Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Real Betis vs Athletic Bilbao, 3h00 ngày 3/2: Củng cố vị trí Top 4 -
Công đoàn cơ sở không khói thuốc lá ở Thừa ThiênHội nghị tổng kết phong trào thi đua “CĐCS không khói thuốc” tháng 5/2019 Qua 6 tháng triển khai, công đoàn cấp trên cơ sở đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tác tại của thuốc lá trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã tích cực triển khai, tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá, vận động đoàn viên ký cam kết không hút thuốc lá tại nơi làm việc, nơi công cộng. 100% CĐCS thực hiện treo biển Cấm hút thuốc lá. Điển hình như: Công ty Cổ phần CP Phong Điền, Công ty TNHH Hb Huế, Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Tòa án Nhân dân tỉnh…
Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào thi đua “Công đoàn cơ sở không khói thuốc lá” vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng của một số đơn vị. Phát biểu tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua công đoàn cơ sở không khói thuốc lá mới đây, bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị các đơn vị này cần khắc phục hạn chế, nhanh chóng vào cuộc, bắt nhịp với các cấp công đoàn trong tỉnh để triển khai đồng bộ phong trào thi đua, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động về tác hại của thuốc lá, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, bảo đảm quyền của công nhân viên chức lao động được sống, làm việc trong môi trường không khói thuốc.
Các tập thể, cá nhân được khen thưởng Để khích lệ, động viên phong trào, Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên - Huệ tặng bằng khen cho 17 tập thể và 18 cán nhân đạt thành tích trong phong trào thi đua “CĐCS không khói thuốc lá” năm 2019; đồng thời phát động phong trào xây dựng mô hình điểm về “môi trường không khói thuốc lá”, kêu gọi cán bộ, đoàn viên Công đoàn, CNLĐ và các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên - Huế tích cực hưởng ứng nhằm tạo nên phong trào thi đua rộng rãi và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Ông Ngọc Tú - Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam 5 năm qua hệ thống Công đoàn Việt Nam đã tuyên truyền cho trên 4 triệu lượt đoàn viên, CNVCLĐ về tác hại của thuốc lá, đã có gần 70 % công đoàn cơ sở triển khai thực hiện môi trường làm việc không khói thuốc và 195.000 CNVCLĐ bỏ thuốc lá, trên 200.000 đoàn viên, CNVCLĐ giảm hút thuốc lá”.
Minh Tuấn
"> -
Ngôi nhà hơn 200 tuổi đặc trưng Bắc Bộ hiếm có ở Hà NộiÔng Nguyễn Đình Do, 88 tuổi, ở xã Tiên Phương (Chương Mỹ, Hà Nội) là chủ nhân đời thứ 5 của căn nhà. Ông cho biết, vì không biết chữ nho nên ông chỉ nghe các cụ truyền lại căn nhà được xây dựng vào năm Mậu Tuất, còn cụ thể như thế nào đều được khắc lên gỗ trên mái nhà. Ngôi nhà được làm toàn bộ từ gỗ mít và xoan rừng, nằm trên một quả đồi cao hàng trăm m, với lối kiến trúc mang đậm nét của đồng bằng Bắc Bộ. Theo các cụ cao niên trong làng, căn nhà được dựng trên thế đất "cưỡi sờn, vờn mây", nghĩa là trong những ngày mây mù, nhìn từ xa ngôi nhà như quyện vào trong mây chiều. Xung quanh căn nhà có nhiều cây sấu cổ hàng trăm tuổi quanh năm toả bóng mát. Nằm trên đồi cao lại nhiều cây cối nên không khi rất trong lành. Những tấm liếp trên hiên nhà được đan bằng tre hiện đang ngả màu thời gian. Liếp có chức năng che nắng, mưa, ngoài ra còn có tác dụng như một bức tường che chỗ để đồ dùng hàng ngày. Ngôi nhà 5 gian, gian chính giữa sẽ là gian thờ tổ tiên, hai gian hai bên thờ ông bà, bố mẹ... Ông Do cho biết, kỵ nội của ông trước đây là người đi buôn bán quả bồ kết khắp các tỉnh thành, khi tích cóp được lưng vốn kha khá đã dựng nên căn nhà này. Hệ thống cửa ra vào cũng được làm toàn bộ từ gỗ, do thời gian nhiều chi tiết đã mối một. Một khung cửa không còn nguyên vẹn. Trong căn nhà nhiều chi tiết bằng gỗ được đục đẽo cầu kỳ, tinh xảo. Hình một đầu rồng được đục đẽo trên phần gỗ của mái nhà. Căn nhà luôn được giới làm phim, nhất là phim truyền thống của Miền Bắc tìm đến với mong muốn làm bối cảnh để sản xuất phim truyền hình. Ông Do cho biết mỗi năm cũng phải có vài người đến tìm hiểu.
Tuổi đã cao, ông Do cho biết ông cũng như những người đi trước sẽ sống rồi chết đi trong căn nhà này. Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên ông cũng không thể sửa chữa lại căn nhà cho khang trang, chắc chắn. Giờ nhiều chi tiết đã mối mọt xuống cấp, trời mưa luôn ẩm ướt. Điều đặc biệt ở ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’
Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính.
"> -
Tiền đối với nhà chùa chỉ là phương tiện Thượng toạ Thích Thanh Quyết: Thầy Thái Minh mới tu nên thể hiện theo kiểu nhảy cócNhững ngày qua, câu chuyện về chùa Ba Vàng đã khiến dư luận rất xôn xao. Với tư cách là Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Thượng toạ có gọi Đại đức Thích Trúc Thái Minh yêu cầu trình bày sự việc không?
- Thực ra tôi cũng không đọc nhiều báo lắm đâu. Thời gian này tôi giảng dạy ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội, nhưng là người quản lý Phật giáo ở tỉnh Quảng Ninh nên cũng được thông báo tình hình, tôi cũng nắm được.
Thầy Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban Trị sự, Chánh Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng mời trân trọng trụ trì chùa Ba Vàng - thầy Thích Trúc Thái Minh để làm việc nhưng mỗi người có quan điểm cá nhân riêng. Chuyển biến hay không còn phụ thuộc vào nhận thức nữa.
Thượng toạ Thích Thanh Quyết. Theo giáo lý của Phật giáo, hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ được hiểu như thế nào thưa Thượng toạ? Gọi vong mà vong hiện lên đòi tiền có đúng không thưa Thượng toạ?
- Trên thực tế thỉnh vong chính là cúng vong thôi. Cúng vong là một trong những nghi thức quan trọng của Phật giáo, trong Phật giáo có tiếp linh và triệu linh. Linh là vong mà. Chùa nào cũng có ban vong cả. Hàng ngày chúng tôi đều có cúng cháo, tức là cúng vong, cúng cho chúng sinh - những người không nơi nương tựa, chết oan uổng ngoài đường ngoài chợ không có người cứu vớt, không ai thờ cúng. Nhà Phật phải làm việc đó.
Còn sự việc ở chùa Ba Vàng tôi chưa thể nói gì được, còn phải chờ kết luận từ nhiều phía.
Vào chùa mà bất cứ cái gì cũng được nhà chùa quy ra tiền thế, sư lúc nào cũng gần tiền như thế có giống với chốn tu hành không thưa Thượng toạ?
- Thực ra, đối với nhà sư mà nói, tiền cũng chỉ là phương tiện để mình hành đạo. Nếu không có phương tiện, thì không ai hành được đạo. Đi ra ngoài đường chỉ cần đi xe buýt thôi, một chức sắc Phật giáo hay chức sắc Thiên chúa giáo cũng chỉ mất vài nghìn đồng, nhưng cũng phải bỏ tiền ra mua vé chứ. Lúc đó ông lái xe buýt ông có bảo tuỳ tâm đâu, không có tiền sẽ phải xin, mà lúc nào cũng có thể xin được đâu.
Nhà chùa đi ra ngoài chợ mua mớ rau, bìa đậu, người bán hàng có nói tuỳ tâm đâu. Nếu như cả thế gian này hiểu được các chức sắc tôn giáo đi đâu cũng không phải mất tiền thì nó khác. Cho nên tôi nghĩ nên nhìn mọi việc dưới nhiều góc độ, tôi xin nhắc lại, tiền với nhà chùa cũng chỉ là phương tiện, mình dùng phương tiện đó như thế nào mà thôi.
Với trường hợp của bà Phạm Thị Yến ở chùa Ba Vàng, một Phật tử bình thường nhưng ngồi giảng đạo trong chùa, lại có những bài giảng lệch đạo, ai sẽ chịu trách nhiệm việc này thưa Thượng toạ?
- Thực chất ra mà nói, người trụ trì sẽ chịu trách nhiệm toàn diện. Chưa có quy định nào nói rằng phật tử không được giảng kinh Phật cả nhưng phải giảng đúng, không xuyên tạc. Cả các chức sắc tôn giáo nói kinh của nhà Phật, Thánh, Chúa mà xuyên tạc thì đều không được phép. Phật tử giảng kinh Phật thì được, nhưng xuyên tạc, nói lái theo ý hiểu của mình, ý cá nhân của mình là không cho phép.
Kinh Phật thì nhiều nghĩa, đã tồn tại tới bây giờ rồi, dù nhiều nghĩa cũng chỉ là những ý nghĩa tích cực có lợi ích cho chúng sinh chứ không có chuyện cá nhân. Còn Phật tử vào chùa giảng không đúng, trách nhiệm của người trụ trì là phải nhắc nhở.
Bản thân người với người thôi, ngay như tôi ngồi nói chuyện với cô, cô về lại viết ra ý khác đã là không được rồi huống hồ là giảng sai các lời răn dạy của các bậc tiên thánh hiền triết. Ngoắt ngoéo theo ý cá nhân thì làm sao có thể chấp nhận được. Đây bị quy về ý thức cá nhân. Luật pháp có thể có cái quy định được, có cái chưa nhưng tất cả phải xuất phát từ phạm trù đạo đức mà ra mới giải quyết được nhiều thứ.
Cho nên trách nhiệm của trụ trì là chính nhất.
Trụ trì chùa Ba Vàng hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để bà Phạm Thị Yến có những bài giảng pháp không đúng với giáo lý nhà Phật. 'Thầy Thái Minh tính rất lạ'
Quy trình bổ nhiệm hay truất chức danh trụ trì của một thầy nào đó vi phạm Hiến chương của GHPGVN sẽ như thế nào, trường hợp như sư trụ trì ở chùa Ba Vàng thì sẽ như thế nào thưa Thượng toạ?
- Tôi đã nói rồi, tôi mới được thông báo và nhìn sự việc dưới góc độ của tôi. Còn sự việc như thế nào tôi chưa thể đưa ra được ý kiến chính thức. Vì chưa tìm hiểu hết, kỹ mọi việc nên chưa thể quy chiếu được với Hiến chương của GHPGVN.
Thật ra quy trình bổ nhiệm một trụ trì chùa nào đó đầu tiên phải là nhân dân địa phương đó thỉnh mời, sau đó nếu chính quyền ủng hộ nguyện vọng của nhân dân, thấy nguyện vọng đó là chính đáng thì Giáo hội mới bổ nhiệm trên tinh thần niềm tin của nhân dân và đồng thuận của chính quyền.
Nhưng nếu một sư trụ trì phạm một lỗi thuộc quy định trong Hiến chương GHPGVN, trong khi niềm tin của người dân nơi đó vẫn dành cho thầy trụ trì đó, Giáo hội có truất quyền vị trụ trì này được không thưa Thượng toạ?
- Cái này tôi nói sau, còn tuỳ vào nhiều tình huống cụ thể.
Trong lần phát biểu gần đây, trụ trì chùa Ba Vàng có nói sở dĩ chùa Ba Vàng bị báo chí lên án như vậy là do có sự ganh ghét, đố kỵ. Thượng toạ nghĩ như thế nào?
- Thực tế khi xây dựng chùa Ba Vàng, tôi là người ủng hộ số 1. Chính tôi là người ký văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh cấp phép cho xây dựng chùa Ba Vàng theo quy mô to hơn. Ngày khởi công, tôi lo Thái Minh không đủ điều kiện kinh tế để xây dựng ngôi chùa to. Lễ khởi công tôi đến dự, tôi thấy mọi người phát tâm công đức vừa độ. Người nào phát tâm công đức hôm đó nhiều nhất là 50 triệu đồng.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng. Tôi lúc đó vô cùng khó khăn, vẫn còn nợ tiền xây dựng chùa Đồng, nhưng tôi vẫn ủng hộ 100 tấn xi măng. Với tư cách là Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tới dự, phát biểu và kêu gọi nhân dân ủng hộ là quý lắm rồi mà tôi vẫn ủng hộ vì tôi lo cho thầy lắm. Vậy mà chỉ vài năm xây dựng, thầy đã huy động được nhiều nguồn và xây dựng ngôi chùa khang trang to đẹp như bây giờ. Chúng tôi không thể phủ nhận công lao của thầy Thái Minh.
Nhưng, khánh thành xong, tôi thấy thầy Thái Minh có những biểu hiện hơi buồn cười. Thầy mặc, ăn, ngủ một mình một kiểu.
Rõ ràng Phật giáo miền Bắc đang mặc kiểu Bắc Tông, một mình thầy mặc kiểu Nam Tông. Tất nhiên không ai quy định phải mặc như thế này thế kia, nhưng mình đang sinh hoạt Phật giáo ở đâu thì hoà đồng ở đó đi, tại sao phải khác, làm lập dị làm gì, còn bắt hàng trăm phật tử mặc như thế.
Còn nếu thầy thích theo Nam Tông, thầy có thể làm báo cáo đàng hoàng cho Giáo hội xin gia nhập Nam Tông, ai cấm đâu. Như vậy thầy có thể hành đạo, hành lễ theo đúng Nam Tông. Đằng này cứ riêng thầy trò thầy Thái Minh bảo nhau mặc khác như thế.
Thầy Thái Minh cũng mới tu tập thôi, đệ tử theo thầy cũng thế, đã là Phật là Thánh gì đâu mà cứ ăn một ngày một bữa, tối không dám ăn. Đi ăn với toàn bộ tăng ni trong tỉnh cứ một mình một bát, xúc tất cả thức ăn nào rau nào đậu vào bát trộn lên ăn chung. Học trò có người không ăn được, nhưng thầy bắt thì trò phải theo.
Ngủ thì bắt ngủ đất, không cho nằm chiếu, hơi đất lên cảm thì sao, tôi chịu trách nhiệm chứ ai. Ăn đã thế, mặc đã vậy, ngủ thì thế lại còn bắt ra rừng tụng kinh niệm Phật cả đêm. Tôi cũng lo, rắn cắn thì chết.
Chính vì thế mà Phật giáo tỉnh mới có ý kiến lên cơ quan ban ngành một cách có trách nhiệm, để nhiều người động viên thầy Thái Minh làm sao tu tập hoà đồng. Chứ đâu phải như cách của thầy là có thể thành Phật được đâu. Mà mãi vẫn thế đến bây giờ vẫn vậy.
Đương nhiên ngồi dưới gốc cây tu thiền, về lý cũng không sai, không ai cấm. Phật tổ Thích Ca 3000 năm trước cũng ngồi dưới gốc cây bồ đề cơ mà. Nhưng không thể lấy Phật tổ Thích Ca để so sánh với người phàm tục mới tu được. Cho nên đừng có 'cấu véo' một vài lời trong kinh Phật để áp dụng một cách cứng nhắc, cuối cùng hỏng cả kinh Phật.
Vì nhắc nhở nên thầy Thái Minh từng sám hối trước Thượng toạ nhiều lần?
- Sám hối thì có. Nhưng thật ra tính thầy Thái Minh lạ, thầy xuất gia muộn, học hành Phật pháp chưa có gì bài bản, chưa qua trung cấp, sơ cấp Học viện. Tính lại thích thể hiện. Nếu thể hiện đúng theo giáo pháp nhà Phật cũng tốt thôi.
Nhưng tại chưa có gốc học hành Phật pháp nên thầy thể hiện theo kiểu nhảy cóc, không đâu vào đâu.
Lúc nào chúng tôi cũng nói thì lại bảo chúng tôi nặng nề, tuổi thầy cũng không kém tôi nhiều, lại được học hành ngoài đời rất bài bản, chúng tôi cũng phải trân trọng, nói vừa vừa thôi. Cũng có lúc thầy sám hối, chuyện sám hối trong nhà chùa thì cũng giống như chuyện xin lỗi ngoài đời ấy.
Câu chuyện chùa Ba Vàng xảy ra, nó ảnh hưởng như thế nào tới Phật tử Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung thưa Thượng toạ?
- Theo tôi nghĩ vẫn phải chờ kết quả cơ quan chức năng vào cuộc. Ảnh hưởng như thế nào tôi cũng chưa thể nói được. Chiều 26/3 tới sẽ có hình thức cụ thể đối với trường hợp ở chùa Ba Vàng, nên tôi chưa thể đưa ra quan điểm gì lúc này.
Cảm ơn Thượng toạ đã chia sẻ!
Chân dung trụ trì chùa Ba Vàng
Đại đức Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng là cựu sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân. Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại trường và làm giảng viên trong khoảng 2 năm.
">