Trên thế giới không có một hãng xe nào tự sản xuất hoàn toàn 100% từ linh kiện trong nước. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp Việt cần chú trọng là tham gia sâu hơn vào các chi tiết, linh kiện chính của ôtô.
Theo TS. Trương Chí Bình - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ, năng lực kỹ thuật, sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không kém, hoàn toàn có thể sản xuất được các linh kiện, phụ tùng cho các hãng ôtô.
Điểm sáng đáng chú ý là Việt Nam có doanh nghiệp lớn là Thaco, Hyundai Thành Công, Toyota Việt Nam và VinFast cùng với việc đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô, các đơn vị này đã chủ động đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ. Trong đó Thaco đầu tư vào sản xuất linh kiện phụ tùng quy mô lớn nhất Việt Nam tại Quảng Nam vừa gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, vừa xuất khẩu ôtô và linh kiện phụ tùng.
Tuy nhiên, TS. Trương Chí Bình chỉ ra, cái khó là chi phí sản xuất của chúng ta cao, không cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực…
Do đó, để giá xe ôtô Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực, doanh nghiệp cần phải phát triển sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi liên kết với các nhà sản xuất thượng tầng là phải cắt giảm được chi phí sản xuất.
Cụ thể, các doanh nghiệp cần được tiếp cận tín dụng tốt hơn thông qua hình thức vay ưu đãi, bảo lãnh không thế chấp... Song song đó là cải thiện khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, các thủ tục xây dựng nhà máy.
"Về mặt chiến lược, cần tăng quy mô doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, hình thành cụm doanh nghiệp, hệ sinh thái để sản xuất cụm linh kiện hoàn chỉnh.
Các cơ quan nhà nước cũng cần có hỗ trợ năng lực thương mại và kết nối doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia"- Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ nói.
Nghiên cứu xây dựng Luật nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia
Bà Lê Huyền Nga - Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng cho hay, một trong những rào cản phát triển của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thời gian qua là quy mô nhỏ, thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư, phát triển công nghệ.
Do đó, cần có chính sách tín dụng hiệu quả hơn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Cần tăng quy mô doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, hình thành cụm doanh nghiệp, hệ sinh thái để sản xuất cụm linh kiện hoàn chỉnh. Các cơ quan nhà nước cũng cần có hỗ trợ năng lực thương mại và kết nối doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.
Từ năm 2015 đến nay, nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ.
Tuy nhiên, thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng Luật nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia, phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghiệp bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Cũng như chính sách tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp và hình thành các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo Báo Lao Động
Trở lại với việc làm thế nào để con thích đọc sách, theo tôi có một số điều cần chuẩn bị và tiến hành:
Thứ nhất, lựa chọn một cuốn sách phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu trẻ còn nhỏ, sách càng có nhiều hình ảnh, ít chữ và càng đơn giản càng tốt. Thời gian đầu, trẻ làm quen với sách thông qua hình ảnh sinh động, từ đó các bé sẽ thích lật giở, không “sợ” sách - đó là bước đầu thành công.
Đối với trẻ lớn, có thể chọn sách nhiều chữ hơn, nhưng cũng phải có nội dung tương ứng với lứa tuổi của con. Đặc biệt, chú trọng sách văn học, kỹ năng để trẻ có thể bồi bổ tâm hồn, học hỏi các kỹ năng để ứng dụng vào đời sống.
Khi lựa chọn sách, phụ huynh cần tinh tế nhận ra trẻ có sở thích gì để xen kẽ những cuốn có nội dung tương ứng với sở thích, mối quan tâm của con. Nếu con bạn thích khám phá công nghệ, vũ trụ có thể chọn sách khoa học; trẻ thích thiên nhiên, môi trường thì ưu tiên sách sinh học, các loài động vật...
Bên cạnh đó, có thể tìm một số sách về ngoại ngữ giúp con trau dồi thêm kỹ năng cần thiết để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Thứ hai, người lớn cần nêu gương. Theo đó, phụ huynh cũng phải đọc sách, yêu thích sách. Không thể có chuyện bố mẹ không hề cầm đến quyển sách mà “bắt” con phải đọc, hoặc mơ ước con tự giác đọc sách.
Tôi nghĩ, thích đọc sách cũng là một loại gen đặc biệt được “cài đặt” bằng sự rèn luyện, trong đó có nỗ lực để luyện tập sự kiên nhẫn mỗi khi cầm cuốn sách.
Có câu ngạn ngữ rất hay: thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận. Sự kiên nhẫn không tự dưng mà có. Kiên nhẫn trong đọc một cuốn sách cũng vậy. Có thể hôm nay chúng ta chưa thể đọc một lúc mấy chục trang sách hãy tập bắt đầu bằng 1-2 trang, và ngày mai cũng thế, tăng dần đều. Đến một lúc, chính mình sẽ ngạc nhiên, ồ, tôi đã đọc hết một cuốn sách vài trăm trang rồi sao? Chiến thắng chính mình là chiến thắng lớn nhất, chính sự rèn luyện của cha mẹ sẽ tạo ra động lực cho con, kiến tạo năng lượng tích cực cho mình để mỗi lời khuyên đọc sách dành cho con hay ai đó đều mang giá trị, giúp họ chuyển hóa.
Thứ ba, cần có những tủ sách gia đình, thậm chí thư phòng. Ít nhất là có một góc đọc sách với những cuốn sách dễ đọc, dễ cảm. Cả nhà cùng đọc và thi thố, trẻ rất thích những cuộc thi mà qua mỗi chặng, con sẽ có phần thưởng ghi nhận.
Đọc sách cùng con và có thể cho trẻ tóm tắt một chương sách, hỏi về cảm nhận riêng, lắng nghe chăm chú và tặng những phần thưởng khích lệ. Nhờ cách ấy, trẻ sẽ hào hứng đọc sách, có thể ban đầu vì phần thưởng nhưng lâu ngày, tình yêu sách sẽ ngấm vào trong con một cách không ngờ.
Thứ tư, thường xuyên cho con tham gia các ngày hội sách, nếu ở thành phố có thể đưa trẻ đi nhà sách, tham quan đường sách… thay vì đi chơi, xem phim, chơi game.
Từ nhỏ, bố mẹ có thể đọc sách cho con nghe vào mỗi tối. Có độc giả tham gia tuyến bài này đã chia sẻ một cách thức giúp con yêu đọc sách rất hay đó là thai giáo. Nghĩa là cùng con đọc sách ngay khi bé mới tượng hình, còn ở trong bụng mẹ.
Biến việc đọc sách thành món ăn tinh thần hằng ngày, hằng tuần khiến cho cả gia đình trở nên gắn kết. Vô hình trung, việc cùng con đọc sách lại trở thành cách vun bồi yêu thương, hạnh phúc gia đình. Thật sự đọc sách có quá nhiều ý nghĩa tích cực, tại sao mỗi bậc phụ huynh không thử?
Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc yêu cầu nhận lại những tài sản gì, bị cáo Trương Mỹ Lan tiếp tục xin được nhận lại biệt thự cổ ở 110-112 Võ Văn Tần, nhà số 78 Nguyễn Huệ và nhà số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ (đang cho Ngân hàng SCB thuê làm trụ sở), nhà đất số 24 Lê Lợi, nhà đất số 21-21A Trần Cao Vân (do Trương Huệ Vân đứng tên) và nhà đất số 193 Trần Hưng Đạo (trụ sở của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).
Đồng thời, bà Lan xin tòa xem xét cho nhận lại 5.000 tỷ đồng đã góp vào SCB để tăng vốn điều lệ nhưng chưa kịp thực hiện thì bị bắt. Theo bị cáo Lan, số tiền này bà sẽ dùng để khắc phục hậu quả.
Đại diện SCB lúng túng trước những câu hỏi của HĐXX
Về vấn đề tăng vốn điều lệ, đại diện SCB cho biết ngân hàng hoàn thành các thủ tục để tăng vốn điều lệ năm 2021. Số tiền 5.000 tỷ đồng nói trên đã hòa vào dòng tiền chung, nhưng hiện chưa có giấy chứng nhận tăng vốn.
Đại diện SCB trình bày 5 nội dung kháng cáo, gồm: đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại cho Ngân hàng SCB đối với phần lãi liên quan tới 1.243 khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan và đồng phạm, đồng thời tính lãi phát sinh cho đến khi các bị cáo thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường; yêu cầu Công ty Tuần Châu hoàn trả hơn 6.000 tỷ đồng; yêu cầu Công ty Thành Hiếu hoàn trả các khoản vay có tổng giá trị 1.200 tỷ đồng; giao cho SCB quản lý dự án 6A Bình Chánh; giao cho SCB quản lý 1.121 mã tài sản.
Đại diện ngân hàng cũng cho rằng, trong 1.121 mã tài sản tòa sơ thẩm tuyên giao cho SCB xử lý, một số tài sản bị chồng lấn với mã tài sản mà tòa sơ thẩm tuyên trả về cho các cá nhân khác. Cụ thể, bản án sơ thẩm tuyên SCB trả lại 3 mã tài sản cho Công ty Phương Trang nhưng phần này nằm trong 1.121 mã tài sản mà nhóm Vạn Thịnh Phát đang dùng để thế chấp.
Về nội dung kháng cáo, vị đại diện nói bà Lan có 2 nghĩa vụ độc lập là bồi thường 673.000 tỷ đồng và giao 1.121 mã tài sản cho SCB xử lý. Vì vậy, phía ngân hàng lo rằng trong quá trình thi hành án, nếu số tiền thu giữ của bà Lan không đủ bồi thường thì cơ quan chức năng sẽ cấn trừ vào 1.121 mã tài sản.
Tuy nhiên, khi chủ tọa đặt câu hỏi: “Nếu như thế thì bị cáo Lan phải bồi thường 2 lần?”, đại diện SCB lúng túng không trả lời được, nhưng vẫn bảo lưu quan điểm kháng cáo.
Trước yêu cầu kháng cáo của phía Ngân hàng SCB, bị cáo Lan không đồng ý và cho rằng những yêu cầu này "không đúng quy định pháp luật”.
Về yêu cầu Công ty Tuần Châu phải trả lại cho SCB 6.000 tỷ, bà Lan cũng không đồng ý. Theo bị cáo, số tiền này là Công ty Cổ phần T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc của ông Đào Hồng Tuyển mượn của bà.
Về quan hệ vay mượn với Công ty Phương Trang, bà Lan giải thích khi cổ phần hóa thì công ty này là khách hàng lớn nhất của SCB. Trong quá trình làm ăn, Công ty Phương Trang đã vay của bà 3.000 tỷ. Ngoài ra, công ty cũng nợ SCB 1.450 tỷ. Theo bà Lan, khi ngân hàng tái cơ cấu, bà đã nói công ty cứ trả cho SCB 1.450 tỷ trước.