![]() |
Naomi Osaka là tâm điểm lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 |
Trong một sự kiện mà 75% người dân Nhật Bản tẩy chay, Osaka trở thành hình ảnh để phần nào xua tan những hoài nghi và lo lắng về đại dịch Covid-19.
Mọi thứ gần như hoàn hảo. Tất cả đều khớp với nhau. Osaka xuất hiện mang thông điệp gắn kết cho cả thế giới.
Osaka có vinh dự là vận động viên quần vợt đầu tiên trong lịch sử thắp sáng chiếc vạc tại Thế vận hội Mùa hè, đánh dấu con đường của thời đại: 23 tuổi, xuất sắc về mặt thể thao, sức hấp dẫn lớn về mặt truyền thông, cùng với sự cộng hưởng phi thường trong các kênh thu hút thế hệ mới và thu gọn tất cả vào màn hình di động.
Nhưng Osaka còn nhiều hơn thế nữa. Cô cũng là nữ VĐV có thu nhập cao nhất thế giới (cũng là kỷ lục trong lịch sử) - 60 triệu USD, theo ước tính mới nhất của tạp chí Forbes.
Trong một thời gian dài, cô là một biểu tượng đa văn hóa và đầy thù hận, trở thành một cái loa khổng lồ để bào chữa cho những nguyên nhân khác nhau; từ chống phân biệt chủng tộc đến trao quyền cho phụ nữ, cũng đặt lên bàn cân khái niệm "sức khỏe tinh thần trong thể thao ưu tú".
Đó là vào ngày 30/5, khi cô ra mắt tại Roland Garros và tuyên bố rằng sẽ không xuất hiện trong các cuộc họp báo - điều bắt buộc theo hợp đồng trong các giải đấu quần vợt. Cô có nguy cơ bị trừng phạt nếu không tham dự.
Osaka cáo buộc vào thời điểm đó, việc tiếp xúc trước các nhà báo và những câu hỏi tạo ra sự lo lắng, ngoài việc bản thân mắc chứng trầm cảm trong hai năm qua. Cuối cùng, tay vợt nữ người Nhật Bản quyết định rời Paris vào ngày hôm sau.
![]() |
Osaka là nữ VĐV quần vợt đầu tiên thắp ngọn đuốc Olympic |
Ngày 18/6, đội của Naomi xác nhận rằng cô rút khỏi Wimbledon để "dành thời gian ở bên gia đình và bạn bè". Trong buổi lễ khai mạc Tokyo 2020, cô chính thức xuất hiện trở lại trước công chúng của mình; nghĩa là, gần hai tháng sau lần gần nhất cầm vợt tranh tài trên sân.
Ngôi sao truyền thông và sức mạnh thương mại
Tuy nhiên, bất chấp sự vắng mặt, Osaka vẫn không ngừng gây chú ý với những trận đấu của mình. Tất nhiên, đây là những trận đấu trên khía cạnh truyền thông và thương mại, với những lợi ích khổng lồ.
Đầu tiên, Naomi phá vỡ sự im lặng của mình bằng một lá thư trên tạp chí Time, trong đó cô nói rằng bản thân cảm thấy áp lực trước giới truyền thông - "vận động viên cũng là con người".
Trong bức thư, Osaka yêu cầu thay đổi mô hình truyền thông, vì đối với cô nó đã trở nên "lỗi thời". Và trong nhiều trường hợp, nó chỉ mang tính một chiều.
![]() |
Naomi Osaka được Nhật Bản và IOC xây dựng thành biểu tượng Tokyo 2020 |
Sau đó, hôm 10/7, lần đầu tiên cô được nhìn thấy công khai với một bài phát biểu ngắn gọn tại lễ trao giải ESPY cho nữ vận động viên xuất sắc nhất trong năm (diễn ra tại New York; giải thưởng ra đời năm 1993).
Vài ngày sau, cô thông báo rằng búp Barbie của cô chính thức được đăng ký và cháy hàng chỉ sau vài tiếng bán ra.
Làn sóng chấn động truyền thông của Osaka - có mẹ là người Nhật Bản, cha là người Mỹ gốc Haiti - không kết thúc ở đó.
Cô tiếp tục xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Vogue và trước thềm Thế vận hội, cô đã công chiếu một bộ phim tài liệu trên nền tảng Netflix về cuộc sống hàng ngày của mình, cách cô giải quyết những vấn đề mà bản thân đã tiết lộ ở Paris.
Trong phim tài liệu, cô gái 23 tuổi giải thích mình hướng nội và nhút nhát; hoặc đó là tập phim hai năm trước, sau khi thua ở Australian Open, cô mang giày vào lúc bình minh, đeo kính loại khổ lớn nhằm né tránh tất cả để đi bộ và suy nghĩ, cảm thấy rằng cô đã làm nhiều người thất vọng; trong số đó, cầu thủ bóng rổ Kobe Bryant - người mà Naomi có một tình bạn đẹp và đã qua đời hai ngày sau đó trong một vụ tai nạn trực thăng.
![]() |
Naomi Osaka có tất cả của thế hệ trẻ hiện đại: tài năng, truyền thông và tiền bạc |
Tất cả điều này được dàn dựng cho buổi tối thứ Sáu lịch sử 23/7, để tăng thêm giá trị hình ảnh cho Naomi Osaka.
Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2020 kết thúc để củng cố vị trí số 1 của Osaka về mặt truyền thông và một lần nữa nhấn mạnh đến tác động của cô, dù thi đấu hay không, hoặc đơn giản chỉ là trong một buổi chụp ảnh.
Tất cả đều thể hiện Osaka là một hiện tượng dường như không có giới hạn, phát triển như một vật tổ của Nhật Bản và thương mại, thể thao và xã hội. Một biểu ngữ hiện đại.
Ở Tokyo 1964, Yoshinori Sakai - vận động viên điền kinh, người sinh ra trong ngày xảy vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima (6/8/1945) - được chọn cho vai diễn biểu tượng cho sự tái thiết và hòa bình của Nhật Bản sau chiến tranh. Lần này, Naomi Osaka xuất hiện với một câu chuyện khác.
Thiên Thanh
Bảng tổng sắp huy chương Olympic 2020 - Cập nhật liên tục bảng xếp hạng huy chương Olympic Tokyo 2020, nhanh và chính xác.
" alt=""/>Naomi Osaka, tự hào Nhật Bản và biểu tượng Olympic Tokyo 2020Đã có hàng chục năm đứng trên bục giảng, tôi cho rằng những hành vi vi phạm về mặt đạo đức, nhân cách, lối sống của học sinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: tâm sinh lý của tuổi mới lớn khiến học sinh thường hiếu động, bồng bột dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhằm khẳng định và thể hiện mình...
Điều này có thể xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chăm sóc cũng như thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình. Bên cạnh đó, phải kể đến việc thiếu đồng bộ trong quá trình tổ chức giáo dục học sinh giữa nhà trường với các tổ chức xã hội, sự du nhập của các luồng văn hoá độc hại, trò chơi điện tử bạo lực...
Thầy cô chưa đủ thấu hiểu, cảm thông
Từ thực tế này, yêu cầu đặt ra là làm sao để những kiến thức ở trên lớp mà học sinh tiếp nhận được trở thành những kỹ năng, hành động đẹp và đúng đắn trong cuộc sống? Làm sao các em có thể tự bảo vệ chính bản thân trước những tác động bởi cái xấu và các tệ nạn trong xã hội?
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn thấm nhuần quan niệm không có học sinh cá biệt, chỉ có học sinh chưa ngoan, do thầy cô chưa đủ thấu hiểu, cảm thông và bao dung. Mỗi học sinh đều có những câu chuyện riêng, nếu các em có xu hướng nổi loạn, hẳn xuất phát từ nhiều lý do.
Suốt chặng đường đồng hành cùng học sinh, tôi luôn cố gắng dành tình cảm chân thành, không đem sự cấm đoán cứng nhắc để thay đổi các em.
Có lẽ, chính sự chân thành của tôi đã “cảm hoá” được nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Từ những cậu bé, cô bé ngỗ ngược, ham chơi, các em đã dần trở nên ngoan ngoãn, chỉn chu học hành, cha mẹ yên tâm.
Hạnh phúc của một người thầy đôi khi đến từ những điều giản dị như thế.
Tôi từng có khoảng thời gian công tác trong ngành giáo dục tại Nhật Bản và nhận ra rằng việc rèn luyện nhân cách, đạo đức rất được chú trọng trong nền giáo dục ở quốc gia này. Quá trình này được thực hiện từ sớm và gần như xuyên suốt chặng đường học tập của mỗi học sinh.
Học sinh tại Nhật được học “làm người” không phải từ các lời thuyết giảng giáo điều, sách vở mà xuất phát từ vô số trải nghiệm thực tế ở trường lớp, ở nhà và xã hội. Lâu dần, các kỹ năng này được thẩm thấu tự nhiên, trở thành thước đo chuẩn mực, góp phần nuôi dưỡng nhân cách con người.
Thay vì phải xây dựng những giờ học đạo đức riêng biệt, người Nhật lại cho rằng tất cả các tiết dạy, giáo viên đều có nhiệm vụ giáo dục đạo đức.
Việc dạy kỹ năng sống cũng như bài học làm người diễn ra trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ nằm trong sách vở; không phải học thuộc, mà phải rèn luyện thực hành hàng ngày để hình thành những thói quen tốt, từ thói quen ấy sẽ trở thành những hành động tự nhiên, lâu dần trở thành tố chất của mỗi con người.
Hoặc như trường hợp của cháu tôi đang học tại Phần Lan. Theo anh chị tôi chia sẻ thì giáo dục tiểu học ở đây hướng đến sự công bằng. Chính vì thế khi giảng dạy, họ rất ít khi tạo áp lực học tập cho học sinh, không thúc đẩy để các em trở thành người giỏi nhất, mà chỉ muốn trẻ tiếp cận giáo dục theo cách riêng của từng em.
Tại Phần Lan, cháu tôi thường đi học muộn hơn hầu hết các nước khác và có rất nhiều hoạt động chân tay trong lớp học như vẽ, chơi nhạc, nặn đất sét. Sự hợp tác, làm việc nhóm cũng được đề cao khi học tập, giúp trẻ em yêu thích việc đến trường hơn, thay vì áp lực thi cử và điểm số.
Từ những trải nghiệm của bản thân và câu chuyện thực tế ở nước ngoài, tôi cho rằng việc rèn luyện nhân cách, giáo dục đạo đức cần được thực hiện ngay từ khi học sinh còn nhỏ tuổi.
Các em học sinh nên được thực hành theo tấm gương từ các thầy cô giáo trong các hoạt động hàng ngày về các quy tắc ứng xử, nề nếp một cách kỹ lưỡng. Điều này sẽ góp phần mang đến hiệu quả cao cho giáo dục.
Hàng Thị Minh Hiệp (Trường CĐ Lý Tự Trọng, TP.HCM)
Những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, những biểu hiện lệch lạc về hành vi, đạo đức trong học sinh, giáo viên và cả phụ huynh thể hiện ngày càng nhiều. Xã hội dần nhận ra kết quả học tập hay điểm các cuộc thi cao ngất ngưởng dù đem lại sự tự hào và được coi trọng trong nhà trường nhưng thực ra không có giá trị bền vững, không đem lại cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng cần thiết trong "trường đời" sau này. Trong khi đó, đạo đức, tình yêu thương, sự trung thực, khả năng sáng tạo, phản biện và nhiều kỹ năng mềm khác lại thực sự thiếu vắng trong môi trường học đường hiện nay. Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Dạy ‘làm người’ trong trường học", mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả, nhằm giúp cho trẻ khi đến trường không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn học được cách sống tự lập, đối nhân xử thế, cách làm việc chung... trong đời sống trưởng thành sau này. Ý kiến đóng góp xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin chân thành cảm ơn! |
Cũng theo lệnh của ông Kim, Không quân Triều Tiên đã huy động 10 chiếc trực thăng để thực hiện hàng chục chuyến bay giải cứu nạn dân khỏi vùng lũ.
“Ông Kim Jong Un đã nhiều lần nhấn mạnh về vấn đề giải cứu người dân. Đồng thời, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đảm bảo cho việc những chuyến bay trinh sát sẽ được thực hiện ngay cả tại những khu vực đã hoàn tất công tác giải cứu”, thông cáo từ KCNA viết.
KCNA sau đó công bố bức ảnh ghi lại cảnh ôtô chở nhà lãnh đạo Kim Jong Un đi thị sát tại vùng lũ. Hiện chưa có số liệu thống kê thiệt hại về người và tài sản do lũ được công bố.