Giao kèo hiện tại giữa Rudiger và Chelsea sẽ hết hạn vào tháng 6/2022 và lãnh đạo đội bóng thành London đã xúc tiến đàm phán gia hạn từ năm ngoái.
Tuy nhiên, đến nay mọi cuộc thương lượng vẫn đang lâm vào ngõ cụt. Được biết, Chelsea dự định nâng lương cho Rudiger lên 140.000 bảng/tuần.
Nguồn tin từ The Times cho hay, bản thân hậu vệ người Đức muốn giao kèo mới có thời hạn 5 năm, kèm theo mức lương 200.000 bảng/tuần.
Bế tắc thương lượng, Giám đốc điều hành Chelsea - Marina Granovskaia chuẩn bị sẵn phương án bán tháo Rudiger ngay đầu năm tới để thu về một khoản phí.
The Blues hy vọng bỏ túi ít nhất 20 triệu bảng từ việc bán Rudiger, bởi trung vệ 28 tuổi này đang nằm trong tầm ngắm nhiều ông lớn như Bayern Munich, Real Madrid hay Juventus.
Chelsea cũng tính đến phương án thay thế là Jules Kounde - hậu vệ họ theo đuổi suốt hè qua nhưng không thống nhất được mức phí chuyển nhượng với Sevilla.
* Đăng Khôi
" alt=""/>Chelsea bất ngờ rao bán hậu vệ hay nhất thời TuchelỞ cặp đấu trên sân Quy Nhơn, Bình Định thắng hoặc hòa sẽ đảm bảo lọt top 8. Tuy nhiên, nếu đoàn quân của HLV Nguyễn Đức Thắng thua HAGL, nhiều kịch bản xảy ra. Thậm chí đội bóng đất Võ vẫn có thể đua vô địch ở giai đoạn 2 V-League nếu như các đối thủ cạnh tranh trực tiếp một suất trong top 8 là Hải Phòng, Nam Định, SLNA có kết quả không tốt.
Về phía HAGL, đội bóng phố Núi buộc phải giành chiến thắng bởi đang kém Bình Định 2 điểm. Đây chính là trận đấu mang tính then chốt của đoàn quân HLV Kiatisuk.
Với tình cảnh hiện tại, cả Bình Định và HAGL sẽ nhập cuộc với quyết tâm cao nhất. Xét về phong độ, Bình Định có chuỗi 5 trận liên tiếp không thắng, nhưng nếu so về chất lượng đội hình, đội bóng đất Võ có nhiều cá nhân nổi trội hơn.
Trong khi đó, HAGL trận này có thể vắng Tuấn Anh vì rạn xương, bên cạnh đó Dụng Quang Nho sức khỏe không tốt. Bài toán về nhân sự khiến HLV Kiatisuk khá đau đầu.
Với tính chất quan trọng của trận đấu, Ban trọng tài VFF quyết định thuê trọng tài ngoại điều khiển cuộc đối đầu này: trọng tài Ahmad A'Qashah Bin Ahmad Al Badowe đến từ Singapore.
Ở các cặp đấu còn lại cũng hứa hẹn diễn ra hấp dẫn. Hà Nội trong nhóm đầu vẫn rất khát điểm để có cơ hội chiếm vị trí nhất bảng của CAHN. Đội bóng Thủ đô được dự đoán trên cơ khi đối đầu với SLNA gần như hết hy vọng đua vô địch.
Trên sân Hòa Xuân, đội khách CAHN làm hết sức để có 3 điểm trọn vẹn, qua đó vô địch giai đoạn 1 V-League. Trận này, đội bóng ngành công an có thể ra mắt chính thức thủ thành Việt kiều Filip Nguyễn lẫn Quang Hải.
Cuộc đối đầu Thanh Hóa vs Hải Phòng cũng rất đáng chờ đợi bởi cả hai đội đều có mục tiêu cao nhất là giành chiến thắng. Thanh Hóa cần 3 điểm trong cuộc đua vô địch, còn Hải Phòng cũng phải thắng để đảm bảo trong nhóm trên.
Nam Định hành quân đến Gò Đậu của Bình Dương chưa thoát khỏi khủng hoảng. Một điểm là đủ để thầy trò HLV Vũ Hồng Việt gia nhập nhóm đua vô địch, nhưng đây không phải là nhiệm vụ đơn giản.
Tại hội nghị, cử tri Đào Văn Phê nêu việc một số tỉnh thành thiếu giáo viên trầm trọng do nguyên nhân chế độ chính sách chưa hợp lý, lương chưa đảm bảo cuộc sống, không được vào biên chế...
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện cả nước thiếu khoảng 100.000 giáo viên/tổng số 1,6 triệu giáo viên.
Vừa qua Bộ Chính trị, Chính phủ đã duyệt cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025 sẽ được tuyển trên 64.000 biên chế giáo viên, đáp ứng được một phần quan trọng đối với việc thiếu giáo viên. Riêng năm 2022 được duyệt chỉ tiêu hơn 27.000 giáo viên trên cả nước.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi với cử tri Hà Nội. Ảnh: Chung Thành |
Ông Nguyễn Kim Sơn cũng thông tin năm 2022, trên cả nước, tổng số giáo viên bỏ việc là hơn 16.000 người/tổng số 1,6 triệu giáo viên. Tính bình quân 100 giáo viên có 1 người bỏ việc, chiếm tỉ lệ 1%.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên. Đầu tiên là tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta hàng năm vẫn rất cao. Mỗi năm có 300.000 - 400.000 trẻ em được sinh ra, trong khi đó chỉ tính số giáo viên để duy trì lớp học ứng với số tăng dân số tự nhiên là con số đáng kể. Nhưng nhiều năm qua lại không được tuyển thêm chỉ tiêu giáo viên và hàng năm còn giảm biên chế 10%.
Cùng với đó, tình trạng thừa thiếu mang tính chất cục bộ, trong đó có một số vùng lao động tập trung về rất đông như các khu vực đô thị, ven đô, công nghiệp dẫn đến nhu cầu lớp học, giáo viên, đặc biệt giáo viên bậc mầm non, tiểu học tăng rất cao. Trong khi một số khu vực đồng bằng, nông thôn số học sinh giảm xuống.
Một nguyên nhân nữa, theo ông Sơn, là việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, lớp học đạt chuẩn với tiểu học không vượt quá 35 cháu/lớp và THCS, THPT không quá 45 cháu/lớp. Nhưng ở Hà Nội, nhất các quận, huyện ven đô, tỉ lệ 50-60 học sinh/lớp là bình thường. Nếu tính theo con số này và để đạt tỉ lệ chuẩn dẫn đến thiếu giáo viên.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 đặt ra việc triển khai thời gian dạy không chỉ 1 buổi mà 2 buổi và đạt mục tiêu phổ cập mầm non 5 tuổi. Các mục tiêu này muốn thực hiện đều cần lực lượng giáo viên rất lớn.
Ngoài ra, chương trình cũng muốn trang bị cho học sinh những phẩm chất, năng lực, kỹ năng mới nên có thêm một số môn học như tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật, âm nhạc... nên cần bổ sung lượng giáo viên.
Với giáo viên mầm non, theo ông Nguyễn Kim Sơn, một số tỉnh có chỉ tiêu nhưng không tuyển được vì không có nguồn hay có nguồn nhưng nhiều người lại chọn làm việc khác để có thu nhập cao hơn. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng bậc mầm non dạy các cháu rất vất vả, vừa dạy, vừa dỗ, chăm sóc "áp lực rất cao, camera quay suốt, bố mẹ theo dõi từng giờ, từng phút...", trong khi thu nhập lại thấp nhất, người mới vào chỉ 3-4,5 triệu đồng/tháng.
Việc đổi mới giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông cũng yêu cầu nâng cao chất lượng của giáo viên. Từ yêu cầu đổi mới, áp lực tăng lên dẫn đến một số giáo viên tìm việc khác. Chưa kể hiện nay có cả giáo dục tư nên giáo viên chuyển sang.
Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu việc kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Tổ chức T.Ư cho tăng chỉ tiêu biên chế nhưng đang giải quyết được một phần. Muốn giải quyết cần có nguồn và ngành đang thực hiện cơ chế đặt hàng. Trong đó các trường sư phạm phải tính toán số chỉ tiêu sinh viên đào tạo để đủ nhu cầu các tỉnh, thành, đặc biệt giáo viên các môn học mới.
Ngoài ra, cần khuyến khích dùng ngân sách địa phương thông qua quyết định của HĐND để có thể giải quyết việc ký hợp đồng với giáo viên...
Cũng theo ông Nguyễn Kim Sơn, do lực lượng giáo viên chiếm đến gần 70% tổng số công chức, viên chức nên việc nâng lương không thể "một sớm, một chiều giải quyết được". Hiện ngành đang tập trung cải thiện môi trường làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn với tinh thần hỗ trợ tối đa... để giúp giáo viên yên tâm công tác.
Trước đó, trao đổi tại hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Thanh Oai sáng 30/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết về quy chế hoạt động của hội cha mẹ học sinh "là vấn đề rất nhạy cảm". Ông Nguyễn Kim Sơn cho biết thời gian đầu năm học, báo chí đã phản ánh về việc một số hội cha mẹ học sinh liên quan đến việc thu chi... "Việc này Bộ đang xem xét sửa đổi thông tư quy định hoạt động của hội cha mẹ học sinh. Nhưng sửa chữa như thế nào, định hướng ra sao còn cần cân nhắc rất thấu đáo", ông Nguyễn Kim Sơn nói thêm. |
Theo Trường Phong/ Báo Tiền phong