Ngày | Giờ | Đội | Tỷ số | Đội | Vòng | Trực tiếp |
6/1 | 16h30 | Indonesia | 0-0 | Việt Nam | Bán kết lượt đi | VTV5, FPT Play |
Indonesia vs Việt Nam là cặp đấu nhiều duyên nợ ở đấu trường AFF Cup. Tuyển Việt Nammới thắng Indonesia được một lần, đó là trận tranh hạng 3 tại Tiger Cup 1996. Kể từ đó đến nay, hai đội có 6 trận hòa, Việt Nam thua 3.
Làm khách trên sân của Indonesia ở lượt đi vòng bán kết AFF Cup 2022, thầy trò HLV Park Hang Seo gặp nhiều thử thách, đặc biệt là sức ép từ 77 nghìn CĐV trên khán đài sân Gelora Bung Karno.
Bên kia chiến tuyến, Indonesia dưới thời HLV Shin Tae Yong đang được người hâm mộ xứ vạn đảo đặt nhiều kỳ vọng vào lần đầu tiên vô địch, sau 6 lần thất bại ở chung kết AFF Cup.
Dự đoán tỷ số: Hòa 2-2
Video Việt Nam 3-0 Myanmar
Xem ngay lịch thi đấu AFF CUP 2022 mới nhất tại đây!
Và những phát biểu trước đó của huyền thoại Incheon khiến người yêu mến Công Phượng hi vọng, vị thuyền trưởng 43 tuổi có thể giúp CP23 phát huy khả năng ở giải đấu Hàn Quốc.
![]() |
Bầu Đức đáng báo động ở Incheon United, bầu Đức phải giải cứu thôi! |
Thực tế, trước Cheongju Công Phượng được chơi cơ động hơn, đá lùi sâu xuống tốt cho học trò thầy Park cũng như Incheon như HLV Lim Jung Yong nhìn nhận.
Nhưng Công Phượng dù bớt đói bóng hơn, chạy nhiều hơn để cùng đồng đội thì gian nan đâu vẫn vào đấy. Incheon đúng là chơi với tinh thần tốt hơn nhưng sự phối hợp giữa các cầu thủ vẫn là bế tắc.
Cái sự yếu của Incheon chính càng làm Công Phượng gặp khó hơn. Thế nên, bởi hoạt động miệt mài, Công Phượng lộ rõ sự hạn chế thể lực, không thể thắng trong các tình huống tranh chấp.
![]() |
Xuất ngoại là để học hỏi, nhưng ở Incheon United quá kém, Công Phượng biết học hỏi gì ngoài sự lãng phí |
Tiền đạo tuyển Việt Nam sau khi chơi hết hiệp 1 đã được thay ra, như một tất yếu. Và Incheon United một lần nữa... thua như không thể khác, dù rằng Cheongju ở cấp thấp hơn, và đây chỉ là trận đấu thuộc Cúp QG Hàn Quốc.
Sẽ là sự hành hạ và lãng phí lớn nếu Công Phượng cứ phải gồng mình cho hết hợp đồng 1 năm với Incheon United. Bởi mối lương duyên này đúng nghĩa theo kiểu "chúng ta không thuộc về nhau".
Bầu Đức bảo vui vì Công Phượng, Lương Xuân Trường ra nước ngoài thi đấu tăng thu nhập, có tiền tỷ. Tiền đúng là cần thật nhưng HAGL lận đận ở V-League cũng rất cần Phượng, Trường. Hơn nữa, với đời cầu thủ quan trọng là được chơi bóng, thể hiện được khả năng của mình.
Theo dõi Công Phượng đá K-League ở những vòng vừa qua, và cả ở trận FA Cup Hàn Quốc hôm nay, hẳn không ít người càng thôi thúc một điều: hãy để Công Phượng trở về, bầu Đức ơi!
Mai Nguyễn
Dưới đây là những diễn biến chính trong 45 phút Công Phượng chơi trên sân:
" alt=""/>Công Phượng báo động ở Incheon United, bầu Đức phá kèo thôiTS. Trần Quang Huy - Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho biết, trường đại học là tổ chức có sứ mệnh sáng tạo và chuyển giao tri thức cho xã hội thông qua hoạt động giảng dạy của mình đang đứng trước những đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân sự chất lượng cao. Mặc dù là tổ chức có đặc thù công việc liên quan tới tri thức rất nhiều và tiếp nhận tri thức rất tốt nhưng việc áp dụng tri thức vào thực tế công tác quản lý của nhà trường còn chưa hiệu quả.
Với mục tiêu thúc đẩy quá trình học tập của tổ chức để có thể phát huy tối đa nguồn lực tri thức của nhà trường, TS. Trần Quang Huy đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng học tập của tổ chức trong các trường đại học ở Việt Nam:
- Quan tâm phát triển nguồn lực tri thức khi xây dựng định hướng phát triển trường đại học. Mục tiêu phát triển nguồn lực tri thức này cần được sự thống nhất cao trong ban lãnh đạo cũng như được truyền thông sâu rộng tới tập thể giảng viên để sớm phát triển nhà trường trở thành các tổ chức học tập hiệu quả.
- Đổi mới hệ thống quản trị nguồn nhân lực theo tiếp cận doanh nghiệp (tuyển dụng, đào tạo, trả lương,…) trên cơ sở hệ thống quản lý nhân sự của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ giúp cải thiện kết quả hoạt động thông qua quá trình học tập của tổ chức.
- Xây dựng môi trường làm việc và khuyến khích chia sẻ tri thức thông qua phát triển văn hóa học tập, tạo điều kiện tiếp nhận tri thức và diễn giải thông tin cũng như lưu giữ tri thức.
- Tiếp tục các chính sách phát triển năng lực giảng viên đại học theo các chuẩn mực quốc tế để tạo một sự đồng bộ về năng lực và tăng cường khả năng áp dung vào thực tế hoạt động của nhà trường qua quá trình học tập của tổ chức.
"Làm thế nào để người dân phải học, thích học và được học"
Sau khi lắng nghe các ý kiến tại buổi Hội thảo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đây là hoạt động quan trọng để thực hiện Quyết định 1373/QĐ-TTg. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu nghiêm túc đóng góp của lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Hội Khuyến học để thực hiện tốt việc đổi mới giáo dục.
Đổi mới là quá trình mà nhân dân quan tâm, có rất nhiều cái khó, không như các ngành khác, phải trải qua một thời gian dài mới thấy được kết quả. Nhưng điều quan trọng là các nghiên cứu của chúng ta đã phù hợp và đúng với xu thế thế giới thì chúng ta phải kiên định và kiên trì thực hiện.
"Về phía Nhà nước, Đảng, đoàn thể phải làm sao để mọi người thấy phải “học”. Người dân thấy phải học, từng đơn vị thấy phải học. Tuy nghe rất hiển nhiên nhưng không hề đơn giản, phải tăng cường tuyên truyên nhận thức về nhu cầu tự học. Phải làm cho người dân nhận ra rằng, nếu không học thì có thể sẽ bị đào thải, phải rời khỏi vị trí làm việc. Với doanh nghiệp có phần dễ hơn, nhưng lại khó với hệ thống cơ sở giáo dục. Tóm lại, tất cả mọi người và mọi đơn vị đều phải học.
Phải học rồi, nhưng nó chỉ là cần, đủ là mọi người phải thấy mình thích học. Điều này vẫn còn nhiều khoản trống chưa làm được. Các phong trào vận động cũng là một giải pháp, nhưng quan trọng nhất là chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác tôn vinh những người giỏi trong xã hội. Tạo điều kiện cho những người học rộng có cơ hội đóng góp cho xã hội. Phải tạo ra mục đích để đam mệ việc học: học để làm việc, để mưu sinh, để chung sống, để khẳng định mình, học để góp phần làm cho thế giới tốt hơn.
Cuối cùng, phải học rồi, thích học rồi thì phải làm thế nào để được học. Đây là trách nhiệm của các Bộ, ban ngành, làm thế nào để hệ thống giáo dục thực sự “mở”. Các vướng víu về cơ chế thì các Bộ phải nhanh chóng tháo gỡ, không để kìm hãm quá trình học tập. Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động, CBCNV tiếp tục học tập. Đặc biệt, phải lưu tâm tới những người ở thế yếu trong xã hội như người khuyết tật, người dân đồng bào dân tộc còn khó khăn, để tất cả đều có cơ hội được học" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.
Việt Dũng
" alt=""/>'Phải làm sao để người dân thấy phải học, muốn học và được học'