当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản, 22h00 ngày 7/4: Nhe nhóm giấc mơ World Cup 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Norwich City vs Sunderland, 1h45 ngày 9/4: Giữ chắc Top 6
Chúng được phân loại rõ ràng và luôn sẵn sàng để bạn có thể mua họ với giá vài nghìn USD. Một cuộc điều tra của BBC News cho thấy những người lao động, giúp việc nhà tại đây đang bị mua và bán bất hợp phát trên Internet trong một thị trường chợ đen.
Trong đó, nhiều giao dịch đã được thực hiện trên trang mạng xã hội Instagram, thuộc sở hữu của Facebook. Tại đây, bài đăng được quảng bá thông qua các hashtag và giá cả sẽ được đàm phán bằng những tin nhắn riêng tư.
Một số khác được quảng bá trong các phần mềm trên kho ứng dụng CH Play của Google và App Store của Apple, cũng như một số nền tảng thương mại điện tử.
![]() |
Danh sách hàng nghìn phụ nữ bị mua bán trên chợ đen. Ảnh: BBC. |
Thị trường mua bán người sôi động
“Những điều mà các công ty này đang làm là hành vi thúc đẩy cho thị trường buôn bán người trực tuyến. Nếu Google, Apple, Facebook hay bất cứ công ty nào khác đang cho phép các hoạt động này diễn ra trên nền tảng của họ, họ phải chịu trách nhiệm với chúng”, Urmila Bhoola, báo cáo viên của Liên Hợp Quốc về các hình thức nô lệ hiện đại cho biết.
Sau khi được thông báo về vấn đề này, Facebook cho biết đã chặn một số hashtag có liên quan đến chúng. Trong khi đó, Google và Apple nói rằng đang làm việc với các nhà phát triển ứng dụng để ngăn chặn những hoạt động bất hợp pháp này.
Tuy nhiên, BBC cho biết còn nhiều danh sách buôn bán người khác vẫn đang hoạt động trên Instagram cũng như nhiều ứng dụng, phần mềm trên App Store và CH Play.
9 trong số 10 ngôi nhà tại Kuwait đều sở hữu một người giúp việc trong gia đình. Những người này đến từ những quốc gia nghèo hơn, nhằm kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình họ.
![]() |
BàBhoola gọi đây là thị trường nô lệ hiện đại. Ảnh: BCC. |
Đóng giả là một cặp vợ chồng mới đến Kuwait, nhóm phóng viên của BBC đã nói chuyện với 57 người và tiếp xúc được hơn 10 người đang cố gắng bán cho họ những người giúp việc thông qua một ứng dụng có tên 4Sale.
Những người phụ nữ làm công việc này hầu như đều bị thu giữ hộ chiếu, bị nhốt trong nhà và họ không được phép sử dụng điện thoại. Ứng dụng 4Sale trên cho phép tìm kiếm người lao động theo chủng tộc, với các khung giá khác nhau.
“Lao công châu Phi, sạch sẽ và thân thiện”, một danh sách mô tả.
Vi phạm nhân quyền
Nhóm phóng viên liên tục bị thúc giục bởi những người dùng ứng dụng này. Họ hành động giống như là “chủ sở hữu” của những người phụ nữ kia. Thậm chí, họ không cho phép người giúp việc nghỉ ngơi dù chỉ “một ngày hoặc một vài phút”.
“Hãy tin tôi, cô ấy rất tốt. Cô ấy hay cười và có khuôn mặt vui vẻ. Ngay cả khi bạn yêu cầu cô ấy làm việc đến 5h sáng, cô ấy cũng sẽ không phàn nàn”, một người đàn ông nói với phóng viên BBC.
Người này cũng cho biết những người giúp việc tại đây bị mua bán giống như những món hàng để "chủ sở hữu" kiếm lợi. “Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp ai đó mua người giúp việc với giá 2.000 USD và sau đó bán cô ấy với giá 3.300 USD”, người này nói.
![]() |
Nhóm phóng viên của BBC tiếp cận với một người đàn ông đang chào bán người giúp việc. Ảnh: BBC. |
Nhóm nhóm viên gặp một cô gái 16 tuổi, có tên Fatou (tên nhân vật đã bị thay đổi). Fatou bị bán từ Guinea (một quốc gia ở Tây Phi) và đã được mua để làm giúp việc ở Kuwait trong 6 tháng. Trong khi đó, luật phát của Kuwait yêu cầu lao động trong nước phải trên 21 tuổi.
Người bán Fatou nói rằng cô gái này không có thời gian nghỉ, hộ chiếu và điện thoại đều đã bị lấy đi. Fatou cũng không được phép rời khỏi nhà một mình. Tất cả hành vi trên đều bất hợp pháp tại Kuwait.
“Đây là ví dụ điển hình của chế độ nô lệ hiện đại. Chúng tôi thấy một đứa trẻ đang bị bán và giao dịch như một món hàng”, bà Bhoola nói.
“Địa ngục thực sự”
Mỗi năm, hàng trăm phụ nữ bị buôn bán từ Guinea đến các nơi khác để làm công việc giúp việc. “Kuwait là địa ngục thực sự”, một người giúp việc nói. Người này cho biết trước đây cô từng phải ngủ cùng những con bò trong chuồng. “Không được ngủ, không thức ăn, không có gì cả”, người này nói.
Fatou sau đó đã được chính quyền Kuwait phát hiện và đưa đến nơi cư trú do chính phủ điều hành. Hai ngày sau, cô bị trục xuất về Guinea vì vẫn còn trong độ tuổi vị thành niên.
![]() |
Fatou bị bán từ Guinea và trở thành giúp việc tại Kuwait trong 6 tháng. Ảnh: BBC. |
“Họ thường la mắng tôi và coi tôi như một con vật. Họ đánh đập, làm tôi đau khổ nhưng tôi không thể làm gì khác”, Fatou nói về khoảng thời gian 6 tháng làm việc tại 3 hộ gia đình ở Kuwait.
Hiện tại, cô đã trở lại trường học ở Conakry. “Tôi rất hạnh phúc. Cuộc sống hiện tại của tôi đã tốt hơn nhiều. Tôi cảm thấy mình vừa trở về từ chế độ nô lệ”, Fatou nói.
Chính phủ Kuwait nói rằng họ đang "tìm cách chống lại những hành vi này" và khẳng định các ứng dụng giống như 4Sale sẽ "được xem xét kỹ lưỡng". Tuy nhiên, cho đến nay, không có nhiều thay đổi đáng kể trên nền tảng này. Người phụ nữ rao bán Fatou không hề bị xử lý.
Facebook cho biết họ đã cấm hashtag #maidsfortransfer (tạm dịch: chuyển nhượng người giúp việc). "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật để ngăn chặn hành vi này trên nền tảng của chúng tôi", một phát ngôn viên của Facebook cho biết.
![]() |
Fatou hiện đã trở về trường học. Ảnh: BBC. |
Trong khi đó, Google lại tỏ ra "bối rối trước những cáo buộc trên". "Chúng tôi đang tích cực làm việc với các nhà phát triển ứng dụng để đảm bảo có thể ngăn chặn hoạt động này", đại diện công ty này cho biết.
Về phía Apple, công ty cho biết họ "nghiêm cấm" việc quảng cáo buôn bán người và khai thác thông tin trẻ em trong các phần mềm có sẵn trên kho ứng dụng.
"Chúng tôi đã làm việc với các nhà phát triển ứng dụng để khắc phục ngay lập tức khi vấn đề được phát hiện. Trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi sẽ xóa những phần mềm này khỏi kho ứng dụng", đại diện Apple cho biết.
Theo Zing
Rắc rối pháp lý tiếp tục bủa vây Facebook khi người đứng đầu cơ quan tư pháp bang California Xavier Becerra ngày 6/11 cáo buộc mạng xã hội lớn nhất thế giới này không cung cấp thông tin theo yêu cầu của tòa án.
" alt="Facebook, Google và Apple bị cáo buộc tiếp tay cho nạn buôn người"/>Facebook, Google và Apple bị cáo buộc tiếp tay cho nạn buôn người
Ngày 1/11, vlogger Khoa Pug đăng tải đoạn video với tiêu đề "Phụ nữ Nhật quỳ khóc xin cho cameraman được ăn - Khoa Pug gặp sự cố ở nhà hàng lẩu Geisha Kyoto". Video ngay lập tức gây tranh cãi từ cộng đồng.
Trong video này, Khoa Pug cho rằng cô phục vụ đã "quỳ khóc xin" anh ta cho người quay phim được ăn cùng. Tuy vậy, nội dung thực tế lại là việc nữ nhân viên phục vụ không muốn Khoa Pug ghi hình và đã từ chối phục vụ.
Ngoài ra, Khoa Pug còn ghi rõ "phụ nữ Nhật bị phân biệt quá rồi".
Tuy nhiên, những người biết và thành thạo tiếng Nhật liền chỉ ra nội dung Khoa Pug ghi hoàn toàn không đúng sự thật. Theo đó, cô gái phục vụ đang tỏ ra khó chịu vì bị quay phim chứ không phải đồng cảm cho cameraman như lời Khoa Pug nói.
![]() |
Cách chọn ảnh bìa cho video của Khoa Pug cũng bị cộng đồng cho rằng anh ta cố tình hạ thấp người nữ phục vụ Nhật Bản. |
"Tôi đi học Nhật hai năm và cũng hiểu được nội dung cuộc nói chuyện này. Rõ ràng nữ phục vụ chỉ đang khó chịu về việc bị quay phim", Lê Minh bình luận.
"Mình từng du học và làm thêm ở Nhật Bản. Việc quay phim khi ăn là điều tối kỵ trong văn hóa người Nhật. Rõ ràng trong clip người này còn nói 'Tôi không phải vật quay cho người khác xem', vậy mà Khoa Pug lại nói những gì không đâu", Hoàng Anh nói.
Trong một video khác đăng ngày 14/9 quay tại Hàn Quốc, Khoa Pug “vạ miệng” cho rằng những người Hàn không đủ khả năng, địa vị trong xã hội không thể nào kiếm được bạn gái, không thể nào kiếm được vợ nên phải lấy vợ Việt.
Phát ngôn này khi đó nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có Yewon, một nữ YouTuber người Việt sinh sống và lấy chồng ở Hàn Quốc. Yewon cho rằng Khoa Pug "chảnh chọe cà khịa và xem thường cô dâu Việt".
Ngoài hai ví dụ trên, không khó để bắt gặp những ảnh bìa, tiêu đề video trên kênh Khoa Pug khai thác chủ đề về phụ nữ.
Luôn rêu rao chuyện người Việt bị khinh thường ở nước ngoài cũng là cách được Khoa Pug dùng để câu view. Trong phần bình luận của một video, Khoa cho rằng anh ta được tôn trọng hơn “các bạn du học sinh hay lao động Việt Nam bị khinh thường hay kỳ thị”.
![]() |
Trong nhiều video, Khoa Pug luôn cho rằng người Việt bị khinh thường khi ở nước ngoài. |
Phát ngôn này gây phản ứng trái chiều từ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản. “Người Nhật rất lịch sự và có chất lượng dịch vụ rất tốt. Không hề có chuyện người lao động, du học sinh bị kỳ thị ở những nhà hàng như Khoa nói”, Hoa Phạm, du học sinh Việt tại Nhật Bản, cho biết.
“Bữa ăn của Khoa có giá 3,2 triệu đồng, gần bằng lương của một sinh viên làm tại cửa hàng tiện lợi một ngày. Đây không phải số tiền quá lớn với du học sinh tại Nhật và cũng không có chuyện vì tiền mà người Nhật thay đổi thái độ phục vụ”, Thanh Tùng, một người Việt sống tại Nhật khẳng định.
Một ví dụ khác là việc nam YouTuber mua đồng hồ tại Rolex Thượng Hải. Lúc thanh toán, Khoa Pug bị từ chối vì sử dụng thẻ Vietcombank Visa Debit. Khoa Pug cho rằng “nhân viên nữ bên Trung Quốc khinh thường thẻ VCB của Việt Nam”.
![]() |
Khoa Pug cho rằng mình là khách du lịch có tiền nên không bị khinh thường như những tầng lớp, giai cấp khác. |
Tuy vậy, đây là chuyện dễ hiểu khi thanh toán bằng thẻ nội địa tại các nước. “Hoàn toàn không ai khinh thẻ của một ngân hàng nào. Đơn giản là khi thanh toán số tiền quá lớn nhưng ngân hàng nội địa ít người biết đến sẽ bị từ chối. Chuyện này rất thường xảy ra với các khách hàng đi du lịch nước ngoài”, Trường An, nhân viên một ngân hàng quốc tế tại quận 1, TP.HCM cho biết.
Với tiêu đề “Giả nghèo cầm 500 triệu vào mua đồng hồ Rolex tại Thượng Hải và cái kết quá nhục nhã”, video của Khoa Pug nhận được gần 7 triệu lượt xem dù việc bị từ chối thanh toán không hề “nhục nhã” như cách YouTuber này cảm nhận.
Nội dung xuyên suốt những video của Khoa Pug là “giả nghèo”, đến những nơi xa xỉ sử dụng các dịch vụ cao cấp với vẻ ngoài giản dị. Những video với tiêu đề như “Giả nghèo vào khách sạn 5 sao…”, “Giả nghèo ăn vi cá mập…”, “Giả nghèo cầm 500 triệu mua đồng hồ Rolex…”
Tiêu đề của những video này thường kết thúc bằng cụm từ “và cái kết”. Trong đó, cái kết của Khoa Pug thường gây tranh cãi bằng những thiệt thòi mà YouTuber này phải chịu.
Trong một video đăng tải hơn một năm trước, YouTuber này đã review nhà hàng của hoa hậu Mai Phương Thúy. Video này gây tranh cãi bởi phát ngôn của Khoa khi anh cho rằng nhà hàng này bán đắt, món ăn không xứng tầm.
![]() |
Chủ đề giả nghèo, bị khinh thường xuất hiện thường xuyên trên kênh của Khoa Pug. |
Khoa đặt 5 món ăn với giá hơn 600.000 đồng cho hai người ăn. "Nãy giờ ăn được hai miếng lươn, còn lại toàn thịt lợn, không đáng đồng tiền bát gạo", Khoa nhận xét. Món lươn om chuối đậu của Khoa Pug có giá 150.000 đồng.
Cộng đồng mạng chia thành hai phe. Một nhóm ủng hộ nhận xét của Khoa. Trong khi đó, nhóm còn lại cho rằng với không gian quán đẹp, vị trí trung tâm quận 1, TP.HCM và tên tuổi hoa hậu thì mức giá đó là chấp nhận được.
Trong một video khác có tên “Xác Ướp Ai Cập - Khoa Pug kết thúc hành trình Ai Cập trong nước mắt”, Khoa Pug đã quay lén xác ướp của nhiều vua chúa Ai Cập ở nơi cấm ghi hình.
Theo Khoa Pug, anh đã trả 300 bảng Ai Cập để mua vé quay phim nhưng lại bị cấm ghi hình. Vì vậy, anh chọn cách quay lén. Tuy đã trả tiền để quay trong bảo tàng nhưng một số khu vực sẽ có quy định cấm ghi hình riêng.
Nếu việc ghi hình này bị phát hiện, có thể, YouTuber này sẽ chịu phạt theo quy định của bảo tàng Ai Cập, thậm chí là pháp luật của nước này.
Trong video tham quan Tokyo Nhật Bản, tại khu vực phố đèn đỏ, Khoa Pug cố gắng quay lại video ở những nơi nhạy cảm khiến những người bị quay tỏ ra khó chịu.
![]() |
Khoa Pug thường chĩa camera quay người khác khi chưa xin phép từ trước. |
Một video khác có tiêu đề "Khoa Pug hớn hở gặp người Việt bán mì Ramen bên Nhật và cái kết bị chửi sấp mặt", YouTuber này đã cố tình quay cận gương mặt của nữ nhân viên phục vụ và bị phản ứng.
Khoa Pug cho rằng chính người Việt mới không cho quay video. Tuy nhiên, tại Nhật, quyền bảo vệ hình ảnh được áp dụng với mọi người. Bất kỳ ai cũng có quyền không cho phép người khác ghi hình mình.
"Nếu ông này mà dí camera vào mặt mình, mình cũng sẽ chửi ổng như vậy. Đó là phản ứng bình thường của mình với những người lăm lăm camera và hay kiếm chuyện", người dùng Nam Nguyen bình luận.
Đây cũng là một phần trong công thức tạo ra những video tranh cãi trên kênh của Khoa Pug. YouTuber này dí camera vào người khác và chờ đợi những phản ứng của người bị quay để đưa bản thân vào diện nạn nhân.
" alt="Công thức câu view gây tranh cãi của YouTuber Khoa Pug"/>Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Real Madrid, 02h00 ngày 9/4: Khó cho Pháo thủ
![]() |
Bên trong nhà kho của GHN. Ảnh: Hải Đăng |
Ông Nguyễn Hà Anh, Giám đốc vận hành GHN, cho biết đây là kho phân loại tự động duy nhất tại Việt Nam được thiết kế hai tầng, do đó tiết kiệm được diện tích, tăng năng suất.
“Thông thường để vận hành kho với diện tích này, chúng tôi phải thuê 400-500 nhân công. Tuy nhiên với quy trình tự động, chúng tôi cắt giảm được còn khoảng ¾ lượng nhân sự”, ông Hà Anh nói. Kho phân loại tự động giúp ổn định chất lượng dịch vụ, tăng năng suất phân loại hàng, tối ưu chi phí.
Trong quy trình bình thường, GHN nhận đơn hàng từ khách (các cửa hàng), sau đó mang đến kho phân loại, tiếp đó mang đến các kho giao nhận toàn quốc để giao hàng đến tay người mua. Thông thường, khâu phân loại thủ công sẽ tốn nhiều thời gian hơn khiến hàng hoá chậm trễ.
“Với hệ thống phân loại tự động, chúng tôi có thể tiết kiệm 2-3 tiếng đồng hồ với các đơn giao trong ngày. Nâng tỷ lệ giao hàng thành công trong ngày lên 85-90%, so với tỷ lệ khoảng 60% như trước đây”, ông Hà Anh trả lời ICTnews.
Hàng hoá nhận từ cửa hàng được GHN đóng thành từng túi đưa vào kho. Nhân viên tại kho tháo hàng ra, đặt vào dây chuyền. Tại điểm giữa mỗi dây chuyền sẽ có nhân viên đặt hàng hoá lại cho đúng quy cách, sao cho mã đơn hàng hướng lên trên để cảm biến đọc được mã đơn, hệ thống tự động sẽ phân loại từng món hàng để đưa vào các túi khác. Khi các túi đầy sẽ được nhân viên đóng lại đem kiện hàng đi giao.
![]() |
Nhân viên mở các túi hàng hoá và đặt lên dây chuyền. |
![]() |
Tại các điểm nút, nhân viên sẽ đặt lại hàng hoá lên dây chuyền sao cho mã đơn hướng lên trên. |
![]() |
Hàng hoá chạy qua cổng phân loại tự động (có đèn sáng) sẽ được tách ra đưa về các túi thích hợp. |
![]() |
Hàng hoá sau phân loại tự động đưa vào các túi này. |
![]() |
Các túi đầy sẽ được nhân viên chuyển ra bằng chuyền, đưa lên xe tải giao hàng. Ảnh: Hải Đăng |
Ông Hà Anh cho biết các thiết bị máy móc được nhập từ đối tác, tuy nhiên phần mềm điều khiển chính được GHN phát triển để phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty. Tổng giá trị đầu tư cho hệ thống phân loại tự động này khoảng 2 triệu USD.
Năm ngoái, để phục vụ cho Ngày Độc Thân 11/11 - tháng giao hàng cao điểm nhất - GHN tốn khoảng 400-600 nhân sự vận hành một kho tương tự, tuy nhiên với hệ thống tự động mới, công ty chỉ cần thuê khoảng 120-160 người.
" alt="Mở thêm kho phân loại tự động, Giao Hàng Nhanh muốn dẫn đầu mảng logistics"/>Mở thêm kho phân loại tự động, Giao Hàng Nhanh muốn dẫn đầu mảng logistics
Cựu giảng viên làm biển giả cho siêu xe 15 tỷ
Trong tháng 4, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã triệt phá chuyên án làm giả giấy tờ xe ôtô quy mô lớn.
Cơ quan điều tra xác định, đầu mối của đường dây này là Ngô Trung Hòa (41 tuổi, ở quận Đống Đa). Trước khi bị bắt, Hòa vốn là giảng viên chuyên ngành công nghệ thông tin của một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội.
Cựu giảng viên khai nhận, nhiều người mua xe sang từ Lào về Việt Nam nhờ anh ta làm giấy tờ giả. Sau khi nhận được hợp đồng, Hòa chuyển cho Đỗ Khắc Sơn (44 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng) làm theo yêu cầu. Bản thân Hòa, do am hiểu về công nghệ thông tin nên tự mua máy in để “chế” giấy tờ giả.
Trưa 10/4, Hòa nhờ vợ mang bộ hồ sơ đến điểm hẹn trên đường Hoàng Quốc Việt (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) giao cho khách thì bị phát hiện. Tang vật thu giữ gồm 2 tem đăng kiểm, một đăng ký ôtô, giấy chứng nhận kiểm định và 2 biển kiểm soát xe ôtô được xác định là giả mạo.
Ngô Trung Hòa thừa nhận cầm hồ sơ của khoảng 10 trường hợp. Tùy vào mối quan hệ, anh ta thu từ 15 – 20 triệu đồng của mỗi người.
Khai thác mở rộng vụ án, cơ quan điều tra còn làm rõ Hòa làm giả nhiều bộ giấy tờ xe ôtô cho Nguyễn Mạnh Tiến (38 tuổi, ở quận Thanh Xuân).
7 ngày sau đó, các trinh sát Công an quận Bắc Từ Liêm thu hồi 10 xe ôtô sử dụng biển kiểm giả lưu hành tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở phía Nam. Hầu hết số xe này đều thuộc dòng xe sang như Mercedes S500, Lexus…
Đặc biệt trong đó còn có chiếc siêu xe Lamborghini Murcielago đời 2008 trị giá sau thuế khoảng 15 tỷ đồng. Trước thời điểm bị thu giữ, xe này thuộc sở hữu của một đại gia phố núi.
![]() |
Siêu xe Lamborghini Murcielago mới bị thu hồi. Ảnh: MĐ. |
Thủ thuật hợp thức hóa xe gian của Công “môtô”
Đầu năm nay, VKSND tối cao tống đat cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án “biến” 85 môtô phân khối lớn do nước ngoài sản xuất thành xe vô chủ. Huỳnh Văn Xuân (tức Công “mô tô”) bị cáo buộc chi gần 2 tỷ đồng cho cán bộ thị trường để đưa hối lộ nhằm mua lô xe trên với giá rẻ.
Theo cáo buộc, từ tháng 7/2007 đến tháng 4/2008, Công “môtô” mua gom trên thị trường trôi nổi 85 chiếc xe môtô phân khối lớn do nước ngoài sản xuất (xe gian, xe buôn lậu). Biết Vũ Thị Huệ có mối quan hệ với một số cán bộ Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương (Đội QLTT), Công “môtô” bay từ TP HCM ra phía Bắc tìm cách hợp thức hóa lô xe trên.
Dưới sự chỉ dẫn của Công “môtô”, Huệ móc nối với Trần Quốc Huy (Đội trưởng Đội QLTT số 3, tỉnh Hải Dương) nhằm dàn dựng các cuộc kiểm tra, thu giữ xe máy phân khối lớn không có giấy tờ trên địa bàn tỉnh để bán thanh lý. Sau đó, họ tìm cách mua lại, hợp thức hóa.
Thống nhất được cách làm, Công “môtô” gửi một số xe máy cũ nát từ TP HCM ra Hải Dương để làm tang vật cho Huy bắt giữ.
Cáo buộc thể hiện, Huệ đã nhận hơn 1,8 tỷ đồng của Công “môtô” để đưa hối lộ cho Huy. Tuy nhiên, Huy chỉ thừa nhận cầm 360 triệu đồng.
Nhờ có hồ sơ mua xe thanh lý, Công “môtô” đã đăng ký lưu hành hợp pháp 85 xe máy phân khối lớn tại TP HCM để bán cho khách hàng. Trong khi giá mua thanh lý chỉ từ 2,8 – 4,5 triệu đồng/chiếc, qua bàn tay "phù phép" của Công "mô tô", giá xe được đẩy lên 48 - 645 triệu đồng.
Theo cáo trạng, giá trị thực của số xe này gần 20 tỷ đồng còn Công "môtô" chỉ chi 278 triệu đồng mua thanh lý.
Cựu cảnh sát giao thông hợp thức hóa xe lậu
Lê Văn Hoàng (57 tuổi, quê Thanh Hóa) là cựu cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã nghỉ hưu. Năm 2005, Hoàng quen biết Đỗ Anh Tuấn (ở quận 2, TP HCM, đang bỏ trốn). Cả hai bàn nhau mua các loại xe ôtô cũ nát, xe thanh lý, xe bị tai nạn lấy bộ hồ sơ thật, số khung, số máy. Hoàng chỉ giữ lại số khung, số máy, giấy tờ để hợp thức hóa xe gian.
Theo cáo buộc, từ năm 2008- 2010, cựu cảnh sát thuê Mai Văn Khang (34 tuổi, cùng quê) làm giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký và cấp sổ đăng kiểm 6 xe ôtô. Mỗi tờ giấy làm giả có giá từ 500.000 – 1 triệu đồng. Các loại xe trên đều thuộc dòng xe sang như Lexus, Camry…
Đầu tháng 6/2010, Hoàng mua chiếc ôtô Toyota Lexus 470 của Tuấn với giá 65.000 USD để sử dụng. Hoàng thuê Khang làm giả 3 đăng ký xe ôtô, 2 biển kiểm soát.
Chiều 25/6/2010, Công an Hà Nội kiểm tra chiếc xe Lexus trên thu giữ 13 bộ biển kiểm soát xe ôtô, nhiều giấy tờ… và khẩu súng ngắn.
Trước đó, năm 2006, Hoàng còn thuê Đỗ Mạnh Hùng (39 tuổi, quê ở Thanh Hóa) làm giả tem đăng ký và sửa chữa ngày tháng trong quyển sổ đăng kiểm để lưu hành 2 ôtô chở khách quá niên hạn sử dụng.
Cuối tháng 8/2014, TAND Hà Nội phạt Hoàng 12 tháng tù tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng; 23 tháng 4 ngày tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
(Theo Tiền phong)
" alt="Những đường dây 'phù phép' cho xe lậu"/>![]() |
Số lượng các cuộc tấn công điện thoại Android được Kaspersky ngăn chặn qua từng năm. Năm 2019, Việt Nam xếp thứ nhì, Singapore đứng nhất. |
Cũng theo số liệu từ Kaspersky, 4,97% người dùng Android tại Việt Nam đã được bảo vệ khỏi mã độc di động trong ba quý đầu năm 2019.
Dữ liệu từ Kaspersky cho thấy Indonesia và Malaysia là hai quốc gia có số lượng mã độc di động được Kaspersky phát hiện cao nhất tại Đông Nam Á, với số lượng lần lượt là 632.451 và 188.846. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 từ Temasek, Đông Nam Á là khu vực có số lượng người online trên di động nhiều nhất trên thế giới, trong đó Việt Nam đang nổi lên là quốc gia có tiến trình phát triển kỹ thuật số nhanh nhất trong khu vực. Do vậy, tội phạm mạng đang nỗ lực cải thiện nhiều phương pháp để phát tán mã độc hiệu quả đến người dùng, đặc biệt là người dùng thiết bị di động tại đây.
Cũng theo báo cáo từ Kaspersky, Việt Nam có số lượng gói cài đặt Trojan ngân hàng trên điện thoại được Kasperky ngăn chặn thấp nhất trong ba quý đầu năm 2019 với 22 gói cài đặt. Trong khi đó, Indonesia có số lượng cao nhất với 106 gói cài đặt. Đối với số lượng gói cài đặt cho Trojan ransomware trên điện thoại bị ngăn chặn bởi Kaspersky, Thái Lan có số lượng thấp nhất (với 22 gói) và Indonesia có số lượng cao nhất (với 161 gói).
" alt="Kaspersky: Sụt giảm đáng kể, số lượng mã độc trên di động tại Việt Nam thấp thứ 2 khu vực Đông Nam Á"/>Kaspersky: Sụt giảm đáng kể, số lượng mã độc trên di động tại Việt Nam thấp thứ 2 khu vực Đông Nam Á