Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ trong tháng 7, ước tính có tới 17.000 chiếc ô tô nguyên chiếc được nhập về Việt Nam với tổng giá trị kim ngạch ước đạt 312 triệu USD. Như vậy, xe nhập khẩu đã tăng mạnh 31,7% về số lượng nhưng chỉ tăng 4,3% về giá trị so với tháng 6.
Tổng lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc trong 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 83.731 chiếc với tổng giá trị kim ngạch là 1,885 tỷ USD; bằng 84,6% về số lượng và 88,7% về giá trị kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Qua số liệu trên có thể thấy sự đảo chiều của xe nhập khẩu so với xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam trong tháng vừa qua. Trong khi lượng xe mới được sản xuất trong nước đang có dấu hiệu chững lại thì xe nhập khẩu lại tăng mạnh và thiết lập đỉnh trong năm 2022.
Tuy vậy, giá trị đơn chiếc của xe nhập khẩu lại không cao, chỉ gần 18.400 USD/chiếc (xấp xỉ 425 triệu đồng/chiếc), cho thấy các nhà nhập khẩu ưu tiên đưa về nước những mẫu xe giá rẻ trong tháng 7 vừa qua.
Với số liệu thống kê trên, trong tháng 7 đã có tổng cộng khoảng 51.200 chiếc xe mới bao gồm cả xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước được bổ sung cho thị trường, tăng 8,4% so với tháng 6.
Các chuyên gia dự báo, thị trường ô tô trong nước sẽ tiếp tục hạ nhiệt khi lượng cung sản phẩm tăng, còn nhu cầu mua xe sẽ giảm trong tháng "ngâu" tới.
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Ô tô ngoại ồ ạt về Việt Nam, lập kỷ lục mớiMực tàu giấy bảnlà tập truyện sinh hoạt, nhân vật chính là trẻ em. Sau gần một thế kỷ đọc lại, những trang miêu tả chân thực, chi tiết giàu hình ảnh của nhà văn Tô Hoài là tài liệu xác tín cho chúng ta muốn tìm hiểu đời sống trẻ em, về giáo dục truyền thống của Việt Nam một thời.
Truyện Mực tàu giấy bản kể về Cang - một cậu bé thôn quê nhút nhát, suốt ngày quanh quẩn “chơi nhễu” với đám ngan, gà, chó, vịt. Một ngày cậu chính thức mang sách, sắm sửa bút nghiên sang thầy đồ “ăn mày lấy đôi ba chữ thánh hiền”. Tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ như gia đình cậu mong đợi. Biết bao chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra ở lớp học của thầy đồ Biền.
Tô Hoài ghi lại thế giới ấy bằng những chi tiết đắt giá chỉ trong vài chục trang sách. Cậu học trò Cang hiện lên sống động như trong bộ phim tài liệu về phong tục tập quán. Từ cách ăn mặc, nói năng, các lễ nghi cho thấy cách vận hành một lớp học của thầy đồ làng, tiêu biểu cho hàng nghìn lớp học kiểu như vậy ở mỗi làng quê Việt.
Ngoài lớp học của thầy đồ, người đọc được Tô Hoài cho "ghé mắt quan sát" các lớp học thời Tây trên phố, lớp học truyền bá chữ Quốc ngữ tổ chức buổi tối tại đình làng.
Mực tàu giấy bản được ra mắt bạn đọc dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài là một minh chứng cho thấy di sản văn học của ông vẫn sáng lên bằng chính giá trị cho hôm nay và mai sau.
Hai bộ tiểu thuyết lịch sử của tác giả Hà Ân và Tô Hoài là những tiểu thuyết lịch sử hay nhất về những người con của đất Thăng Long – Hà Nội.
" alt=""/>Ra mắt truyện ngắn 'Mực tàu giấy bản' tưởng nhớ nhà văn Tô Hoài"Hành trang của mình vỏn vẹn có vài ba bộ quần áo và em cún cưng. Mình cứ thế bon bon trên đường, tìm những vùng biển vắng vẻ, hoang sơ để thỏa sức ngắm nhìn, thong thả hạ bàn ghế, nhâm nhi tách cà phê. Thiên nhiên đã giúp mình cân bằng lại tâm trạng", Ngân chia sẻ.
Hình ảnh về chuyến đi của Ngân nhận được hàng nghìn lượt tương tác trên các trang mạng xã hội. Không chỉ thích thú với những hình ảnh được Ngân ghi lại về vẻ đẹp của thiên nhiên, người xem còn tỏ ra ngưỡng mộ trước sự lạc quan, cũng như tinh thần vui vẻ của cô gái 23 tuổi.
Ngân chia sẻ, bản thân là người yêu thiên nhiên, mê du lịch. Năm 18 tuổi, cô từ Vũng Tàu ra Hà Nội theo học tại Đại học Ngoại thương. 4 năm ở đây, cứ 2-3 tuần, Ngân lại cùng bạn bè hoặc một mình tới các tỉnh vùng núi phía Bắc, khám phá cảnh đẹp, tìm hiểu văn hóa và đời sống bà con bản địa.
"Các kỳ nghỉ hè, mình tranh thủ dành thời gian du lịch đây đó cùng gia đình, người thân", Ngân nói.
Đầu năm 2024, Ngân gặp một số vấn đề về tâm lý khi vừa ra trường. Cô chưa tìm được công việc phù hợp, tình cảm lại trục trặc. Cô gái quyết định đi du lịch để chữa lành, tìm kiếm cảm hứng mới cho cuộc sống. "Mình không xác định đi bao lâu, qua bao nhiêu tỉnh thành. Mình muốn trải nghiệm một cách tự do", Ngân chia sẻ.
"Tự do nhưng phải an toàn tuyệt đối", cô nói thêm.
Trước chuyến đi, Ngân dành khá nhiều thời gian để kiểm tra và bảo dưỡng kỹ cho chiếc xe bán tải. Trên xe, Ngân trang bị bộ đồ kiểm tra áp suất lốp, một số đồ sửa chữa, kèm theo bình xịt hơi cay, đề phòng tình huống nguy hiểm. Trên hành trình, cứ đi 200 - 300km, Ngân lại kiểm tra lốp xe một lần.
"Các vật dụng cá nhân mình mang theo tối giản, chỉ vừa đủ dùng. Trước khi khởi hành, mình cũng chuẩn bị một khoản tài chính để chuyến đi suôn sẻ", Ngân kể.
Ít ngày trước chuyến đi, Ngân tham khảo các bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch bằng ô tô trên các hội nhóm. Cô gái 23 tuổi cho biết, do sức khỏe tốt, có kinh nghiệm lái xe đường dài nên Ngân không lên kế hoạch chi tiết cho từng ngày. Mỗi ngày, cô lái trung bình 150 - 200km.
"Nếu xác định quãng đường lái quá dài, đi qua khu vực ít địa điểm ăn uống, mình sẽ mua đồ ăn nhẹ, để sẵn trên xe. Tới nơi có thể dừng đỗ và có cảnh đẹp, mình dừng xe, cắm dù, hạ bàn ghế rồi ngồi ăn, nghỉ. Trong quá trình lái, lúc nào buồn ngủ mình cũng tìm chỗ để dừng lại chợp mắt ngay", Ngân cho biết.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Ban ngày, Ngân thường chọn tới những bãi biển vắng, hoang sơ nhưng chiều tối, cô bắt đầu tìm về trung tâm thành phố để đặt phòng nghỉ, trải nghiệm không khí nhộn nhịp về đêm. "Mình thường đặt phòng từ tối hôm trước, nhưng cũng có khi tới nơi mới tìm phòng trên ứng dụng.
Ngoài yếu tố tiện nghi, an toàn, mình sẽ tìm nơi đồng ý đón thú cưng. Giấc ngủ đêm rất quan trọng, nó quyết định tới sức khỏe, sự bền bỉ và an toàn xuyên suốt chuyến đi", Ngân cho biết.
Ngân tính toán, tổng chi phí cho hành trình khoảng 15 triệu đồng. Trong đó, một phần không nhỏ được Ngân dành cho việc ăn uống, thưởng thức ẩm thực địa phương. Thay vì xem các bài đánh giá trên mạng, Ngân thường chọn quán ăn có vẻ lâu năm và đông người dân bản địa.
"Món ăn mình yêu thích nhất khi rong ruổi qua các tỉnh thành này là cơm gà. Tới Nha Trang, Phú Yên, mình đều tìm các quán cơm gà được người địa phương ưa thích để thưởng thức. Du lịch Phú Yên còn chưa quá phát triển nhưng ẩm thực ngon, rẻ với nhiều món ngon như bánh xèo, bún mắm, cá ngừ đại dương... Quy Nhơn thì có gỏi cá mai, bánh hỏi...", Ngân chia sẻ.
Một kinh nghiệm nhỏ của Ngân là nếu thấy quán ăn ngon, chủ quán thân thiện, cô sẽ hỏi họ về những món ăn đặc trưng khác, cũng như địa chỉ để tìm tới thưởng thức.
Sau chuyến đi, Ngân như được xóa tan mọi muộn phiền và tràn đầy năng lượng để bắt đầu công việc. Ngân cũng nhận ra, cách "chữa lành" tốt nhất là trở về với thiên nhiên.