Khoảng một năm trước, Gia Tường 7 tuổi, đang học lớp 1, mắt phải của con bỗng cứ lồi dần ra. Cha của con đưa đi khắp các bệnh viện dưới Bạc Liêu, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng (TP.HCM), sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Đến đây, con mới được phát hiện khối u trong hốc mũi.Các tế bào ung thư đã xâm lấn mắt và sàn sọ, khiến mắt phải của con bị đẩy lồi. Sau khi điều trị và phẫu thuật “múc” bỏ con mắt phải, điều trị tại Chợ Rẫy hơn 2 tháng thì tế bào ung thư tiếp tục xâm lấn sang mắt trái và tiếp tục đẩy lồi con mắt còn lại của con. Lúc này, con được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu để hóa trị.
|
Điều kiện gia đình khó khăn, anh Biển chẳng thể mua nổi một chiếc gối cho con. |
Điều trị 9 toa thuốc hóa trị, có tới 5 toa gần đây gia đình phải mua thuốc đặc trị, ngoài danh mục bảo hiểm cho con. Mỗi đợt truyền con phải sử dụng 3 lọ, hết 12 triệu đồng. Trước khi con bị bệnh, vợ chồng anh Lê Văn Biển chỉ đi làm mướn. Anh Biển theo người ta đi ghe đánh bắt cá, cứ 5-7 ngày mới về, chị Trân ở nhà trông 2 con nhỏ, lúc rảnh rỗi, chị đi làm móng cho một tiệm gần nhà. Thu nhập lúc có lúc không, chỉ tiêu cho gia đình nhỏ 4 người cũng chỉ vừa đủ.
Gia đình bên nội đông con, anh Biển có tới 7 anh chị em. Khi lớn lên, lập gia đình, căn nhà nhỏ không chứa nổi từng ấy người nên ai kiếm được chỗ khác thì đi. Anh Biển ở rể nhà vợ, nhưng điều kiện nhà vợ anh cũng chẳng khấm khá hơn. Cha vợ mất sớm, một mình mẹ vợ làm lụng nuôi 3 người con. Cả gia đình sống trong căn nhà bao bằng tôn chưa được 20m², cái nắng mùa khô, trong nhà còn nóng hơn ở ngoài. Chị gái đầu lấy chồng theo chồng, đến lượt Trân lấy chồng thì lại đưa chồng về nhà. Cậu em út đành đi làm mướn quanh năm xa nhà.
|
Gia Tường bị bệnh, anh Biển phải nghỉ việc để chăm con, vợ anh cũng bận con nhỏ 2 tuổi, chẳng ai đi làm kiếm tiền. |
Khi con đổ bệnh, chạy vạy mượn của người thân không xong, vợ chồng anh Biển phải nhờ vay lãi ngoài. Đến nay, số nợ đã hơn 200 triệu, nhưng bệnh của con vẫn chưa hết. Chưa truyền xong đợt thuốc này, anh lại phải nghĩ cách để xoay sở tiền cho đợt thuốc tới. Khi dịch Covid bùng phát, quy định cách ly xã hội, ngưng nhiều hoạt động kinh doanh khiến nhiều gia đình nghèo khốn đốn, nhưng gia đình nghèo có con bị bệnh như nhà anh còn lâm vào đường cùng.
Bé Gia Tường vốn là một đứa trẻ dễ bảo, ngoan ngoãn. Nhưng từ khi bị bệnh, rồi bị mất một mắt phải, con thường hay khó chịu, sa sút tinh thần. Những đợt truyền thuốc hóa trị, do ăn uống kém, sức đề kháng yếu, con bị thuốc “đánh tơi tả”.
|
Gia Tường mơ ước được lắp mắt giả, để mỗi khi nhìn vào trong gương, con sẽ bớt mặc cảm. |
Trò chuyện cùng Tường. Hỏi ước mơ của con, đứa trẻ vẫn chưa thể hình dung được, lớn lên mình sẽ ra sao. Nhưng ở hiện tại, con chỉ mơ ước là được lặp con mắt giả như một số bạn nhỏ khác trong bệnh viện. Cha con cho rằng, cũng có thể trong một lần trao đổi cùng bác sĩ, con nghe bác nói đến việc thay mắt giả, rồi con ghi nhớ. Bởi đó là điều vẫn canh cánh trong lòng con từ ngày bị múc bỏ một bên mắt đến nay.
Nhưng, “Đấy chỉ là ước mơ của con thôi, chứ gia đình tôi còn đang phải lo chạy vạy, vay mượn tiền để vô thuốc cho con chưa xong, nào dám nghĩ đến chuyện thay mắt giả”, anh Biển buồn bã nói.
Đợt thuốc sắp tới, anh Biển vẫn chưa lo được tiền, những nơi đã vay mượn, anh đều đến cả, nhưng nợ cũ chưa trả, anh chẳng thể vay thêm được nữa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ viện phí cho bé Lê Hoàng Gia Tường xin liên hệ Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Ung bướu; hoặc gửi trực tiếp cho anh Lê Văn Biển, điện thoại: 0917677605, địa chỉ: Ấp Cái Cùng, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.100 (Ghi rõ Ủng hộ bé Lê Hoàng Gia Tường)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436." alt=""/>Đến chiếc gối ngủ còn mua không nổi, tiền đâu ra lắp mắt giả cho con
Nhận xét về các đề thi vào lớp chuyên Văn trong những ngày qua, thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) cho rằng: “Tôi nhận thấy có những câu đề cập đến những vấn đề giàu ý nghĩa, gửi gắm được những thông điệp sâu sắc về nghệ thuật và nhân sinh. Cách hỏi của một số câu cũng khá mới mẻ, linh hoạt, khơi gợi được sự sáng tạo, suy nghĩ độc lập cũng như khả năng phản biện của học sinh. Ví dụ như câu nghị luận xã hội (NLXH) trong đề thi của Trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội hay câu NLXH trong đề thi của Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội”.
|
Học sinh tranh thủ ôn lại bài môn Ngữ văn trước khi vào phòng thi ở TP.HCM |
Tuy nhiên, theo thầy Minh, một số câu hỏi yêu cầu của học sinh phải bàn về những vấn đề lí luận nặng tính hàn lâm mà lẽ ra chỉ nên dành cho những nhà nghiên cứu.
"Một ý của câu NLVH trong đề thi của Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về giới hạn trong việc phản ánh đời sống của văn chương nghệ thuật. Đây cũng là một vấn đề lí luận nặng tình hàn lâm, không phù hợp với lứa tuổi của học sinh”.
“Làm những đề này, các em bị bắt phải “già trước tuổi”. Tôi vẫn mong muốn những đề văn gần gũi, giản dị và thiết thực hơn”.
Ngoài ra, thầy Minh cho rằng, cách hỏi trong một số đề thi vẫn chỉ dừng lại ở dạng cho một nhận định, yêu cầu học sinh bình luận.
“Đây là cách ra đề đã cũ kĩ, xơ cứng. Với đề văn kiểu này, học sinh chủ yếu thiên về khẳng định, tán tụng ý kiến được đưa ra mà khó có thể trình bày được chính kiến riêng của mình”.
"Siêu chán" và "Cổ hủ"
Đề Ngữ văn chuyên vào lớp 10 Trường Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn ngay lập tức gây xôn xao dư luận khi xuất hiện.
Đề bài đưa câu viết của cố nhà thơ Xuân Quỳnh: “Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.
Yêu cầu đối với thí sinh là bàn luận ý kiến trên từ trải nghiệm văn học của bản thân.
|
Đề thi Ngữ văn Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn |
“Câu này siêu chán. Những câu như câu của Xuân Quỳnh ở trên chắc chỉ hợp với những năm 90 của thế kỷ trước trở về trước. Thời này là thời nào rồi mà còn bắt "người con gái" phải thế này thế kia với gia đình nữa” –TS Phạm Hiệp đưa quan điểm.
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh cũng cho rằng "Ý kiến của Xuân Quỳnh bàn về nội dung và hình thức của văn học trong sự so sánh với nhan sắc và đức hạnh của người con gái là một quan niệm khá cổ hủ.
Quan niệm này tách bạch nội dung và hình thức của văn học và thiên về đề cao nội dung. Các nhà nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng đây là quan niệm lỗi thời".
Khó hơn cả thi đại học?
Về đề Ngữ văn (dành cho mọi thí sinh thi vào trường) của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, một tiến sĩ ngành Văn học nhận xét: Phần làm văn vừa khó vừa "trói buộc" thí sinh.
"Không giống đề thi đại học, câu viết NLXH dựa trên tiền đề đoạn văn đọc hiểu, đề thi này lại chọn một câu chủ đề của tác giả Đoàn Công Lê Huy, dẫn từ bài viết Tôi muốn hỏi em: Về sau thế nào? - Mỗi người đều tự viết nên câu chuyện đời mình.
Vì vậy, câu hỏi này thậm chí còn có độ khó hơn so với câu NLXH trong đề thi tuyển sinh đại học" - Vị này nhận xét.
Theo tiến sĩ này, NLXH trong đề thi đại học thường được viết tự do, lại dựa trên đoạn đọc hiểu trước đó. Còn ở đây, yêu cầu của đề thi là học sinh viết đoạn nghị luận, dựa trên thao tác diễn dịch.
Đây cũng là một yêu cầu phần nào “trói buộc” học sinh. Bởi, không những chỉ yêu cầu học sinh viết đoạn nghị luận dựa trên câu chủ đề “cuộc đời của mỗi người”, đề thi còn có ý kiểm tra kiến thức đã học của học sinh về vận dụng thao tác “diễn dịch” trong bài nghị luận".
Không đột phá
Với đề thi dành cho học sinh vào lớp 10 chuyên Văn của Hà Nội, cô Ngọc Phương (giáo viên dạy Văn Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) đánh giá đề có 2 điểm "hay".
Câu 1 có tính thời sự cao, khơi gợi được tinh thần tự hào dân tộc, tự hào về con người Việt Nam cũng như những suy ngẫm về lối sống và lý tưởng. Để làm tốt đề này, học sinh cần hiểu biết xã hội và có nhiều cảm xúc.
Câu 2 đòi hỏi học sinh có tư duy khái quát về những “tư tưởng cao sâu” trong tác phẩm, nhưng cũng cần có độ tinh tế để phát hiện và phân tích được những cái hay của “chi tiết của đời sống bình thường hàng ngày”. Nó chính là vấn đề “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
Tuy nhiên, cô Phương cũng cho rằng, đề không có đột phá, tức là cách tiếp cận không mới, còn rất truyền thống.
Ngân Anh - Thanh Hùng
Nụ cười và sự vô cảm vào đề thi chuyên Văn trường Chuyên Sư phạm
Chiều nay (15/7), các thí sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Sư phạm tiếp tục làm bài thi môn Ngữ văn chuyên kéo dài 150 phút.
" alt=""/>Đề thi Ngữ văn trường chuyên bắt học sinh 'già trước tuổi'?