Soi kèo phạt góc Real Madrid với RB Leipzig, 3h00 ngày 7/3
Hồng Quân - 04/03/2024 14:03 Kèo phạt góc lịch thi đấu world cup tối naylịch thi đấu world cup tối nay、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Benfica vs Monaco, 3h00 ngày 19/2: Hiên ngang đi tiếp
2025-02-20 22:32
-
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ VHTT&DL, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia về việc gửi Hồ sơ quốc gia "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" trình UNESCO xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ VHTT&DL thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" trình UNESCO xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và phối hợp với Ủy bban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục cần thiết gửi Hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2017.
"Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" trình UNESCO xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Từ bao đời nay, hát then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, loại hình nghệ thuật hát then chỉ có ở 5 tỉnh là Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian và có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội.
Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái thường sử dụng hát then vào những dịp trọng đại như hội làng, cầu đảo của từng gia đình, dòng họ vào dịp năm mới, sinh con đầu lòng, giải trừ tà ma và chữa bệnh. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, hát then xuất hiện vào khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI vào thời nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng thành quách ở đó. Theo truyền thuyết, trong số quan lại của nhà Mạc có hai vị tên là Đế Phụng và Đế Đáng rất yêu âm nhạc và thích ca hát, họ đã chế tạo ra tính tẩu và lập ra hai tốp hát để phục vụ cung đình.
Về sau dân chúng thấy hay nên bắt chước và được lưu truyền trong dân gian. Theo thời gian, hát then - đàn tính được lan rộng ra các tỉnh miền núi phía Bắc và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái. Về cơ bản, hát then - đàn tính ở mỗi vùng miền đều có cung quãng giống nhau nhưng về lời hát thì có nhiều dị bản để phù hợp với đặc điểm, cũng như phong tục của từng địa phương.
Đàn tính được cấu thành từ 6 bộ phận gồm: bầu đàn, cần đàn, dây đàn, khóa đàn, ngựa, mặt đàn. Người Tày rất coi trọng việc hoàn thành đàn tính tẩu. Khi trình diễn, họ thường tổ chức lễ cúng nhỏ để xin phép tổ sư. Đàn tính được treo trang trọng trên vách gần bàn thờ tổ sư, những khi đi đâu, người Tày thường bọc đàn tính trong vải đỏ và bầu đàn luôn hướng về phía trước mặt mình. Đàn tính chủ yếu được dùng để đệm hát và có thể diễn tấu một mình hoặc nhiều cái cùng một lúc.
Đi với đàn tính tẩu là hát then (then theo tiếng Tày có nghĩa là của, lối đi, lối hát). Then chỉ có một vài giai điệu khác nhau nhưng sự hấp dẫn của then chính là sự phong phú đa dạng của ca từ. Lời then có tới 35 chương đoạn khác nhau, phụ thuộc vào người biểu diễn và mục đích của nghi lễ. Người làm then cổ thường vừa hát then vừa chơi đàn tính kết hợp sử dụng chùm nhạc xóc trong các nghi lễ như cầu mưa, cầu lửa, giải hạn cầu may, cầu được mùa…
Then còn là chiếc cầu nối giữa con người với thế giới thần linh và đất trời, chính vì thế, then là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
T.Lê
" width="175" height="115" alt="Làm Hồ sơ thực hành Then trình UNESCO" />Làm Hồ sơ thực hành Then trình UNESCO
2025-02-20 22:26
-
Nhân viên của chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" thuyết phục anh Sơn tiếp tục tìm lại gia đình. Ảnh chụp màn hình.
Ở chỗ gửi được vài ngày, anh Sơn bỏ trốn đi tìm mẹ giữa đêm tối, trời mưa tầm tã. Bộ quần áo mang trên người ướt sũng, anh lạnh cóng, bụng đói nhưng vẫn lang thang các ngả đường, chỉ mong về nhà với mẹ.
“Hồi đó, tôi nghĩ mình cứ đi thì sẽ tìm được đường về nhà. Nhưng tôi đã bị lạc”, anh Sơn kể, giọng hối hận.
Vừa về đến nhà, bà Thanh nghe tin con trai mất tích nên vội vàng cùng với một vài người trong Làng cô nhi Long Thành đi tìm con trai nhưng không thấy. Sợ mất thêm con, bà quyết định đón những người con còn lại về, đồng nghĩa với việc bà phải từ bỏ việc tìm chồng.
“Năm đó, bốn tai họa liên tục ập đến với tôi. Hết chồng con mất tích đến nhà cháy, con gái út mới sinh bị suy dinh dưỡng”, người mẹ sinh năm 1939 nhớ lại.
Một năm sau, bà đưa bốn con rời Sài Gòn đến vùng khai hoang Long Khánh, Đồng Nai ở, làm đủ việc nuôi con. Nhiều người thấy bà một mình nuôi bốn con nhỏ vất vả, khuyên nên cho đi một con hoặc cho các con đi ở đợ nhưng người mẹ ấy không chịu. “Có phải đi xin ăn tôi cũng không cho con”, bà nói.
Mẹ con tìm nhau hơn 51 năm
Bà Võ Thị Kim Thanh năm nay đã 91 tuổi. Ảnh chụp màn hình. Về phía Sơn, anh may mắn được một gia đình phát hiện, nhận nuôi. Những năm sau đó, anh đi chăn bò thuê, ở đợ kiếm sống. Những ký ức về gia đình lúc 6 tuổi anh Sơn không bao giờ quên.
“Mẹ không chỉ gửi tôi mà còn gửi 3 anh trai nữa. Cách vài ngày khi mẹ đưa anh em chúng tôi đi gửi, anh Hai có nói với tôi: “Ba chết rồi”. Hôm đưa chúng tôi đến Làng cô nhi Long Thành, mẹ có bế em gái út mới sinh trên tay”, anh Sơn nhớ lại.
Đến tuổi trường thành, anh Sơn lấy vợ, sinh con nhưng cứ đi làm có tiền là anh đi tìm mẹ. “Tôi chỉ mong được gặp mẹ một lần. Trường hợp mẹ đã mất rồi, tôi cũng mong tìm được để thắp cho mẹ nén nhang”, nước mắt anh Sơn rưng rưng.
Chính vì khát khao tìm được gia đình, hơn 51 năm qua, anh Sơn chỉ sống xung quanh khu vực Làng cô nhi Long Thành ngày trước. Anh cũng đến Trại giáo dưỡng Xuân An (Đồng Nai), làm quen với một số người đang làm việc ở đây để thỉnh thoảng ghé qua hỏi, có ai đến tìm mình không.
Ở Long Khánh, bà Thanh cũng đi tìm con trai khắp nơi. Lo sợ con trai bị bắt cóc, bà lần đến từng hang ổ bắt trẻ con đi ăn xin tìm kiếm con nhưng không được.
Anh Sơn khóc ôm mẹ khi gặp lại sau hơn 51 năm thất lạc. Ảnh chụp từ màn hình. "Gặp được con rồi, tôi chết cũng được"
Nhà báo Thu Uyên, MC Chương trình Như chưa hề có cuộc chia lycho biết, mấy năm trước, cả anh Sơn và bà Thanh cùng gửi thư đến ban tổ chức nhờ tìm người thân giúp. Trong đó, anh Sơn đã hai lần gửi thư cho chương trình, tha thiết mong tìm mẹ, các anh chị em ruột.
Tuy nhiên, khi đội tìm kiếm người của chương trình chỉ còn mấy tiếng nữa sẽ khởi hành đến Long Thành tìm anh Sơn thì nhận được tin nhắn xin dừng cuộc tìm kiếm gia đình của anh.
“Người đàn ông đã tha thiết tìm lại mẹ, anh em sao phút chót lại từ bỏ, chúng tôi có thể giúp gì được cho anh?” nhà báo Thu Uyên và đội tìm kiếm người đặt câu hỏi.
Cuối cùng, đội tìm kiếm của chương trình xuống tận địa chỉ anh Sơn cung cấp tìm anh. Được sự giúp đỡ của người dân địa phương, đội tìm kiếm cũng thấy được anh Sơn tại một đại lý vé số ở huyện Long Thành.
Gặp người của Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, trên tay anh Sơn đang cầm xấp vé số, mặt buồn bã. Anh kể, anh vay người ta mấy chục triệu đồng nhưng lãi cứ đội lên. Vợ con thì bỏ đi. Không có tiền trả nợ, sợ người ta tìm đến anh phải bỏ trốn.
“Chúng tôi thuyết phục sau đó đưa anh ấy đi gặp một người từng ở Làng cô nhi Long Thành và biết rõ câu chuyện của anh”, nhà báo Thu Uyên kể. Sau khi nghe đầy đủ câu chuyện cũ về mình, anh Sơn mới chấp nhận tiếp tục nuôi hi vọng tìm lại gia đình.
Bà Thanh cho biết, gia đình bà đã làm tiệc ăn mừng khi tìm được bé Sáu. Ảnh chụp từ màn hình. Ngày 4/1 vừa qua, sau khi kết quả xét nghiệm ADN của bà Thanh và anh Sơn có cùng huyết thống, nhà báo Thu Uyên và ban tổ chức tạo điều kiện cho hai mẹ con họ gặp nhau.
Vì tuổi cao, đi lại khó khăn bà Thanh được các con đưa đến trường quay khá sớm. Hôm đó, anh Sơn nghỉ bán vé số một ngày để đến TP.HCM gặp người thân.
Ngồi trong phòng chờ, nghe anh Sơn kể chuyện về mình, nước mắt bà Thanh và những người con đi cùng rưng rưng. Người mẹ ấy còn cho biết, mấy chục năm qua chưa bao giờ bà thôi nuôi hi vọng được gặp lại bé Sáu. Bà đi hết các ngôi chùa lớn, nhỏ ở khu vực Long Khánh, Long Thành vì nghĩ biết đâu con mình được các sư cưu mang.
“Khi nghe chương trình báo đã tìm thấy thằng Sáu rồi tôi đi đứng bình thường nhưng mong gặp con nên ngủ không được. Mấy đứa con tôi cũng không ngủ được.
Hôm nhận được tin báo lên gặp con, tôi sợ tôi đi không nổi. Tôi cứ niệm Phật cho tôi đi đến nơi rồi về chết cũng được”, bà Thanh kể, giọng hạnh phúc.
Giây phút được gặp nhau sau hơn 51 năm xa cách, mẹ con họ ôm nhau thật chặt. Bà Thanh nói với con: “Về với mẹ con nhé. Mấy anh em con có làm tiệc ăn mừng ở nhà rồi. Chị dâu con còn làm gà, nấu nồi cháo chờ con về nữa. Bà con lối xóm, nghe mẹ tìm được con, họ mừng lắm”.
Nắm bàn tay nhăn nheo vì tuổi già của mẹ, anh Sơn đáp: “Dạ mẹ”. Nhìn hai mẹ con họ ai chứng kiến cũng thật xúc động.
Người phụ nữ lạc gia đình từ nhỏ, mong mỏi tìm được cha mẹ
Sau khi cùng mẹ và các anh chị lên chiếc xe rời khỏi nhà, bà Hợp bị lạc. Giờ đây, cuộc sống ổn hơn, bà luôn ao ước tìm lại gia đình.
" width="175" height="115" alt="Hai mẹ con Đồng Nai lạc nhau 51 năm dù ở sát bên" />Hai mẹ con Đồng Nai lạc nhau 51 năm dù ở sát bên
2025-02-20 22:15
-
Số khuôn mặt chính xác có trong hình là bao nhiêu?
2025-02-20 22:14



![]() |
Bạch Tuyết – Hùng Cường thời trẻ. |
Cũng như những cặp đôi vàng khác của nền cải lương nước nhà, Hùng Cường và Bạch Tuyết không tự nhiên trở thành một đôi không thể thay thế, không thể tách rời. Hai con người tài hoa có thể gắn kết, ngoài tâm hồn đồng điệu thì không thể chối bỏ được những nét tương đồng đến lạ thường.
NSND Bạch Tuyết từ nhỏ đã tỏ ra có khiếu hát tân nhạc, ngâm thơ. Cũng như bao người, bà rất mê cố nghệ sĩ Thanh Nga. Có giai thoại kể rằng một lần Bạch Tuyết cùng bạn bè lẻn vào hậu trường nhìn ngắm thần tượng. Song giữa đám đông, Thanh Nga chỉ nhìn vào Bạch Tuyết, bất ngờ hỏi bà có biết hát không, rồi khích lệ: “Cưng đi hát đi, chị tin rằng cưng sẽ thành công trong nghề nghệ thuật đó”. Thật vậy, năm 1963, Bạch Tuyết tái ngộ thần tượng trên sân khấu trao giải Thanh Tâm, vì bà là người nhận huy chương vàng còn Thanh Nga là người trao giải.
Song ban đầu, Bạch Tuyết chỉ biết hát tân nhạc. Đến sau này khi bà quyết định dấn thân vào nghiệp sân khấu thì từ gia đình đến dòng họ hai bên nội ngoại đều ra sức cấm cản. Bạch Tuyết phải cương quyết xin đi hát, hẹn cha nếu nổi tiếng thì về, còn thất bại thì tự kết liễu đời mình để không làm ô danh gia đình. Cộng thêm việc soạn giả Điêu Huyền đích thân đến gặp cha Bạch Tuyết để xin, cuối cùng gia đình mới đồng ý để bà theo đoàn hát.
![]() |
Bạch Tuyết (phải) và Thanh Thanh Hoa trong đêm trao giải Thanh Tâm. |
Trước Bạch Tuyết gặp Hùng Cường và trở thành cặp đôi ‘Sóng thần’ lừng lẫy, bản thân mỗi người trong họ đều đã là một ngọn sóng thần. Gọi như thế không sai vì chưa đào, kép nào gây ra toàn chuyện động trời như Hùng Cường, Bạch Tuyết.
Một nghệ sĩ thông thường muốn vào vai phụ đã phải mất 2 – 3 năm làm nghề. Thế mà Bạch Tuyết vừa vào nghề đã vào thẳng… đào chánh. Chuyện xảy ra vào năm 1961 khi Đoàn Kiên Giang chuẩn bị trình diễn vở tuồng Lá thắm chỉ hồng thì đào chính đột ngột rời đoàn. Trong tình thế khẩn cấp, Bạch Tuyết được cha nuôi là soạn giả Điêu Huyền đưa vào thay. Vậy mà trong lần đầu tiên lên sân khấu, Bạch Tuyết đã bật sáng rực rỡ trong vai cô lái đò Lệ Chi với khả năng diễn bi hết sức tài tình. Từ sau lần đó, Bạch Tuyết liên tục gặt hái thành công trong những năm tiếp theo, trở thành một cô đào ngoại hạng trong giới cải lương bấy giờ.
Hùng Cường giống Bạch Tuyết ở khởi điểm hát tân nhạc. Song nếu so sánh, trường hợp của ông còn đáng ngạc nhiên hơn, vì Bạch Tuyết chỉ hát tân nhạc lúc còn đi học và theo nghề từ sớm. Trong khi đó, Hùng Cường từ những năm 1954 – 1955 đã là ngôi sao hạng A trong giới tân nhạc. Những nhạc phẩm tiền chiến qua giọng Hùng Cường được thu đĩa bán ra, cử như đĩa hát Ông lái đò, đạt doanh số kỷ lục đương thời. Thế mà vào năm 1959, ông từ ca sĩ tân nhạc bất ngờ lấn sân cải lương, từ tay ngang vào thẳng làm kép chánh cho một đoàn lớn lúc đó là đoàn Ngọc Kiều.
Điều này chẳng khác gì đoàn Ngọc Kiều chơi một canh bạc mà nguy cơ trắng tay cận kề vì đưa một người chưa từng hát cải lương vào làm kép chánh là chuyện không tưởng. Hàng chục con người trong đoàn đều ‘đâm lao phải gả theo lao’. Nguyên dàn ngôi sao lúc ấy là Ngọc Đáng, Ngọc Giàu, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên, Thanh Kỳ… chấp nhận làm ‘giàn bao’ cho Hùng Cường. Và ông, với vai đầu tay Roméo trong vở Mộng đẹp đêm trăng, đã tạo nên kỳ tích chưa từng thấy trong giới cải lương miền Nam.
Giới phê bình tranh luận không ngừng về trường hợp của Hùng Cường. Cũng không ít người cho rằng ông chỉ ‘ăn may’ một vở. Tức thì sau đó, Hùng Cường tiếp tục được giao vai chính cho vở Tuyết phủ chiều đông, dự kiến sẽ trình diễn tại rạp Viễn Trường – nơi được mệnh danh là ‘thánh địa cải lương’ của Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Một tháng sau, Tuyết phủ chiều đông ra rạp và thành công vang dội. Khán giả đến xem đầy kín từ chỗ ngồi đến chỗ đứng, tràn ra ngoài gần nửa rạp. Hùng Cường từ tay ngang thành ngôi sao, không ai còn xì xào bàn cãi.
![]() |
![]() |
‘Sóng thần’ Bạch Tuyết – Hùng Cường làm chao đảo giới cải lương miền Nam bấy giờ. |
Năm 1964, Bạch Tuyết về đoàn Dạ Lý Hương thì hai năm sau, Hùng Cường cũng được mời từ Kim Chung về. Ban đầu, cả hai khắc khẩu vì Bạch Tuyết khi ấy trẻ người non dạ nên dù kính phục Hùng Cường bao nhiêu nhưng ngoài mặt thường tỏ ra bướng bỉnh, thách thức ông. Khắc khẩu nhưng hễ hai người lên sân khấu hát là thăng hoa, cùng nhau tạo nên cặp đôi đào – kép mới sáng chói trong thời kỳ cực thịnh của cải lương.
Năm 1971, cả hai cùng nhau mở gánh hát Hùng Cường – Bạch Tuyết. Loạt vở để đời như Yêu người điên, Yêu người say, Tiền rừng bạc biển, Tuyệt tình ca, rồi Trăng thề vườn thúy, Má hồng phận bạc, Cho trọn cuộc tình…của cặp đôi này khiến khán giả ầm ầm đến rạp như sóng thần. Từ đó, Hùng Cường – Bạch Tuyết được xưng tụng là cặp đôi “Sóng thần”. Tên và hình ảnh của hai người xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo, pano quảng cáo hay khắp các nẻo đường Sài Gòn.
Cặp đôi Hùng Cường – Bạch Tuyết toàn vẹn đến mức ca, diễn đều hay; hát tân nhạc, cổ nhạc đều tốt. Đến khi gặp nhau, họ mới hiểu vì sao đối phương toàn gây nên những sự kiện chấn động như vậy. Hùng Cường từ trước vở Mộng đẹp đêm trăng, quả thực chưa từng hát cải lương nhưng vốn rất mê cổ nhạc, lại có nền tảng nhạc lý vững chắc. Ông tự bỏ công sức nghiên cứu, lại vừa thuê nhạc sĩ đến nhà khổ luyện ngày đêm.
Bạch Tuyết kể, có lần xem trộm quyển sổ Hùng Cường bỏ quên trên bàn trang điểm, mới thấy ông ghi chép tập tuồng từng li từng tí: “Chỗ này tay mặt đặt lên vai Bạch Tuyết, tay trái vuốt tóc nhưng mắt không nhìn thẳng vào mắt Bạch Tuyết mà chỉ nhìn lướt qua trán” hoặc “Từ giữa câu vọng cổ đứng lên, đi xa hẳn Bạch Tuyết chừng ba thước rồi bất thần chạy thật nhanh, đối mặt với Bạch Tuyết, nắm hai vai lắc mạnh, không rời cho đến khi dứt câu…”. Lúc ấy, không chỉ kính phục, bà chợt hiểu vì sao Hùng Cường từ tay ngang lại thành sao sáng nhanh như vậy.
![]() |
Danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang thời trẻ. |
![]() |
Bạch Tuyết khóc trong buổi viếng chồng cũ. |
Từ chỗ kính phục lại ngày đêm gần gũi, Bạch Tuyết có đem lòng mê Hùng Cường, xem ông như người bạn đời nghệ thuật song không tiến xa hơn. Nhờ vậy, tình cảm họ dành cho nhau mãi đẹp và thuần khiết. Dù năm ấy, không ít lời đồn đoán vẫn cho rằng vì Hùng Cường mà vợ chồng Bạch Tuyết – Tam Lang tan vỡ.
![]() |
NSND Bạch Tuyết ngày nay. |
Năm 1980, Hùng Cường sang Mỹ định cư còn Bạch Tuyết, khi ấy đã 40 tuổi, bước vào giảng đường đại học. Năm năm sau, bà lấy được tấm bằng cử nhân Ngữ Văn thì trở lại sân khấu với vai Thái hậu Dương Vân Nga. Hùng Cường hay tin liền gọi cho bà, vừa khóc vừa chúc mừng. Đó là lần cuối cùng ông gọi. Năm 1996, Hùng Cường qua đời.
Nhiều chục năm sau từ đó đến nay, tuy quá khứ đã ngủ yên song có những tâm tư vô hình cứ đeo đẳng Bạch Tuyết. Tất nhiên, khán giả vẫn dành tình yêu cho bà cùng nhiều kép nổi tiếng như Tấn Tài, Thanh Sang, Minh Vương, Thanh Tuấn… nhưng trong lòng họ và cả bà, không ai có thể thay thế nửa mảnh ‘Sóng thần’ vang bóng một thời: nghệ sĩ Hùng Cường.
![]() |
Bạch Tuyết về Bến Tre thăm mộ người xưa. |
Gia Bảo
" alt="Bạch Tuyết – Hùng Cường cặp đôi cải lương huyền thoại sóng thần" width="90" height="59"/>Bạch Tuyết – Hùng Cường cặp đôi cải lương huyền thoại sóng thần

- Soi kèo góc Liverpool vs Wolves, 21h00 ngày 16/2
- Chinh phục Sơn Đoòng giữa lòng Hà Nội
- Thót tim xem người đi bộ 'đè đầu' ô tô ở cầu lắp ghép
- Vợ chồng Hàn phải tiết kiệm 20 năm nếu muốn mua nhà thủ đô
- Soi kèo góc Pakhtakor Tashkent vs Al
- Tạm dừng chương trình âm nhạc có DJ, kể cả đã cấp phép
- Bạn muốn hẹn hò tập 408: Sở thích đặc biệt của cô gái Bình Định khiến MC Quyền Linh ngạc nhiên
- Lễ hội:Thanh tra nhiều mà toàn khen
- Nhận định, soi kèo Al Arabi vs Al Jubail, 19h55 ngày 18/2: Khách thắng thế
