当前位置:首页 > Kinh doanh > Trọng tài gãy răng là cơ hội của thủ môn Bùi Tiến Dũng 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Mumbai City vs FC Goa, 21h00 ngày 12/2: Cửa dưới thắng thế
Ảnh minh họa. Tác giả: Phạm Lĩnh Sơn
Hai phụ nữ đi bộ (thể dục) ngang qua, một người buột miệng: "Khiếp, chiều cho lắm mai mốt tha hồ mà hầu, gặp người tốt thì hạnh phúc chứ cái kiểu quen nết hầu, không vừa ý nó nện cho!". Phụ nữ kia phản biện, yêu nhau thì vậy, mai mốt là chồng nó hầu ngược lại chứ. Lại phản biện tiếp, lấy về rồi có mà khuya. Ý phụ nữ này khẳng định thế lép vế của người phụ nữ sau khi lấy chồng.
Quả vậy, nhiều cô cho rằng, khi còn yêu nhau, "hành" được người đàn ông lúc nào thì "hành" thoải mái, khi cưới nhau rồi, hôn nhân lập tức sẽ biến thành nấm mồ chôn tình yêu. Thế gian đa dạng bởi tâm lý con người phức tạp. Có những cặp đôi khi yêu nhau chàng như nô lệ cho nàng thế nhưng vừa lấy nhau lập tức khác ngay. Người vợ mang tâm trạng hụt hẫng và bắt đầu.. chán cuộc hôn nhân. Cơm không lành, canh không ngọt là thế.
Nghĩ cũng lạ, hai người chẳng hề quen biết trước đó, gặp nhau, cú sét ái tình giáng xuống và thế là coi như tâm hồn treo ngược cành cây suốt ngày nghĩ đến đối tác, tâm không an, làm việc không ổn mà người ta gọi là bệnh tương tư, chẳng hạn. Cũng giống như bệnh ghen, nó làm cho người ta ăn không ngon, ngủ không yên, cũng có thể gây ra những triệu chức thực thể như đau đầu, ói mửa... Có nghĩa là, tuy không phải tốn tiền đi bác sĩ nhưng nó cũng hành con người ra trò đến nỗi nhiều người đã ngạc nhiên tự hỏi tại sao thời điểm ấy mình lại dở điên dở dại vì cái người chẳng ra gì đến thế kia chứ?
Đời lắm bài học, có những bài học hoài chẳng xong, con người cứ va vấp mãi lỗi đó, dại già đầu vẫn dại là chuyện bình thường!
Bởi thế, các bà mẹ bây giờ "khôn" ra nhiều rồi, khuyên con gái chẳng dại vì 'thằng" nào hết. Một người phụ nữ độc lập về kinh tế, biết kiếm tiền giỏi chả tội vạ gì ưng ông chồng vừa gia trưởng lại vô dụng. Hạnh phúc thì ưng, không thì biến. Vui thì đến, buồn thì lui, chẳng hạn. Hy sinh coi như hỏng cả cuộc đời!
Nhiều phụ nữ còn mạnh miệng tuyên bố, hy sinh cho chồng con là... ngu, mới ghê chứ! Họ quan niệm cuộc đời chẳng bao nhiêu, mới sáng đã tối, đầu tuần chưa kịp làm gì đã đến cuối tuần, kế hoạch năm chưa thực hiện bao nhiêu đã phải làm báo cáo năm... Ra ngoài đường thì xe cộ chật cứng, môi trường ô nhiễm, về đến nhà đụng ông chồng lúc nào cũng muốn làm cha thiên hạ. Sống như thế làm sao gọi là có chất lượng? Sống không bằng... chết!
Bởi phụ nữ suy nghĩ như thế nên họ cứ hồn nhiên vui sống với đúng... số tuổi của mình. Sống cho mình, cho hiện tại, nghĩ đến tương lai làm gì cho mệt đầu... Và do đó, đến lúc các ông cũng buột miệng, trong tứ đức của phụ nữ ông chỉ cần "ngôn và hạnh". Ông cho rằng, tìm hai đức này ở thời hiện đại chẳng khác nào mò kim đáy bể!
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Và thật ra, từ ngàn đời nay, người ta vẫn quan niệm là phụ nữ phải đúng phụ nữ, hàm nghĩa chịu thương, chịu khó, hay làm, có giỏi hay giàu thế nào cũng là phụ nữ... Có bình đẳng đến đâu thì quan niệm này vẫn.. đúng?! (thế mới thiệt thòi cho phụ nữ). Có phải điều này mà ngày càng nhiều phụ nữ muốn khẳng định, chứng tỏ mình: Tôi là tôi, tôi không phải là nô lệ hay người hầu của anh.
Bây giờ mới thấy sức mạnh của tình yêu đây. Nếu yêu nhau thì "tam tứ núi cũng trèo". Chồng yêu vợ, giúp đỡ vợ việc nhà, dạy con cái học tập nếu vợ có việc bận rộn ngoài xã hội. Vợ yêu chồng thì bỏ qua ba chuyện vặt vãnh như khó tính, lên lớp, xét nét vợ...Hai người hai tính khí hoàn toàn khác nhau làm sao không va chạm? Xưa nay, con người ta cứ than vãn rằng cô đơn, nửa kia của mình không hiểu mình mà không hề nghĩ ngược lại rằng mình có chịu hiểu cho nửa kia không?
Hôn nhân kết thúc của tình yêu phải chăng chính là đây? Bảo vợ chồng luôn làm mới tình yêu quả thật khó khi cuộc sống xoay vần bao thứ chẳng có chút nào lãng mạn. Tỉnh táo, biết sẻ chia, có trách nhiệm và cả bao dung nữa thì mới thấy được kết quả của hôn nhân!
Thay đổi công việc, trường học hoặc định hướng cuộc sống, nhiều người chuyển đến một thành phố lạ lẫm, chưa từng tìm hiểu.
Đối với họ, đây là một bước ngoặt lớn, có quá nhiều việc cần phải sắp xếp và làm quen. Không ít người xuất hiện tâm lý khủng hoảng và căng thẳng, mãi không thể thích nghi với môi trường mới.
Life Storage đưa ra một số gợi ý giúp bạn giảm thiểu áp lực khi không còn gắn bó với nơi sinh sống thân quen.
Vì sao khủng hoảng
Thực tế cho thấy không có nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng khi bạn chuyển nhà. Đó là hàng loạt vấn đề cộng dồn, khiến bạn trở nên nhạy cảm và mệt mỏi.
Một số lý do lớn có thể kể đến:
Thay đổi môi trường
Tại nơi ở mới, đồ đạc được bố trí khác biệt, cảnh quan lạ lẫm và bạn cũng chưa thể làm quen ngay với hàng xóm, đồng nghiệp. Đây là những thử thách không thể né tránh, ngay cả khi bạn là người hướng ngoại, chịu khó giao tiếp và kết bạn.
Tiền bạc
Chuyển nhà thực sự cần đến một khoản tiền nhất định, bao gồm chi phí vận chuyển, mua sắm đồ đạc mới hoặc đặt cọc căn hộ thuê. Những điều này tạo nên cơn khủng hoảng, càng nghiêm trọng hơn nếu bạn không đủ ngân sách dự phòng.
Thời gian
Việc chuyển nhà cũng mất nhiều thời gian hơn chúng ta nghĩ. Bạn phải đóng gói đồ đạc, vận chuyển, chờ nhận đồ và tháo dỡ, sắp xếp nội thất tại nơi ở mới.
Tất nhiên, bạn phải trích thời gian làm việc, nghỉ ngơi để làm những việc kể trên. Không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với những đầu việc này.
Phải làm gì?
Áp lực và căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần và thể chất của bạn. Dưới đây, Life Storagegợi ý một số giải pháp giúp bạn nhanh chóng cân bằng.
Khám phá xung quanh
Thay vì ủ rũ ở nhà, bạn hãy dành thời gian gặp gỡ bạn bè mới, khám phá một số địa danh trong thành phố hoặc tìm ra các hoạt động thú vị. Đó có thể đơn giản là việc chào hỏi hàng xóm hoặc chơi đùa cùng một chú mèo hoang gần nhà.
Lên danh sách
Việc chuyển nhà sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có sẵn một danh sách những đồ dùng cần mang theo hoặc việc cần thực hiện.
Với bản kế hoạch này, bạn sẽ không cảm thấy rối tung, quá tải với hàng loạt nhiệm vụ trước mắt.
Dọn dẹp và chuẩn bị từ sớm
Dọn dẹp nhà cửa luôn là quá trình tốn nhiều thời gian. Bạn hãy cố gắng dành thì giờ thu dọn chỗ ở cũ để khi chuyển đi chỉ cần tập trung vào những điều xảy ra phía trước.
Nếu bạn vẫn chần chừ đến những ngày cuối cùng, nhiệm vụ này sẽ khiến bạn trở nên căng thẳng. Hãy bắt đầu sớm với những việc liên quan tới giấy tờ, thủ tục bàn giao nhà ở.
Những việc như đóng gói đồ đạc có thể thực hiện trước vài ngày hoặc vài tuần trước khi đi.
Vào nhưng phút cuối cùng, bạn cần kiểm tra những vật dụng cần thiết nhất như máy tính xách tay, sạc điện thoại...
Lên tiếng khi cần giúp đỡ
Hãy nhớ rằng bạn không nhất thiết phải tự mình làm tất cả mọi việc. Nếu cảm thấy quá áp lực, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân. Họ có thể giúp bạn đóng gói đồ, di chuyển vật nặng hoặc nấu một bữa ăn trong ngày bận rộn nhất.
Nói lời tạm biệt
Trước khi rời đi, hãy nói lời tạm biệt với bạn bè, những nơi yêu thích và ngôi nhà cũ của bạn. Điều này có thể khó khăn, nhưng sẽ giúp bạn có động lực để bước tiếp.
Nếu nơi bạn chuyển đến ở xa người thân, hãy dành thời gian để gửi lời chào tạm biệt tới mọi người một cách chân thành. Hãy gói ghém lại những kỷ niệm đẹp với những người ở lại.
Theo Zing
" alt="Cách tránh gặp khủng hoảng khi chuyển nhà"/>Siêu máy tính dự đoán Feyenoord vs AC Milan, 03h00 ngày 13/2