Nhận định

Nhiều dự án xanh, sản phẩm ấn tượng tại đêm chung kết cuộc thi ‘STEAM for Girls’

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-02 23:38:58 我要评论(0)

Ngày 3/10, chung kết cuộc thi “STEAM For Girls - STEAM Xanh cho nữ sinh 2024” diễn ra sôi nổi, bổ lịch âm tháng 11lịch âm tháng 11、、

image001.jpg

Ngày 3/10, chung kết cuộc thi “STEAM For Girls - STEAM Xanh cho nữ sinh 2024” diễn ra sôi nổi, bổ ích tại trường Victoria School - Nam Sài Gòn (TPHCM).

xanh 2.jpg

69 thí sinh đến từ 18 tỉnh, thành Việt Nam cùng các nước Lào, Thái Lan, Malaysia được chia thành 23 đội, bốc thăm trong 3 chủ đề: Kỹ năng STEAM và kỹ năng xanh cho trẻ em gái; Năng lượng tái tạo; Thích ứng với biến đổi khí hậu, để thực hiện nghiên cứu dự án. 

xanh 3.jpg

Các chủ đề dự án được chọn xoay quanh các vấn đề: Xây dựng trường học, nhà ở xanh, thông minh; sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió; sáng kiến giải pháp rác thải điện tử,…

xanh 4.jpg

Mỗi nhóm có 15 phút để tranh tài thuyết trình cùng Ban giám khảo. Nhiều phần hỏi đáp ấn tượng, chứa đựng nhiều nội dung khoa học lý thú, bổ ích.

xanh 5.jpg

Chung kết cuộc thi, 3 giải nhất là: Dự án “Năng lượng sinh khối-Biến thách thức thành cơ hội”; Dự án “Green living locally - Xây dựng không gian sống xanh địa phương”; Dự án “Laugh and learn-Climate Change-Funny Course”. 

xanh 6.jpg

BTC trao 6 giải nhì cho các thí sinh.

anh 9 (1).jpg

14 giải 3 cho 14 đội thi còn lại của vòng chung kết.

xanh 8.jpg

GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: “Các dự án cùng màn thể hiện của các em trong vòng chung kết hôm nay đã chứng minh rằng các bạn nữ cũng rất tài năng, có rất nhiều sáng kiến về khoa học, kỹ thuật tốt.”

xanh 9.jpg

Với những dự án sáng tạo đầy chất lượng, cuộc thi “STEAM For Girls - STEAM Xanh cho nữ sinh 2024” đã chứng minh rằng, các em học sinh nữ chính là những nhà sáng chế, nhà khoa học trong tương lai cần được ươm mầm và phát triển. 

Ngọc Minh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Công nghệ thu âm đã phát triển một cách mạnh mẽ trong khoảng 100 trở lại đây, từ những bộ thu âm lên đĩa từ với chất lượng dở tệ tới những dàn thu âm đắt tiền có thể thu lại âm thanh Hi-res. Nhưng có lẽ công nghệ đột phá, đưa nền âm thanh đi theo một hướng mới là công nghệ thu âm Binaural (Binaural Recording). Công nghệ thu âm Binaural là gì? Các hãng đã thu âm như thế nào? Và làm cách nào để chúng ta có thể tận hưởng chúng?

Binaural Recording là gì?

Từ trước tới nay, đa phần nhạc cụ được thu bằng 1 microphone duy nhất, nên sự khác nhau giữa 2 kênh (2 bên tai) là không quá nhiều. Để tạo hiệu ứng "3D", giúp bản nhạc thật hơn thì các hãng thu âm sẽ thêm hiệu ứng Crossfeed, giả lập cách âm thanh đi tới tai nghe. Hệ thống thính giác của con người vô cùng thông minh, nhận âm thanh ở 2 bên tai, sau đó tìm ra điểm khác biệt giữa 2 bên để xác định được vị trí âm thanh đó phát ra từ đâu, cũng giống với cơ chế hoạt động của mắt vậy. Hiệu ứng crossfeed tích hợp một chút âm thanh của kênh trái vào kênh phải và ngược lại, giúp âm thanh "nổi" hơn.

Tuy vậy đây là một kĩ thuật giả lập, không khác gì sử dụng Photoshop cho âm thanh. Chính vì vậy công nghệ thu âm Binaural ra đời. Với Binaural Recording, người thu âm sẽ đặt 2 chiếc microphone riêng biệt vào 2 tai của một đầu mannequin. Với cách thiết lập như vậy, nhà thu âm sẽ giả lập được không gian tại nơi thu tới người nghe. Người nghe những bản nhạc này sẽ có cảm giác như được đứng ở giữa bản nhạc, với 2 kênh trái và phải rất khác nhau tạo nên không gian 3D thật sự.

Làm thế nào để thu âm Binaural?

Giải thích một cách đơn giản như sau: thay vì sử dụng một microphone duy nhất để thu nhạc cho cả tai trái và phải, ta sẽ sử dụng 1 microphone cho mỗi kênh. Lí thuyết thì đơn giản, nhưng trong thực tế ta phải đặt 2 micrphone này sao cho chuẩn để hiệu ứng diễn ra tốt nhất. 2 microphone này được đặt vào mô hình đầu người bằng nhựa cứng, cách nhau đúng 18cm - khoảng cách trung bình của 2 tai người lớn. Đến phần vành tai cũng được chế tác tỉ mỉ bằng nhựa mềm để có thể nhận âm thanh giống với cấu trúc vành tai người.

Với con người hay bất cứ động vật có vú nào thì vành tai chính là phần điều hướng, điều chỉnh tần số nên tất cả phải được làm chính xác nhất có thể. Những chiếc microphone trong một bộ thu âm này cũng đều là những loại tốt nhất, có dải tầm đáp ứng rộng và có độ phân giải cao nhất có thể.

Với thiết kế đặc biệt và vô cùng tinh xảo như vậy, những bộ thu âm này có giá bán rất cao và không phải ai cũng có thể sở hữu để có thể thu âm. Bộ "đầu thu âm" từ Neumann với tên mã KU 81 có giá bán tới $8000 tương đương khoảng 180 triệu đồng! Các sản phẩm rẻ hơn với thiết kế tối giản như của hãng 3Dio cũng không có loại nào có giá dưới 10 triệu đồng.

3dio Free Space - một chiếc micrphone Binaural giá rẻ cũng có giá hơn $500!

Những ứng dụng của công nghệ thu âm này

Âm nhạc

Binaural không phải là một công nghệ mới, nó đã có mặt với dạng sơ khai từ năm 1881. Bản nhạc Théâtrophone tại nhà hát Opera Garner đã được thu âm với dạng này. 40 năm sau, kênh radio Connecticut đưa Binaural tới thính giả bằng cách thu âm mỗi kênh trái phải và phát ra ở các tần số khác nhau. Để tận hưởng được không gian 3D từ phòng thu radio, người nghe sẽ phải có 2 chiếc đài và thu các tần số khác nhau. Đây là những bước đi đầu tiên, nhưng chưa thực sự thành công của công nghệ thu âm Binaural.

Qua thời gian, công nghệ phát triển hơn và ta đã có thể tận hưởng công nghệ này ngay tại nhà với một cặp tai nghe. Chesky Records (Chesky.com) là một trong những hãng đưa công nghệ này vào thu âm và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của giới chơi nhạc. Hãng đã thu hàng trăm album với nhiều thể loại khác nhau từ Jazz, Folk tới những bài trống, bộ gõ đơn giản.

Hãy đeo tai nghe để trải nghiệm những bài nhạc Binaura:

2 bài hát nhạc nhẹ của ca sĩ Amber Rubarth - một nữ ca sĩ tài năng người Mỹ, được lấy từ album Sessions from the 17th Ward. Khi để ý, ta có thể thấy mỗi nhạc cụ đều có vị trí nhất định ở 2 bên tai. Ở các bản nhạc thường các nhạc cụ này sẽ gần với đỉnh đầu hơn và không tạo được không gian rộng mở như ở một bản thu Binaural.

Album "Explorations in space and time" là một trong những ví dụ điển hình của việc thu âm bộ gõ với kĩ thuật Binaural với âm trường rộng rãi, cách đặt âm thanh chính xác.

ASMR

Một trong những ứng dụng khác của kĩ thuật thu âm này đó là hiện tượng ASMR. Asmr - viết tắt của Autonomous sensory meridian response - là những video tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng bằng cách tạo ra các âm thanh với bộ thu âm Binaural.

Hiệu ứng có tác dụng nhất khi sử dụng tai nghe

Tương lai của Binaural Recording

Với nhiều ưu điểm so với cách thu âm truyền thống, liệu kĩ thuật thu âm Binaural có thể thay thế hoàn toàn được nó? Kĩ thuật này còn gặp một vài trở ngại lớn trước khi trở nên phổ biến.Một trong những trở ngại lớn nhất đó là giá thành, một bản nhạc Binaural bán ra thị trường có giá cao hơn so với nhạc thu theo kiểu thường, vì chi phí thiết bị của các phòng thu cũng lớn hơn rất nhiều. Các bản nhạc này cũng không thể sử dụng được loa, chỉ có thể sử dụng được với tai nghe.

Cuối cùng, vẫn còn một số đông người nghe cảm thấy rằng những bản nhạc thu âm theo kiểu cũ cho cảm giác âm thanh tập trung hơn, trong khi của Binaural cho cảm giác "lạnh lẽo và thiếu tự nhiên". Đây cũng là ý kiến của từng người, cũng không ít người nói rằng cách thu âm mới cho âm thanh sạch sẽ và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Vậy nên, Binaural Recording sẽ không hoàn toàn thay thế được kiểu thu âm truyền thống, nó chỉ mở ra một cách thưởng thức âm nhạc mới mà thôi.

Theo GenK

" alt="Tất tần tật về công nghệ thu âm Binaural, được ví như 'thực tế ảo' trong lĩnh vực âm nhạc" width="90" height="59"/>

Tất tần tật về công nghệ thu âm Binaural, được ví như 'thực tế ảo' trong lĩnh vực âm nhạc

Đối với nhiều nhà sáng lập các công ty công nghệ, như Elon Musk và Jack Dorsey, họ phải trải qua vài lần vấp ngã họ mới có thể tạo dựng được công ty gắn liền với tên tuổi và mang về những khối gia tài khổng lồ hàng tỷ USD.

Cả nhà sáng lập của Tesla lẫn Twitter đều chỉ đạt được những thành công nhỏ nhoi với những công ty công nghệ đầu tiên của họ khi còn trẻ tuổi. Họ, cùng nhiều người khác, phải mất nhiều lần thử trước khi đưa ra được những ý tưởng thức thời và biến bản thân thành những cái tên lớn trong ngành công nghiệp công nghệ.

Dù câu chuyện về những anh chàng bỏ học Đại học như nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg rất được mọi người chú ý, không phải mọi lãnh đạo của các công ty công nghệ đều thành công khi còn trẻ như vậy. Nhiều người đã kiếm được hàng triệu USD khi mới ở độ tuổi 20, trong khi số khác, như nhà sáng lập Oracle là Larry Ellison, chỉ thành công khi đã qua 30 hoặc muộn hơn.

elonmusk

Năm: 1995

Musk và anh trai, Kimbal, thành lập Zip2 (tên ban đầu là Global Link Information Network), một công ty cung cấp các chỉ dẫn du lịch trong thành phố trực tuyến cho các tờ báo như New York Times và Chicago Tribune. Công ty này được công ty máy tính Compaq mua lại vào 4 năm sau đó.

Musk tiếp tục tham gia thành lập nhiều công ty khác, bao gồm X.com (sau này sáp nhập với PayPal), và các công ty hiện nay ông đang làm CEO: Tesla, SpaceX, và The Boring Company.

dell

Năm: 1984

Michael Dell thành lập Dell Technologies tại phòng ký túc của mình khi mới nhập học Đại học Texas ở Austin. Công việc thuận lợi đến mức ông cuối cùng đã thuyết phục được cha mẹ rằng mình có thể bỏ học Đại học để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh.

zuckerberg

Năm: 2004

Zuckerberg thành lập Facebook, tên gọi ban đầu là "Thefacebook",  tại phòng ký túc của mình vào năm 2004 khi còn là sinh viên năm 2 của Harvard. Cuối năm đó, anh bỏ học để dồn toàn bộ thời gian phát triển mạng xã hội của mình.

ebay

Năm: 1991

Vài năm sau khi tốt nghiệp Đại học Tufts, Omidyar đồng sáng lập một công ty điện toán tên là Ink Development với bạn bè. Công ty này sau đó đổi tên thành một công ty phần mềm mua sắm internet là eShop, và được Microsoft mua lại vào năm 1996 với giá 50 triệu USD. Trước khi thương vụ hoàn tất, Omidyar đã lập nên eBay vào năm 1995.

billgates

Năm: 1972

Ở Trung học, Gates và một người bạn tên Paul Allen đã lập nên một công ty gọi là Traf-o-Data. Công ty này đảm nhận tự động hóa quy trình phân tích dữ liệu luồng giao thông cho đường phố Washington.

Công ty tiếp tục hoạt động sau khi bộ đôi học xong Trung học, vào Đại học, và... bỏ học, rồi thành lập nên Microsoft vào năm 1975. Traf-o-Data cuối cùng thất bại vì một vấn đề mà Allen gọi là một "mô hình kinh doanh lỗi", và lúc này cả hai mới tập trung toàn lực vào Microsoft.

yahoo

Năm: 1994

Yang gặp đồng sáng lập Yahoo là David Filo tại Stanford khi đang theo đuổi chương trình Tiến sỹ kỹ thuật điện. Họ bắt đầu phát triển Yahoo dưới dạng một dự án phụ nhằm theo dõi các đường link yêu thích của mình trên internet. Cuối cùng, họ lập nên một website thư mục trực tuyến với tên gọi "Jerry and David's Guide to the World Wide Web" vào tháng 1/1994. Website này đạt 1 triệu lượt truy cập lần đầu tiên vào mùa thu năm đó.

twitter

Năm: 1999

Dorsey bỏ học Đại học đến 2 lần. Ở ngôi trường đầu tiên, Đại học Missouri-Rolla, anh hack vào website một công ty tên Dispatch Management Services và phát hiện một lỗ hổng bảo mật. Nhà sáng lập công ty đó, Gregg Kidd, đã thuê Dorsey ngay lập tức và thuyết phục anh đến văn phòng tại New York để làm việc.

Tại New York, Dorsey ghi danh vào Đại học New York, nhưng một thời gian ngắn sau lại tiếp tục bỏ học để cùng Kidd chuyển đến San Francisco. Cả hai lập ra một công ty phần mềm là dNet, cung cấp dịch vụ chuyển phát trong ngày dành cho các đơn hàng trực tuyến. Họ thu hút được đầu tư từ tập đoàn đầu tư Band of Angels, nhưng công ty sau đó lại thất bại. Sáu năm sau, Dorsey lập nên Twitter.

masayoshison

Năm: 1981

Trước khi lập nên SoftBank ở tuổi 24, Son đã là triệu phú. Ông kiếm tiền khi còn đang học Đại học Berkeley thông qua hai dự án kinh doanh riêng biệt: cho các quán bar và nhà hàng địa phương thuê máy chơi game console, và phát triển một chiếc máy phiên dịch điện tử bỏ túi mà sau đó được Sharp Electronics mua lại vào năm 1979.

Khi trở về Nhật Bản, Son lập nên SoftBank - một nhà phân phối linh kiện máy tính và phần mềm. Công ty này hiện đầu tư hàng tỷ USD vào các startup công nghệ lớn như Uber, We Company (WeWork), và DoorDash.

snapchat

Năm: 2011

Spiegel lần đầu đưa ra ý tưởng về Snapchat trong lớp thiết kế sản phẩm tại Stanford vào tháng 4/2011. Tuy nhiên, cả lớp cho rằng việc chia sẻ những hình ảnh mà sau đó sẽ biến mất vĩnh viễn với bạn bè là một ý tưởng tệ hại.

Vài tháng sau, Spiegel và các đồng sáng lập Bobby Murphy và Reggie Brown lập nên Snapchat. Ứng dụng này ban đầu tên là "Picaboo", và trụ sở công ty đạt tại nhà của cha Spiegel ở Los Angeles. CEO Snapchat bỏ học Stanford khi sắp tốt nghiệp để làm việc tại Snapchat, dù sau đó anh quay lại trường và hoàn thành nốt chương trình vào năm 2018.

jackma

Năm: 1994

Ma bỏ nghề dạy tiếng Anh tại một đại học địa phương để lập nên công ty phiên dịch tên Haibo Translation Agency. Khi đang giúp phiên dịch cho một công ty Trung Quốc, Ma đến Mỹ vào năm 1995 và mua được chiếc máy tính kết nối Internet đầu tiên của mình.

Có máy, việc đầu tiên của Ma là tìm từ khóa "beer" (bia), nhưng ông ngạc nhiên khi thấy không có nhãn hiệu beer nào của Trung Quốc hiện lên trong danh sách kết quả. Đó là lúc ông quyết định lập ra một công ty internet cho Trung Quốc, sau đó trở thành Alibaba.com

google

Năm: 1998

Hai đồng sáng lập Google gặp nhau năm 1995, khi Brin dẫn Page dạo quanh Đại học Stanford. Brin là sinh viên khoa khoa học máy tính tại đây, còn Page đang cân nhắc nhập học. Ban đầu, họ khá ghét nhau, nhưng đã trở thành bạn cùng lớp khi Page nhập học chương trình tiến sỹ.

Cả hai bắt đầu hợp tác trong một dự án nghiên cứu về phân loại mọi đường link trên internet, gọi là BackRub. Sau đó học bỏ học Stanford và lập nên Google vào năm 1998 ngay tại gara nhà CEO YouTube, Susan Wojcicki, ở Menlo Park, California.

oracle

Năm: 1977

Sau khi bỏ học đại học đến 2 lần, Ellison trải qua nhiều công việc tại California và học máy tính và lập trình. Ông gia nhập một công ty công nghệ là Ampex, đảm nhận việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho CIA. Ông và hai đồng nghiệp tại Ampex, Ed Oates và Bruce Scott, rời công ty để bắt đầu một công ty tư vấn cơ sở dữ liệu gọi là Software Development Laboratories. Công ty mới của họ giành được một hợp đồng với CIA để xây dựng cơ sở dữ liệu bằng ngôn ngữ lập trình SQL. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu học tạo ra có tên mã là Oracle, và sau đó trở thành tên gọi của công ty.

stevejobs

Năm: 1976

Jobs và đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, gặp lần đầu thông qua một người bạn chung vào năm 1971, trước khi cả hai vào đại học và thành bạn bè. Họ thường hợp tác cùng nhau trong các dự án công nghệ nhỏ, và cùng nhau tham dự các buổi gặp mặt do Homebrew Computer Club tổ chức vào năm 1975. Jobs và Wozniak hứng thú với máy tính sau khi tham dự các buổi gặp mặt đó, và biến sở thích thành một công ty tên Apple không lâu sau đó.

Hai vị Steve khởi nghiệp trong gara của cha mẹ Jobs. Hàng xóm kể lại rằng họ thường thấy Jobs tổ chức các cuộc họp ở ngoài garage khi đang mặc quần jean và đi chân trần.

tumblr

Năm: 2006

Karp chưa bao giờ hoàn thành Trung học (anh nghỉ học năm 14 tuổi) chứ chưa nói đến học đại học. Điều đó không ngăn anh gia nhập làng công nghệ và trở thành giám đốc công nghệ của công ty nhắn tin trực tuyến (nay đã không còn nữa) tên UrbanBaby mà CNET mua lại vào năm 2006.

Anh kiếm được hàng ngàn USD sau thương vụ đó và lập nên công ty riêng tên Davidville. Karp sử dụng Davidville để phát triển nhiều công ty Internet khác, bao gồm Tumblr.

jeffbezos

Năm: 1994

Bezos nghỉ việc tại quỹ phòng hộ D.E. Shaw để lập nên Amazon.com - ban đầu là một trang bán sách trực tuyến. Ông đã đi dọc đất nước cùng vợ cũ là MacKenzie để lập nên Amazon tại Seattle. CEO Amazon dành toàn bộ thời gian ngồi trên xe để vạch ra kế hoạch kinh doanh trên chiếc máy tính của mình, và gọi điện cho các nhà đầu tư tương lai trên di động.

" alt="Các sếp công nghệ nổi tiếng thành lập công ty của mình năm bao nhiêu tuổi?" width="90" height="59"/>

Các sếp công nghệ nổi tiếng thành lập công ty của mình năm bao nhiêu tuổi?

Vào năm 2013, Elon Musk - CEO của Tesla và SpaceX, đã khiến thế giới phải kinh ngạc với một hệ thống tàu siêu tốc chạy bên trong đường ống áp suất thấp, được gọi là Hyperloop. Trong một bài nghiên cứu, Musk đã tự mình vạch ra những tiềm năng cũng như thách thức dành cho quá trình thương mại hóa công nghệ mới này.

Đến nay, hai start-up Hyperloop One của Shervin Pishevar và Hyperloop Transportation Technologies của Dirk Ahlborn có lẽ là những cái tên thành công nhất trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng Hyperloop. Tuy nhiên, để công nghệ này có thể ứng dụng và hoạt động ổn định trong thực tế không phải là chuyện một sớm một chiều và phải cần thêm rất nhiều thời gian nữa.

Khoảng cách giữa ý tưởng và thực tế về Hyperloop vẫn còn khá lớn.

Vào tháng 7/2017 vừa qua, Musk đã bất ngờ tiết lộ ông đang tiến hành nghiên cứu một hệ thống Hyperloop cho riêng mình và đã được chính phủ thông qua cho phép xây dựng những trạm dừng chân tại Washington, DC và New York. Mới đây vào ngày thứ ba (20/2), tờ The Washington Post cho biết Boring Company - start-up của Musk đã nhận được giấy phép xây dựng từ DC để tiến hành các thử nghiệm khai quật tại một bãi đỗ xe.

Tuy nhiên, xét một cách khách quan thì Elon Musk không phải là người đầu tiên nghĩ đến hệ thống giao thông tốc độ cao này. Trong thực tế, ý tưởng về Hyperloop đã bắt đầu hình thành vào cuối thế kỷ 17 và dẫn đến sự ra đời của các hệ thống giao thông ngầm siêu tốc hoạt động dựa vào khí lực học (không khí bị nén) trong những thập kỷ tiếp theo.

Hãy cùng điểm lại những dấu mốc lịch sử quan trọng dẫn đến ý tưởng về Hyperloop ngày nay của Elon Musk.

Vào năm 1799, nhà phát minh George Medhurst đã đề xuất một ý tưởng cho phép di chuyển hàng hóa thông qua những ống sắt nhờ sử dụng áp suất không khí. Năm 1844, ông đã cho xây dựng một nhà ga xe lửa hoạt động dựa trên khí lực học cho đến năm 1847.

Trong suốt những năm 50 của thế kỷ 19, rất nhiều hệ thống đường ray khí lực học đã được xây dựng tại Dublin, London và Paris. Hệ thống London Pneumatic Despatch được thiết kế với mục đích vận chuyển hàng hóa, nhưng vì kích thước quá lớn nên cuối cùng nó kiêm luôn trọng trách vận chuyển con người. Để đánh dấu cột mốc trọng đại trong ngày khai trương hệ thống này vào năm 1865, Công tước của Buckingham khi ấy đã trở thành một trong những hành khách đầu tiên sử dụng nó.

Cũng trong khoảng thời gian này, tiểu thuyết gia người Pháp Jules Verne đã xuất bản cuốn sách “Paris của thế kỷ 20”. Trong đó, ông mường tượng ra một đường ống tàu hỏa độc đáo dưới lòng biển có thể chạy xuyên qua Đại Tây Dương.

Giữa thập niên 60 của thế kỷ 19, Nam London đã cho xây dựng hệ thống đường ray khí lực chạy xuyên qua một công viên tại Crystal Palace. Con tàu sử dụng đường ray này sở hữu một quạt đẩy với đường kính 6.7 met.

Hệ thống Beach Pneumatic Transit, hoạt động tại Manhattan từ 1870 đến 1873, chính là hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên tại thành phố New York. Hệ thống này được thiết kế bởi Alfred Ely Beach và sử dụng áp suất không khí để di chuyển các khoang tàu.

Vào cuối thế kỷ 19, đa số các thành phố lớn đều sử dụng những hệ thống dạng ống để vận chuyển thư từ cũng như nhiều loại giấy tờ khác. Thậm chí đến tận bây giờ, một số hệ thống này vẫn còn tồn tại trong các ngân hàng, bệnh viện và nhà máy.

NASE cũng đã bắt đầu sử dụng ống khí lực học như một phương thức liên lạc nội bộ vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Đến năm 2011, một của hàng McDonald’s tại Edina, Minnesota (Mỹ) cũng phục vụ Big Macs và khoai tây chiên cho khách hàng nhờ hệ thống ống này.

Vào năm 1910, nhà tiên phong trong lĩnh vực tên lửa Mỹ Robert Goddard đã thiết kế một loại tàu hỏa có khả năng di chuyển từ Boston đến New York chỉ trong vòng 12 phút. Mặc dù chưa bao giờ được hiện thực hóa nhưng nó cũng đã phần nào hé lộ ý tưởng về một đoàn tàu lơ lửng trên hệ thống đường ray từ trường trong một đường ống áp suất thấp.

Trong suốt thế kỷ 20, các nhà khoa học và các nhà văn khoa học viễn tưởng đã liên tục nghĩ đến những hệ thống vận chuyển có thể cơ chế hoạt động tương đối giống với Hyperloop ngày nay, ví dụ như trong truyện ngắn “Double Star” của nhà văn Robert Heinlein.

Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu tại MIT đã thiết kế hệ thống tàu điện chạy trong đường ống áp suất thấp với khả năng di chuyển từ New York đến Boston trong vòng 45 phút. Giống như kế hoạch của Elon Musk, bản thiết kế này được gọi là đường ray nam châm.

Vào đầu thế kỷ 21, start-up ET3 đã thiết kế một loại tàu điện khí lực học và đệm từ trường cao tốc. Theo đó, hành khách sẽ ngồi trong các khoang tàu có kích thước bằng một chiếc xe ô tô và di chuyển trong những đường ống tốc độ cao.

Năm 2010, dự án Foodtubes chính thức ra mắt với thiết kế tương tự như ET3 nhưng lại được sử dụng dưới lòng đất để vận chuyển lương thực. Theo đó, các khoang tàu có thể di chuyển với tốc độ 96.6 km/h và phải tốn đến 8 triệu USD mới có thể xây dựng được 1.6 km đường ray tại Vương quốc Anh.

Ba năm sau (2013), Elon Musk đã công bố bản kế hoạch đầu tiên dày 57 trang giấy dành cho hệ thống Hyperloop. Ông cho biết, mỗi khoang tàu siêu tốc này sẽ chở được 28 hành khách và chỉ mất 29 phút để di chuyển từ New York đến DC.

Hyperloop Transportation Technologies, một start-up ra đời từ ý tưởng về Hyperloop của Elon Musk, hiện đang nghiên cứu xây dựng đoạn đường ray thử nghiệm dài hơn 8 km tại Thung lũng Quay, California. Quá trình xây dựng đã bắt đầu từ năm 2016 và công ty này đặt mục tiêu đoàn tàu thử nghiệm của mình sẽ đạt tốc độ lên đến 1223 km/h.

Vào tháng 7/2017, start-up Hyperloop One đã thử nghiệm thành công một hệ thống Hyperloop tại khu thử nghiệm DevLoop ở Nevada. Sử dụng công nghệ đệm từ trường cao tốc, đoàn tàu thử nghiệm của họ đạt tốc độ tối đa 113 km/h và họ hy vọng có thể đẩy con số này lên mức 402 km/h.

Các nhà khoa học Trung Quốc lại nuôi tham vọng xây dựng một hệ thống tàu khí lực học hoạt động dưới biển. Vào năm 2017, đội ngũ nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc đã đề xuất ý tưởng về đường ray dưới biển với tốc độ giả định có thể lên đến 1996 km/h, nhanh hơn rất nhiều so với ý tưởng Hyperloop của Elon Musk.

Hy vọng vào một ngày nào đó trong tương lai, tất cả những tầm nhìn, ý tưởng này sẽ liên kết và hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra một hệ thống Hyperloop hoàn hảo, giúp thay đổi hoàn toàn hệ thống giao thông hiện tại.

Theo GenK

" alt="Hành trình hơn 200 năm hình thành và phát triển của hệ thống giao thông tốc độ cao Hyperloop" width="90" height="59"/>

Hành trình hơn 200 năm hình thành và phát triển của hệ thống giao thông tốc độ cao Hyperloop