Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1 -
Nữ giảng viên trường ĐH Hà Nội xinh đẹp gây 'sốt' giảng đườngChia sẻ với VietNamNet, cô giáo trẻ cho hay, lý do và cũng nguồn động lực để quyết định theo ngành Sư phạm chính là bởi truyền thống của gia đình khi mẹ của cô hiện cũng là một giảng viên đại học.
Là một giảng viên song với tuổi đời còn khá trẻ, ngoại hình trẻ trung, cô Sao Mai chia sẻ, những ngày đầu đi dạy và cả đến bây giờ không hiếm lần bị mọi người, thậm chí có cả các bạn sinh viên nhầm là... sinh viên.
“Thỉnh thoảng mình vẫn nhận được câu hỏi: ‘Em là sinh viên năm thứ mấy?”, cô giáo trẻ cười tươi.
Trên trang Facebook cá nhân, nữ giảng viên cũng thu hút hơn 12.000 lượt người theo dõi. Kênh YouTube và Tiktok của cô giáo cũng thu hút lần lượt tới 42.000 và 88.000 người theo dõi.
“Khi còn là sinh viên, từng là thành viên của Câu lạc bộ Thời trang Waseda Collection và Câu lạc bộ piano nên mình cũng tham gia trình diễn thời trang cũng như biểu diễn piano trong các sự kiện của trường.
Ngoài ra, mình cũng đã được chọn là gương mặt sinh viên đại diện cho trường trong các hoạt động quảng bá hình ảnh trên tạp chí và mạng internet. Có lẽ nhờ vậy, mình được nhiều bạn trẻ ở cả Nhật Bản lẫn Việt Nam biết đến và theo dõi qua các kênh mạng xã hội như YouTube, Tiktok…”, cô giáo kể.
Tuy nhiên, cô giáo trẻ đôi khi cũng gặp một vài rắc rối khi một vài người trên mạng xã hội bày tỏ cảm tình, theo đuổi, thậm chí nhắn tin làm phiền tới cả bố mẹ cô ở Việt Nam.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, đời sống xã hội biến động mỗi ngày, là một giảng viên trẻ, theo Sao Mai, áp lực lớn nhất của em là luôn phải cập nhật tri thức, trau dồi kinh nghiệm để có thể vững vàng trên bục giảng.
Tuy vậy, cô giáo trẻ chia sẻ chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi trong công việc. Ngược lại, cô luôn có nhiều cảm hứng và năng lượng tích cực khi soạn bài cũng như khi đứng lớp.
Ngoài thời gian lên lớp giảng dạy, cô giáo Sao Mai cũng tham gia nhiều sự kiện với tư cách là MC hoặc phiên dịch viên tiếng Nhật.
Cô giáo trẻ cũng rất tích cực tham gia các hội thảo khoa học quốc tế, chắt chiu những cơ hội hợp tác nghiên cứu qua những lời mời từ các giảng viên, nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học ở Nhật Bản…
Là giảng viên tiếng Nhật và tham gia khá nhiều sự kiện trong và ngoài trường nên, dù mới chỉ 1 năm trong nghề song cô giáo trẻ đầy ắp những kỷ niệm.
“Điều vui nhất với mình là được đón nhận tình cảm từ các sinh viên. Mình đã nhận được những bức thư tay vô cùng cảm động từ sinh viên những lớp mình giảng dạy cùng với hoa, thậm chí cả gấu bông. Mình luôn trân trọng những tình cảm đó và có lẽ đây cũng là động lực để gắn bó với nghề”, Sao Mai tâm sự.
Hiện, ngoài việc giảng dạy tại Khoa tiếng Nhật, cô giáo Sao Mai cũng vừa tiếp tục theo học thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Nhật.
Với bản thân, cô giáo mong muốn có nhiều hơn nữa cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác trong và ngoài nước, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật cho các sinh viên. Ngoài ra, cô cũng mong muốn và ấp ủ dự định phát triển nền tảng dạy tiếng Nhật trên mạng xã hội để phụng sự cộng đồng.
“Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin kính chúc các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp nhiều sức khoẻ để sống với đam mê nghề nghiệp, trở thành nguồn cảm hứng tích cực cho mọi thế hệ học trò”, cô Mai chia sẻ.
Màn khiêu vũ 'đốt mắt' của các cô giáo Hà Nội
Trong những bộ trang phục sắc màu, các nữ giáo viên đã trổ tài ở bộ môn khiêu vũ."> -
Xôn xao hình ảnh hàng loạt học sinh làm bài tập trong bệnh việnDịch cúm bùng phát tại Trung Quốc khiến các bệnh viện nhi quá tải nhanh chóng, biến bệnh viện thành “nơi làm bài tập về nhà”. Theo đó, ở một số khu vực, bao gồm các tỉnh miền đông Giang Tô, An Huy và trung tâm tỉnh Hồ Bắc, các bệnh nhân trẻ tuổi được bệnh viện cung cấp bàn, ghế và khung truyền dịch cao để các em có thể vừa học vừa truyền dịch tĩnh mạch. CCTV cho biết phụ huynh ngồi bên con cái và giúp đỡ các con học tập.
Cách đây vài năm, khi dịch bệnh bùng phát, một số trung tâm y tế ở Trung Quốc đã được ca ngợi vì đã thành lập những khu vực học tập đặc biệt như vậy.
Đoạn video gây tranh luận mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc về việc liệu sức khỏe con cái hay bài tập ở trường quan trọng hơn.
Nhiều bệnh viện khác đã làm tương tự thời điểm này trong bối cảnh số lượng học sinh tiểu học và trung học mắc các bệnh về đường hô hấp, như cúm, tăng đột biến khi chuyển mùa.
Các bậc cha mẹ thường đưa con đến bệnh viện khi chúng xuất hiện các triệu chứng liên quan đến cúm với niềm tin rằng việc truyền dịch sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi và các con sẽ quay lại trường học.
“Tôi không có ý định cho con tôi làm bài tập ở đây. Nhưng thấy không khí học tập ở bệnh viện rất tốt nên tôi cũng bắt con làm bài tập về nhà”, một phụ huynh nói.
Một người cha khác cho biết: “Con tôi phải làm bài tập theo kiểu này vì nếu không làm xong sẽ phải làm nhiều việc hơn khi trở lại trường sau khi bình phục”.
“Đây là một vấn đề xã hội. Chúng tôi, những gia đình bình thường, không thể thay đổi quy tắc bất thành văn rằng dù trong hoàn cảnh nào, bạn cũng phải hoàn thành bài tập về nhà”, ông nói thêm.
Phụ huynh lo lắng bài vở hơn quan tâm đến bệnh của con
Tình huống này đã gây ra một cuộc tranh luận trên mạng xã hội đại lục.
“Những đứa trẻ này có thể bị bệnh về thể chất, nhưng những người lớn này lại bị bệnh về tinh thần”, một cư dân trực tuyến cho biết trên nền tảng Tiktok của Trung Quốc mang tên Douyin.
“Các bậc phụ huynh có vẻ nhẹ nhõm và hài lòng khi thấy con mình làm bài tập về nhà. Có vẻ như điều này khiến họ lo lắng hơn là căn bệnh thực tế”, một người khác bình luận.
“Mở khu vực bài tập về nhà ở bệnh viện là một ý tưởng vô nhân đạo”, một người khác bình luận.
“Tôi cảm thấy đau lòng cho những học sinh phải học dù thể chất không được khỏe. Điểm học tập của học sinh quan trọng hơn sức khỏe của các con à?”.
CCTV đã xuất bản một bài xã luận sau đó, lập luận rằng mặc dù việc sắp xếp khu vực làm bài tập về nhà là có thể hiểu được nhưng nó không nên được ủng hộ.
“Từ góc độ phụ huynh, điều này có thể hiểu được. Môi trường giáo dục ngày nay quá phức tạp, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mỗi đứa trẻ sinh ra đều là kỳ vọng của cả gia đình", CCTV cho biết.
“Việc ép buộc hoặc xúi giục con cái đi học tại bệnh viện là nhằm mục đích xóa đi nỗi lo lắng của phụ huynh về việc con cái họ không được đi học. Thậm chí, các em còn bận rộn hơn cả lịch trình của những người nổi tiếng”.
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc có tính cạnh tranh khốc liệt nhất trên thế giới. Nhiều sinh viên mong muốn được vào đại học phải dành nhiều giờ học thêm sau giờ học để theo kịp các bạn cùng trang lứa.
“Tuy nhiên, trẻ em không nên trở thành nạn nhân của thói quen làm bài tập về nhà vô lý này ở bệnh viện. Lịch trình của các em không nên được lấp đầy không có chỗ trống như vậy. Cho phép các con nghỉ ngơi khi ốm, khóc khi buồn, hoặc không làm gì trong một thời gian cũng quan trọng như việc vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học”, bài xã luận nói thêm.
Vào ngày 25/11, cơ quan giáo dục thành phố Bắc Kinh cho biết các trường học nên thông báo rõ ràng không bắt buộc học sinh phải làm bài tập về nhà khi bị ốm.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng sự bùng phát bệnh hô hấp lớn bất thường là do "khoảng cách miễn dịch" được tạo ra bởi cuộc chiến kéo dài nhiều năm của nước này chống lại Covid-19, với các biện pháp nghiêm ngặt nhất chỉ được dỡ bỏ vào cuối năm ngoái.
Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp lan tràn, nhiều trường học buộc phải tạm dừng lớp học và yêu cầu học sinh trở lại trường hai ngày sau khi các triệu chứng biến mất.
Trung Quốc: Bị hủy kết quả tuyển dụng, 40 thạc sĩ sư phạm giỏi phải tìm việc mớiTRUNG QUỐC - Sau khi bị hủy kết quả tuyển dụng viên chức đặc biệt, Phòng Giáo dục TP Tân Hương (Trung Quốc) yêu cầu hơn 40 thạc sĩ xuất sắc của Đại học Sư phạm Hà Nam tìm việc khác thời gian tới."> -
Từ bỏ việc ở công ty nước ngoài, kỹ sư IT 20 năm dạy học trên xe lănHơn 20 năm qua, anh Ngô Nguyễn Anh Vũ miệt mài dạy chữ trên xe lăn Anh Vũ nói có lẽ do bị liệt từ nhỏ nên anh đã tập làm quen với cuộc sống khi không có đôi chân. Đổi lại, anh may mắn khi có gia đình, bạn bè luôn giúp đỡ. Ba mẹ, bạn bè chính là đôi chân của anh, hằng ngày cõng, đưa đón anh tới trường. Chính vì thế đối với anh, quãng đời học sinh có rất nhiều kỷ niệm đẹp, chưa từng một lần anh nghĩ đến chuyện nghỉ học. Trong suốt nhiều năm liền anh đều là học sinh giỏi, là tấm gương sáng về nghị lực vươn lên số phận.
Ba là người đã truyền cho anh động lực để cố gắng, vươn lên trong cuộc sống. Năm Anh Vũ học lớp 10, mẹ anh mắc bệnh nặng không qua khỏi. Một mình ba lăn lộn nuôi 6 người con ăn học. Anh Vũ kể, hằng ngày anh chứng kiến cảnh ba vất vả lao động kiếm tiền, thậm chí có lúc bị người ta đến đòi nợ, anh đã rất thương ba.
“Lúc đó tôi chỉ biết cố gắng học hành, chỉ có học mới có thể thay đổi được cuộc sống, sau này ra trường có thể bù đắp cho ba. Tôi nhớ năm đó, khi đang học kỳ II năm lớp 12, ba tôi bị tai biến. Khi tôi đang học, thấy ba ngã ra sàn nhà. Mọi người đưa ba đi bệnh viện. Tôi vẫn chỉ nghĩ ba bị bệnh đi viện bình thường thôi nhưng chiều ngày hôm sau, anh trai gọi tôi vào phòng nói ba mất rồi.
Đó là cú sốc lớn nhất đối với tôi. Đã có lúc tôi muốn buông xuôi nhưng rồi cũng phải cố gắng mạnh mẽ, vươn lên vì lời hứa chưa thực hiện được với ba. Suốt một thời gian dài tôi bị ám ảnh, đêm nào tôi cũng mơ thấy ba”, anh Vũ tâm sự.
Niềm mơ ước của anh là được làm thầy giáo dạy Toán, Hoá nhưng không thể đứng trên đôi chân, anh đành gác lại giấc mơ sư phạm để lựa chọn một ngành học phù hợp hơn. “Có lẽ kỹ sư Công nghệ thông tin là ngành phù hợp nhất nên lúc đó tôi quyết thi vào trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng”, anh Vũ tâm sự.
Cơ duyên với nghề giáo
5 năm học đại học, sau khi tốt nghiệp, anh Vũ làm quản trị mạng cho một công ty nước ngoài ở Đà Nẵng. Công việc thuận lợi và có nhiều triển vọng nhưng anh lại chọn đến với nghề gieo chữ, trồng người trong sự ngỡ ngàng của người thân và cô giáo chủ nhiệm.
Anh Vũ kể, năm 2001, lúc lên đại học, anh được bạn giới thiệu công việc gia sư, luyện thi đại học để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ban đầu anh dạy kèm cho 3 người em của bạn. Dần dà, học trò ngày càng đông. Anh gắn bó với nghề dạy học suốt những năm tháng sinh viên cho đến tận sau này. Đến nay, anh không nhớ nổi mình đã giúp bao nhiêu học trò viết tiếp ước mơ giảng đường.
“Công việc dạy học như cái duyên, là niềm yêu thích nên sau khi ra trường đi làm một thời gian, tôi nghĩ không thể cứ duy trì cả hai công việc một lúc nên quyết định nghỉ việc để chuyên tâm dạy học”, anh Vũ nói về cơ duyên làm thầy.
Tiếng lành đồn xa, học trò từ nhiều nơi như quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, thậm chí Quảng Nam cũng tìm về lớp học của anh. Nhiều phụ huynh tin tưởng, đưa con đến đến gửi gắm thầy Vũ với mong muốn không chỉ học kiến thức mà còn học được bài học lẽ sống, nghị lực phi thường của thầy.
Đến giờ anh vẫn nhớ trường hợp cô học trò tên Trân Chân, học sinh trường THPT Thái Phiên. Cô bé thiết tha được thầy Vũ dạy kèm, nhưng lịch học của hai thầy trò không thể khớp được nhau, chỉ còn mỗi khung giờ trống từ 5-7h sáng. Khi anh đề xuất, cô bé lập tức đồng ý. Phụ huynh biết anh tận tâm với nghề nên không ngại đường xa để đưa con tới học.
“Dù trời mưa hay lạnh, em vẫn có mặt ở nhà tôi lúc 5h, học xong lớp của tôi, em sang trường để vào lớp học. Cuối cùng, Chân cũng đạt được ước nguyện vào trường đại học mà em mong muốn”, anh Vũ nói.
Đối với anh, học trò giống như những người bạn, cùng nhau trò chuyện, chia sẻ buồn vui. Có nhiều em đến lớp tâm sự với thầy về việc học hành, áp lực thi cử quá mệt mỏi, một số em đưa ra lý lẽ không cần vào đại học vẫn thành công…
“Thế hệ các em bây giờ không như trước, các em được tiếp xúc mạng xã hội, thông tin… nên mình phải nắm bắt tâm lý để có thể động viên, khuyên nhủ các em cố gắng học hành, sống có ước mơ, khát vọng và chinh phục nó”, anh Vũ tâm sự.
Hiện anh Vũ dạy kèm học sinh môn Toán (lớp 10-12), tổng số hơn 60 em. Những học sinh nghèo, mồ côi hay khuyết tật đều được anh Vũ dạy miễn phí.
Thảo Nguyên (lớp 10, Trường THPT Thái Phiên) chia sẻ: “Thầy Vũ giảng bài rất dễ hiểu, học lớp thầy rất vui. Thầy luôn lan toả năng lượng sống tích cực đến mọi người xung quanh”.
Anh Vũ cho biết, do không phải tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nên trong quá trình dạy học, bản thân anh cũng không ngừng học hỏi, cập nhật, điều chỉnh phương pháp truyền đạt để mang lại hiệu quả tốt học tập nhất cho các em. Điều hạnh phúc nhất của thầy giáo là nhìn thấy học sinh tiến bộ trong học tập. Nhiều học trò của thầy Vũ đã thi đỗ vào những trường top đầu của cả nước. Các học trò ra trường có việc làm và thường về thăm anh mỗi dịp lễ, Tết.
“Học trò cũng chính là động lực để tôi cố gắng mỗi ngày. Công việc dạy học rất thú vị, được tiếp xúc với các em giúp tôi như trẻ lại và luôn giữ vững tinh thần lạc quan trong cuộc sống”, anh Vũ tâm sự.
">