当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Chernomorets Odessa vs Rukh Lviv, 17h00 ngày 26/4: Niềm tin đội khách 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Bremen vs St. Pauli, 22h30 ngày 27/4: Tiếp đà thăng hoa
Axit là những chất có độ pH bé hơn 7 khi tan trong nước
Trong hóa học, chúng ta định nghĩa axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và có vị chua, thông thường biểu diễn dưới dạng công thức tổng quát HxAy.
Trái với bazo, dung dịch axit có độ pH bé hơn 7 khi hòa tan trong nước và mỗi loại axit lại có một chỉ số pH riêng cho biết sự mạnh yếu của chúng, chỉ số pH càng nhỏ thì độ axit càng mạnh và ngược lại.
Vậy axit nào mạnh nhất?
Như đã nói ở trên, mỗi axit sẽ có chỉ số pH nhất định hay nói cách khác có thể đánh giá sự mạnh yếu của axit dựa vào thang đo pH. Axit nào có chỉ số pH càng thấp thì axit đó càng mạnh, mỗi độ pH giảm nghĩa là độ axit sẽ tăng 10 lần!
Ví dụ: Nước chanh có độ pH là 2, còn axit trong dạ dày chúng ta có độ pH là 1 nghĩa là độ axit trong dạ dày chúng ta mạnh gấp 10 lần một cốc nước chanh.
Nhưng thang đo pH lại chỉ giới hạn tới mức 0, vậy nên để đo các axit mạnh (có độ pH thấp hơn 0), chúng ta còn cần thêm thang đo độ axit Hammett (hammett acidity function).
Thực tế, axit có độ pH nhỏ nhất mà con người biết đến cho tới thời điểm lúc này có chỉ số làâm 31,3 tức axit Fluoroantimonic có công thức hóa học là H2FSbF6. Các nhà hóa học còn gọi nó là "siêu axit" vì tính axit cực mạnh mà không axit nào sánh bằng của nó.
Hầu như chúng ta đều biết đến axit vô cơ mạnh quen thuộc là H₂SO₄ - axit sulfuric, một loại axit có thể ăn mòn nhiều kim loại như sắt và nhôm ngay cả khi bị pha loãng và sẽ rất nguy hiểm nếu ở dạng đậm đặc.
Khi đó, để pha loãng dung dịch này bạn cần phải trang bị áo tấm bảo vệ mặt, găng tay và tạp dề PVC rồi cho từ từ axit vào nước, khuấy đều, tuyệt đối không được làm ngược lại nếu không sẽ rất nguy hiểm.
Đây là loại axit mà bạn sẽ khó có thể thấy loại axit nào trong tự nhiên có tính axit mạnh hơn nó. Thế nhưng nếu so với siêu axit mạnh nhất thế giới thì axit này cũng... chẳng thấm vào đâu vì:
Axit Fluoroantimonic mạnh gấp 10 lũy thừa 16 (10 triệu tỷ) lần cả axit sulfuric đậm đặc 100%!
Để chứa loại axit này người ta sử dụng đến một loại polyme tổng hợp Polytetrafluoroethylene PTFE. Ảnh: Photo Credit: Game Freak / Youtube
Ngoài ra, siêu axit còn có thể phá hủy gần như tất cả các hợp chất hữu cơ hay thậm chí cả thùng chứa nên không thể đựng trong bình như các loại axit khác.
Người ta phải sử dụng đến một loại polyme tổng hợp Polytetrafluoroethylene PTFE còn có tên ngắn gọn là Teflon mới có thể chứa được nó.
Theo GenK
" alt="Axit mạnh nhất thế giới: Gấp 10 triệu tỷ lần axit sulfuric đậm đặc 100%"/>Axit mạnh nhất thế giới: Gấp 10 triệu tỷ lần axit sulfuric đậm đặc 100%
Thực phẩm chức năng không rõ xuất xứ, chất lượng đang bủa vây người tiêu dùng qua các website
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm cho hay, thời gian qua trên các website sieure.fun, reoilare.fun, muazii.com xuất hiện quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aminkid Calci vi phạm quy định quảng cáo.
Sản phẩm này do Công ty TNHH Thương mại DDS Việt Nam, (số 306 Nguyễn Sơn, quận Tân Phú, TP.HCM) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Tuy nhiên, qua xác minh, đại diện phía công ty DDS Việt Nam khẳng định sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aminkid Calci đang quảng cáo trên các website nói trên không phải do công ty thực hiện và không chịu trách nhiệm về chất lượng, mức độ an toàn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aminkid Calci được quảng cáo trên các website là siro ăn ngon Aminkid Calci.
" alt="Loạn thực phẩm chức năng không rõ xuất xứ rao bán trên mạng"/>Một trong số nữ sinh tham gia đánh hội đồng Y. gửi clip lại sự việc cho bạn ở nước ngoài. Sau đó, hình ảnh này bị phát tán trên mạng xã hội.
Đoạn video có thời lượng chỉ khoảng 40 giây song nỗi ám ảnh trước cảnh tượng cô gái 15 tuổi ngồi co ro trên nền nhà, trần truồng, bất lực trước mọi đòn đau mà bạn học giáng xuống đầu... không thể mất đi trong tâm trí nhiều người.
![]() |
Sáng 31/3, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thăm hỏi, động viên nữ sinh Y., khẳng định với gia đình em sẽ xử lý nghiêm vụ việc. Ảnh: N.S. |
Có thể nói sau khi vụ bạo lực học đường nghiêm trọng này được "khui" ra trên mạng xã hội, làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng phần nào gây sức ép tới việc xử lý người liên quan.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với phóng viên Zing.vn, nạn nhân Y. cảm thấy mệt mỏi khi hình ảnh của mình được chia sẻ khắp các hội, nhóm trên mạng xã hội những ngày qua.
"Giờ thì ai ai cũng biết em cả", nữ sinh 15 tuổi buồn bã nói.
Không riêng gì vụ đánh hội đồng bạn kể trên, mỗi sự việc khi được đưa lên mạng xã hội, cái kết không phải luôn là "người tốt được khen, người xấu bị chỉ trích", mà kéo theo nhiều hệ lụy.
Vậy khi phát hiện các vụ bạo lực học đường, nên lựa chọn phương án nào giữa lập tức "phanh phui" lên mạng xã hội và không để mọi chuyện từ đời thực tràn vào cả thế giới ảo?
Khi cơ quan công an đang điều tra vụ nữ sinh bị bạn đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên, ngày 1/4, mạng xã hội lại xuất hiện clip ghi cảnh nữ sinh THCS ở Nghệ An bị nhóm bạn chửi bới, bắt quỳ rồi liên tục tát vào mặt dù nạn nhân khóc lóc, xin lỗi, gây bức xúc dư luận.
Thực tế, từ những năm 2015-2016, hàng loạt vụ tương tự đã xuất hiện nhan nhản trên Facebook.
Cuối tháng 10/2016, cộng đồng mạng phẫn nộ khi xem clip nữ sinh bị nhóm bạn 14 người đánh đập, bắt quỳ gối, liếm chân xảy ra ở khu vực dân cư tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
![]() |
Vụ đánh hội đồng nữ sinh tại TP.HCM vào năm 2016 được phát hiện nhờ clip trên mạng xã hội. Ảnh cắt từ clip. |
Đáng nói, vụ hành hung dã man diễn ra hôm 28/8, song nạn nhân không dám nói với người nhà.
Mọi việc chỉ được phát hiện 2 tháng sau đó khi một nữ sinh tham gia đánh bạn tung clip lên mạng xã hội.
Sau khi gia đình nạn nhân làm đơn tố cáo, công an đã mời 14 người liên quan, đều là những thiếu niên dưới 16 tuổi và đa phần đã bỏ học, lên trụ sở làm việc.
Tương tự, "nam sinh lớp 8 đánh bạn nữ lớp 10 gục tại bến xe buýt ở Mai Sơn, Sơn La", "3 nữ sinh túm tóc, đánh bạn túi bụi ở Văn Lâm, Hưng Yên", "nữ sinh Sư phạm gọi hội 7 người tới đánh bạn tại quán trà sữa ở Hà Nội", "nữ sinh đánh hội đồng bạn ở Gia Lâm, Hà Nội"... đều là những vụ bạo lực học đường được phát hiện và xử lý không phải vì nạn nhân lên tiếng.
Với tốc độ lan truyền chóng mặt, các clip bạo lực học đường này nhanh chóng xuất hiện ở khắp các hội, nhóm trên Facebook, gây nên làn sóng bất bình trong cộng đồng mạng. Từ đó, nhờ sự và cuộc của các cơ quan báo chí, đài truyền hình, công an... những vụ việc này mới được xử lý.
Theo báo cáo của ngành giáo dục, trong năm học 2017-2018, cả nước xảy ra hơn 2.000 vụ, 53% trong số đó diễn ra trong môi trường học đường. Trong giai đoạn 2010-2018, 7.735 học sinh, sinh viên tham gia vào các vụ đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.
Con số hàng nghìn vụ bạo lực học đường mà báo cáo chỉ ra ở trên có lẽ chưa phải là tất cả. Sẽ có nhiều trường hợp nạn nhân vì quá hoảng sợ, không dám phản kháng, không nói với ai... rồi cứ thế lẩn khuất trong những góc tối xấu xí của môi trường mà lẽ ra, con trẻ chỉ đến với niềm vui được tiếp thu kiến thức và vui chơi cùng bạn bè.
![]() |
Trong năm học 2017-2018, cả nước xảy ra hơn 2.000 vụ bạo lực học đường. Ảnh: Nhân Lê - Nguyễn Sương. |
Ngay sau khi vụ đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên được phát tán lên Facebook, nhờ sự truy lùng ráo riết của dân mạng, thông tin, hình ảnh, trang cá nhân... được cho là của 5 nữ sinh tham gia hành hung được tìm ra và chia sẻ công khai trong nhiều diễn đàn.
Đó là mô típ quen thuộc khi trên mạng có "biến" (từ được dùng để chỉ sự việc nào đó gây sốc hay nghiêm trọng): Bằng mọi cách truy lùng ra nhân vật chính, rêu rao thông tin về họ rồi tràn vào trang cá nhân tấn công bằng những lời lăng mạ, xúc phạm, dè bỉu mà không cần kiểm chứng đúng sai.
Trong một hội nhóm mà giới trẻ chuyên vào để hóng “drama”, dưới bài đăng công khai 5 tài khoản Facebook được cho là thuộc về các thành viên trong nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn, dân mạng buông lời chửi bới, thóa mạ, gọi các nữ sinh này là “5 con quỷ”, "5 con rắn độc" và nhiều từ ngữ nặng nề khác.
![]() |
Ảnh chụp màn hình 5 tài khoản Facebook được cho là thuộc về các thành viên trong nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên xuất hiện trên mạng. Ảnh chụp màn hình. |
Sau khi trở thành tâm điểm chỉ trích của nhiều người, L. - một trong 5 nữ sinh tham gia lột quần áo và đánh nữ sinh Y. ở Hưng Yên - đã bỏ nhà ra đi.
Gia đình L. cho biết con gái đang tạm lánh ở nhà bà con vì bị nhiều người dọa đánh, giết. Theo lời mẹ của L., mỗi khi nữ sinh này lên mạng lại nhận được những tin nhắn đe dọa “xử” từ người lạ.
Cô bé này nhiều lần sợ đến phát khóc và nói với mẹ phải đi khỏi nhà ngay nếu không ngày hôm sau sẽ bị đánh. Cả gia đình chỉ lo L. vì sức ép của cộng đồng mạng rồi nghĩ quẩn.
Có thể thấy, từ chuyện giúp phanh phui các vụ bạo lực học đường và gây sức ép tới việc xử lý cho các cơ quan chức năng, chính mạng xã hội cũng trở thành con dao 2 lưỡi khi tạo áp lực tinh thần nặng nề lên những đứa trẻ đi bắt nạt lẫn bị bắt nạt.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy - giám đốc Trung tâm Chẩn đoán và Phát triển tinh thần Khơi Nguồn - từng chia sẻ với Zing.vncác bạn trẻ khi trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng trong các sự việc tiêu cực hay nghiêm trọng nào đó sẽ gánh chịu sức nặng tâm lý rất khủng khiếp.
Họ gặp nhiều khó khăn khi đối diện với gia đình, bạn bè, những người ngoài phạm vi tương tác mạng xã hội đã xem clip đó. Những bạn trẻ này có thể bị sang chấn tâm lý do sức ép lớn từ cộng đồng.
![]() |
Người thân cho rằng Bùi Quang Huy tìm đến cái chết vì hoảng sợ, xấu hổ khi clip mình bị nhóm thanh niên đánh lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Tây Bắc 24h. |
Không ít sự việc đau lòng từng xảy ra với nạn nhân của bạo lực học đường.
Đó là trường hợp của Bùi Quang Huy (sinh năm 2001, học sinh lớp 8A, trường THCS Âu Lâu, TP Yên Bái) treo cổ tự tử vào năm 2016.
Người thân cho hay Huy hành động dại dột như vậy có thể vì hoảng sợ và xấu hổ khi đoạn video mình bị nhóm thanh niên bắt quỳ gối, hành hung bằng tuýp sắt lan truyền trên mạng xã hội.
Nếu như clip không được đưa trên mạng, những nút like, share của cư dân mạng không tiếp tục đẩy mọi chuyện đi xa, có lẽ nam sinh đã không phải tìm đến cái chết khi tuổi đời còn quá trẻ.
Chưa kể, khi những thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng được đưa lên mạng, nhiều người vô can bỗng nhiên bị hàng nghìn người lạ chỉ bởi, dọa dẫm vì... "ném đá" nhầm. Và đôi khi chính những video về bắt nạt học đường nhan nhản trên Facebook lại "cổ vũ" những kẻ đi bắt nạt khác xem rồi bắt chước.
Mạng xã hội cũng sinh ra một kiểu bắt nạt mới là gièm pha, nói xấu nhau trong nhóm chat hay công khai “bóc phốt”, tung ảnh "dìm hàng" trên mạng xã hội.
Theo kết quả khảo sát của nhóm giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục của ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) và ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) trên 500 học sinh tại 2 trường THPT tại Đà Nẵng vào năm 2018, 19,3% học sinh là thủ phạm của việc bắt nạt, xúc phạm nhau bằng các hình thức trực tuyến (thông qua tin nhắn, hình ảnh hoặc video, các thiết bị điện tử...) và 16,7% học sinh từng là nạn nhân của hình thức này.
"Theo dõi tin tức vài ngày nay mà thấy thương cô bé nạn nhân cùng gia đình. Tuổi thơ của em đã có một nỗi ám ảnh mà cả đời cũng chẳng thể xoá được", cô Đào Mai Linh - giáo viên ở Hải Phòng - chia sẻ về vụ nữ sinh bị bạn đánh ở Hưng Yên.
Cô Mai Linh biết về sự việc thông qua fanpage của VTV24. Khi nhấn xem clip, nữ giáo viên phẫn nộ đến mức không đủ bình tĩnh để theo dõi toàn bộ.
“Tôi nghĩ các video về bạo lực học đường như vậy không nên xuất hiện trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cũng có chút phân vân bởi nếu không có clip được tung lên thì vụ này không biết còn bị ỉm đi đến bao giờ vì nạn nhân không dám nói”, cô Linh bày tỏ.
![]() |
Mội số Việc đưa clip bạo lực học đường lên mạng xã hội nên được cân nhắc . Ảnh cắt từ clip. |
Từ lập trường một người đang làm việc trong môi trường giáo dục, cô Mai Linh chia sẻ nếu bản thân phát hiện một vụ bạo lực học đường, việc đầu tiên cô làm là tìm hiểu nguyên nhân sự việc để nắm rõ ai gây chuyện, ai bị hại.
Sau đó, nữ giáo viên sẽ nói chuyện với học sinh bị bạo lực để em đó chia sẻ rõ hơn về tình trạng hiện tại của mình. Tiếp đến, cô báo cho gia đình các học sinh có liên quan, bởi trong các vụ bạo lực học đường, chỉ khi nhà trường và gia đình phối hợp tốt mới đem lại hiệu quả.
"Với mức độ bạo hành/va chạm nhẹ, tôi sẽ xử lý đến đó, chứ như clip em Y. ở Hưng Yên bị đánh tôi sẽ mời gia đình các em liên quan cùng cơ quan có thẩm quyền để xử lý nặng. Không thể dung túng cho hành vi này được. Tôi sẽ nghĩ đến việc đưa sự việc lên mạng nếu nhà trường và phía công an không có động thái xử lý dù đã biết. Giờ sức mạnh của mạng xã hội khá lớn, chúng ta nên tận dụng trong hoàn cảnh cần thiết", cô Linh nêu quan điểm.
TS. Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) từng chia sẻ một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực học đường hiện nay là do mâu thuẫn trên Facebook. Từ đó, nữ tiến sĩ đưa ra gợi ý cho mọi người khi dùng mạng xã hội:
- Mỗi gia đình cần đặt ra những nguyên tắc để quy định cho các thành viên. Không đưa những thông tin cá nhân lên Facebook, đặc biệt thông tin về địa chỉ, thân thế, nơi làm việc thực tế ngoài đời.
- Không sử dụng ngôn ngữ thiếu lành mạnh khi bình luận hay đăng các bài viết trên mạng xã hội. Không phê phán, chỉ trích, xúc phạm cá nhân và tập thể trên mạng xã hội.
- Không chia sẻ ảnh của người thân, đặc biệt ảnh nhạy cảm của trẻ nhỏ. Điều này có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho chính các em bé. Có những quy định rất cụ thể về việc trẻ nhỏ sử dụng mạng xã hội theo độ tuổi, trình độ học vấn và nhận thức của các cháu.
Tương tự như những bộ trang phục Hắc Tinh đã ra mắt từ trước trong LMHT– gồm Thresh,
Varus,
Orianna và
Kha’Zix - Jarvan IV được phủ màu tím huyền bí điểm xuyết là các chi tiết có màu đen vàng sẫm.
Đi kèm với nó là một loạt những hiệu ứng âm thanh, hoạt họa và cả một lỗ đen vũ trụ khổng lồ ở ngay giữa cây thương trứ danh.
Jarvan IV cũng có những điểm đặc sắc khác tương đồng với “anh em trong gia đình” Hắc Tinh – như hiệu ứng Biến Về (B) và cả hình ảnh hiển thị kỹ năng đặc trưng.
Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán về mức giá của Jarvan IV Hắc Tinh sẽ rơi vào khoảng 250 hoặc 310 RP.
Tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức nào về mức giá được phía Riot Games đưa ra, nhưng chắc chắn Jarvan IV Hắc Tinh sẽ xuất hiện ở bản cập nhật 8.4 – tức là sau đây khoảng hai tuần lễ.
None (Theo Dot Esports)
" alt="LMHT: Jarvan IV đã có trang phục mới sau bốn năm bị Riot ‘ngó lơ’"/>LMHT: Jarvan IV đã có trang phục mới sau bốn năm bị Riot ‘ngó lơ’
Giải pháp bảo vệ bản quyền cho ngành nội dung số do Thủ Đô Multimedia phát triển đã được áp dụng ở dịch vụ STV Play. Ảnh minh họa Internet.
Công ty Thủ Đô Multimedia đã nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng, bằng cách kết hợp DRM (giải pháp mã hóa nội dung số) và Finger Print Online (giải pháp phát hiện nguồn phát tán nội dung). Hiện tại, Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp Việt duy nhất phát triển thành công giải pháp DRM+Finger Print Online, các giải pháp này được phát triển hoàn thiện theo đúng chuẩn bảo mật quốc tế.
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) cho biết, đội ngũ kỹ sư của Thủ Đô Multimedia đã nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng, bằng cách kết hợp DRM (giải pháp mã hóa nội dung số) và Finger Print Online (giải pháp phát hiện nguồn phát tán nội dung).
Ông Hân cũng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại Thủ Đô Multimedia là doanh nghiệp duy nhất phát triển thành công giải pháp DRM+Finger Print Online, các giải pháp này hoàn toàn do Thủ Đô Multimedia làm chủ công nghệ và được phát triển hoàn thiện theo đúng chuẩn bảo mật quốc tế.
Để bảo vệ bản quyền nội dung, hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình của Việt Nam đang áp dụng giải pháp bảo mật DRM của nước ngoài. Hạn chế của việc dùng các giải pháp bảo mật của nước ngoài là chi phí khá đắt đỏ, việc triển khai kết nối để lấy mã bảo mật từ máy chủ của nước ngoài khá phức tạp. Hơn thế nữa, nếu các đối tượng thực hiện quay phát trực tiếp từ màn hình TV để phát lại thì hầu như không có biện pháp nào ngăn chặn kịp thời.
Bằng việc sử dụng giải pháp DRM trong nước, ngoài nhiệm vụ chính là mã hóa các nội dung số để ngăn chặn việc sử dụng trái phép luồng nội dung,các đơn vị cần bảo mật bảo mật nội dung cũng hoàn toàn kiểm soát và chủ động việc triển khai (có thể cài đặt trực tiếp trên máy chủ tại các trung tâm dữ liệu nội bộ), nhanh chóng hỗ trợ khi xảy ra sự cố cũng như nâng cấp hệ thống.
Đối với giải pháp Finger Print Online, dựa trên việc xác thực mỗi thiết bị đầu cuối được gắn với 1 tài khoản người dùng tạo thành một ID duy nhất, do đó vào các thời điểm khác nhau, hệ thống sẽ định kỳ gửi tương ứng các một chuỗi ký tự mã hóa lên một vị trí ngẫu nhiên ở màn hình đang xem. Việc gửi lên vị trí ngẫu nhiên ở màn hình và khó quan sát khiến các tổ chức phát tán lậu sẽ không thể dùng các biện pháp thông thường như che logo để trốn tránh việc phát hiện. Trong trường hợp phát hiện ra một nguồn tín hiệu bị thu phát lại và phát tán lậu. Hệ thống kỹ thuật chỉ cần dùng một ứng dụng nội bộ để quét và nhận chuỗi ký tự mã hóa, đồng thời kiểm tra được đích xác chuỗi ký tự mã hóa đó là do ID của khách hàng nào đang phát tán, từ đó thực hiện biện pháp khóa luồng không cung cấp cho khách hàng đang phát tán nội dung là việc phát được ngăn chặn tức thì.
Giải pháp hiện nay cũng đã hỗ trợ được hầu hết các nền tảng cho truyền hình OTT và báo điện tử bao gồm: Trình duyệt, Smart TV, Smart Box (TV Box, Android Box) và Ứng dụng trên Smart Phone (iOS, Android). Ưu điểm nổi bật trong hỗ trợ trình duyệt đó là giải pháp hoàn toàn thân thiện với người dùng, khách hàng chỉ việc mở trình duyệt và xem các nội dung mà không bị yêu cầu cài thêm bất cứ một modul bảo mật mở rộng nào. Với mảng Smart TV, giải pháp bảo vệ bản quyền cũng hoạt động tốt trên các dòng TV của Samsung, LG, Sony, Panasonic,Asanzo…
" alt="Thủ Đô Multimedia phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên Internet"/>Thủ Đô Multimedia phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung số trên Internet
Sở hữu nền tảng đồ họa hiện đại, tân tiến sản phẩm game Ngạo Kiếm Kỳ Duyênngay lập tức chinh phục con mắt thẩm mỹ của người chơi. Một thế giới hòa trộn cảnh sắc Tiên – Nhân – Ma vô cùng mỹ lệ là cảnh vật chủ đạo trong toàn bộ không gian của trò chơi. Cụ thể hơn đi vào chiều sâu mỗi khu vực, mỗi hoạt động hay mỗi góc nhìn sản phẩm game kiếm hiệp đậm chất ngôn tình này lại khiến bạn cảm nhận, liên tưởng nhiều điều khác nữa.
Thế giới Ngạo Kiếm Kỳ Duyên mở ra trước mắt bạn ngay sau việc chọn lựa loại hình nhân vật Thiên Thế và Linh Tiên. Trong đó Linh Tiên là giới nữ, Thiên Thế thuộc giới nam. Với tạo hình Thiên Thế chuẩn “soái ca”, Linh Tiên chuẩn “soái tỉ” thể hiện đường nét cố trang mềm mại, uyển chuyển mà vô cùng tiên nhân đạo cốt bạn sẽ bị hớp hồn bởi sức hút từ loại class nhân vật này.
Là một game thuộc thể loại MMOPRG, nhập vai phiêu lưu khá quen thuộc Ngạo Kiếm Kỳ Duyên Mobilekhông chỉ là một thế giới kiếm tiên đẹp mắt mà còn vô cùng sôi động từ các hoạt động PvE và PvP trong game. Các hoạt động cá nhân theo nhiệm vụ chính tuyến cốt truyện, vượt ải Tu La, Đại Loạn Đấu hỗn chiến solo cho đến những trận quần chiến tập thể bất phân thắng bại như Lãnh Địa Chiến, Thành Chủ Chiến, PK Boss thế giới… Đó là chưa kể hoạt động trên còn được tổ chức liên server kết nối toàn game thủ, liên minh cộng đồng tạo nên khí thế hừng hực, khuẩy đảo cả Tam giới.
Bên cạnh đó game của nhà phát hành Funtap không thể thiếu tính năng “show hàng” của nhân vật nhập vai. Bạn có thể thỏa sức lên đồ, “make up” theo sở thích với hệ thống phục trang, ngoại trang, thú cưng, thú cưỡi phong phú, đa dạng chưa từng có. Khẳng định đẳng cấp trong Ngạo Kiếm Kỳ Duyênkhông chỉ qua chỉ số chiến lực khủng mà còn thể hiện cá tính, “dân chơi” ở cách “khoe hàng” khẳng định cái tôi.
Một tựa game thấm đẫm chất kiếm tiên ngôn tình, phiêu lưu trong không gian hoa lệ, đắm mình với thế giới anh hùng cứu thế Ngạo Kiếm Kỳ Duyênchính là một lựa chọn không thể khả dĩ hơn với những ai đam mê trải nghiệm điều mới mẻ, cuốn hút của dòng game nhập vai.
Game dự kiến sẽ chạm đến tay game thủ ngay trong tháng 02 tới. Ngay bây giờ game thủ đã có thể tìm hiểu thêm thông tin về game tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/ngaokiemkyduyen/
Group: https://www.facebook.com/groups/ngaokiemkyduyen/
" alt="Ngạo Kiếm Kỳ Duyên – Game kiếm hiệp đậm chất ngôn tình sắp ra mắt game thủ Việt"/>Ngạo Kiếm Kỳ Duyên – Game kiếm hiệp đậm chất ngôn tình sắp ra mắt game thủ Việt