Bà Angela đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh lớn, nhiều trận dịch bệnh. Ảnh: Telegraph
Vào tháng 4 vừa qua, bà Angela bị nhiễm virus nCoV và rơi vào tình trạng nguy kịch. Thậm chí, con gái của bà đã gọi điện để nói lời chia tay với mẹ khi bà Angela nằm trong bệnh viện.
Nhưng điều kỳ diệu đã đến khi bà Angela bình phục. Cụ bà cho rằng, mình có thể sống lâu, sống khỏe nhờ “biết ơn những điều may mắn và một quả cam tươi bổ tư mỗi ngày, không pha nước”.
Dù cao tuổi và đang có bệnh, bà vẫn luôn dặn dò các thành viên trong gia đình và bạn bè bình tĩnh, luôn chăm chỉ. Bà có niềm tin sắt đá rằng nước Anh sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bà Angela sinh ra ở Italia trước khi chuyển tới Cannes (Pháp) và định cư ở London (Anh) khi bà 8 tuổi.
Tới bây giờ, bà vẫn nhớ như in về trận dịch cúm năm 1918, cách đây hơn 100 năm. “Chúng tôi vẫn sống như thường lệ. Mọi người đi làm và cố gắng hết sức có thể. Mọi chuyện không giống như hiện nay”, bà Angela hồi tưởng.
Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời, bà Angela không quá lo lắng với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, bà vẫn cảnh báo về một tương lai không tươi sáng: “Tôi nghĩ sẽ có một cuộc khủng hoảng. Tôi e rằng tình hình có thể tồi tệ như những năm 1930”.
Tuy nhiên, bà Angela tin “chúng ta sẽ vượt qua chuyện này bằng cách không quá hoang phí".
Bà Angela hiện sống trong nhà dưỡng lão ở Stoke Newington (London, Anh). Bà gặp chồng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Kể từ khi chồng mất vào những năm 1990, bà tiếp tục sống một mình cho tới khi 90 tuổi.
Sau đó, bà chuyển tới sống ở nhà dưỡng lão vào năm ngoái. Bà bị nhiễm Covid-19 vào tháng 4 - thời điểm đỉnh dịch của Anh.
Trong thời gian chữa trị, có những lúc bà khiến mọi người lo lắng vì tình hình nguy kịch của mình. Bà phải sử dụng máy thở oxy để duy trì sự sống.
Con gái của bà, Pauline, chia sẻ: “Tôi được thông báo mẹ mình có thể ra đi bất cứ lúc nào. Biết mẹ đã tuổi cao nên tôi luôn chuẩn bị sẵn tinh thần cho chuyện đó”.
Tuy nhiên, khi nhìn thấy mẹ với nước da trắng bợt, bà Pauline cũng bị sốc.
Nhưng rồi, mọi chuyện trở nên khá hơn. Bà Pauline đã nhận tin vui về mẹ mỗi ngày: “Mẹ tôi có thể uống một ly rượu, vẫy lá cờ nhỏ… Thực sự là một điều kỳ diệu”.
An Yên (Theo Daily Mail)
Các chuyên gia tiết lộ 4 biểu hiện vào buổi sáng có liên quan mật thiết tới tuổi thọ và sức khoẻ của bạn.
" alt=""/>Bí quyết sống thọ của cụ bà 107 tuổi vừa khỏi CovidYounkin động viên vợ ông Antonio Navarro trong thời khắc chia ly chồng mãi mãi
Thêm một bước nữa qua những cánh cửa kính, đó là khu nóng - nơi những bệnh nhân Covid-19 mặc đồng phục đang nằm chờ được chữa bệnh.
Nhưng ở bên ngoài khu điều trị, nơi không được đánh dấu bởi dải băng đỏ hay có những cánh cửa kính tách biệt mới là chỗ khiến các y tá lo lắng nhất.
Đó là nhà của họ: Chỗ con họ đang chơi đùa và chồng của họ đang say giấc.
Mới đây, tờ AP đã dành vài ngày để theo chân các y tá tại nơi làm việc và ở nhà khi ca trực kết thúc. Dưới đây là câu chuyện của Michele Younkin tại Trung tâm Y tế St. Jude:
Younkin dõi theo giây phút lìa xa cõi đời của một người đàn ông.
Nữ y tá 28 tuổi biết rằng điều này sẽ tới. Những thủ tục chăm sóc giúp bệnh nhân thoải mái trước khi qua đời được thu xếp. Người thân của ông trong bộ đồ bảo hộ đã có mặt. Các liều thuốc giúp giảm nhẹ đau đớn cũng sẵn sàng.
Thời khắc ấy đã tới.
Cô tách bệnh nhân 65 tuổi khỏi chiếc máy đã giúp ông có thể thở được. Cô ôm chặt vợ của người đàn ông này. Nước mắt của cô rơi xuống, đọng trên chiếc mặt nạ bảo hộ.
Younkin cùng chồng và con trai nhỏ 7 tháng tuổi
“Những lần như thế này, cháu sẽ nhớ mãi”. Bà của Younkin, từng là y tá trong dịch bại liệt, từng nói với cô. “Cháu sẽ không quên được đâu”.
Công việc của Younkin buộc cô phải xóa nhòa ranh giới hai cuộc sống của mình. Cô băn khoăn liệu mình có nên chuyển khỏi nhà để đảm bảo an toàn cho chồng và con trai nhỏ của mình không.
“Tôi nghĩ tới khả năng lây bệnh cho chồng, con hoặc gia đình mình. Thật đáng sợ”, cô nói.
Đại dịch đã khiến những bậc cha mẹ trẻ tuổi buộc phải có cuộc trò chuyện khác thường. Họ nói về điều sẽ xảy ra nếu Younkin bị nhiễm bệnh và cần nhập viện.
“Nếu em chết, anh đừng tới. Đừng liều lĩnh bản thân mình”, Younkin nhấn mạnh khi nhắn nhủ chồng.
An Yên (Theo AP)
Tới nay, các ca tử vong vì Covid-19 ở Việt Nam đều bị ít nhất một bệnh nền ở tình trạng nguy hiểm.
" alt=""/>Y tá chăm bệnh nhân CovidThông tin từ Honda Việt Nam, các dòng xe Honda City, CR-V, Jazz, HR-V, Civic và Accord do Honda sản xuất, nhập khẩu và phân phối nằm trong diện triệu hồi để sửa lỗi bơm nhiên liệu.
Tổng số xe nằm trong diện triệu hồi lần này gồm 19.219 chiếc thuộc 6 dòng xe nói trên.
Trong đó, số lượng triệu hồi lớn nhất là dòng xe Honda CR-V với tổng số 7.973 chiếc sản xuất 2018 – 2019. Đây cũng là dòng xe ăn khách nhất của Honda tại thị trường Việt Nam.
Mẫu xe hạng B Honda City có tổng số 5.966 chiếc sản xuất trong năm 2018 bị lỗi bơm nhiên liệu phải triệu hồi.
Ngoài ra, các dòng xe khác gồm: 1.710 chiếc Honda HR-V sản xuất từ 2018 – 2019; 1.620 chiếc Honda Civic sản xuất năm 2018; 1.170 chiếc HR-V sản xuất năm 2019 và 180 chiếc Honda Accord cũng nằm trong diện triệu hồi cùng với lỗi nói trên.
Theo nhà sản xuất, bơm nhiên liệu lắp trên các xe này có thể chứa các cánh bơm bị lỗi. Trong một số trường hợp, có thể khiến cho bơm nhiên liệu bị kẹt, không cung cấp được nhiên liệu. Việc này có thể dẫn đến tình trạng động cơ không khởi động được hoặc chết máy trong khi lái xe.
Cuộc triệu hồi các dòng xe của Honda được thực hiện từ 16/6/2020.
Phúc Vinh
Mitsubishi Việt Nam triệu hồi 3 dòng xe là Pajero, I-Miev và Lancer tại Việt Nam để sửa lỗi túi khí và cửa sổ trời.
" alt=""/>Honda VIệt Nam triệu hồi 19.000 xe CR