5G và cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc

Hiện Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất chạy đua để kiểm soát vị trí thống lĩnh 5G mà bên cạnh đó Mỹ cũng đang có những bước đi nhằm thiết lập vị trí dẫn đầu trong cuộc đua này như đã từng làm với mạng 4G trước đây.

Trung Quốc đang nổ lực hết mình trong cuộc đua 5G và hầu như không bị chậm lại bởi đại dịch Covid-19 đang diễn ra ở Trung Quốc và các nước trên thế giới. Điều này đang thiết lập một cuộc đua giữa hai cường quốc về công nghệ Trung Quốc và Mỹ. Mỹ hiện là quốc gia đang dẫn đầu trong công nghệ 4G và đang muốn tiếp tục giữ vị trí của mình trong cuộc đua 5G.

5G và cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc

5G là thế hệ di động tiếp theo,àcuộcđuagiữaMỹvàTrungQuốbxh bd anh hứa hẹn sẽ cung cấp các dịch vụ di động với tốc độ nhanh hơn nhiều cho người dùng. Với khả năng kết nối nhiều thiết bị hơn và cung cấp phản hồi thời gian thực dự kiến sẽ tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trong cách chúng ta sống và làm việc, mở ra những tiến bộ mới trong các ứng dụng như xe tự lái cho đến các trải nghiệm thực tế tăng cường (AR).

{ keywords}
5G và cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc

Quốc gia nào dẫn đầu trong việc triển khai 5G có thể dành được lợi thế trong cuộc tranh tranh các dịch vụ dựa trên công nghệ tương lai này. Cũng giống như trong cuộc đua 4G, Mỹ đã được hưởng lợi từ các dịch vụ và hoạt động kinh doanh mà 4G mang lại chẳng hạn như ứng dụng phát trực tiếp trên Facebook đến các dịch vụ chia sẻ đi xe như Uber. Nhiều người tin rằng, khi mạng 5G phát triển sẽ châm ngòi cho sự ra đời của các hoạt động kinh doanh mới.

Có một lý do khác khiến cả Trung Quốc và Mỹ đều mong muốn dẫn đầu trong công nghệ 5G đó là bất kỳ công việc nào liên quan đến 5G đều sẽ góp phần cho các quốc gia nắm lấy tài sản trí tuệ quan trọng mà điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các công nghệ di động trong tương lai.

Năm 2020 được cho là năm mà công nghệ 5G trở thành xu hướng chủ đạo. Nhưng sự lây lan của Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã có những tác động lớn đến việc triển khai mạng 5G ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi việc triển khai 5G và theo báo cáo về di động mới nhất của Ericsson cho thấy sự tăng trưởng thuê bao 5G trên toàn cầu chủ yếu đến từ thị trường Trung Quốc.

Trong khi đó, chính phủ Mỹ cũng đã có những động thái can thiệp ở cấp liên bang trong việc đề xuất giảm thuế và tìm kiếm các công ty Mỹ để tăng cường xây dựng và phát triển công nghệ 5G của chính họ. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng đã cố gắng kìm hãm tham vọng 5G của Trung Quốc, chủ yếu thông qua việc hạn chế thiết bị từ Huawei, nhà cung cấp thiết bị 5G hàng đầu thế giới. Các quan chức Mỹ từ lâu đã lo lắng rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng để do thám công dân Mỹ và các đồng minh.

Nhưng những động thái mới nhất của chính phủ Mỹ có thể gây phản tác dụng và làm tổn hại nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng 5G trên toàn thế giới đồng thời cũng làm chậm việc triển khai 5G của Mỹ và có thể làm phân mảnh thị trường.

Mỹ ở đâu trong cuộc đua 5G?

Các nhà mạng di động lớn của Mỹ đều bắt đầu triển khai 5G tại các thành phố vào năm 2019 và theo kế hoạch sẽ mở rộng vùng phủ sóng trong năm 2020. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã lan rộng và tác động đến việc triển khai mở rộng mạng lưới của các nhà mạng.

Các Giám đốc điều hành của 3 nhà mạng lớn của Mỹ bao gồm AT&T, Verizon và T-Mobile đều cho biết họ đã gặp phải một số gián đoạn trong việc triển khai, nhưng họ vẫn đảm bảo với các nhà đầu tư về kế hoạch triển khai 5G của họ.

{ keywords}
Nhiều nước triển khai thương mại hóa mạng 5G từ năm 2019

Hiện tại vẫn chưa rõ đại dịch sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai 5G như thế nào khi các trường hợp nhiễm Covid-19 tiếp tục gia tăng và các tiểu bang và địa phương xem xét việc phong tỏa.

Phát biểu trong một cuộc gọi thu nhập gần đây nhất, cựu Giám đốc điều hành của nhà mạng AT&T - ông Randall Stephenson cho biết: “Việc triển khai 5G của chúng tôi vẫn tiếp tục, nhưng chúng tôi phải điều chỉnh lực lượng lao động và cho phép trì hoãn. AT&T không có ý định làm chậm việc triển khai mạng 5G và hệ thống cáp quang nhưng trong thực tế có nhiều vấn đề không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi”.

Đây là lý do tại sao nhà cung cấp thiết bị viễn thông Ericsson của Thụy Điển đã phải điều chỉnh kỳ vọng của mình về số lượng thuê bao 5G ở khu vực Bắc Mỹ giảm xuống còn 13 triệu trong năm 2020 so với 16 triệu thuê bao được dự báo trước đó.

Về dịch vụ, T-Mobile đang cung cấp mạng 5G trên toàn quốc nhưng đây là phiên bản chỉ cho tốc độ cao hơn mạng 4G một ít do họ đang sử dụng các băng tần dưới 6 GHz. Tương tự, AT&T cũng đang xây dựng một mạng 5G trên phạm vi rộng như T-Mobile, nhưng lại triển khai chậm hơn so với T-Mobile. Khác với hai nhà mạng T-Mobile và AT&T, nhà mạng Verizon đã đầu tư vào mạng 5G ở băng tần sóng milimet cho tốc độ truyễn tải dữ liệu cao hơn nhiều nhưng hiện tại chỉ phủ sóng ở một số khu vực hạn chế.

Trung Quốc thì sao?

Trong khi việc triển khai 5G của Mỹ hoàn toàn do các công ty tư nhân nắm giữ thì tham vọng 5G của Trung Quốc lại được thúc đẩy bởi chính phủ, bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường, đây là một chiến lược nhằm tăng sức mạnh toàn cầu bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài. Chính phủ cũng đang đầu tư vào sáng kiến Made in China 2025 để chuyển đổi nền kinh tế từ thị trường sản xuất hàng hóa thành nhà cung cấp các sản phẩm công nghệ cao. Điều này bao gồm phát triển công nghệ cho mọi thứ, từ xe điện đến điện thoại thông minh và thiết bị 5G. Mục tiêu cuối cùng là bắt kịp và có khả năng vượt qua các đối thủ ở phương Tây.

Tuy chính phủ Trung Quốc không muốn thảo luận công khai các sáng kiến này vì lo ngại từ các nước khác nhưng Nhà Trắng cũng đã xem xét chiến lược này như một mối đe dọa đối với các nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.

Việc kiểm soát của chính phủ đối với việc triển khai mạng 5G cũng diễn ra theo những cách khác nhau. Đối với các nhà mạng di động của Trung Quốc, khi cần triển khai hàng loạt các trạm gốc tại các địa phương thì chính phủ có thể sử dụng thẩm quyền của mình để thực hiện việc lắp đặt này.

{ keywords}
Cuộc đua mạng 5G nóng giữa 2 cường quốc Mỹ - Trung

Tuy nhiên, đối với các nhà mạng di động của Mỹ thì lại khác. Chính phủ liên bang Mỹ không có quyền tài phán hoặc quyền kiểm soát đối với các thành phố và địa phương. Nên không thể sử dụng thẩm quyền của chính phủ liên bang để thúc đẩy việc lắp đặt các trạm gốc tại các địa phương. Điều này có thể làm chậm quá trình triển khai các trạm gốc di động. Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) đã cố gắng sửa đổi các quy định làm ảnh hưởng đến việc triển khai các trạm gốc 5G nhưng những cố gắng của FCC đang bị thách thức bởi tòa án và một số địa phương không muốn đẩy nhanh triển khai 5G.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã đầu tư số tiền khổng lồ vào các công ty như Huawei để phát triển công nghệ 5G, nhằm tạo nên thành công cho công nghệ 5G của Trung Quốc. Hiện, các công ty Trung Quốc đang nắm giữ phần lớn bằng sáng chế 5G của thế giới.

Và chính sách phổ tần 5G của hai nước

Phổ tần số vô tuyến điện là nguồn sống của các mạng di động. Đó là một nguồn tài nguyên quý hiếm và có giá trị cao, đặc biệt là khi nhu cầu về các dịch vụ di động ngày càng tăng nhanh.

Chính phủ Trung Quốc đã sớm phân bổ cả băng tần thấp và băng tần trung cho công nghệ 5G. Ở băng tần thấp bao gồm các băng tần 600 MHz, 800 MHz và 900 MHz, ở các băng tần này tín hiệu được truyền đi xa hơn, xuyên qua các bức tường của các tòa nhà và cung cấp vùng phủ sóng trong nhà tốt hơn. Đây cũng là các băng tần mà nhà mạng di động T-Mobile và AT&T của Mỹ đang sử dụng.

Đối với băng tần trung, bao gồm băng tần 2,5 GHz và 3,5 GHz, là các băng tần phù hợp về cả vùng phủ sóng và dung lượng mạng cho việc triển khai 5G tuy nó cần nhiều trạm gốc hơn băng tần thấp.

Nhà mạng AT&T và Verizon ban đầu không quan tâm đến các băng tần này cho 5G thay vào đó họ đầu tư vào băng tần cao (băng mmWave) để bổ sung vào các điểm nóng cho Wi-Fi.

Một số đã chỉ trích sai lầm của FCC do không có các động thái kịp thời để cấp phép sớm băng tần trung cho 5G ở thị trường Mỹ. Hiện FCC đang chuẩn bị tổ chức phiên đấu giá đầu tiên phổ tần trong băng tần trung (băng 3,5 GHz) cho 5G dự kiến bắt đầu vào ngày 23 tháng 7, trong khi nhiều quốc gia ở châu Âu đã thực hiện cấp phép phổ tần trong băng tần trung cho các nhà mạng di động.

Lợi thế ban đầu của Trung Quốc trong cuộc đua 5G có thể làm tổn thương Mỹ?

Như chúng ta đã thấy với công nghệ 4G, bất kỳ quốc gia nào dẫn đầu trong việc phát triển và triển khai công nghệ mới nhất sẽ nhận được sự tăng trưởng kinh tế lớn hơn từ công nghệ đó. Và điều đó không chỉ chuyển thành sức mạnh công nghệ và kinh tế mà còn là sức mạnh địa chính trị.

Cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo sẽ mở ra thời kỳ của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và internet vạn vật mà tất cả các thứ đó sẽ phụ thuộc nhiều vào mạng 5G. Quốc gia nào dành chiến thắng trong cuộc đua 5G có thể có khả năng trở thành quốc gia chiến thắng trong các lĩnh vực khác và do đó sẽ tạo ra sức mạnh và ảnh hưởng to lớn trên toàn thế giới.

Trong trường hợp Trung Quốc dành được chiến thắng trong cuộc đua 5G thì đó sẽ là một rủi ro an ninh quốc gia nghiêm trọng đối với Mỹ. Một số quan chức của Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh quốc gia liên quan đến nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei, công ty hàng đầu thế giới về công nghệ 5G.

Mỹ đang làm gì để ngăn chặn Trung Quốc?

Một trong những điều lớn nhất mà Mỹ đã làm là đuổi theo Huawei của Trung Quốc. Trump và chính quyền của ông đã cấm sử dụng các sản phẩm và ứng dụng của Huawei trong các mạng truyền thông quốc gia, trong bối cảnh các cáo buộc rằng công ty đã đánh cắp bí mật và đang tham gia vào hoạt động gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

Liên quan đến vấn đề này, Huawei cho rằng họ hiểu mối quan tâm về an ninh mạng của các nhà hoạch định chính sách nhưng những lo ngại đó nên được xét đến đối với bất kỳ nhà cung cấp thiết bị 5G lớn nào, bao gồm các thiết bị được sản xuất từ các nhà cung cấp khác như Ericsson, Nokia và Samsung, tất cả đều có trụ sở bên ngoài Mỹ. Giám đốc điều hành Huawei cho rằng cần phải có một cách tiếp cận toàn diện để bảo vệ mạng truyền thông 5G.

Chính phủ Mỹ đã tăng áp lực lên Huawei vào tháng trước khi Bộ Thương mại ban hành các quy định về xuất khẩu mới nhằm ngăn cản quyền tiếp cận của Huawei vào chip bán dẫn mà họ cần để lắp ráp điện thoại di động và xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G. Các quy định mới cấm các nhà sản xuất chip, hầu hết có trụ sở tại Hàn Quốc và Đài Loan, sử dụng máy móc và phần mềm của Mỹ để sản xuất chất bán dẫn cho Huawei. Các quy tắc mới này cũng không cho phép các nhà sản xuất chip tiếp tục bán cho Huawei nếu các thành phần và thiết kế của họ được sản xuất bên ngoài nước Mỹ.

Tại sao Mỹ nhắm mục tiêu cụ thể vào Huawei?

Huawei là một trong những nhà sản xuất thiết bị 5G lớn nhất và công nghệ của nó cũng được coi là tiên tiến nhất. Đây cũng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai sau Samsung của Hàn Quốc.

Nhưng các chuyên gia an ninh quốc gia của Mỹ cho rằng Huawei có quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc. Trước Quốc hội Mỹ, các chuyên gia an ninh quốc gia bao gồm giám đốc của CIA, FBI và Cơ quan An ninh Quốc gia đã tuyên bố rằng, Huawei có thể tiến hành các hoạt động gián điệp một cách bí mật và không bị phát hiện nếu thiết bị của chúng được sử dụng trong các mạng viễn thông của Mỹ, chúng sử dụng các “cửa hậu” hay còn gọi là backdoor trong phần mềm để thu thập tin tức do thám của Mỹ và các đồng minh.

Mặc dù, Huawei đã nhiều lần phủ nhận những tuyên bố này và khẳng định họ không phải là cánh tay của chính phủ Trung Quốc. Nhưng các quan chức tình báo Mỹ đã trích dẫn Luật Tình báo Quốc gia Trung Quốc, trong đó yêu cầu tất cả các công ty tuân thủ các yêu cầu của Đảng Cộng sản về việc cung cấp dữ liệu. Mặt khác, từ lâu các tin tặc được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đã đánh cắp tài sản trí tuệ từ các công ty phương Tây.

Trong bản cáo trạng năm 2019 của Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã cáo buộc Huawei cài các kỹ sư vào trong chi nhánh của nhà mạng T-Mobile ở Bellevue, Washington để ăn cắp thiết bị và các bí mật thương mại.

Bên cạnh việc đưa ra các quy định cấm Huawei của mình, Mỹ cũng đang gây sức ép buộc các nước khác cũng cấm Huawei.

Quốc gia nào đã quyết định không sử dụng thiết bị của Huawei?

Cho đến nay, có 5 quốc gia quyết định không sử dụng thiết bị của Huawei trong cơ sở hạ tầng truyền thông của họ, bao gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Úc, New Zealand và Anh. Các đồng minh khác của Mỹ, như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan cho biết, họ có kế hoạch sử dụng thiết bị của Huawei nhưng với một số hạn chế.

Các quốc gia khác, chẳng hạn như Ấn Độ, cũng cho biết họ có thể đặt ra những hạn chế trong việc sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G của họ.

Phan Văn Hòa (theo CNET)

Mỹ kêu gọi công ty Hàn Quốc ngừng sử dụng thiết bị của Huawei

Mỹ kêu gọi công ty Hàn Quốc ngừng sử dụng thiết bị của Huawei

Mỹ hối thúc Hãng LG Uplus của Hàn Quốc và các nhà khai thác viễn thông khác đang sử dụng sản phẩm của Tập đoàn điện tử viễn thông Huawei của Trung Quốc chuyển sang “những nhà cung cấp đáng tin cậy.

Thế giới
上一篇:Soi kèo góc West Ham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 18/1
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1