Trả lời phóng viên ICTnews, về tình trạng các phương tiện dán 2 thẻ dẫn đến tình trạng không qua trạm được do 1 tài khoản không đủ số dư, đại diện VDTC cho biết, có rất nhiều xe gặp tình trạng nói trên.
Theo đó, phía VDTC thông tin, các xe dán cả 2 thẻ có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Hồi tháng 5, có khoảng 25.000 xe dán lẫn 2 thẻ, đến nay, con số này tăng lên tới 35.000 xe.
“Việc dán đè hai thẻ gây lãng phí và mất niềm tin cho người sử dụng phương tiện”, vị này nói.
Theo tìm hiểu, kết nối liên thông giữa hai nhà cung cấp dịch vụ là VETC và VDTC đã hoàn thành từ ngày 23/12/2020, cho phép tất cả các phương tiện khi đã đăng ký dán thẻ (ePass hoặc VETC) và tài khoản đã nạp đủ tiền sẽ lưu thông bình thường qua các trạm thu phí tự động không dừng trên toàn quốc. Do đó, các chủ phương tiện chỉ cần dán 1 trong 2 loại thẻ nói trên là có thể qua được các trạm.
Mới đây, Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng đã có văn bản đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ thu phí sớm khắc phục các bất cập trong dán thẻ đầu cuối, mở tài khoản giao thông để sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc.
Cụ thể, Tổng cục đường bộ Việt Nam đề nghị các đơn vị cung cấp dịch vụ chủ động rà soát, chấn chỉnh không để xảy ra hiện tượng kích hoạt thẻ “ảo” trong thời gian tới; liên hệ với các chủ phương tiện để dán bổ sung thẻ hoặc hủy tài khoản nếu chủ phương tiện không đồng ý sử dụng dịch vụ.
Chủ động rà soát, liên hệ với các chủ phương tiện đã dán thẻ lâu ngày, các trường hợp hay gặp sự cố về nhận diện thẻ để kiểm tra, xử lý kịp thời bảo đảm phương tiện lưu thông thông suốt qua các trạm thu phí.
Đồng thời, hỗ trợ các chủ phương tiện dán thẻ đầu cuối, đặc biệt là các chủ phương tiện có nhu cầu đi vào đường cao tốc. Trong trường hợp chủ phương tiện có nhu cầu dán thẻ nhưng nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra xe đã bị kích hoạt trước đó thì đề nghị chủ phương tiện liên hệ với Nhà cung cấp dịch vụ đã kích hoạt tài khoản để được hoàn thiện việc dán thẻ.
Nếu chủ phương tiện không đồng ý sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ đã kích hoạt tài khoản thì được quyền liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ còn lại để được dán thẻ, mở tài khoản và phải có bản cam kết về việc chủ phương tiện chưa từng đăng ký sử dụng dịch vụ và chưa dán thẻ đầu cuối lên xe (kèm theo giấy tờ chứng minh chính chủ).
Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tra soát và không thực hiện với các trường hợp tài khoản giao thông liên kết Viettelpay hoặc tài khoản đã phát sinh giao dịch ETC tại trạm; bố trí nhân viên trực tổng đài để trả lời khách hàng và hỗ trợ dán thẻ kịp thời.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thu phí tổng hợp danh sách phương tiện chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ.
Duy Vũ
M-Flow, hệ thống thu phí không dừng đang triển khai tại Thái Lan, cho phép tài xế băng qua trạm thu phí với tốc độ tối đa 120 km/giờ mà không cần giảm tốc.
" alt=""/>Hơn 35.000 xe ô tô đang dán lẫn cả 2 loại thẻ thu phí không dừngĐể có thêm góc nhìn giúp hoàn thiện Đề án của Hà Nội, báo VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hổ, Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch Ủy ban Thành phố thông minh của VINASA về vai trò của công nghệ và các giải pháp giao thông thông minh tham gia quản lý đô thị.
Hà Nội đang đặt ra bài toán xử lý vấn đề ùn tắc giao thông nội đô. Dưới góc nhìn của ông, công nghệ sẽ giải quyết bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị như thế nào thưa ông?
CNTT nói chung và giao thông thông minh – ITS nói riêng, đóng góp rất hiệu quả vào việc giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Theo một nghiên cứu của Information Technology & Innovation Foundation, ITS Leadership, một đồng đầu tư cho ITS mang lại hiệu quả là 9 lần, so với đầu tư cho hạ tầng là 2,7 lần. Điều này càng đúng với các quốc gia có điều kiện khó khăn về nguồn lực đầu tư, quỹ đất dành cho giao thông và giao thông công cộng hạn chế, các điều kiện về phương thức và văn hóa giao thông đặc biệt như Việt Nam, việc triển khai các giải pháp ITS càng mang lại hiệu quả rõ rệt.
Kinh nghiệm thế giới và thực tế Viettel đang thực hiện 36 dự án trung tâm điều hành thông minh - IOC tại 32 địa phương cho thấy: Bằng cách làm sáng tạo trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn chế, nhiều giải pháp ITS đã được triển khai phát huy hiệu quả rất tốt để hỗ trợ cho việc quản lý và điều hành giao thông đô thị, giúp giảm nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, cụ thể như: Giải pháp bãi đỗ xe thông minh; giải pháp giám sát và xử lý vi phạm bằng hình ảnh qua hệ thống camera; giải pháp vé điện tử cho giao thông công cộng; điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông minh…
Về Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực nội đô Hà Nội được dư luận quan tâm thời gian gần đây, ông nhận định thế nào về tính khả thi?
Từ quan điểm của đơn vị đã tham gia triển khai nhiều dự án giao thông thông minh, chúng tôi cho rằng, việc triển khai Đề án này hoàn toàn khả thi về giải pháp công nghệ. Thực tế, thời gian qua, Viettel triển khai hệ thống ETC với thời gian kỷ lục 12 tháng phát triển được trên 1,8 triệu thuê bao, phát triển thành công giải pháp thu phí áp dụng cho cao tốc, đô thị dựa trên khả năng làm chủ công nghệ và kinh nghiệm thu phí viễn thông, cho phép thu phí theo các chính sách linh hoạt như theo quãng đường di chuyển, theo khu vực hay theo thời gian…
Tuy nhiên, để giải pháp giao thông thông minh - ITS thực sự đi vào cuộc sống, góp phần giảm nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, cần một chương trình đồng bộ, căn cơ của Thành phố từ quy hoạch hạ tầng, phát triển các giải pháp về giao thông công cộng và kết nối giao thông, quy hoạch phát triển phương tiện cá nhân, chính sách tuyên truyền nâng cao nhận thức và văn hóa giao thông của người dân.
Có ý kiến cho rằng, đảm bảo 1 hệ thống giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu của người dân là điều kiện quan trọng để triển khai thu phí phương tiện vào nội đô. Ông nghĩ sao về nhận xét này?
Việc triển khai các chính sách và giải pháp CNTT-VT phục vụ dân sinh cho số đông người dân như y tế, giáo dục, giao thông… để thành công bao giờ cũng cần áp dụng cả 2 chiều “Kéo - Đẩy”.
Cụ thể, để “Kéo” được người dân tham gia giải pháp thu phí xe ô tô vào một số khu vực với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, Thành phố cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng mang tính kết nối, ví dụ người dân khi di chuyển vào nội đô có thể gửi xe ở bãi, sau đó sử dụng phương tiện trung chuyển để di chuyển đến tàu điện trên cao, có thể tỏa đi các nơi trong thành phố. Đồng thời, Thành phố cũng cần tăng cường tuyên truyền lợi ích của các giải pháp, có chính sách thu hút cho phương tiện công cộng như vé điện tử, tích hợp thanh toán tự động đa loại hình giao thông.
Song song đó, “Đẩy” người dân thông qua qua việc thu phí xe đi vào các khu vực trọng điểm, thường xuyên ùn tắc, thu phí đỗ xe theo giờ cao điểm các khu vực nội đô, xử phạt nghiêm vi phạm tham gia giao thông qua các giải pháp camera giao thông.
Cũng vì thế, việc Thành phố phải đảm bảo được 1 hệ thống giao thông công cộng để người dân có thể dùng thay thế cho phương tiện cá nhân là rất quan trọng, để triển khai thành công thu phí xe ô tô vào một số khu vực với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông.
Với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Thành phố thông minh thuộc VINASA, theo ông những siêu đô thị như Hà Nội cần làm gì để giải được bài toán ùn tắc giao thông nội đô?
Ùn tắc giao thông là một thực tế, biểu hiện của một đô thị đang ngày càng phát triển và một MegaCity như Hà Nội. Không một thành phố phát triển nhanh nào trên thế giới không đối mặt với các vấn đề về giao thông, ô nhiễm môi trường! Do đó, cần một kế hoạch và giải pháp đồng bộ, căn cơ cùng quyết tâm lớn của Thành phố và đồng lòng của người dân mới giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông nội đô.
Bên cạnh việc có một tầm nhìn, kế hoạch và quy hoạch cụ thể, đào tạo nhận thức nhằm đáp ứng việc phát triển dân số và giao thông của Thành phố, với vai trò Chủ tịch Ủy ban Thành phố thông minh của VINASA, tôi có một số kiến nghị. Thứ nhất, xây dựng một kế hoạch, lộ trình về triển khai các giải pháp ITS cho Hà Nội, với tầm nhìn 10 năm, đồng bộ từ chính sách, hành lang pháp lý, ngân sách. Mỗi năm đặt mục tiêu triển khai một giải pháp và kết quả cụ thể.
Thành phố nên tập trung xây dựng một số giải pháp nền tảng, giúp quản lý và quy hoạch hiệu quả giao thông như: Trung tâm điều hành giao thông thông minh (IOC); bản đồ giao thông giúp giám sát, quy hoạch và điều khiển giao thông; nền tảng kết nối và chia sẻ thông tin giao thông cho người dân, doanh nghiệp; … Đặc biệt, cần có giải pháp về công nghệ, chính sách, tuyên truyền để phát huy cộng đồng, mỗi người dân tham gia giao thông trở thành một sensor, camera giám sát, phản ánh và điều chỉnh giao thông Thành phố.
Ngoài ra, Thành phố cũng cần chọn một số giải pháp có thể triển khai nhanh, có tính lan tỏa với cộng đồng, tạo cơ chế để các doanh nghiệp CNTT trong nước tham gia, có thể thí điểm tại một số quận, huyện trước khi mở rộng.
Xin cảm ơn ông!
Vân Anh(Thực hiện)
" alt=""/>Giao thông thông minh sẽ giải bài toán ùn tắc nội đôThứ ba, bệnh tim mạch
Một trong những lợi ích khác của chất xơ là giảm khả năng hấp thu cholesterol nên có lợi cho tim mạch. Nếu ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn thì có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Nguồn thịt này có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol LDL “xấu” và do đó gây hại cho tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo lượng chất béo bão hòa nên hạn chế ở mức chiếm 5-6 % tổng lượng calo, hoặc chiếm 13 calo trong chế độ ăn 2.000 calo.
Thứ tư, tăng tình trạng viêm
Theo bác sĩ Cảnh, chất béo bão hòa trong thịt có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể . Hơn nữa, trong thịt lại có rất ít chất chống oxy hóa chống viêm.
Thứ năm, bệnh sỏi thận
Ăn nhiều protein có thể gây hại cho thận. Trong protein động vật chứa nhiều purin, có khả năng phân hủy thành axit uric và làm tăng nguy cơ lắng đọng thành sỏi thận. Đặc biệt nguy cơ này sẽ tăng lên nếu người đó có tiền sử gia đình và bản thân mắc bệnh thận.
Thứ sáu, thừa cân béo phì
Hiện có nhiều thông tin nói rằng ăn nhiều protein giúp bạn có thân hình săn chắc và vạm vỡ như mong muốn. Mặc dù protein giúp xây dựng cơ bắp, nhưng nếu ăn quá nhiều lại có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể là nếu bạn ăn nhiều protein hơn mức cơ thể cần, thì cơ thể sẽ không tích trữ dưới dạng protein mà là dưới dạng chất béo.
Thứ bảy, tăng nguy cơ ung thư
Theo bác sĩ Cảnh, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Người thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn với bất kỳ số lượng nào dễ có nguy cơ bị ung thư dạ dày và đại trực tràng hơn.
Vì vậy, nên thay thế một phần thịt bò, thịt lợn và thịt chế biến sẵn thành thịt gia cầm hoặc protein thực vật như các loại đậu.
Một sức khỏe tốt cần chế độ ăn cân bằng, đa dạng thực phẩm như thịt, cá. Tăng cường trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ nhưng trong thịt lại hầu như không có chất này.