Cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, đề thi vào lớp 10 môn Văn của Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm nay có cấu trúc mới mẻ so với những năm trước, gần gũi với cấu trúc thi THPT Quốc gia.
Đề gồm hai phần Đọc - hiểu và Tạo lập văn bản. Phần Tạo lập văn bản có hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đề kiểm tra toàn diện các kiến thức tiếng Việt, văn và kĩ năng viết các bài văn, đoạn văn nghị luận. Tuy nhiên đề gây bất ngờ khi kết hợp giữa NLXH và NLVH trong câu 5 điểm, phần Tạo lập văn bản.
Cụ thể, ở Phần I, đề thi đưa ra văn bản ngữ liệu mở ngoài chương trình và sách giáo khoa. Đó là một câu chuyện về lòng kiên nhẫn. Câu hỏi đọc – hiểu đưa ra khá cơ bản, quen thuộc, chủ yếu là nhận biết và thông hiểu.
Câu 3 yêu cầu học sinh tìm lời dẫn trực tiếp và chuyển thành lời dẫn gián tiếp không quá khó. Các câu 1, 2, 3 đảm bảo học sinh học lực trung bình có thể hoàn thành dễ dàng vì kiến thức chủ yếu ở lớp 9.
Câu 4, phần trả lời ngắn yêu cầu hình thức là đoạn văn, đoạn từ 7-10 câu, diễn đạt mạch lạc, liên kết. Học sinh có đồng ý hoặc không đồng tình với quan điểm tự học đều được, tuy nhiên phải có lập luận thuyết phục.
Đây là dạng đề mở để học sinh có thể thoải mái bộc lộ quan điểm cá nhân. Nhược điểm, câu chuyện hơi dài, học sinh mất nhiều thời gian đọc hiểu.
Về phần Tạo lập văn bản, ở câu NLXH, thay vì một bài văn nghị luận độc lập, thì học sinh được yêu cầu viết đoạn văn dung lượng 200 chữ, bài văn đã có cơ sở từ nguồn dữ liệu Đọc hiểu nên sẽ không mất quá nhiều thời gian để tìm vấn đề cần nghị luận.
Phần nghị luận không yêu cầu học sinh đánh giá toàn diện về lòng kiên nhẫn, mà chỉ cần tập trung nghị luận làm nổi bật ý nghĩa của lòng kiên nhẫn. Có nghĩa là chỉ một phương diện, phù hợp với dung lượng 200 chữ.
Ở câu NLVH, phạm vi nghị luận yêu cầu học sinh cẩm nhận về hai khổ 4, 5 bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và liên hệ với trách nhiệm của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. Đây là điều gây bất ngờ, bởi đề không yêu cầu nghị luận văn học đơn thuần, mà có sự kết hợp với nghị luận xã hội.
Câu này yêu cầu học sinh vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học, nhưng phải có phần liên hệ thực tế. Yếu tố bắt kết giữa NLVH và NLXH là sự cống hiến. Đây cũng là vấn đề khá cập nhật.
Như vậy, đề thi năm nay có nhiều thay đổi so với năm trước về cấu trúc, đề vừa sức với đa số học sinh đã chăm chỉ ôn tập và thuần thục các dạng bài.
Ban Giáo dục
- Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức công bố đáp án và hướng dẫn chấm thi môn Ngữ văn thi lớp 10 năm 2019.
" alt=""/>Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2019 ở Thanh HóaBệnh viện Việt Đức thường xuyên tiếp nhận các ca có thương tổn vùng bàn tay do tai nạn lao động, sinh hoạt, trong đó có các tổn thương rất nặng và phức tạp. Các tổn thương này cần được phẫu thuật sớm, theo dõi và tập phục hồi chức năng thì mới có hy vọng khôi phục được chức năng bàn tay.
Các bác sĩ cho biết thời gian chịu đựng sự thiếu máu nuôi của mỗi loại mô là khác nhau, ngắn nhất là bắp thịt (chỉ trong 2 giờ ở nhiệt độ trên 20 độ C). Trong môi trường lạnh (dưới 10 độ C), thời gian chịu đựng sẽ tăng lên tới 4-6 giờ. Do đó, bảo quản chi đứt lìa ở môi trường lạnh là phương pháp đơn giản nhất để duy trì sự sống cho tổ chức mô.
Thời gian lý tưởng để nối chi thể bị đứt rời là 6 giờ tính từ lúc bị đứt đến lúc các bác sĩ khôi phục được tuần hoàn cho phần chi thể đứt rời.
Nếu gặp trường hợp đứt lìa tay chi thể, bệnh nhân cần phải làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý nếu có, quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào túi nhựa mỏng, buộc miệng túi lại và bảo quản trong môi trường lạnh phần chi đứt lìa.
Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời, kể cả trường hợp gần như đứt hoàn toàn. Thay vào đó, nên dùng dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.
Sau đó, cần chuyển gấp bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt. Nếu phần chi được bảo quản đúng và tiến hành phẫu thuật sớm thì tỉ lệ thành công sau mổ sẽ cao hơn.