thể sẽ bị đứt gãy”.
GS James Martin (ĐH Sydney, Úc), một GS hàng đầu của trường phái ngôn ngữ học chức năng hệ thống hiện nay nhìn nhận GS Hiệp đã "làm xuất sắc vai trò của mình trong những năm qua, góp phần làm tăng năng lực nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam qua các khoá tập huấn và hội thảo có tương tác với các đồng nghiệp quốc tế. Viện Ngôn ngữ học phải được dẫn dắt bởi một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực này".
Ở trong nước, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia về Ngôn ngữ học và Văn hóa học đánh giá, sự việc này đã cho thấy những biến động liên quan đến Viện ngôn ngữ học không phải chỉ là chuyện của riêng Viện mà rộng hơn thế.
Theo GS Thêm, thời điểm GS Hiệp làm Viện trưởng của Viện Ngôn ngữ từ năm 2012 là năm rất khó khăn của khi nhiều cán bộ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu, trong khi cán bộ trẻ lại chưa hội đủ kinh nghiệm lẫn chuyên môn để thay thế.
Trong 7 năm, Viện Ngôn ngữ học cũng đã làm được rất nhiều việc quan trọng mà lớn nhất là "nâng cao vị thế của ngôn ngữ học nước nhà trên trường quốc tế. Điều đó thể hiện thông qua những công bố quốc tế và tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học quốc tế với sự tham gia của những nhà ngôn ngữ học danh tiếng trên thế giới như GS. James Martin".
GS Thêm cho rằng, những kết quả như vậy không phải viện nào cũng làm được và không phải viện trưởng nào cũng có thể làm được.
“Cho nên, dự định điều chuyển nhân sự của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dường như không phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cộng đồng ngôn ngữ học”, GS Thêm nhận định.
Còn theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc điều chuyển này nếu diễn ra sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết phân tích hiệu quả đối ngoại phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. Mặt khác, người thay thế nếu thuộc chuyên môn khác sẽ rất khó, bởi “đã là viện nghiên cứu, người đứng đầu phải đúng chuyên môn”.
Thúy Nga
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN nói về việc điều chuyển công tác Viện trưởng Ngôn ngữ học
- Việc điều chuyển công tác đối với GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học) mới chỉ đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài.
"> -
9X Việt ở Google bật mí cách xin việc khi còn đi họcPhan Minh Hoàng làm kỹ sư thực tập ở Google từ năm thứ 2 đại học. Ảnh: NVCC
Trước đó, Hoàng từng nhiều lần thành công khi ứng tuyển vào các vị trí tương tự ở Yahoo cùng nhiều công ty tài chính, công nghệ tại Việt Nam và Mỹ.
Từ những trải nghiệm của mình, Hoàng chia sẻ cách chuẩn bị hồ sơ và kỹ năng cần phát triển để chinh phục công việc mong muốn khi còn là sinh viên.
Nắm bắt thời gian tuyển thực tập
Các bạn du học sinh nên nghĩ đến việc xin đi thực tập sớm để có thêm nhiều cơ hội học hỏi, nâng cao năng lực bản thân. Điều quan trọng đầu tiên là cần tìm hiểu thời gian các công ty tuyển dụng nhiều nhất, theo dõi và cập nhật để tìm vị trí thực tập phù hợp. Tuy nhiên, mỗi ngành sẽ khác nhau chứ không cố định trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, thời điểm tuyển dụng nhiều sẽ có nhiều cơ hội để gửi hồ sơ và tăng khả năng trúng tuyển hơn.
Về thông tin tuyển dụng, sinh viên có thể theo dõi trên các nhóm thông tin về chuyên ngành hoặc mạng xã hội như GitHub, LinkedIn, Facebook,… Qua những bình luận, chia sẻ để biết mọi người đang nộp công ty nào và công ty nào tốt. Đặc biệt, nên kết nối, nói chuyện với các anh chị đi trước để nhờ tư vấn, chia sẻ cách chuẩn bị thi tuyển như thế nào.
Xây dựng hồ sơ cá nhân ấn tượng
Hồ sơ cá nhân luôn là bước quan trọng đầu tiên quyết định nhà tuyển dụng có gặp ứng viên hay không. Chính vì vậy, hồ sơ phải tạo ấn tượng, tăng cơ hội được tiếp cận với người tuyển dụng. Mỗi ngành sẽ có một yêu cầu riêng nên cần nắm rõ để thể hiện được kinh nghiệm, năng lực trong hồ sơ.
Bây giờ việc xây dựng hồ sơ cá nhân trên các nền tảng trực tuyến khá dễ và đa dạng, người tuyển dụng không thể đọc được hết. Một số công ty sẽ chọn giữ hàng trăm hồ sơ thông qua lọc bằng các kỹ năng phù hợp nhu cầu tuyển dụng. Do đó, khi xây dựng hồ sơ, phải hiểu vị trí mình ứng tuyển cần những kỹ năng gì, bản thân mạnh về những kỹ năng gì. Từ đó chọn những từ khoá để thể hiện được sự phù hợp của bạn với công việc.
Ngoài ra, có thể đề cập thêm về những gì mình có thể làm cho công ty, mang lại giá trị gì. Tập trung vào những nội dung cụ thể, về các kỹ năng của bản thân tránh viết dàn trải, dài dòng.
Chuẩn bị kỹ cho vòng phỏng vấn
Sau khi hồ sơ được lựa chọn, tuỳ vào yêu cầu công việc mà mỗi công ty sẽ đưa ra những vòng phỏng vấn khác nhau. Thông thường là 1 tới 2 vòng nhưng có nơi tới 6 lần phỏng vấn.
Riêng ngành công nghệ thông tin thì đa số sẽ liên quan đến nội dung kỹ thuật, có thể là giải một bài toán nhỏ liên quan tới lập trình. Do đó, ứng viên nên để ý để nắm được nội dung câu hỏi và trả lời vào trọng tâm.
Ví dụ, họ sẽ đưa ra một thông tin đầu vào, yêu cầu ứng viên phải viết chương trình để nhập ra đúng đáp án họ cần và phải phân tích được code mà mình làm có ưu nhược như thế nào, tại sao đưa ra phương án đó....
Khi thi tuyển vào Google, mình phải trải qua hai vòng phỏng vấn về kỹ thuật rồi mới tiếp tục kết nối và vào phỏng vấn với người điều hành dự án. Qua đó, họ kiểm tra những kỹ năng của mình có phù hợp với vị trí dự án, có đáp ứng được công việc trong nhóm hay không rồi mới quyết định nhận chính thức.
Luôn sẵn sàng trong tâm thế bị từ chối
Để xin được việc, bạn phải nộp hồ sơ hàng chục công ty khác thì mới có cơ hội đỗ, lựa chọn. Do đó, cần chuẩn bị tâm lý khi bị trượt bởi không phải ai cũng may mắn được nhận ngay. Có những người bạn của mình bị hàng chục công ty từ chối.
Thay vì chán nản, buồn bực thì nên xem lại hồ sơ của mình trượt vì điều gì. Bạn nộp đúng thời điểm chưa? Những yêu cầu nào của công ty bạn chưa có? Ngành đó có phù hợp với bạn không? Bạn cần bổ sung thêm những kỹ năng gì? Từ đó khắc phục điểm yếu của hồ sơ, tìm thêm cơ hội ở công ty khác.
Hai kỹ năng quan trọng cần phát triển khi đi thực tập
Theo mình, đi làm trong một môi trường mới có hai kỹ năng quan trọng bạn cần phát triển. Thứ nhất là kỹ năng kết nối trong công việc, với đồng nghiệp và quản lý. Ở vị trí thực tập sinh, bạn không thể biết hết về công ty và các dự án trước đây. Do đó, khi gặp việc gì không làm được hãy hỏi trực tiếp, thẳng thắn trao đổi với mọi người để nhận được sự hỗ trợ và phát huy năng lực tốt nhất. Đôi khi bạn không làm được do không đủ nền tảng hoặc kiến thức, vì vậy hãy hỏi người quản lý để tìm cách bổ sung, khắc phục. Đừng im lặng, nhận việc nhưng không làm được, mọi người sẽ nghĩ bạn lười nhác hoặc yếu kém.
Thứ hai là không ngừng mở rộng quan hệ trong công việc. Bên cạnh kết nối tốt với dự án, đồng nghiệp mình làm việc cùng thì nên kết nối thêm những đồng nghiệp của dự án khác, làm quen với các bộ phận khác để nắm được bức tranh toàn cảnh của công ty. Ngoài ra, mở rộng mạng lưới quan hệ trong công việc giúp mọi người nhìn nhận sự cố gắng trong công việc của bạn, đánh giá một cách khách quan hơn.
Phan Minh Hoàng
Thực tập ở Yahoo, Google khi là sinh viên năm thứ 2
Phan Minh Hoàng giành suất thực tập ở Google, Yahoo khi đang là sinh viên ngành Khoa học Máy tính của Đại học Waterloo tại Canada.
"> -
Kiệt sức vì bài vở, con gái lớp 1 của tôi nhiều lần khóc tức tưởiẢnh minh họa: Hoàng Hà Do chưa biết chữ nên con gái tôi phải nỗ lực nhiều hơn các bạn cùng lớp. Ngày nào cũng vậy, cứ 7 giờ 30 phút con đi học, 16 giờ về đến nhà.
Sau bữa tối, con gái tôi phải ngồi vào bàn học. Con xoay xở với nhiều loại bài tập như tập viết, làm toán, bài tập tiếng Anh, bài tập Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội...
Mỗi ngày, có từ 3 đến 4 môn học thì tương ứng có bài tập đi kèm, chưa kể các bài như luyện đọc tăng cường, tập viết tăng cường, tiếng Anh nâng cao.
Các yêu cầu hoàn thành bài tập đều được giáo viên nhắn trong nhóm Zalo chung cả lớp để phụ huynh nhắc con làm. Nếu các bé không hoàn thành, cô giáo cũng sẽ gửi tin nhắn nhắc nhở đến phụ huynh.
Do đó, bài tập về nhà không chỉ là gánh nặng đối với học sinh mà các bậc phụ huynh cũng chịu nhiều áp lực. Trước kỳ thi, hai mẹ con “vật lộn” với mớ bài vở như một trận chiến đầy áp lực.
Dù đã cố gắng hết sức để làm bài vào buổi tối nhưng đến thứ Bảy, Chủ nhật, con gái tôi vẫn phải tranh thủ hoàn thành các bài tập.
Từ khi bắt đầu đi học, cháu trầm tính và ít hoạt bát hẳn so với trước kia. Thậm chí, có lúc buồn vì kết quả học tập không như ý, con gái tôi bật khóc tức tưởi.
Đốt cháy giai đoạn khiến trẻ hụt hơi
Trong khi đó, khi cho con sang Mỹ học, chị gái tôi đã vô cùng ngạc nhiên.
Phụ huynh không phải mua một cuốn sách giáo khoa nào cả, cặp đi học của cháu mỗi ngày chỉ là một chiếc ba lô gọn nhẹ.
Bên trong ba lô thông thường chỉ có một tệp nhựa (dạng file kẹp giấy), chủ yếu để kẹp khoảng 3 tờ giấy cỡ A4 là bài tập về nhà mỗi ngày, giấy thông báo của nhà trường đến phụ huynh.
Khi học lớp 1, các cháu sẽ được học đa dạng các môn để rèn kỹ năng như: Đọc, Nghệ thuật ngôn ngữ, Đánh vần, Toán, Khoa học, Nghiên cứu xã hội, Ứng xử... nhưng hoàn toàn không có sách giáo khoa cồng kềnh, mà được phát những bài học in trên tờ giấy rời cỡ A4.
Cháu tôi chỉ cần học ở trường từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Các cháu dù đi học nhưng vẫn có nhiều thời gian vui chơi và phát triển một cách tự nhiên.
Từ câu chuyện đi học của cháu tôi ở nước ngoài, tôi đã suy ngẫm rất nhiều về gánh nặng vô hình trong học tập mà con gái mình và rất nhiều trẻ em Việt Nam đang phải chịu đựng.
Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành các quy định nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, học sinh vẫn phải cặm cụi hoàn thành các bài tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên.
Xét ở góc độ tâm lý, nếu chúng ta có cách biến việc học trở thành niềm yêu thích thì sẽ tạo động lực cho các em học tập, tiếp thu tốt các nội dung.
Ngược lại, việc học nặng nề, căng thẳng sẽ ảnh hưởng không ít đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Trẻ em gặp phải áp lực bài vở sẽ dễ nảy sinh tâm lý sợ học, ngại đến trường.
Thiết nghĩ, việc học là việc cả đời, cần tính bền vững. Nếu cứ tạo nhiều áp lực, ép trẻ chín sớm, đốt cháy giai đoạn thì trẻ sẽ càng dễ hụt hơi.
Minh Anh
">