- Theầnthísinhtrúngtuyểnnhậphọctrongđợgiá vàng the giới trực tuyếno Bộ GD-ĐT, tính đến 12h00 ngày 8/8 đã có 242.000 thí sinh trúng tuyển đợt 1 đã làm thủ tục xác nhận nhập học, đạt 68.75% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là 352.000.
Cụ thể, có 57 trường tỉ lệ nhập học từ 90% trở lên, có 74 trường tỉ lệ nhập học từ 70% đến cận 90%, có 65 trường tỉ lệ nhập học từ 50% đến dưới 70%.
57 trường ĐH có tỉ lệ nhập học đạt trên 90%.
Theo Bộ GD, đến nay vẫn còn một số thí sinh khẳng định nhập học bằng cách gửi giấy báo kết quả thi qua đường bưu điện, một số trường chưa cập nhật hết số thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống nên con số thống kê sẽ còn tăng nhẹ trong vài ngày tới.
Theo kế hoạch đến hết ngày 12/8 quá trình cập nhật thí sinh khẳng định nhập học kết thúc. Dự báo đợt 1 các trường sẽ tuyển được khoảng 80% tổng chỉ tiêu. Đây là tỉ lệ đạt được ở mức cao so với những năm trước đây.
Người đàn ông Hà Lan say sưa với công việc. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa.
Người đàn ông đứng nướng xúch xích là Cliford Alexander Van Toor (44 tuổi người Hà Lan).
Quán bây giờ khác trước. Anh cho biết, vợ anh - chị Phạm thị Lan Trinh không còn sát cánh bên anh mà chỉ có mặt vào giờ rảnh vì còn bận chăm cháu bé mới tròn 11 tháng tuổi. Toàn bộ mọi việc đều do anh lo toan.
Cũng theo lời anh, quán bắt đầu bán từ năm 2014. Lúc đầu, quán được bày bán trước sân vận động Hoa Lư (P. Đa Kao, Q.1). Sau đó, vợ chồng anh tìm đến nơi đây. Công việc mưu sinh rất vất vả.
Hơn một năm trở lại đây, cuộc sống của anh chị có khá hơn nhưng lại bận rộn bởi sự xuất hiện của bé Nam Phương.
Chính vì điều đó, đã 6 năm nay anh chưa về Hà Lan một lần nào...
Chị Trinh cho bé ăn. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa.
6 cái Tết ở Việt Nam
Chúng tôi gặp anh chị đang ngồi nghỉ trong quán cà phê vào một buổi sáng Chủ nhật. Cháu bé ngồi giữa, trong chiếc xe nôi. Cả hai cùng đang lo cho bé ...
'6 năm rồi, vợ chồng con có muốn về Hà Lan sinh sống không?'. Chị Trinh nở nụ cười rất tươi, 'Về bên đó, tụi con chẳng biết làm gì để sống. Thôi thì chúng con đã quen ở đây rồi nên cũng không muốn có sự đổi thay'.
Chị Trinh cho biết thêm, Cliff rất thích Việt Nam nên anh chỉ muốn về nước để thăm gia đình rồi trở lại đây.
Chúng tôi hỏi Cliff về những ngày Tết đã qua, anh vui vẻ bày tỏ: '6 năm, tôi đã trải qua 6 cái Tết ở đây rồi nhưng mỗi năm mỗi khác. Năm nay lại khác hơn nữa vì không còn được ... nhậu. Nhậu mà chạy xe bị cảnh sát phát hiện phạt nặng lắm, chịu không nổi'.
Chị Trinh cho biết thêm, ngày mồng 1 anh chị xuất hành đi Bình Dương để chúc Tết bác hai rồi qua Đồng Nai thăm bác ba.
Cliff nói với chúng tôi, 'Tết ở Hà Lan và Việt Nam giống nhau vì đây là dịp để gia đình sum họp chúc Tết nhau. Tuy nhiên, Tết Việt Nam vui hơn vì kéo dài đến 3 ngày trong khi ở Hà Lan chỉ một ngày. Một điều đặc biệt hơn là Việt Nam có ... lì xì mà Hà Lan thì không. Năm nào cũng vậy, cứ Tết đến, hai vợ chồng chúc Tết ba mẹ vợ đều được lì xì. Vui lắm'.
Với Cliff, ngày Tết Việt Nam rất thiêng liêng, thể hiện được tình cảm yêu thương của những thành viên trong gia đình. Đồng thời qua đó giáo dục con cái biết ơn cha mẹ ông bà.
Năm mới 2020, Cliff nói, anh chị sẽ cố gắng đi lên bằng chính đôi bàn tay và sức lao động của mình. Hiện 2 vợ chồng đã có nhiều thành công nhưng vẫn cần phải cố gắng vì cả 2 còn quá trẻ và hơn nữa tương lai của bé Nam Phương đang ở phía trước.
Chiêm ngưỡng bộ bàn ghế tiền tỷ đại gia dát vàng chơi Tết
Cơ sở làm quỳ vàng bạc, sơn son thếp vàng của nghệ nhân Lê Bá Chung (xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) là nơi cho ra lò những sản phẩm dát vàng có giá trị rất lớn.
" alt="Người Hà Lan nướng xúc xích ở Sài Gòn: Thích Tết Việt vì được lì xì" />Người Hà Lan nướng xúc xích ở Sài Gòn: Thích Tết Việt vì được lì xì
Đường mai rực rỡ và phố ông đồ ấn tượng dọc hai tuyến đường Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn mặt tiền Nhà Văn hóa Thanh niên) thu hút đông đảo các thiếu nữ đến chụp ảnh, check in
Dịp cuối tuần những ông bố bà mẹ cũng đưa con đi dạo phố ông đồ, ngắm vườn mai để tận hưởng không khí Tết đang cận kề
Những đứa trẻ trong trang phục áo dài sặc sỡ xuống phố
Thiếu nữ rạng rỡ chụp ảnh cùng đường hoa mai
Bạn trẻ đến với đường hoa còn được chụp hình trong khung cảnh tái hiện không gian 4 làng nghề truyền thống của Việt Nam là làng gốm, làng mây, làng hương và làng lụa
Ông đồ lại được dịp "vào mùa" khi vẽ chữ thư pháp, câu đối, tên cho du khách, tuỳ yêu cầu mà mỗi bức có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn
Du khách tây cũng thử trải nghiệm với thư pháp Việt
Thiếu nữ tạo dáng bên đường mai lưu giữ những khoảnh khắc ngày xuân
Phố ông đồ cùng đường mai luôn là nơi yêu thích ở TP.HCM mỗi khi xuân về để các cô gái thoả sức chụp ảnh
Dịch vụ vẽ thư pháp lên bao lì xì cũng đắt khách
Những bức tranh thủy mặc cũng được bày bán trên phố ông đồ
Xuân về trên gương mặt rạng ngời của các thiếu nữ
Những gia đình lưu giữ khoảnh khắc bên đường mai
Ngày cuối tuần đông đảo người dân đến Nhà văn hoá Thanh Niên để chụp ảnh
Mai vàng trải dài bên đường Phạm Ngọc Thạch thu hút đông đảo du khách ghé qua
Người đi đường cũng bị hấp dẫn bởi những cành mai vàng rực
Những cành mai đã tạo không khí cho ngày xuân ở TP.HCM
Sắc xuân rộn ràng trên đường hoa nhà văn hoá Thanh niên. Đường mai và phố ông đồ còn kéo dài đến Mùng 5 Tết.
T.Tùng
" alt="Tết 2020, rực rỡ sắc xuân bên đường mai Sài Gòn" />
...[详细]
Cánh rừng nhỏ với hàng trăm cây cổ thụ thuộc hàng danh mộc với tuổi đời trên 200 năm vẫn còn tồn tại ở phường Tân An TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Mảng rừng nguyên sinh còn sót lại và ngôi đình cổ 200 năm
Không um tùm rậm rạp, cánh rừng hiện nay được bao bọc bởi tường rào kiên cố. Cả 2 cổng vào đều khép kín. Thật khó có nơi nào có cổng vào như thế. Cổng xây bằng gạch rêu phong cũ kỹ có dấu hiệu sụp đổ nhưng khó có thể đổ được.
Trên mỗi cổng đều có cây đa trên 100 tuổi tỏa bộ rễ bao bọc một cách vững chắc. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, cổng vẫn đóng và không còn sử dụng.
Chúng tôi vào bên trong rừng qua một ngõ khác. Những cây sao, dầu, bằng lăng, gõ, cám đang tỏa bóng mát. Thân cây cao gần 20m, to có thể vài người ôm được trải đều trên khu đất rộng.
Trong những cây to đó, có những cây đang có dấu hiệu thoái hóa. Ở gần cổng còn trơ một gốc sao khá to.
Hướng dẫn chúng tôi tham quan khu rừng, ông Nguyễn Tri Phủ, Trưởng ban nghi lễ đình Tân An cho biết, khoảng 2 năm trước, cây sao này bị mục gốc và đã đổ xuống. Rất may sự cố xảy ra vào lúc 20 giờ nên không gây thiệt hại về người.
Một cây sao cổ thụ.
Một góc rừng.
Chúng tôi đi trên đám lá khô, dưới bóng mát của cây rừng cứ ngỡ đang lạc vào một vùng đất hoang sơ nào đó. Nhưng không, âm vang của hồi chuông vọng lại. Bên cạnh khu rừng, đình Tân An trầm mặc. Không khí Tết còn vương vấn đâu đây.
Đình Tân An được xây dựng vào năm 1820, vừa đúng 200 năm. Khởi đầu - theo tài liệu của Ban Quản lý di tích và Danh thắng Bình Dương - lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này khai cơ lập nghiệp đã dựng nên ngôi đình bằng mấy gian nhà gỗ đơn sơ lợp ngói đỏ. Vị thành hoàng được người dân tôn thờ tại đình là Tiền quân Nguyễn Văn Thành, khai quốc công thần của triều Nguyễn.
Ngôi đình sau đó được xây cất lại với chiều rộng 50m, dài 70m. Kết cấu bằng gỗ sao, đình kiến trúc theo hình chữ tam mang đậm phong cách của ngôi đình nam bộ xưa.
Kết cấu bên trong gồm 40 cột gỗ vuông, ngoài hành lang 30 cột. Toàn bộ khung sườn đình đều làm bằng gỗ sao được lấy từ những cây sao già tại khu rừng cạnh đó. Mái đình được lợp toàn bộ bằng ngói vây cá.
Dấu ấn của thời gian đã thể hiện rõ nét qua lớp rêu phong trên mái trông rất cổ kính. Trên mỗi nóc đều có hình lưỡng long tranh châu. Các góc mái trang trí hình cá hóa rồng. Nền đình lát gạch tàu hình lục giác.
Ông Phủ cho biết, trải qua bao năm tháng, hiện nay cả khu rừng và ngôi đình vẫn còn nguyên vẹn. Rừng đang được trồng thêm một số cây dầu ở những vị trí còn trống. Đình chưa có dấu hiệu xuống cấp nên cũng chưa cần phải tôn tạo. Điều quan trọng là phải biết giữ gìn để ngôi đình mãi mãi ngự trị trong lòng người dân Thủ Dầu Một ...
Nỗi oan từ một bài thơ của con trai
Gốc sao bị đổ.
Cổng đình Tân An.
Đình được xây theo hình chữ tam. Trên nóc đều có lưỡng long tranh châu.
Như đã nói, vị thành hoàng của đình Tân An là khai quốc công thần, Tiền quân Nguyễn Văn Thành (1757 - 1817). Ông người gốc Thừa Thiên, theo cha vào Nam giúp Nguyễn Phúc Ánh, lập được nhiều công trạng. Ông là người có công rất lớn trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.
Ông được phong chức Khâm Sai Chưởng Tiền quân, Bình Tây Đại tướng quân với tước Quận công. Năm 1802, ông được giao làm Tổng trấn Bắc thành. Tại đây - kinh thành Thăng Long cũ - ông đã có những việc làm hết sức ý nghĩa.
Tuy là một quan võ nhưng ông đã có bài văn tế chiến sĩ trận vong nhằm truy điệu các tướng sĩ bỏ mình trong trận mạc. Với tư cách là một võ tướng, trong bài văn tế ông đã giãi bày công trạng của những người đã nằm xuống, tỏ lòng thương tiếc những người còn lại bằng giọng văn hùng hồn đầy thương cảm.
Ông đã cho tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dựng thêm Khuê Văn Các. Đây là một kiến trúc có giá trị độc đáo về khía cạnh văn hóa và mỹ thuật. Công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805.
Chánh điện
Chân dung Tiền quân Nguyễn Văn Thành
Một góc đình với cột kèo trạm trổ.
Rời chức Tổng trấn Bắc thành, ông về kinh đô Huế giúp vua soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là luật Gia Long). Công trạng của ông đối với nhà Nguyễn rất lớn. Vậy mà chỉ trong tích tắc, công lao ấy bị xóa sạch và ông phải chịu cái chết vô cùng oan ức.
Con trai trưởng của ông là Nguyễn Văn Thuyên vốn có tài văn chương thi phú. Năm 1815, trong một lần giao lưu với bạn, Thuyên đã có bài thơ với 2 câu kết :
'Sơn tể phen này dù gặp gỡ,
Giúp nhau xoay - đổi hội cơ này'.
Đình Tân An được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Những người ghét ông đã suy đoán thêu dệt vu cho ông tội muốn làm phản, và đã tâu với vua. Ông đã kêu oan nhưng không được Gia Long xét, buộc ông phải uống thuốc tự vẫn sau khi đã xử trảm Nguyễn Văn Thuyên.
Năm 1868, thể theo lời đệ tấu xin gia ân của Đông các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn, vua Tự Đức đã truy xét công trạng, lại chiếu giải oan án và phong chức tước cho con cháu Tiền quân Nguyễn Văn Thành. Sau đó, nhà vua cũng đã sắc phong cho ngôi đình Tân An và phong tước cho thành hoàng Nguyễn Văn Thành.
Năm 2014, đình Tân An chính thức được công nhận là di tích lịch sừ cấp quốc gia.
6 đền, chùa có kiến trúc độc lạ bậc nhất châu Á
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... là những quốc gia sở hữu loạt đền, chùa độc đáo bậc nhất châu Á. Các điểm đến này thu hút nhiều du khách ghé tham quan, thưởng ngoạn.
" alt="Ngôi đình 200 năm tuổi và nỗi oan của vị công thần" />
...[详细]
Bài hát phòng chống dịch Covid-19 do Tiến sĩ Lê Thống Nhất sáng tác
Khó nhất của một ca khúc là giai điệu, tiết tấu và với nội dung này thì ca từ cũng là bài toán khó. Tuy nhiên, một giai điệu đã tới rất nhanh và may sao ca từ cũng lần lượt hiện lên’.
Ca khúc được Tiến sĩ Lê Thống Nhất viết trong gần 2 tiếng đồng hồ. Bản nhạc và lời 1 xong lúc 10h17 sáng 6/2, chưa cảm thấy đủ ý nên ông đã viết thêm lời 2.
Ca khúc đã được nhạc sĩ Nguyễn Hải (Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ ở Nghệ An) tiến hành hoà âm. Sau đó, các ca sĩ Hải Lê và Thế Anh đã thể hiện bài hát với giai điệu sôi nổi.
3h sáng 9/2, Tiến sĩ Lê Thống Nhất hoàn thành việc xây dựng clip, kèm những thông điệp cần nhấn mạnh.
Thông qua bài hát, Tiến sĩ Lê Thống Nhất muốn người nghe hiểu rằng việc chống dịch không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn dân. ‘Không thể chống được dịch bệnh này nếu toàn dân không vào cuộc’, ông nhấn mạnh.
Ông cũng mong muốn giúp mọi người hãy nhớ những điều quan trọng để phòng dịch hiệu quả hơn.
Tiến sĩ Lê Thống Nhất
Thừa nhận viết nhạc là nghề tay trái, vị tiến sĩ rất bất ngờ khi nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Ngay trong tối 12/2, chỉ sau 1 tiếng đồng hồ, trên một fanpage có hơn 1 triệu lượt theo dõi, bài hát đã nhận về gần 100 nghìn lượt xem.
Sau 2 ngày, 1 video do cộng đồng ghép về bản thu ca khúc đã sở hữu hơn 1 triệu lượt xem và con số này hiện chưa dừng ở đó.
Tối 13/2, vị tiến sĩ cũng nhận được điện thoại cảm ơn từ đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Covid -19 vì sự lan tỏa thông điệp trong cộng đồng.
‘Tôi sáng tác ca khúc này dành cho toàn dân nhưng không ngờ đón nhận nhiều nhất lại là giới trẻ’, ông nói.
Thành công của ca khúc, vị Tiến sĩ lý giải, có thể do giai điệu, âm thanh, ca từ đều rất đơn giản, ngắn gọn và khúc chiết.
‘Nếu như có thời gian, tôi sẽ có một bản thu phù hợp với giới trẻ hơn. Ban đầu, ý tưởng của tôi là phần dạo nhạc giữa 2 bản hát, có thể có một phần đọc rap - chính là xu hướng âm nhạc hiện nay của giới trẻ’, ông chia sẻ thêm.
Tôi nghĩ rằng, giới trẻ là thế hệ có tiềm năng lớn trong việc truyền thông đến cộng đồng. Ngoài các phương tiện truyền thông, chuyển tải thông điệp bằng âm nhạc cũng sẽ là một kênh rất hiệu quả.
Tôi hy vọng các bạn trẻ sẽ tiếp tục sáng tạo hơn nữa trên nền bài hát của tôi để có những sản phẩm khác. Khi đại dịch qua rồi, chúng ta vẫn có thể hát lại ca khúc này theo cách nào đó mà các bạn trẻ mong muốn’, tiến sĩ sinh năm 1955 chia sẻ.
Tiến sĩ Lê Thống Nhất SN 1955 tại TP Nam Định, nguyên quán: Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông nguyên là giảng viên Trường Đại học Vinh.
Ông Bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1996. Từ năm 1997, ông công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Phó Giám đốc phụ trách Phát triển Giáo dục của Công ty VTC Online…
Ông là người sáng lập các sản phẩm giáo dục được yêu thích: Tạp chí Toán tuổi thơ, Olympic Toán trên Internet (Violympic), Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE), BigSchool…
Ngoài ra, bạn đọc còn biết đến Tiến sĩ Lê Thống Nhất với vai trò là một người làm báo, làm thơ… với nhiều tác phẩm được công chúng đón nhận.
Bác sĩ khuyên người già nên đi khám cúm corona khi có triệu chứng sau
'Với người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính, nếu nhiễm virus corona sẽ làm cho các bệnh mãn tính trầm trọng hơn và chủ yếu nguyên nhân tử vong là do các bệnh mãn tính này', TS. BS Trần Quang Thắng nói.
" alt="Tiến sĩ 65 tuổi sáng tác bài hát về dịch Covid" />
...[详细]
Hóa đơn ghi số tiền tip 2.020 USD của vợ chồng Donnie Wahlberg cho nữ phục vụ.
Hành động của vợ chồng Donnie Wahlberg hưởng ứng trào lưu #2020TipChallenge mới được khởi xướng chào mừng năm mới.
Theo đó, người tham gia đăng tải các hóa đơn hay chứng minh mình tip cho nhân viên phục vụ số tiền liên quan tới con số 2020 lên mạng xã hội.
Trào lưu này được cho là khởi xướng từ một vị khách ở bang Michigan, Mỹ, khi một nhân viên phục vụ ở nhà hàng Thunder Bay River chia sẻ bức ảnh chụp hóa đơn được tip 2.020 USD cho hóa đơn 23 USD.
Bethany Provencher, nữ nhân viên nhận được số tiền tip của vợ chồng Donnie Wahlberg, cho biết cô gần như ngã xuống sàn khi nhìn thấy số tiền tip.
"Tôi rất hâm mộ Donnie và nhóm nhạc New Kids on the Block của ông ấy khi còn trẻ. Tôi không muốn làm phiền khách khi nhìn thấy vẻ mặt hoảng hốt của mình nên đã chạy vào nhà vệ sinh. Tôi chỉ biết thốt lên: 'Ôi trời ơi'", Bethany nói.
Cô còn nhớ nam ca sĩ đã gập đôi tờ hóa đơn lại và nhắn cô hãy mở ra khi ông đã rời đi.
Nữ phục vụ 37 tuổi khóc vì xúc động trước nghĩa cử của vị khách. Là một người mẹ đơn thân, cô chia sẻ số tiền này có thể giúp cô trang trải rất nhiều cho cuộc sống của hai mẹ con.
"Với số tiền này, tôi có thể mua đồ nội thất cho căn hộ đang sống, gửi một ít vào ngân hàng để lo cho con trai", cô bày tỏ.
Ngôi làng bị cô lập ở Trung Quốc sắp được kết nối với thế giới
Để xóa đói giảm nghèo ở Abuluoha - nơi có dân số 253 người và cách quận hạt Butuo 60 km - Sở Giao thông vận tải tỉnh Tứ Xuyên đang xây dựng một con đường mới.
" alt="Nữ phục vụ được khách lạ tip 2.020 USD sau một bữa ăn" />
...[详细]
Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động văn hóa lão thành Bùi Hạnh Cẩn.
Ở tuổi 100, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động văn hóa lão thành Bùi Hạnh Cẩn đã nhẹ gót phiêu du vào chiều ngày 04/02/2020.
Tôi nói thế vì luôn tin rằng với ông sự ra đi này chưa bao giờ và chẳng bao giờ là nặng nề cả. Nếu có chăng, ông vẫn sẽ ngoái đầu lại mà nheo cười hóm hỉnh chào từ biệt tất cả chúng ta. Chỉ có chúng ta là buồn thương và tiếc nhớ nghĩ về ông.
Rõ ràng sự ra đi của những người như ông sẽ để lại một khoảng trống đầy tiếc nuối. Để sẽ có một lúc nào đó chúng ta sẽ lại thốt lên “những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ…”.
Viết về ông, hẳn rồi đây sẽ còn nhiều người viết, nhiều người nghiên cứu và tìm hiểu về ông, về những trang viết dày dặn, phong phú, tài hoa và nghiêm cẩn mà ông để lại cho đời. Nhưng, chắc chắn nhiều người trong chúng ta, lớp hậu sinh sẽ ngạc nhiên một cách thú vị và lúng túng trước nội lực văn hóa và sự đa tài của ông.
Gọi ông là “con nhà Nho cũ” thì đương nhiên là đúng rồi. Thân phụ ông là cụ Bùi Trình Khiêm, một nhà Nho nổi tiếng đất Nam Định, cụ cũng là Đại biểu Quốc hội khóa I của nước ta. Nếp nhà Nho còn lưu dấu trong phẩm cách nhân sinh và nội lực văn hóa suốt cuộc đời ông. Nhà thơ Nguyễn Bính, người bạn văn chương và người anh em họ rất gần gũi với ông đã viết trong bài thơ gửi ông “Nhà ta quý chữ hơn vàng/ Coi tài hơn cả giàu sang ở đời…”.
Gọi ông là nhà văn vì ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ khóa I, nguyên Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Hà Nội, với cả trăm đầu sách, thơ, văn, dịch thuật, khảo cứu… Chắc chắn rồi đây những trang sách này vẫn còn được những người tri âm, tri kỷ và người đọc lớp hậu sinh tìm đến.
Ở đây có thể kể đến: Hẹn/ Hồ Xuân Hương, thơ chữ Hán, chữ Nôm & giai thoại 1999/ Ngõ ba nhà (tiểu thuyết – dịch)/ Kẻ Dộc Đông Ngàn Hà Nội/ Tự điển Kinh dịch phổ thông/ Sử ký Tư Mã Thiên – Những điều chưa biết (dịch 2007)/ Từ vựng chữ số và số lượng (1994)/ 192 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du 1994/ Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam 2004/ Tinh hoa văn hóa dưỡng sinh 1991/ Thăng Long Thi Văn tuyển (biên dịch 2006)/ Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương Cống Việt Nam 2002/ Năm đời Tổng thống Mỹ (truyện 1973)/ Ký sự lên Kinh (sưu tầm, dịch thơ văn Hải Thượng Lãn Ông 1973)/ Lê Quý Đôn (truyện ký 1984)/ Bà Điểm họ Đoàn (nghiên cứu 1987)/ Chinh phụ ngâm của Hồng Liệt Bá (dịch)/ Tục ngữ cách ngôn thế giới (1987)/ Chợ Viềng Hội Phủ (sưu tầm khảo cứu 1983)/ Nguyễn Bính và tôi (Hồi ký 1994)/ Tổng tập thơ chữ Hán Nguyễn Du (dịch 1996)/ Tổng tập thơ phú Nôm của Nguyễn Huy Lượng (dịch 1996)/ Tranh chữ 2010…
Gọi ông là nhà báo hẳn nhiên ông là một nhà báo lão thành và dẻo dai. Ông viết báo từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 và sau này ông tiếp tục viết báo phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng. Ông từng là Quyền Tổng biên tập báo Thủ đô Hà Nội (nay là báo Hà Nội mới), nguyên Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng Hội nhà báo Việt Nam. Các tác phẩm báo chí của ông gắn với các bút danh Thôn Vân, Hạnh, Lê Xung Kích… đã là hiện thân của sự gắn bó thẳm sâu của ông với quê hương, đất nước và sự tài hoa, trách nhiệm công dân của nhà báo với hơn 70 năm cầm bút.
Ông còn được biết đến như một nhà thư họa. Có người gọi là tranh chữ. Thực ra đây là nét tài hoa và sự sáng tạo độc đáo của ông. Thư họa gần nhưng không là thư pháp. Thư pháp là cách viết, lối viết để thể hiện cái hồn, cái thần của ngữ nghĩa dựa trên tính tượng hình của chữ (đó là theo thiển nghĩ của tôi).
Còn tranh chữ của Bùi Hạnh Cẩn, ông đã phát huy truyền thống của thư pháp và kiến thức uyên thâm của con nhà Nho cũ, nhưng kéo gần lại với hội họa. Tạo ra những hiệu ứng ngôn ngữ và nghệ thuật rất riêng, khiến nhiều bạn đọc, người xem trong nước và quốc tế ngưỡng mộ. Điều đặc biệt là sự sáng tạo ấy lại được khởi phát và thăng hoa từ một ông già đã vào tuổi xưa nay hiếm cho đến ngấp nghé tuổi 100. Thật độc đáo và kỳ lạ.
Nói về ông nhà văn, nhà báo lão thành, nhà hoạt động văn hóa Bùi Hạnh Cẩn, đã có nhiều người nói và viết về ông. Chúng ta cũng có thể còn nói được rất nhiều. Nhưng hãy để những tác phẩm của ông, nhân cách của ông, những giá trị sáng tạo của riêng ông và sự tri âm bền bỉ, dài lâu của bạn đọc, của người xem, người mến mộ ông tự nói lên tất cả. Vì suy cho cùng, đối với một người cầm bút như ông thì chính tác phẩm và bạn đọc mới dựng được đầy đủ, chân thực và khách quan chân dung một tác giả như ông.
Để kết thúc mấy dòng tiễn biệt ông, xin kể lại một câu chuyện nhỏ. Khi ông đã nghấp nghé tuổi 90, một ngày xuân ông đến Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội tặng chữ đầu năm.
Một hôm, có một quý bà (hay quý cô) đến trước mặt ông mà đọc ghẹo ông rằng: 'Văn một lẻ, thơ một bơ có đủ lơ mơ lòng lữ khách'. Những người xung quanh nghe được hơi sững người vì vế đối có phần khiếm nhã với một ông lão đã chạm tuổi 90. Tuy nhiên, trong giây lát ông ngẩng nhìn lên, nheo mắt hóm hỉnh mà đáp lại rằng : 'Tuổi càng cao, tài càng thấp gọi là quấy quá dạ giai nhân'. Mọi người ồ lên thán phục và người đưa ra vế đối đã đi tự bao giờ. Đó cũng là một nét nhân cách của ông: khiêm tốn, hóm hỉnh và mẫn tiệp.
Mấy dòng này viết từ đất Cảng, giới văn học nghệ thuật Hải Phòng và bạn đọc nơi đây thương tiếc tiễn ông về với đất mẹ.
Bác Cẩn ạ, những người như Bác mất đi là thêm một sự trống vắng khó lấp đầy bởi đã mất đi thêm một nhịp cầu kết nối văn hóa Đông - Tây, quá khứ và hiện tại. Không phải ai cũng làm được!
Chuyện chưa kể về cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng
Tác giả ‘Bỉ vỏ’ trải qua nhiều gian khó và thăng trầm trong cuộc sống. Tuy nhiên ông vẫn say mê với sự nghiệp sáng tác đến tận những phút cuối đời.
" alt="Thương tiếc nhà văn, nhà báo lão thành Bùi Hạnh Cẩn" />
...[详细]