
Theo đó, Mỹ Tho định hướng phát triển thành phố đáp ứng mục tiêu phát triển đô thị bền vững và yếu tố con người là trọng tâm, nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng quản lý và chỉnh trang đô thị,... tiến tới hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố thông minh, có kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Thành phố Mỹ Tho cũng đặt kế hoạch tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ - môi trường trong quản lý đô thị kết hợp triển khai đề án đô thị thông minh và tăng cường quản lý trật tự xây dựng theo hướng xác định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương,...
Từ nhiều năm trước, UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Mỹ Tho thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, với các nội dung xây dựng chính quyền điện tử thông minh, Wi-Fi thông minh, camera thông minh, du lịch thông minh...
Cụ thể theo đề án, các nội dung xây dựng thành phố thông minh còn bao gồm hệ thống thông tin địa lý (Gis), hệ thống giám sát môi trường, cảnh báo độ mặn, giao thông thông minh, hệ thống điều hành dữ liệu đô thị trung tâm (tập trung), hạ tầng ICT.
H.A.H

38 địa phương đã triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh cấp tỉnh
Theo đại diện Cục Tin học hóa, tính đến tháng 11, đã có 38 tỉnh, thành phố triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh - IOC cấp tỉnh và 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh.
" alt="Thành phố Mỹ Tho tiến tới hoàn thiện đô thị thông minh"/>
Thành phố Mỹ Tho tiến tới hoàn thiện đô thị thông minh

 |
Mark Zuckerberg điều trần qua video trước Hạ viện Mỹ vào cuối tháng 7. Ảnh: Bloomberg. |
Cách Facebook "mua để giết"
Để mô tả hành vi "mua để giết" các đối thủ của Facebook, báo cáo này trích dẫn đoạn nói chuyện giữa CEO Facebook Mark Zuckerberg và Giám đốc tài chính của công ty này về việc mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD.
"Một cách nhìn về vụ này là chúng ta đang bỏ tiền để mua thời gian. Kẻ cả khi có những kẻ cạnh tranh mới, mua Instagram sẽ cho chúng ta khoảng một năm hoặc hơn để tích hợp những điểm mạnh trước khi bất kỳ ai có thể đạt tới quy mô của Instagram", báo cáo này trích lời CEO Mark Zuckerberg.
Trong cuộc nói chuyện giữa Mark Zuckerberg và nhà đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom, CEO Facebook được cho là đã đe dọa Instagram sẽ "phải nhận hậu quả" nếu như từ chối lời đề nghị của Facebook.
 |
Sau 6 năm bị Facebook mua lại, cả 2 nhà sáng lập của Instagram đã rời công ty này vì mâu thuẫn với Mark Zuckerberg. Ảnh: New York Times. |
"Sẽ có lúc anh nhận ra rằng anh thực sự muốn làm việc với chúng tôi. Đó có thể là một vụ mua bán, hoặc tích hợp sâu qua Open Graph, sử dụng API của chúng tôi, hoặc cũng có thể là không hợp tác gì cả. Tất nhiên là trong lúc đó, chúng tôi cũng sẽ phát triển chiến lược về ảnh riêng của mình, nên cách chúng ta hợp tác bây giờ sẽ ảnh hưởng tới việc chúng ta sẽ là đối tác hay đối thủ trong tương lai", CEO Facebook nói với đối thủ tiềm năng lúc đó.
Báo cáo cũng trích dẫn những cuộc hội thoại tương tự giữa Mark Zuckerberg và các quản lý cấp dưới khi nói về WhatsApp, ứng dụng nhắn tin mà Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD năm 2014. CEO Facebook cho rằng công ty này vẫn có cơ hội để phát triển ứng dụng nhắn tin với số lượng người dùng khổng lồ, nhưng "cơ hội đó sẽ không tồn tại mãi mãi". Mark Zuckerberg nhận xét Facebook sẽ chỉ có chưa tới một năm trước khi phải cạnh tranh trực tiếp với WhatsApp.
Sự độc quyền về dữ liệu của Facebook
Với quy mô người dùng các dịch vụ lên tới hơn 3 tỷ, Facebook sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ từ người dùng, nhiều hơn bất kỳ mạng xã hội cạnh tranh nào khác.
Việc sở hữu lượng dữ liệu quá lớn có tác dụng kép đối với Facebook. Càng có nhiều dữ liệu, Facebook càng có thể tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa hơn với người dùng, qua đó lôi kéo thêm người dùng mới và khiến người dùng cũ gắn bó hơn với dịch vụ của họ.
"Lợi thế về dữ liệu của Facebook do vậy ngày càng tăng lên theo thời gian, giúp vị thế số một của họ trên thị trường càng vững chắc hơn và khiến các nền tảng mới gặp khó hơn để đưa ra trải nghiệm người dùng tương tự", báo cáo này cho biết.
 |
Theo báo cáo này, sự độc quyền về dữ liệu của Facebook tạo cơ hội cho các nội dung thù hận, tin giả phát triển. Ảnh: New York Times. |
Thậm chí, sự cạnh tranh giữa các dịch vụ của Facebook còn lớn hơn sức cạnh tranh từ những dịch vụ bên ngoài. Instagram là một ví dụ. Dịch vụ chia sẻ hình ảnh này đã tăng trưởng quá nhanh, khiến Mark Zuckerberg lo ngại và phải đưa ra những biện pháp để Facebook cũng được hưởng lợi từ Instagram, như hợp nhất dịch vụ nhắn tin trên cả 3 nền tảng.
Do sở hữu quá nhiều dữ liệu, Facebookcũng trở nên thiếu tôn trọng dữ liệu người dùng. Điều đó tạo ra cơ hội cho tin giả, các nội dung thù hận phát triển trên các nền tảng của công ty này. Báo cáo của Hạ viện Mỹ đề xuất một hình thức tương tác, chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng lớn, cho phép các dịch vụ mới có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
"Quan trọng nhất, việc chia sẻ dữ liệu sẽ phá vỡ hiệu ứng mạng lưới, cho phép một công ty mới nhận được lợi thế từ mạng lưới đang tồn tại ở mức độ thị trường chứ không phải mức độ sở hữu của một công ty. Nó cũng sẽ giảm chi phí chuyển đổi nền tảng cho người dùng, bằng cách đảm bảo họ không bị mất dữ liệu khi chuyển từ một mạng lưới này sang mạng lưới khác", báo cáo này đề xuất.
Theo Zing

Mỹ tuyên bố Apple, Amazon, Facebook và Google độc quyền, đề xuất thay đổi
Tiểu ban chống độc quyền Hạ viện Mỹ vừa công bố báo cáo sau 16 tháng điều tra Apple, Amazon, Facebook và Google.
" alt="Facebook dùng sức mạnh độc quyền để tìm, diệt đối thủ cạnh tranh"/>
Facebook dùng sức mạnh độc quyền để tìm, diệt đối thủ cạnh tranh

Lãnh đạo Bộ KH&CN cho hay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, hành lang thông thoáng, cởi mở nhằm kiến tạo hệ sinh thái cho khởi nghiệp sáng tạo. Việc Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển đô thị thông minh, cùng với chuyển đổi số quốc gia cũng chính là một cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ, đặc biệt là công nghệ số tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam hiện có hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 202 khu làm việc chung, 79 vườn ươm doanh nghiệp và 38 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
 |
Cơ hội cho các startup công nghệ |
Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm coi Việt Nam là thị trường mục tiêu hoặc có hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 210 quỹ. Trong đó, 37 quỹ có pháp nhân Việt Nam. Các con số này liên tục tăng trong những năm qua, thể hiện sự tham gia tích cực của hệ sinh thái. Hệ sinh thái khởi nghiệp đang ngày càng hoàn thiện nhưng cũng cần có nhiều cơ hội xuất hiện tại sự kiện khởi nghiệp trên thế giới.
Ông Trần Văn Tùng cho rằng, việc xây dựng một chương trình trao đổi giao lưu ở tầm quốc gia giữa các chủ thể hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam với các hệ sinh thái trong khu vực một cách bài bản, thường xuyên cả tại Việt Nam và ở nước ngoài là cơ hội để Việt Nam quảng bá hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, khẳng định vị thế, thu hút các nhà đầu tư và tạo thị trường cho startup cho Việt Nam.
Điều này nhằm thu hút những startup tới Việt Nam khởi nghiệp, thu hút các nhà đầu tư, các chuyên gia tới Việt Nam, tạo thị trường tốt cho các startup Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Câu lạc bộ đầu tư công nghệ số (VDI), sau một thời gian tập trung vào Fintech, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang có dấu hiệu chuyển sang một làn sóng mới là Proptech và Smart City. Ông Thắng nhận định, đây sẽ là làn sóng đầu tư mới vào các startup.
Ông Dương Công Đức, đại diện Tập đoàn Viettel cho rằng chuyển đổi số nói chung, phát triển đô thị thông minh chính là lời giải để vượt qua những khó khăn, thách thức của đại dịch Covid-19.
Theo ông Đức, Việt Nam đã có những chiến lược cho phát triển đô thị thông minh và đây là thời cơ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển những sản phẩm, giải pháp có thể triển khai trên toàn quốc.
Vị chuyên gia này chia sẻ, xây dựng đô thị thông minh có 3 giai đoạn. Sau giai đoạn xây dựng thể chế, xây dựng khung kiến trúc và các chỉ số đo lường, giai đoạn 2 (từ nay đến 2025) sẽ là giai đoạn vàng cho phát triển đô thị thông minh. Ở giai đoạn 3 (2025 - 2030) sẽ hình thành được các đô thị thông minh trên toàn quốc.
Bằng kinh nghiệm triển khai xây dựng đô thị thông minh, ông Đức cho rằng trong hệ sinh thái đô thị thông minh có nhiều nội dung và một doanh nghiệp không thể làm hết được. Do đó, các doanh nghiệp cần cùng chung tay xây dựng cộng đồng hệ sinh thái đô thị thông minh. Trong đó, có sự hợp tác, bắt tay giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp lớn sẽ giúp đầu tư về hạ tầng, nền tảng còn các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể giải các bài toán giải quyết nhu cầu cũng như quản lý và vận hành đô thị thông minh.
Chúng ta có cơ sở để tin rằng, trong thời gian tới, bên cạnh những chính sách hỗ trợ, hành lang thông thoáng, cởi mở, việc Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển đô thị thông minh, cùng với chuyển đổi số quốc gia chính là một cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo công nghệ, đặc biệt là công nghệ số tại Việt Nam. Từ đó, thúc đẩy sự hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
Duy Vũ

Phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt với quá trình chuyển đổi số địa phương
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, phát triển đô thị thông minh chính là chuyển đổi số trong đô thị đó. Thành phố thông minh không thể tách rời quá trình chuyển đổi số địa phương.
" alt="Thành phố thông minh sẽ tạo cơ hội cho startup công nghệ"/>
Thành phố thông minh sẽ tạo cơ hội cho startup công nghệ