Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư và tái định cư tại xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ thuộc dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết – Dầu Giây của dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, đoạn qua địa bàn huyện Cẩm Mỹ.
Để xây dựng khu dân cư và tái định cư tại xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, UBND tỉnh Đồng Nai dự kiến thu hồi 18,5ha đất do Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai quản lý, sử dụng và gần 500m2 do UBND xã Nhân Nghĩa quản lý.
Tỉnh Đồng Nai giao UBND huyện Cẩm Mỹ phối hợp với các đơn vị chức năng, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân liên quan thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
![]() |
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. |
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài toàn tuyến khoảng 100km, đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai dài 51,5km đi qua 3 huyện là Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP. Long Khánh.
Diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án tại Đồng Nai là 395ha với 884 hộ dân bị ảnh hưởng. Trong đó, huyện Xuân Lộc thu hồi 274ha của 520 hộ dân; huyện Cẩm Mỹ thu hồi 68ha của 278 hộ dân; huyện Thống Nhất thu hồi 29ha của 65 hộ dân và TP. Long Khánh thu hồi 24ha của 21 hộ dân và 1 tổ chức.
Hiện các địa phương nói trên đang tiến hành kiểm kê đất đai, bồi thường, thu hồi đất xây dựng khu tái định cư để di dời các hộ dân bị giải toả, thực hiện dự án. Dự kiến trong tháng 5/2020, Đồng Nai sẽ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Tại Bình Thuận, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đi qua huyện Hàm Tân và huyện Hàm Thuận Nam với chiều dài khoảng 50km. Đầu tháng 4/2020, Bình Thuận đã bàn giao 291ha (chiếm 80% diện tích toàn dự án) mặt bằng tại 2 huyện trên cho chủ đầu tư dự án. Kinh phí giải phóng mặt bằng qua địa bàn Bình Thuận dự kiến khoảng 900 tỷ đồng.
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là 1 trong 3 dự án được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư Hợp đồng đối tác công – tư (PPP) sang hình thức đầu tư công, sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước. Sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền khai thác theo hình thức Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M) để thu hồi vốn.
Đề xuất trên của Bộ Giao thông Vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và dự kiến tháng 8/2020 sẽ khởi công dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
- Liên danh được TP.HCM thanh toán gần 15ha đất cho hợp đồng BT xây dựng dự án 2 đoạn đường song hành dọc cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuy nhiên mới đây TP.HCM chỉ đạo thu hồi lại đất.
" alt=""/>Đồng Nai chuẩn bị hơn 18ha đất tái định cư dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu GiâySau 2 tháng triển khai chủ trương chuyển hướng chống dịch, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đã phục hồi trở lại và có nhiều khởi sắc. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội sốKhoảng 15h chiều 28/5, khi sự kiện bắt đầu, nhóm Diệp tập trung để trộm cắp. Tại đây, Quí và Kiên ra một quán cà phê gần đó ngồi chờ Diệp, Duyên, Thảo trộm cắp xong để chở về. Cả ba cô gái mặc áo đồng phục sự kiện rồi chen lấn vào đám đông tham gia.
Duyên chen lấn nhằm đánh lạc hướng và che khuất tầm nhìn của bị hại tạo điều kiện cho Diệp móc túi, dùng dao lam cắt dây đeo túi đựng điện thoại hoặc mở kéo khóa túi xách đựng tài sản. Tài sản trộm được, Duyên và Thảo cất vào túi xách đã chuẩn bị.
Bằng thủ đoạn trên, trong thời gian khoảng 3 tiếng, cả ba cô gái trộm được 21 điện thoại di động.
Đến chiều 29/5, cả nhóm ra ga Đà Nẵng để vào TP.HCM tiêu thụ tài sản thì bị công an bắt giữ.
Tại tòa, các bị cáo khai do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bản thân không có nghề nghiệp, thiếu tiền nên đi trộm tài sản.
HĐXX đã tuyên phạt Diệp và Duyên cùng mức án 6 năm tù, các bị cáo Thảo, Kiên và Quí cùng mức án 4 năm tù về tội danh trên.
" alt=""/>Hai chị em cùng ngồi tù vì rủ nhau ra Đà Nẵng trộm cắp